intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam" cung cấp sự hiểu biết cơ bản về khái niệm về phân phối và các vấn đề liên quan đến chính sách phân phối và tính hiệu quả của chiến lược phân phối của các doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu và so sánh chính sách phân phối của hai doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần điện thoại di động thông minh hàng đầu thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và so sánh chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA SAMSUNG VÀ HUAWEI TẠI VIỆT NAM TS. NGUYỄN HOÀNG TIẾN Tóm tắt: Bài viết này cung cấp sự hiểu biết cơ bản về khái niệm về phân phối và   các vấn đề  liên quan đến chính sách phân phối và tính hiệu quả  của chiến lược  phân phối của các doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu và so sánh chính sách  phân phối của hai doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần điện thoại di động thông minh  hàng đầu thế  giới. Kết quả  phân tích cho thấy rằng việc xây dựng chiến lược  marketing  mà   cụ   thể   hơn  là   chính   sách  phân  phối  hợp  lý,   hiệu  quả   của   doanh   nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị phần một cách thần tốc, là một trong  các biện pháp hiệu quả  giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số  cũng như  lợi nhuận.   Cuối cùng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để  các doanh nghiệp   khởi nghiệp hoặc nhỏ  và vừa  ở  Việt Nam có thể  tham khảo trong việc xây dựng  chính sách phân phối của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Từ   khóa:  marketing,   hoạt  động   marketing,   chiến   lược   marketing   Mix,   phân  phối, kênh  phân phối, chính sách phân phối, Gartner, Huawei, Samsung, Việt  Nam. I. LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, vai trò của từng chính sách  phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định vị trí hàng hoá cụ thể  mà doanh nghiệp đó   làm và mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế  chứng   minh   chính   sách   phân   phối   có   vai   trò   rất   quan   trọng   trong   hoạt   động   marketing của doanh nghiệp. Cụ  thể, sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị  trường, giai đoạn tiếp theo của hoạt động marketing là xác định các phương pháp  và quãng đường hay lựa chọn kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay   người tiêu dùng. Chính vì vậy một chính sách phân phối hợp lý sẽ  làm cho quá   trình kinh doanh của doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả  năng liên kết  trong kinh doanh, giảm được sự  cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng   hoá nhanh và hiệu quả. Đặc biệt trong nền kinh tế  thị  trường đầy sôi động hiện nay, một chính   sách phân phối tốt là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đi đến thành   công. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà   các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ  có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các  doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc  bằng không. Theo các báo cáo thống kê của Gartner, một công ty nghiên cứu và tư  vấn  công nghệ  thông tin hàng đầu thế  giới, ghi nhận hiện Samsung đang dẫn đầu thị  trường điện thoại di động trên toàn cầu với thị  phần chiếm đến trên 22% ­ gần   gấp  đôi  thị  phần  của   hãng Apple.   Một  trong  những  nguyên  nhân để   Samsung  1
  2. chiếm lĩnh được thị trường thế giới chính là độ phủ sóng sản phẩm rộng khắp các  phân khúc thị trường của nhãn hàng này, trong khi các hang khác chỉ khai thác một   hoặc một vài phân khúc. Tuy nhiên, điều đáng nói là xuất hiện một tân binh mới   gia nhập thị  trường điện thoại di động nội địa tại Trung Quốc từ  năm 1993 là  Huawei nhưng chỉ với hơn 2 thập kỷ trôi qua, đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ nhì  toàn cầu về  doanh số  điện thoại thông minh với tỷ  lệ  tăng trưởng vượt mặt cả  ông lớn Samsung. Nhờ   đâu   mà   ông   lớn   Samsung   có   thể   chiếm   lĩnh   ngôi   vị   vua   thế   giới   smartphone và Huawei lại có thể  thần tốc soán ngôi Apple để  chiếm lĩnh ngôi vị  thứ hai cũng như mục tiêu kế tiếp sẽ là soán ngôi ông lớn Samsung như vậy? Các  kết quả nghiên cứu thu được của bài “ Phân tích và so sánh chính sách phân phối   của Huawei và Samsung tại Việt Nam” này không chỉ trả lời cho câu hỏi nêu trên  mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn tính hiệu quả  cấp thiết của chính sách phân  phối đối với các doanh nghiệp và cũng là cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị  và đưa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển thị  trường. