Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Bài viết Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam tập trung phân tích những tác động tích cực của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời nêu ra những tồn tại trong hoạt động của khu vực này, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút và khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích thực trạng và khuyến nghị để nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế tại Việt Nam
- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NGUỒN VỐN FDI GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Bùi Văn Trịnh Trường Đại học Cần Thơ ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Tóm tắt Nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng cho những thành quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam, duy trì mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, từ nước nghèo trở thành quốc gia đạt được thu nhập trung bình và quan trọng hơn hết là góp phần gia tăng năng lực sản xuất, vươn lên trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mang lại thì khu vực FDI vẫn còn tồn tại một số bất cập như đầu tư chưa đồng đều, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chưa tương xứng với lợi nhuận, hiệu ứng lan tỏa chưa cao,… Bài viết tập trung phân tích những tác động tích cực của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời nêu ra những tồn tại trong hoạt động của khu vực này, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút và khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Phát triển kinh tế, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một khoản đầu tư được thực hiện bởi một công ty hoặc cá nhân ở một quốc gia vào lợi ích kinh doanh ở một quốc gia khác. Nguồn vốn này thường tập trung vào các nền kinh tế mở, cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư, trái ngược với các nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân biệt với đầu tư danh mục đầu tư, trong đó một nhà đầu tư chỉ mua cổ phần của các công ty có trụ sở nước ngoài (hay nói cách khác là chỉ đầu tư vốn) mà còn bao gồm cả việc thiết lập quyền sở hữu hoặc kiểm soát lợi ích, hiệu quả trong một công ty nước ngoài, các quy định của quản lý hoặc công nghệ, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của một doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là “trụ cột của sự phát triển kinh tế”. Năm 1987 là một dấu mốc lịch sử khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính thức được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và nước ta được xem như là một trong những 432
- quốc gia đi đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau hơn 30 năm, dòng vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng cho những thành quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam khi luôn đạt mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới, từ một nước nghèo trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần gấp 5 lần (đạt 2.590 USD) và quan trọng hơn hết là góp phần gia tăng năng lực sản xuất, vươn lên trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng trên thế giới. 2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chính thức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp cho một liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hồng Kông và Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 7/4/1988 trị giá hơn 2 triệu USD. Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 2008 - 2009, thì dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm (Biểu đồ 1). Số dự án FDI đã tăng 1.910 dự án trong vòng 8 năm (từ 2010 đến 2018), với tổng số vốn đăng ký tăng 16.481,76 triệu đô la Mỹ và tổng vốn thực hiện tăng 8.099,7 triệu đô la Mỹ. Hình 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1991 - 2018 40000 30000 20000 10000 0 1991 1995 2000 2005 2010 2015 2018 Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Nguồn: Niên giám Thống kê (2018) Kết quả báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2018 chứng minh thêm, tác động tích cực của khu vực FDI trong việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 619,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng vốn và tăng 3,9% so với năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 803,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% và tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 434,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,6%. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục 433
- dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước. Theo đó, khu vực nhà nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư từ 39,9% năm 2014 xuống còn 33,3% năm 2018. Thế nhưng tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng đầu tư cơ bản giữ ổn định ở mức trung bình 23,5% trong cả giai đoạn 2015 - 2018, từ đó càng khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bảng 1: Tốc độ phát triển vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện các năm 2016 - 2018 so với năm trước (Theo giá hiện hành) % Năm DIỄN GIẢI 2016 2017 2018 Tổng số 108,9 112,3 111,2 Khu vực nhà nước 107,3 106,9 103,9 Khu vực ngoài nhà nước 109,5 117,1 118,5 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 110,4 112,8 109,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019) Kết quả công bố trong sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 càng cho thấy, tốc