intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Tiếng gà trưa

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Tiếng gà trưa được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa; thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của Xuân Quỳnh qua những chi tiết tự nhiên, bình dị;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Tiếng gà trưa

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH  PHỐ BẾN TRE NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : PHAM THI MY ̣ ̣ ̃  DIỄ M
  2. VĂN BẢN TIẾNG GÀ TRƯA  Xuân Quỳnh
  3. I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Tác giả:  Xuân Quỳnh  ( Xuân Quỳnh (1942 ­1988) là nhà thơ trưởng thành trong thời chống  Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về  những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ  những tình cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp.) 2. Tác phẩm: ­ Xuất xứ: Viết thời kì đầu của cuộc kháng  chiến chống Mỹ cứu nước, in trong tập  thơ “Hoa dọc chiến hào”. ­ Thể thơ: Ngũ ngôn ­ PTBĐ: Biểu cảm.
  4. II. Đọc hiểu văn bản:  1. Đọc văn bản:  2. Bố cục: 3 phần (sgk)   * Cấu trúc: 3 phần + Khổ 1: Tiếng gà trưa trên đường hành + Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Tiếng gà trưa trong dòng hồi tưởng. + Khổ 7, 8: Tiếng gà trưa trong cuộc chiến đấu   * Nhan đề: Âm thanh gợi nguồn cảm xúc.
  5. 2/ Phân tích: a/ Tiếng gà trưa trên đường hành quân: ­ Cảm hứng: được khơi gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà  ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta” ­ Kể chuyện người chiến sĩ trên đường hành quân, khi dừng  chân nghỉ bên 1 xóm nhỏ ven đường, người chiến sĩ bỗng  nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên ­ Tiếng gà gáy trưa là âm thanh của làng quê, biểu trưng cho  cuộc sống thanh bình, ấm cúng, vui tươi, không giặc giã. Đó  là khát vọng muôn đời của nhân loại. Vậy mà giặc Mỹ lại  leo thang ra Miền Bắc, ném bom gieo chết chóc đau thương  cho bao người dân vô tội. Bởi vậy, trên đường hành quân ra  mặt trận, người chiến sĩ nghe tiếng gà bỗng xúc động trào  dâng bằng tình làng quê thắm thiết sâu nặng.
  6. ­ Nghe  ­  xao động nắng trưa.              ­ bàn chân đỡ mỏi.              ­ gọi về tuổi thơ. ­>  Điệp ngữ, từ tượng thanh. => Tiếng gà trưa làm xao động không gian và tâm hồn  nhà thơ.
  7. b/ Tiếng gà trưa trong dòng hồi tưởng: ­ Kể về những KN tuổi thơ được tiếng gà khơi dậy: ­ Ổ rơm hồng ­ Gà mái mơ ­ Gà mái vàng ­ Tiếng bà mắng ­ Bà khum soi trứng ­ Bà lo đàn gà ­ Mua quần áo cho cháu ­ “Này con gà mái mơ….màu nắng”. ­ Bà mắng cháu ­ không được nhìn trôm gà đẻ ­>  Bà bảo ban nhắc nhở  cháu vì muốn cháu được xinh đẹp, sau này có hạnh phúc. Chi tiết này  thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành  cho cháu ­ “Tay bà khum …chắt chiu” Bà chịu thương, chịu khó tần tảo, chắt chiu  trong cảnh nghèo.
  8. ­ Nỗi lo của bà, bà lo gà chết không có tiền mua quần áo cho cháu. ­ Được, bà mua được quần chéo go và áo trúc bâu cho cháu. ­ Đó là sự yêu thương trọn vẹn bà dành cho cháu.  ­Tình bà cháu bình dị nhưng hết sức chân thật, thiêng liêng, sâu nặng,  thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng  và biết ơn bà ­> Điệp ngữ, từ ngữ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh bình dị,  gần gũi. => Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên và tình bà  cháu sâu nặng thắm thiết.
  9. c/ Tiếng gà trưa trong cuộc chiến đấu: ­ Gợi suy tư của con người về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay. ­Tiếng gà trưa là hình ảnh của cuộc sống ấm no, bình yên. ­ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” Mơ thấy những điều tốt lành, hạnh phúc  ­  Chiến đấu vì: ­ tổ quốc ­ xóm làng – bà  ­ tiếng gà ­ “ Vì” ­> Điệp ngữ ­> Khẳng định tình yêu đất nước, quê hương,  gia đình ­Người chiến sĩ như hướng hẳn về người bà ở phương xa để tâm sự. Đó là những  suy tư về hạnh phúc, về ý nghĩa cuộc chiến đấu (bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc  sống bình yên của người dân). ­  Câu thơ “Tiếng gà trưa” lặp lại 4 lần ở đầu khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại, câu thơ  lại gợi ra 1 hình ảnh trong kỉ niệm. Nó như 1 sợi dây liên kết các hình ảnh vừa  điểm nhịp cho cảm xúc trữ tình của người vật  -> Đó là điệp ngữ   =>  Điệp ngữ, hình ảnh tượng trưng. => Tiếng gà trưa nhắc nhở, lay gọi tình cảm gần gũi mà thiêng  liêng cao cả.      
  10. III. Tổng kết:    1. Nghệ thuật: ­ Viết theo thể thơ 5 tiếng  phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ  cảm xúc. Sử dụng hiệu quả điệp ngữ “Tiếng  gà trưa”, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi  nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.    2. Nội dung: ­ Những kỉ niệm về người bà  tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ  thêm vững bước trên đường ra trận.          
  11. Dặn dò: ­ Một thứ quà của lúa non: Cốm ­ Mùa xuân của tôi ­ Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2