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 2.1. Các khái niệm liên quan đến phân phối 2.1.1. Phân phối Phân phối là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ  chức liên quan đến   việc điều hành, vận chuyển hàng hóa từ  nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Phân  phối bao gồm toàn bộ quá trình hoạt động theo không gian, thời gian nhằm đưa   sản phẩm từ  nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối trong   Marketing không phải là phân phối tổng sản phẩm xã hội hay phân phối thu   nhập quốc dân. Phân phối là một bộ phận quan trọng của Marketing Mix. Phối   phối trong Marketing gồm các yếu tố sau: người cung cấp, người trung gian, hệ  thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng, hệ  thống thông tin thị  trường. 2.1.2. Chiến lược phân phối Theo Philip Kotler – Giáo sư giảng dạy marketing nổi tiếng thế giới người   Mỹ, được mệnh danh là cha đẻ của marketing hiện đại:  “Chiến lược phân phối là   một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó một tổ chức hy vọng có thể đạt được các mục   tiêu phân phối của họ trong thị trường mục tiêu.” 2.1.3. Kênh phân phối Có nhiều định nghĩa khác nhâu về  kênh phân phối tùy theo quan điểm của   nhà sản xuất, nhà sản xuất, nhà trung gian và một số  tác giả  như: Theo Philip  Kotler: “Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình   đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.” Theo quan điểm của chức  năng phân phối: kênh phân phối là một hệ thống hậu cần (logistic) nhằm chuyển  một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời  điểm và một địa điểm nhất định. Theo quan điểm của chức năng quản trị: kênh   phân phối là một tổ chức các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt  động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp  trên thị trường. Mỗi khái niệm đều có quan niệm riêng nhưng đều cho thấy kênh  phân phối đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp/đơn vị  sản xuất. Hệ  2
  3. thống kênh phân phối là nguồn lực then chốt bên ngoài, có tầm quan trọng không   thua   kém   gì   nguồn   lực   then   chốt   nội   bộ   trong   doanh   nghiệp   như   con   người,   phương tiện sản xuất, nghiên cứu, thiết kế. Nó là một cam kết lớn của doanh   nghiệp đối với rất nhiều các công ty độc lập chuyên về  phân phối và đối với  những thị  trường cụ thể  mà họ  phục vụ. “Nó cũng là một cam kết với một loạt   chính sách và thông lệ  tạo nên cơ  sở  để  xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu   dài.” (theo Raymond Corey – giáo sư  giảng dạy tại Đại học Kinh doanh Havard,   Mỹ và là một chuyên gia về tiếp thị công nghiệp nhận xét). 2.2. Bản chất của kênh phân phối 2.2.1. Tại sao cần có những người trung gian Việc phân phối trực tiếp đòi hỏi đầu tư  rất nhiều thời gian, tiền bạc và   nhân lực để vận hành nó. Trong khi đó, khi sử dụng các trung gian phân phối, khối   lượng sản phẩm được bán ra sẽ  tăng lên do đảm bảo được việc phân phối rộng  khắp và đưa sản phẩm đến thị  trường mục tiêu một cách nhanh chóng. Hệ thống   trung gian sẽ  giúp doanh nghiệp điều hòa cung cầu hàng hóa, giảm khoảng cách   về  địa lý giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những thành viên nằm giữa nhà  sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân  phối. Có thể có các loại trung gian phân phối sau đây: Nhà buôn bán: là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất   và bán cho các trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp. Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm từ  nhà sản xuất   hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dung cuối cùng. Đại lý và môi giới: là các trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà  sản xuất để  bán sản phẩm. các đại lý và môi giới không có quyền sở  hữu sản   phẩm. Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị  trường công nghiệp,  hoặc các nhà bán buôn. 2.2.2. Vai trò của phân phối trong hoạt động marketing Mix Phân phối có vai trò như một chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Bất  kỳ  nhà sản xuất nào cũng nỗ  lực thiết lập hệ  thống phân phối hàng hóa đến tay  người tiêu dùng trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hay các công ty  chuyên phân phối nào đó. Do đó, có thể  hiểu việc sử dụng trung gian trong hoạt   động của kênh phân phối sẽ   ảnh hưởng  đến việc kiểm soát và bán hàng của  doanh nghiệp, liên quan đến toàn bộ  quá trình xác định và tổ chức hoạt động của   các quan hệ  bên ngoài nhằm đáp  ứng mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Vai   trò của phân phối trong hoạt động Marketing Mix được thể hiện qua sơ đồ sau: Bảng 1 Vai trò của hoạt động phân phối trong Marketing Mix Chiến lược giá Chiến lược xúc tiến              Marketing Mix    Chiến lược sản phẩm 3