độ phát triển nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế nước ta. Tổng số Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước là 560.417 DN, tăng 11% so với thời điểm 31/12/2016. Trong đó, khu vực DN nhà nước có 2.486 DN đang hoạt động có kết quả SXKD (giảm 6,6% so với cùng thời điểm năm 2016); khu vực DN ngoài nhà nước tăng 10,9% (khoảng 541.753 DN, chiếm 96,7% số DN cả nước) và nổi bật nhất chính là khu vực FDI có tốc độ tăng mạnh nhất (15,5% so với năm 2016) với khoảng 16.178 DN đang hoạt động. Bảng 2: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp FDI Loại Năm Chênh lệch TT hình 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 DN SL % SL % SL % +/- % +/- % 1 DNNN 1.371,6 10,7 1.285,9 9,2 1.201,8 8,3 -85,8 -7,4 -84,1 -16,8 DN 2 ngoài 7.712,5 60,0 8.572,4 61,2 8.800,3 60,6 859,9 74,4 227,9 45,6 NN DN 3 3.772,7 29,3 4.154,0 29,6 4.510,1 31,1 381,3 33,0 356,1 71,2 FDI Tổng 12.856,9 100,0 14.012,3 100,0 14.512,2 100,0 1.155,4 100,0 499,9 100,0 Ghi chú: SL - số lượng tính bằng nghìn người Nguồn: Niên giám Thống kê (2018) 434
- Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp nước ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực, đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng (Bảng 2). Khu vực này đang sử dụng khoảng 4,5 triệu lao động, chiếm hơn 31% tổng số lao động khu vực DN, đặc biệt tỷ lệ lao động trẻ, thậm chí dưới 25 tuổi, của khu vực FDI rất cao, chiếm đến trên 1/4 số lao động đang làm việc. Xu hướng này là rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng năng suất lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống đào tạo nội bộ ở trong nước và nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với cơ sở bên ngoài, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tỷ lệ DN FDI tham gia đào tạo cho người lao động tương đối cao, đạt 57% năm 2017, trong đó tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17%. Qua đó, DN FDI đã góp phần hình thành và phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng nghề và du nhập nhiều kinh nghiệm quản trị DN tiên tiến. Bảng 3: Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp Loại Năm Chênh lệch TT hình 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 DN SL % SL % SL % +/- % +/- % 1 DNNN 157.798 15,2 177.140 14,7 173.514 12,4 19.342 11,2 -3.626 -1,9 DN 2 ngoài 550.686 53,2 623.876 51,6 757.605 54,1 73.190 42,5 133.729 69,4 NN DN 3 327.597 31,6 407.341 33,7 470.068 33,5 79.744 46,3 62.727 32,5 FDI Tổng 1.036.081 100,0 1.208.357 100,0 1.401.187 100,0 172.276 100,0 192.830 100,0 Ghi chú: SL là số lượng tính bằng tỷ đồng Nguồn: Niên giám Thống kê (2018) Với mức tăng trưởng GDP thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới (bình quân cả giai đoạn 2006 - 2017, GDP tăng trưởng 6,19%) đã đưa thu nhập bình quân đầu người nước ta tăng gần gấp 3 lần (từ 797 USD/người vào năm 2006 lên 2.385 USD/người vào năm 2017). Và tại thời điểm bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 200 USD/người/năm thì hiện nay đạt hơn 2.500 USD/người/năm, trong đó xét riêng theo từng khu vực (Bảng 3) thì thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất (từ 87 triệu đồng lên 104 triệu đồng/người/năm) càng cho thấy những tác động tích cực của khu vực này trong việc cải thiện mức sống người dân tại Việt Nam. 435
- Ngoài những lợi ích trực tiếp được đề cập đến phía trên như bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, gia tăng thu nhập cho người lao động thì thực tế cũng cho thấy FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế như: giới thiệu các công nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc tế về sản xuất và dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. 3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI Từ những kết quả trên cho thấy, khu vực FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển của nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thu hút, khai thác và sử dụng nguồn vốn này cũng như hiệu quả hoạt động, đóng góp của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng như: (1) Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng 67%), lao động làm việc trong khu vực này chiếm khoảng 46% lao động toàn xã hội và nông nghiệp đóng góp khoảng 17% GDP Việt Nam, nhưng nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm 1,79% tổng số dự án và 1% tổng số vốn FDI vào Việt Nam (Bảng 4). Có thể khẳng định với mức đầu tư thấp, nguồn vốn FDI không đóng vai trò đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta. Bảng 4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018) Tổng vốn đăng Tỷ Số dự Tỷ trọng TT Ngành kinh tế ký (Triệu đô la trọng án (%) Mỹ) (%) 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 491 1,79 3.456 1,01 2 Khai khoáng 108 0,39 4.904 1,44 3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 13.306 48,47 195.911 57,48 Sản xuất và phân phối điện, khí 4 đốt, nước nóng, hơi nước và 119 0,43 23.093 6,78 điều hòa không khí 5 Xây dựng 1.593 5,80 10.091 2,96 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô 6 3.535 12,88 6.837 2,01 tô, xe máy và xe có động cơ khác 7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 734 2,67 12.026 3,53 8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 760 2,77 57.933 17,00 Hoạt động chuyên môn, khoa 9 2.795 10,18 3.306 0,97 học và công nghệ 10 Hoạt động dịch vụ khác 4.013 14,62 23.294 6,83 Tổng số 27.454 100,00 340.850 100,00 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019) 436