  4. Chiến lược phân phối Nguồn: Philip Kotler (2005) ­ Những nguyên lý tiếp thị. 2.2.3. Chức năng của kênh phân phối Việc làm cho cung và cầu của một loại sản phẩm gặp nhau trên thị trường   đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều dịch vụ có chức năng phân phối. Các dịch vu này  phụ  thuộc vào bản thân sản phẩm, vào các kênh phân phối được sử  dụng, vào  người sử dụng sản phẩm cuối cùng và phụ thuộc vào cách tổ chức tiến hành phân  phối trên thị trường. Quá trình phân phối bao gồm hai chức năng chủ yếu sau: (1) Thay đổi quyền sở hữu tài sản, di chuyển liên tiếp quyền sở hữu tài  sản từ người sản xuất đến người tiêu thụ qua khâu trung gian các hoạt động mua  bán; và (2) Di chuyển hàng hóa (vận chuyển, dự trữ bảo quản đóng gói,…). 2.2.4. Tổ chức kênh phân phối Kênh phân phối được cấu trúc như sau: Bộ phận đầu kênh: đây là nơi sản phẩm bắt đầu đi ra. Ở đây thường  là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp. Bộ phận giữa kênh: gồm các trung gian hay không có trung gian. Các  trung gian thường là các nhà buôn, nhà đại lý hay môi giới. Bộ phận cuối kênh: nơi hàng hóa kết thúc sự vận động. Đó là những  người tiêu dùng. Người tiêu dùng là các cá nhân hoặc những nhà sản xuất khác hoặc  là các tổ chức. Hệ thống tổ chức kênh phân phối có thể chia thành các dạng sau: Kênh phân phối truyền thống Hệ thống kênh phân phối dọc Hệ thống kênh phân phối ngang Hệthống đa kênh Qui trình thiết lập chiến lược kênh phân phối: Xây dựng hay thiết kế kênh phân phối là tất cả  những hoạt động liên   quan đến việc phát triển những kênh phân phối mới ở những nơi trước nó chưa   tồn tại hoặc để cải tiến các kênh hiện tại (Philip Kotler, 2009). Việc thiết kế hệ  thống kênh đòi hỏi phải thực hiện các nội dung như  mô tả  trong bảng 2 dưới   đây. Bảng 2 Trình tự các nội dung trong thiết kế kênh phân phối 4
  5. Nguồn: Philip Kotler. (2009) ­ Quản trị Marketing 2.3. Chính sách phân phối Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ  chiến   lược Marketing, của các chính sách kinh tế. Chính sách phân phối có vai trò vô  cùng quan trọng trong hoạt động marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ  làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả  năng liên kết trong kinh   doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và   hiệu quả. Chính sách phân phối phụ thuộc rất nhiều vào chính sách sản phẩm và   chính sách giá cả. Chính sách phân phối là một công cụ  tích cực và có hiệu quả  trong việc  hình thành và phát triển, điều chỉnh và quản lý thị trường hàng hoá, làm sống động   và giàu có thị trường trong nước trong mối quan hệ liên kết với thị trường khu vực   và quốc tế. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, Nhóm 3 nhận thức được tầm quan trọng của  chính sách phân phối trong hoạt động marketing nói riêng và hoạt động sản xuất  kinh doanh của các doanh nghiệp, chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và tổng hợp  các kiến thức cơ bản về chính sách phân phối từ các tài liệu đầy đủ và hoàn thiện  nhất của các giáo sư nổi tiếng đã công bố và xuất bản như các tài liệu của giáo sư  Philip Kotler, "cha đẻ" của marketing hiện đại và được xem là huyền thoại duy   nhất về  marketing, hay giáo sư  Raymond Corey, một chuyên gia về  tiếp thị  công   nghiệp và là người tạo ra khóa học đầu tiên về chủ đề này tại đại học kinh doanh   Havard mà ông giảng dạy. Các tài liệu được xuất bản và công bố  tại Việt Nam,  chúng tôi tập trung nghiên cứu các kiến thức về  marketing, chính sách phân phối  trong các công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng và các tài liệu giảng dạy, tham  khảo mới nhất được công bố của tiến sĩ Nguyễn Hoàng Tiến cho giai đoạn 2019   đến 2020 vì đây là giai đoạn bùng nổ  của hoạt động phân phối của các tập đoàn  công nghệ lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo và nghiên cứu   các tài liệu sách, báo, tạp chí, internet và các công trình nghiên cứu, giảng dạy của  các chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu Số  liệu về  tình hình sản xuất và hoạt động của Samsung và Huawei được  lấy từ các báo cáo, số liệu thu thập hoặc nghiên cứu từ  các tổ  chức uy tín như  Gartner, có chuyên môn trong cùng lĩnh vực, từ  các công trình khoa học có liên   quan và trên website chính thức của hai tập đoàn này. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về công ty Samsung và Huawei 4.1.1. Tổng quan về Samsung Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ  của Hàn Quốc có   tổng hành dinh được đặt tại khu phức hợp Samsung Town, quận Seocho­gu, thành  phố Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn này hiện sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ  5
  6. thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên phạm vi toàn cầu, hầu hết đều  đang hoạt động dưới tên thương hiệu Samsung, đây là tập đoàn tài phiệt đa ngành  (Chaebol) có quy mô và tầm  ảnh hưởng đến nền kinh tế  lớn nhất tại Hàn Quốc   nói riêng và đồng thời cũng là một trong những thương hiệu công nghệ  đắt giá  bậc nhất trên thế giới hiện nay. Tập đoàn Samsung  được thành lập năm 1953 với nhiều ngành nghề  kinh  doanh: chế  tạo xe hơi, đồ  điện tử, hóa chất, máy bay, tàu thủ, ngành buôn bán,   kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây những nhà chọc trời, dệt vải, làm   thức   ăn,v..v…bao   gồm   nhiều   công   ty   con   trong   đó   đáng   chú   ý   là   Samsung   Electronics Co., Ltd (công ty điện tử lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, và  lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường vào năm 2012), Samsung Heavy Industries  (công   ty   đóng   tàu   lớn   thứ   2   thế   giới,   chỉ   đứng   sau   Hyundai   Heavy   Industry),   Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là các công ty xây dựng lớn thứ  12 và 36 thế giới). Các sản phẩm thời kì đầu của Samsung Electronics chủ yếu là điện tử, thiết   bị điện gia dụng bao gồm truyền hình, máy tính, tủ lạnh, máy lạnh và máy giặt, và   tính từ thời điểm Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969 đến nay (trên  cơ  sở  sáp nhập giữa hai công ty Samsung Electric Industries và công ty Samsung  Semiconductor & Communications), Samsung Electronics đã nhanh chóng phát triển  thành một công ty thiết bị điện tử, công nghệ thông tin toàn cầu, quản lý trên 200   công ty trực thuộc trên toàn thế  giới và lớn nhất thế  giới về  doanh thu từ  năm  2009. Đặc biệt,  ở  phân khúc sản phẩm điện thoại di động thông minh, từ  nhiều  năm qua Samsung Electronics luôn là tập đoàn đứng đầu thế giới về doanh số cũng   như độ phủ sóng toàn cầu. 4.1.2. Tổng quan về Huawei Huawei được thành lập năm 1987 với lĩnh vực hoạt động kinh doanh ban đầu  là sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, sau đó mở  rộng sang hoạt động  xây dựng mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ, thiết bị tư vấn và vận hành cho các   doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc, và sản xuất thiết bị truyền thông cho thị  trường tiêu dùng. Tới cuối năm 2018, Huawei có khoảng 188.000 nhân viên, với  khoảng 80.000 người tham gia vào các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).  Hiện tại, Huawei có 21 trung tâm R&D trên toàn thế giới với tổng vốn đầu tư lên  tới hơn 15 tỉ $ (năm 2018). Các sản phẩm của Huawei hiện có mặt tại hơn 170 quốc gia. Hơn 1.500 đối  tác giúp công ty này cung  ứng sản phẩm và dịch vụ  tới 1/3 dân số  thế  giới. Năm  2012, tập đoàn này đã vượt qua Ericsson để  trở  thành công ty cung cấp thiết bị  viễn thông lớn nhất thế giới, và tới năm 2018 thì chính thức vượt qua Apple để trở  thành nhà cung cấp điện thoại di động thông minh lớn thứ  hai trên thế  giới, chỉ  đứng sau nhà sản xuất đến từ  Hàn Quốc là Samsung Electronics. Huawei được  Fortune Global 500 xếp hạng 72 trong số  các doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.  Tháng 12 năm 2018, doanh thu của công ty đạt 108,5 tỉ $, tăng 21% so với năm 2017.  Hiện tại, Huawei cũng được coi là nhà cung cấp công nghệ 5G số 1 thế giới. 4.2. Phân tích so sánh chính sách phân phối của Samsung và Huawei 4.2.1. Thực trạng chính sách phân phối của Samsung tại Việt Nam Tại thị  trường Việt Nam, Samsung Electronics chính thức gia nhập vào năm  1996 dưới tên Công ty TNHH điện tử  Samsung Vina (SAVINA) trên cơ  sở  thành   6
  7. lập   công   ty   liên   doanh   giữa   Công   ty   cổ   phần   TIE   (Việt   Nam)   với   Samsung   Electronics. Tháng 3/2008, Công ty TNHH Điện tử  Samsung Việt Nam (Samsung  Việt Nam) chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt   động tại tỉnh Bắc Ninh (là công ty 100% vốn nước ngoài) với quy mô sử dụng đất  là 100 héc­ta và tổng vốn đầu tư ban đầu là 670 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, Samsung   Việt Nam xây dựng nhà máy có công suất 1,5 triệu chiếc điện thoại di động/tháng   với khoảng 2.300 công nhân viên làm việc liên tục. Tháng 10/2009, nhà máy sản  xuất, lắp ráp và  ứng dụng công nghệ  sản xuất điện thoại di động khép kín hiện  đại nhất (SEV) đã được Samsung Việt Nam khánh thành và đưa vào hoạt động tại  Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đang trên đà phát triển cực mạnh, cùng với sự ưu đãi  từ các chính sách của Nhà nước, Samsung Việt Nam có một sự đầu tư lớn vào tổ  hợp công nghệ cao Thái Nguyên (SEVT) tại Khu Công Nghiệp Yên Bình với tổng  số vốn đầu tư lên đến 2.5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2013 và tổ  hợp công nghệ này đã  đi vào hoạt động vào tháng 3/2014. Cùng trong thời gian tháng 7/2013, Samsung   Electronics tiến hành mua  lại 20% vốn  điều lệ  của  Công ty cổ  phần TIE tại   SAVINA và Samsung Việt Nam chính thức trở  thành doanh nghiệp 100% vốn   nước ngoài. Vậy là từ  năm 1996 thâm nhập vào Việt Nam theo hình thức liên  doanh thì đến năm 2013, Samsung Electronics kinh doanh tại Việt Nam hoàn toàn  theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Samsung Việt Nam đã tổ  chức được kênh bán hàng rộng khắp toàn quốc  thông qua các kênh phân phối:  Nhà phân phối cấp cao (nhà phân phối chính thức): Là trung gian thương mại giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phân phối  sản phẩm của Samsung. Trong mối quan hệ với công ty, các nhà phân phối chính  thực hiện những phần việc có liên quan trong phạm vi quyền lợi và trách nhiệm  của mình đã ký kết trong hợp đồng. Các nhà phân phối cấp cao có nhiệm vụ triển   khai các chương trình khuyến mại và các kế hoạch marketing sản phẩm cho khách  hàng bên dưới của mình, bên cạnh đó cũng cần thực hiện việc cung cấp thông tin   thị trường như sản phẩm mới… thông qua lực lượng nhân viên kinh doanh. Nhà phân phối chính thức lớn nhất cho dòng điện thoại di động của Samsung  ở  Việt Nam là công ty Phú Thái. Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn  tại Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh  nghiệm và hệ  thống logistic cực lớn. Hệ  thống của Phú Thái có hơn 30 công ty   con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ  trên toàn quốc. Vì vậy, khi Samsung lựa  chọn Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình đã giúp Samsung nhanh   chóng mở rộng mạng lưới phân phối điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi hơn  và mang đến những lợi ích tốt hơn cho các đại lý Samsung. Ngoài ra còn có các nhà  phân phối khác như công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, Tổng Công ty   Cổ  phần Dịch vụ  tổng hợp Dầu khí (PSD). Riêng đối với các sản phẩm điện tử  khác của Samsung tại Việt Nam sẽ có những nhà phân phối chính thức chuyên biệt  như phân phối máy in là nhà phân phối Digital Word (DGW). Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của Samsung, nó  sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, của cửa hàng  bán lẻ  điện thoại di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua các nhà  phân phối chính thức giúp Samsung tiết kiệm được 1 số chi phí (chi phí thuê mặt  7
  8. bằng, chi phí điện, nước...) đem lại hiệu quả  kinh doanh. Mặt khác, thông qua   hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối của mình   hơn việc trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian  phân phối.  Đại lý bán lẻ Đại lý bán lẻ  có thể  lấy sản phẩm từ  các nhà phân phối chính thức. Sản  phẩm di động Samsung được bán lẻ ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng  bán lẻ điện thoại, các thiết bị điện tử, văn phòng…Về hệ thống bán lẻ điện thoại  di động tại thành phố Hồ Chí Minh phải kể đến những cái tên nổi tiếng như Thế  giới di động, Viễn thông A…Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm nào  của Samsung. Ngoài ra trên thị  trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh   điện thoai, siêu thị điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thoại cũng như  các linh kiện đi kèm cho khách hàng. Tại thị trường Hà Nội, mạng lưới các siêu thị  điện máy phân bố khắp các quận, một số siêu thị như  Topcare, Trần Anh, Pico… bên cạnh đó còn có hệ  thống các cửa hàng bán lẻ  dày đặc cũng phân phối sản   phẩm của Samsung. Đặc biệt hiện tại, hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động  có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành trong cả nước, thì với hệ thống bán lẻ như trên,  các sản phẩm của Samsung rất dễ dàng đến tay người tiêu dùng và đem lại hiệu  quả kinh doanh rất lớn cho Samsung Việt Nam. Chính sách phân phối của Samsung tại thị trường Việt Nam có thể khái quát  qua cấu trúc kênh phân phối như Bảng 3 dưới đây: Bảng 3 Cấu trúc kênh phân phối của Samsung NHÀ SẢN XUẤT SAMSUNG ( A) (B) (C) (D) ( ( B C (A) ) ) (D) Đại điện của Đại diện nhà nhà sản sản xuất xuất 8
  9. Nhà phân Nhà phân phối phối Công Công nghiệp Nghiệp NGƯỜI TIÊU DÙNG Nguồn: Chiến lược Marketing Mix của Tập đoàn Samsung của tác giả Lê Ngô Thanh Hào Trong đó: Kênh A: Là kênh trực tiếp do nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm qua   lực lượng bán hàng của mình. Các sản phẩm linh kiện điện tử  của Samsung chủ  yếu sẽ được bán thông qua kênh này. Bởi, kênh này được áp dụng trong trường hợp   người mua, khách hàng mua có quy mô lớn, đòi hỏi nỗ lực đàm phán mạnh mẽ, sản   phẩm thường có đơn giá cao. Việc mua bán được thực hiện hoàn toàn bởi chính  công ty. Và thực tế  cho thấy tại thị  trường quốc tế, các đối tác, khách hàng của   Samsung Electronics trong việc kinh doanh linh kiện là những ông trùm lớn trong  lĩnh vực điện tử  như  Sony, Apple, Dell, Hewlett­Packard, Verizon Wireless, AT&T   và các đơn hàng mà các ông trùm này thường đặt mua là số lượng lớn để  phục vụ  cho việc lắp ráp. Kênh B: Là kênh gián tiếp gồm một số trung gian điện tử công nghiệp  để tiếp cận người tiêu dùng. Samsung Electronics đã áp dụng kênh phân phối này  thành công tại Mỹ, với việc mở  hơn 1400 cửa hàng phân phối bán lẻ  hợp tác với   Best Buy. Best Buy hợp tác với Samsung Electronics để xây dựng các cửa hàng bán   lẻ  tại chính cơ  sở  Best Buy với các khu phục vụ  người tiêu dùng như  “Dịch vụ  Samsung thông minh” và “Tư vấn trải nghiệm Samsung”. Việc Samsung Electronics   xây dựng kênh phân phối như vậy tại Mỹ có những lý do như, thứ nhất, thị trường   tiêu thụ  tại Mỹ  là thị  trường rộng lớn, sức tiêu thụ  của người dân cao, người dân  sống nhịp sống tư  bản nên thường khi mua  sắm, họ  hay  đến những trung tâm  thương mại lớn hay những trung tâm điện tử  lớn, quan tâm đến chất lượng nhiều  hơn giá cả, nên việc Samsung đầu tư kết hợp với Best Buy, một trung tâm điện tử  lớn  ở  Mỹ, với những đầu tư  cao cấp về  chất lượng cho góc Samsung riêng, sẽ  mang lợi những lợi thế lớn. Việc lựa chọn nhà trung gian là Best Buy cũng đã nói  lên tiêu chí về  lựa chọn các thành viên trung gian của Samsung, đó phải là những  thành viên có độ uy tín cao, sức bao phủ thị trường lớn cũng như có chỗ đứng trong   thị trường. Kênh C và D: Trong hai kênh này xuất hiện một phần tử mới là Đại  diện của nhà sản xuất hay Chi nhánh bán hàng. Cả  hai kênh này đều là kênh gián  tiếp, thông qua Đại diện của nhà sản xuất để  tiếp xúc với người tiêu dùng hoặc  tiếp xúc với nhà phân phối trực tiếp. Ở Việt Nam hiện nay, Samsung Electronics có  đại diện là Công ty Samsung Việt Nam, đồng thời cũng có hai xưởng sản xuất là ở  Bắc Ninh và đang xây dựng  ở  Thái Nguyên. Samsung Việt Nam có ba nhà phân  chính thức cho dòng sản phẩm điện thoại di động là Công ty TNHH Phú Thái, Công  ty xuất nhập khẩu Viettel và công ty PSD (Công ty Cổ  phần Dịch vụ  Phân phối   Tổng hợp Dầu khí). Thông qua các nhà phân phối chính thức, các dòng sản phẩm  của Samsung Electronics được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng,  9
  10. hệ  thống bán lẻ  trên toàn quốc như Thế  Giới Di Động, Nguyễn Kim… như đã đề  cập ở trên. Có thể thấy, kênh phân phối C và D đang được Samsung Electronics áp dụng   hiệu quả   ở  Việt Nam. Tuy việc sử  dụng kênh phân phối này khiến nhà sản xuất  phải từ bỏ một vài sự điều khiển trong hoạt động marketing sản phẩm của mình do  có nhiều trung gian phân phối, nhưng Samsung Electronics có thể  duy trì sự  điều  khiển gián tiếp thông qua một số  hành động như  cung cấp hoạt động đào tạo bán   hàng ….Tuy nhiên, hiện nay  ở  những trung tâm đại lý bán lẻ  điện thoại di động,   vẫn có những tư  vấn viên riêng về  Samsung Electronics, như  việc Samsung Việt   Nam mới ký kết hợp đồng với hệ thống bán lẻ di động Thế  Giới Di Động để  xây   dựng một góc nhỏ  riêng với những quyền lợi riêng cho khách hàng đến mua điện  thoại Samsung. Ngoài ra, chúng ta cũng hoàn toàn nhận diện được việc Samsung   Electronics lực chọn hình thức kênh gián tiếp dài hạn tại Việt Nam cũng là có lý do,  bởi đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam là yêu thích sự đa dạng, có nhiều sự  lựa chọn để  so sánh, luôn muốn sự lựa chọn của mình là chính xác. Với tâm lý đó,  họ  thường lựa chọn những trung tâm điện thoại di động lớn với nhiều hãng đa  dạng khác nhau và Samsung đã nắm bắt được rất rõ thị  hiếu tiêu dùng này của   người Việt Nam. Đó là lý do vì sao Samsung Electronics đã thiết lập và lựa chọn  kênh phân phối như vậy. 4.2.2. Thực trạng chính sách phân phối của Huawei tại Việt Nam Huawei đã đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2006 với việc ra mắt các   sản phẩm viễn thông nhưng ở mảng sản phẩm điện thoại di động thông minh, hãng   này mới bắt đầu triển khai bán sản phẩm từ năm 2015. Tuy không thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam để  triển khai mở  rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất và phân phối sản phẩm như Samsung nhưng   Huewei lại nhanh chóng đạt được những kết quả ấn tượng tại thị trường Việt Nam   và tăng trưởng với tốc độ chóng mặt nhờ chiến lược mở rộng kênh phân phối trên  3.000 điểm bán lẻ trực tiếp trên toàn quốc. Đối với kênh gián tiếp, Huawei hợp tác  với bốn nhà phân phối và nhà bán lẻ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là Thế Giới Di  Động, Viettel Store, FPT Shop, Viễn thông A, theo đó, hãng tập trung vào phân khúc   các sản phẩm điện thoại di động thông minh trung và cao cấp. Đồng thời, Huawei  đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu tập trung tại các thành phố lớn như Hà   Nội, thành phố  Hồ  Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Đặc biệt kênh bán   hàng trực tuyến được Huawei đánh giá và xác định là kênh bán hàng hiệu quả  nên   Huawei đã đồng ý với Thế Giới Di Động cứ  mỗi hai đến ba tuần sẽ  tiến hành chỉ  bán hàng trực tuyến và ngay sau khi kết thúc chương trình bán hàng trực tuyến, nhà   phân phối sẽ triển khai bán trực tiếp ở tất cả các kênh. Thực tế đã chứng minh việc áp dụng bán hàng qua kênh phân phối trên đã giúp   cho Huawei thành công khi ra mắt sản phẩm mới: Huawei nova 2i ngay lập t ức t ạo   ra những kỷ lục mới về bán hàng siêu nhanh: Phá kỷ  lục trên Thế  Giới Di Động –  1.000 đơn hàng được đặt chỉ sau 3 giờ mở bán, 6.000 máy “cháy hàng” sau 11 ngày  cho cả  hai đợt đặt hàng trước. Ngoài ra, Huawei nova 2i được nhắc đến là sản   phẩm bán chạy nhất ở các kênh bán trực tiếp kể từ ngày lên kệ tại các điểm bán lẻ  từ ngày 3/11/2017. Chiến lược phân phối rộng rãi và có mặt tại các điểm bán uy tín  của Huawei vừa giúp hãng nhanh chóng tiếp cận tới người dùng nhanh chóng, đồng  thời gia tăng sự uy tín của sản phẩm. 10
  11. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sau khi bị  Chính phủ  Mỹ  đưa ra các biện   pháp trừng phạt, Huawei đang phải đối mặt với việc bị  cấm cung cấp cơ  sở  hạ  tầng viễn thông và điện thoại di động thông minh tại thị trường Mỹ cũng như bị các  nhà cung cấp phần cứng và phần mềm ngừng hợp tác. Sự  kiện này được đánh giá   sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ hoạt động sản xuất của Huawei mà còn ảnh  hưởng đến trải nghiệm khách hàng Huawei khi người dùng của họ  không thể  sử  dụng các phần yêu cầu mã nguồn đóng của Android bao gồm YouTube, Play Store  và Google Maps trong đó có thị  trường Việt Nam do điểm đặc biệt của người tiêu   dùng Việt Nam khi sử dụng điện thoại di động thông minh, phần lớn các chương  như  YouTube, Play Store và Google Maps là những chương trình thường xuyên sử  dụng. 4.2.3. So sánh, đánh giá chính sách phân phối của Huawei và Samsung tại   Việt Nam Trên cở sở nghiên cứu chính sách phân phối của Huawei và Samsung thông qua   các chiến lược và hoạt động marketing, phân phối tại thị  trường Việt Nam được   công bố  chính thức tại website của Samsung Việt Nam và trang chủ  của Huawei  cũng như các thông tin thu thập từ các nhà phân phối bán lẻ chính thức của hai tập   đoàn nổi tiếng này, chúng ta có thể  rút ra được bảng phân tích và so sánh sự  khác  biệt giữa chính sách phân phối sản phẩm, cụ  thể là dòng sản phẩm điện thoại di   động thông minh của hai tập đoàn này tại thị trường Việt Nam như sau: V. KẾT LUẬN  Qua thời gian chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về  chính sách phân phối của  hai tập đoàn Samsung và Huawei tại Việt Nam dựa trên kiến thức đã học từ  môn   Quản trị  marketing, các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ  trong ngành cũng như những số liệu rất thực tế và cập nhật được thu thập từ  tình  hình kinh doanh sản xuất hiện tại của hai tập đoàn này từ các tổ chức uy tín, chúng  tôi nhận thấy rằng phân phối hàng hóa là một công đoạn rất quan trọng trong chu   trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sản xuất ra  những sản phẩm chất lượng cao nhưng nếu không thiết lập được kênh phân phối  phù hợp thì rất khó đưa được sản phẩm đển tay người tiêu dùng. Do vậy, việc xây  dựng và phát triển hệ thống phân phối hiệu quả luôn là vấn đề sống còn của doanh  nghiệp. Kênh phân phối là tập hợp những trung gian được nhà sản xuất chọn lọc và  quyết định để  đưa sản phẩm ra thị  trường sao cho hiệu quả nhất với mức chi phí  thấp nhất. Để xây dựng được kênh phân phối các doanh nghiệp phải mất rất nhiều   thời gian và chi phí. Do vậy đến thời điển hiện tại có rất ít doanh nghiệp hài lòng   với kênh phân phối của mình, bởi vì nhiều doanh nghiệp chưa có một kênh phân   phối mạnh và hữu hiệu để  chuyên chở  sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu vì  đó là nguyên nhân chính sách phân phối chưa hiệu quả. Rất nhiều chủ doanh nghiệp   hiện nay đang đau đầu vì chính sách phân phối của mình không hiệu quả  ngoài thị  trường. Đối với cả Samsung và Huawei, họ đều được xem là “phù thủy” trong hoạt   động quản trị marketing nói chung và hoạt động, chiến lược phân phối nói riêng. Vì  vậy, họ đều giữ những vị trí dẫn đầu trên toàn cầu về doanh số bán hàng và mang  về hiệu quả kinh doanh khổng lồ cho chính doanh nghiệp của họ. 11
  12. Từ những kết quả rút ra trong việc nghiên cứu và so sánh chính sách phân phối   của hai tập đoàn này, chúng tôi thiết nghĩ các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam   muốn bảo vệ “vị trí sân nhà” cũng như “vươn ra biển lớn” trong quá trình hội nhập  toàn cầu cần phải chú trọng hơn nữa vào khâu nghiên cứu và hoàn thiện chính sách   phân phối hợp lý của doanh nghiệp mình bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm,   luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp  ứng tối đa nhu cầu thị  trường. Như  vậy,   mới có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường cả về quy mô và chất lượng,  tạo được niềm tin yêu của khách hàng và duy trì sự trung thành sử dụng sản phẩm   của khách hàng đối với mình. Để làm được điều đó, chúng tôi kiến nghị một số biện pháp như sau: 1. Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa ý thức của  doanh nghiệp trong việc hiểu tầm quan trọng của chiến lược Marketing, chính sách  phân phối đối với hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc tạo hành lang pháp lý  có liên quan, bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện hệ thống   cơ sở hạ tầng để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2. Các doanh nghiệp cần tăng cường quan hệ với các nhà phân phối, đại lý để  họ trung thành với thương hiệu của mình, vì đây chính là kênh phát triển thị trường   và thúc đẩy gia tăng doanh số hàng bán nhanh nhất có thể. 3. Các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách về giá, chính sách sản phẩm hợp  lý nhằm kích thích các nhà phân phối đẩy mạnh tiêu thụ  sản phẩm của mình, thay   vì sẽ ưu tiên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các nhãn hàng quốc tế xuất hiện với  chính sách chiết khấu cao như Samsung, Huawei, Apple, Oppo… 4. Doanh nghiệp cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến hoạt động thăm dò,   nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị, nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và   hình ảnh của doanh nghiệp mình trong tâm trí khách hàng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có sự chủ  động trong việc cải thiện và áp dụng các biện pháp nêu trên kết hợp với sự hỗ trợ  của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt hoàn thành có thể tự tin để khẳng định và giữ  vững thương hiệu của mình tại thị trường trong nước cũng như vươn xa ra thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chales D. Schewe & Alexander Hiam. MBA trong tầm tay về trẻ em. NXB Trẻ  Philip Kotler. (2005). Những nguyên lý tiếp thị. NXB Thống kê – Hà Nội [2] Lê Ngô Thanh Hào (2018). Chiến lược Marketing Mix của Tập đoàn Samsung. [3] Philip Kotler. (2017). Phiêu lưu trong thế giới Marketing. NXB Trẻ [4] Philip Kotler. (2009). Quản trị Marketing. NXB Thống Kê – Hà Nội [5] Philip Kotler và Nancy Lê. (03/2020).  Từ  chiến lược Marketing  đến doanh   nghiệp thành công. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [6] Philip Kotler và Nancy Lê. (03/2020). Từ chiến lược Marketing đến doanh  nghiệp thành công. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [7] Trần Thị Ngọc Trang & Trần Văn Thi (2008). Quản trị kênh phân phối. NXB  Thống kê – Hà Nội [8] Trương Đình Chiến. (2012). Quản trị kênh phân phối. NXB Kinh Tế Quốc Dân. [9] Trần Minh Đạo. (2013). Giáo trình Marketing căn bản. NXB Trường Đại Học  Kinh Tế Quốc Dân 12
  13. [10] Tien, N.H. (2020). The role of international marketing in international business  strategy. International Journal of Research in Marketing Management and Sales [11] Tien, N.H. (2020). Comparative analysis of international marketing strategies of  Apple and Oppo. International Journal of Research in Marketing Management and   Sales [12]   Tien,   N.H.   (2020).   International   distribution   policy   comparative   analysis  between   samsung   and   apple.  International   Journal   of   Research   in   Marketing   Management and Sales [13] Tien, N.H, Thuy N. V., & Liem, N. T. (2019). Supermarkets’ brand management  comparative   analysis   between   AEON   and   coop   mart   in   Vietnam   retail   market.  International Journal of Research in Marketing Management and Sales, 1(2), 112­117. [14] Tien, N.H, Thuy, N. V., & Duc, P. M. (2019). Vinamilk’s brand management in  the era of 4th Industrial revolution.  International Journal of Research in Marketing   Management and Sales, 1(2), 100­105.    [18]  Tien,   N.H.   (2020).   Competitiveness   of   Enterprises   in   Knowledge   Based  Economy. PTM Publisher, Warsaw. [19] Tien, N.H & Vinh, N. D. T. (2019). Analyzing the Prospects and Limitations of  the ERP Market in the World. International Journal of Commerce and Management   Research 42­45. [20] Tien, N. H., Hung, N. T., Vu, N. T., & Bien, B. X. (2019). Risks of Vietnamese  Enterprises in Trade Relations with China.  International journal Of commerce and   management research, Vol. 3, No. 1, 1­6. ISSN: 2617­5762. [21] Tien, N.H. (2019). International Economics, Business and Management Strategy.  Scientific Publications, Dehli [22]  Tien,   N.  H.,   &  Minh,   H.   T.   T.   (2019a).   Challenges   for  Vietnamese   Business  Leaders in the Era of International Economic Integration and Industrial Revolution 4.0  International Journal of Commerce and Management Research, Vol. 5, No. 5, 19­24.  ISSN: 2455­0627. [23]  Tien, N.H., & Anh, D. B. H. (2019a). Vietnam’s International Trade Policy in  Context   of   China­US   Trade   War.  International  Journal  of  Commerce   and  Management Research, May 2019, Vol.5, No.3, 92­95, ISSN: 2455­1627. [24] Tien, N.H. (2019). International Economics, Business and Management Strategy.  Scientific Publications, Dehli.  [26] Tien, N.H & Hung Anh D.B. (2018). Gaining competitive advantage from CSR  policy   change   –   Case   of   foreign   corporations   in   Vietnam.  Polish   Journal   of  Management Studies. [27] Tien, N. H. (2017). Global Strategic Marketing Management. Ementon Publisher,  Warsaw. [28]  Tien,  N.H.  (2017b).   Strategic  International  Human  Resource  Management.  Ementon Publisher, Warsaw. [29] Vũ Thế Phú. (1996). Marketing căn bản. NXB Giáo dục – Hà Nội [30] Trang web của công ty Samsung: https://www.samsung.com/vn/ [31] Trang web của công ty Huawei: https://consumer.huawei.com/vn/ 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2