- (2) Các lĩnh vực chuyên môn, khoa học và công nghệ mặc dù được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm với khoảng 2.795 dự án, song số vốn đăng ký lại rất thấp (3.306 triệu đô la Mỹ), chỉ chiếm 0,97% tổng vốn đăng ký, tương đương với quy mô trung bình chỉ đạt 1,1 triệu USD/dự án (Bảng 4). Từ đây có thể thấy, mục tiêu thu hút FDI để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến từ các nước phát triển hàng đầu rất khó khăn và gần như không đạt được, cũng như hiệu ứng lan tỏa từ khu vực FDI sang các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. (3) Doanh nghiệp FDI có mức lợi nhuận cao nhất so với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước, song lại có mức đóng góp vào ngân sách thấp nhất. Cụ thể là theo số liệu điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2016, khu vực FDI có lợi nhuận trước thuế cao hơn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 181% nhưng thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của khu vực này chỉ bằng 81% khu vực ngoài nhà nước. Phân tích sâu hơn thì thuế và các khoản nộp ngân sách của khu vực FDI đã bao gồm cả thuế gián thu và trực thu trong khi khoản thuế gián thu về bản chất là khoản người dân Việt Nam đóng vào ngân sách thông qua tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, khoản thuế không bao gồm thuế gián thu của khu vực FDI nộp vào ngân sách chỉ bằng 51% khu vực ngoài nhà nước. (4) Chi phí nhân công, năng lượng thấp và chính sách thuế ưu đãi là những lý do chính để rất nhiều các dự án FDI lớn đầu tư vào Việt Nam. Hầu như không doanh nghiệp nào cho rằng, tay nghề tốt hay chuỗi cung ứng địa phương có năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy là FDI vào Việt Nam chủ yếu là những ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép hay gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá trị gia tăng còn thấp. Việt Nam chưa thu hút được vốn FDI vào phát triển các ngành công nghiệp lớn, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế ở các lĩnh vực năng lượng, sản xuất ô tô có trọng tải nặng, thiết bị nâng đỡ phục vụ cảng biển, thiết bị quang học, vật liệu mới, chế biến nông lâm, thủy sản…. Chính vì thế, đây là một vấn đề đáng lo ngại, thách thức rất lớn trong việc thu hút và khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI khi chi phí nhân công tăng lên và miễn thuế có thời hạn không còn. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Từ những phân tích trên cho thấy nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta tăng mạnh qua các năm và có nhiều đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thu hút, khai thác và phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của khu vực này để góp phần phát triển Việt Nam bền vững còn nhiều thách thức đang đặt ra. Trước những vấn đề tồn tại, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau: (1) Cần thực hiện một khảo sát mang tính tổng thể về những rào cản, khó khăn mà các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp đang đầu tư vào những 437
- ngành/nghề mục tiêu đang gặp phải khi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (về thể chế, lao động, thuế,..) để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, giải quyết những tồn tại cho khu vực này. (2) Cần xây dựng chính sách ưu tiên cho những DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam có khả năng nâng giá trị của người lao động (phát triển kỹ năng, tăng tri thức mới,..) hoặc có hiệu ứng lan tỏa, liên kết cao với các doanh nghiệp trong nước (tỷ lệ nội địa hóa, đầu tư công nghệ mới,..). (3) Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do vậy, không chỉ các doanh nghiệp FDI mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước rất e ngại khi rót vốn vào khu vực này. Ngoài yếu tố thiên tai, dịch bệnh thì quá trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường có tỷ lệ hư hại lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như gây ra sự lãng phí lớn cho nền kinh tế cũng như. Do vậy, cần xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp dựa trên cơ sở chuỗi giá trị về tính mùa vụ; về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm; về chế biến và lưu giữ sản phẩm;… Bên cạnh đó, cần đầu tư hợp lý, có hiệu quả vào hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia cũng như cảng biển đồng thời ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng sức hút đối với các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào khu vực này tại Việt Nam. (4) Để giải quyết vấn đề về lao động trong khu vực FDI, trong thời gian tới, phải chuyển đổi theo hướng từ thu hút số lượng sang chất lượng bằng cách chuyển dần lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao. Để làm được điều này thì cần rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng tình hình lao động của khu vực doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh việc gắn kết doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, trong đó các cơ sở đào tạo phải chủ động dự báo nhu cầu thông tin về thị trường lao động gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0; xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài (những lĩnh vực, công nghệ như thế nào…), từ đó xây dựng chính xác số lượng, dạng loại lao động cần thiết của doanh nghiệp, để tính toán được qui mô, giáo trình đào tạo hợp lý, góp phần đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực FDI. (5) Các tỉnh/thành cần đảm bảo sự ổn định, hài hòa và nhất quán trong các cơ chế, chính sách đã đề ra; tránh sự thay đổi đột ngột, quản lý chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước nhằm tạo sự yên tâm cho các DN FDI khi thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt là tình trạng chuyển giá của khu vực FDI, cũng như không để xảy ra tình trạng vượt khung trong ưu đãi FDI nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh với DN trong nước, có như vậy mới phát huy đồng bộ được yếu tố ngoại lực và nội lực trong phát triển kinh tế. (6) Cần quan tâm phân bổ và quản lý chặt chẽ nguồn vốn FDI để giữ gìn và cải thiện môi trường nhằm phát triển bền vững”. Mặc dù trong mỗi chính sách quy hoạch và phát triển cân bằng của nền kinh tế đều đề cập đến vấn đề môi trường, nhưng cần 438
- phải tách bạch riêng cũng như có sự phân bổ nguồn vốn phù hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, đường dẫn xả thải nhằm cân bằng môi trường sinh thái. (7) Hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh để lựa chọn, thu hút các dự án FDI chất lượng cao, đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố như vừa đáp ứng các yêu cầu về xây dựng chuỗi liên kết giá trị; phù hợp với sự phát triển cả về chất và lượng của lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hài hòa với các cam kết hội nhập quốc tế, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam trong thời kỳ mới. 5. KẾT LUẬN Sau hơn 30 năm kể từ khi dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên chính thức được cấp phép, cho đến nay, vốn đầu tư FDI đã và đang trở thành nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực này vẫn còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được kỳ vọng như mong muốn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chính vì thế, để có thể thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng hơn, tập trung hơn vào các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng,… thì đòi hỏi Việt Nam phải phải các giải pháp hợp lý, qua đó tận dụng tốt các xu thế hiện tại mang tính toàn cầu cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Nhi (2018). Khi doanh nghiệp FDI “ít” đóng góp cho ngân sách, từ 2. Diệp Gia Luật & Trần Trung Kiên (2013). “Phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam”. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 92, tháng 11/2013, tr. 44 – 51. 3. Niên giám thống kê (2018). Nhà xuất bản Thống kê. 4. Phạm Thiên Hoàng (2019), “Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam”, từ < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam- 308893.html> 5. Nguyễn Hòa (2018). Khẳng định vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, từ < http://congthuong.vn/kha-ng-di-nh-vai-tro-cua-fdi-doi-voi-tang-truong-kinh-te- 93784.html?> 6. Tổng cục thống kê (2019). Thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, từ < https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716> 439
- 7. Tổng cục thống kê (2019). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, từ < https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037> 8. Tổng cục thống kê (2019). Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, từ < https://www.gso.gov.vn/ItemPreview.aspx?ItemID=19272> 9. Trần Nam (2019), < FDI - Cú hích tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực> , từ < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/fdi-cu-hich-tao-viec-lam-cai-thien- nguon-nhan-luc-144298.html> 10. Hoàng Yến (2019), Khu vực FDI: Nghịch lý lợi nhuận cao, nộp thuế ít, từ < http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-01-27/khu-vuc-fdi- nghich-ly-loi-nhuan-cao-nop-thue-it-67200.aspx> 440
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam: Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách
0 p | 198 | 35
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam
5 p | 254 | 26
-
Chính sách y tế và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân: Thực trạng và khuyến nghị
9 p | 131 | 19
-
Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
13 p | 42 | 9
-
Quyền hiến tạng của tử tù tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp kiến nghị
13 p | 63 | 8
-
Áp lực gia tăng nợ công của Việt Nam - Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách
6 p | 72 | 7
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - thực trạng và những khuyến nghị
9 p | 135 | 7
-
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
10 p | 31 | 7
-
Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu
11 p | 78 | 6
-
Chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện để phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
11 p | 20 | 6
-
Hoạt động logistics Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển kinh tế biển Đông Nam Bộ thực trạng và khuyến nghị chính sách
8 p | 56 | 6
-
Khuyến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
7 p | 10 | 5
-
Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch ở Việt Nam
6 p | 61 | 5
-
Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách
28 p | 60 | 4
-
Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
7 p | 51 | 3
-
Vấn đề tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị
8 p | 12 | 3
-
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam - Australia: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
15 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn