Pháp luật và kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết - Sổ tay pháp luật: Phần 1
lượt xem 9
download
Phần 1 cuốn "Sổ tay Pháp luật và kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết" có nội dung trình bày về: Quy định pháp luật về tảo hôn, nhân cận huyết và các quy định pháp luật khác có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật và kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết - Sổ tay pháp luật: Phần 1
- 2
- MỤC LỤC Lời nói đầu 4 I. Quy định pháp luật về tảo hôn, hôn 9 nhân cận huyết và các quy định pháp luật khác có liên quan 1. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết 2. Các quyền của trẻ em 3. Trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ, thành viên gia đình, những người có liên quan về bảo vệ người chưa thành niên II. Hướng dẫn kỹ năng truyền thông, phổ 29 biến pháp luật về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại cộng đồng 1. Kỹ năng thu thập thông tin, số liệu, đánh giá thực trạng về tảo hôn, hôn nhân cận huyết 2. Kỹ năng xây dựng Kế hoạch thực hiện buổi truyền thông, phổ biến pháp luật về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết 3. Kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật thông qua tập huấn tại cộng đồng III. Danh mục tài liệu tham khảo 61 Phụ lục 63 3
- LỜI NÓI ĐẦU Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiểu biết và nhận thức pháp luật cho người dân, góp phần thúc đẩy ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Trong thời gian qua, hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, bảo đảm và thực hiện các quyền con người, quyền công dân, trong đó có việc nâng cao nhận thức về quyền kết hôn, quyền được bảo vệ của trẻ em trong hôn nhân và gia đình cũng như những tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, bạo lực gia đình đối với trẻ em. Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã giảm nhưng tỷ lệ tảo hôn vẫn 4
- còn cao tại một số vùng miền, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Do hủ tục này, trong nhiều trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết trẻ em, phụ nữ không được nói lên tiếng nói của mình mà bị áp đặt, ép buộc. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân, thông qua các hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật tại cơ sở nhằm tăng cường nhận thức về quyền và năng lực thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em. “Sổ tay pháp luật và kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết” được biên soạn nhằm trang bị cho hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng một công cụ thiết thực để thực hiện công tác truyền thông, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, góp phần giảm thiểu, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thúc đẩy bảo vệ, thực hiện quyền của phụ nữ, trẻ em trên thực tế. Hiện nay lực lượng hòa giải viên ở cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật và người có uy tín trong 5
- cộng đồng1 đã được xây dựng, phát triển rộng khắp tại thôn, làng, bản, ấp, xã, phường, thị trấn và giữ vai trò quan trọng trong công tác truyền thông, phổ biến, đưa pháp luật đến người dân. Việc biên soạn cuốn Sổ tay là một trong những nỗ lực của Bộ Tư pháp nhằm nâng cao năng lực, bao gồm kiến thức pháp luật, kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật và hỗ trợ hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân nói chung và người DTTS nói riêng, từ đó góp phần vận động, giáo dục việc giảm thiểu, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết. 1 Cả nước có 549.460 hòa giải viên; 145.542 tuyên truyền viên pháp luật (số liệu thống kê đến ngày 31/10/2021, Trang thông tin công tác thống kê của Bộ Tư pháp: https://moj.gov.vn/cttk/chuyenmuc/Pages/thong-tin- thong-ke.aspx); 30.247 người có uy tín trong cộng đồng tính đến ngày 07/10/2020 (Thông báo số 1312/TB-UBDT ngày 07/10/2020 của Ủy ban Dân tộc). 6
- Sổ tay gồm các nội dung sau: - Phần I. Quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết và quy định pháp luật khác có liên quan. - Phần II. Hướng dẫn kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết. - Phần III. Danh mục tài liệu tham khảo. - Phần phụ lục. Cuốn Sổ tay được biên soạn với hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Đây là một hoạt động thuộc Dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Chương trình do hai cơ quan này của Liên Hợp Quốc thực hiện, với sự phối hợp của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Việt Nam. 7
- Chỉ đạo tổ chức biên soạn, thẩm định: TS. Lê Vệ Quốc Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Biên tập, thẩm định: TS. Ngô Quỳnh Hoa Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Tham gia biên soạn, chỉnh lý: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội ThS. Hồ Xuân Hương, Hội Luật gia TP. Hà Nội ThS. Nguyễn Thị Thạo, Trưởng phòng Quản lý công tác tiếp cận pháp luật và Tổng hợp, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp CN. Bùi Phương Thảo, Chuyên viên Phòng Quản lý công tác tiếp cận pháp luật và Tổng hợp, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. 8
- I. Quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết 1 và các Quy định pháp luật khác có lIên Quan
- 1. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết 1.1. Tình hình tảo hôn, hôn nhân cận huyết và một số nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là hủ tục đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng miền ở nước ta và để lại những hậu quả, tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng cũng như những người có liên quan, trong đó có trẻ em, phụ nữ. Theo kết quả điều tra2, vùng đồng bào DTTS là địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao hơn, tập trung ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Cứ 10 người DTTS thì có 02 người tảo hôn. Dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất với 51,5% dân số kết hôn trước tuổi quy định, tiếp đến là dân tộc Cơ Lao (47,8%), Mảng (47,2%), Xinh Mun (47,2%). Tỷ lệ tảo hôn vẫn ở mức cao tại những vùng tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống 2 Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. 10
- như Tây Nguyên với hơn một phần tư số người bước vào hôn nhân khi chưa đủ tuổi kết hôn (27,5%), tiếp đó là trung du miền núi phía Bắc (24,65). Tỷ lệ tảo hôn của nữ DTTS luôn cao hơn nam ở tất cả các vùng, ngoại trừ đồng bằng Sông Hồng. Đáng chú ý là chỉ có 1,1% người DTTS tảo hôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ở những người không tảo hôn cao gấp gần 18 lần (18,8%); 31/53 DTTS có tình trạng 100% số người tảo hôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Điều này cho thấy tuyệt đại đa số những người DTTS rơi vào tình trạng tảo hôn có trình độ hạn chế, tảo hôn có thể dẫn đến khó khăn về kinh tế và nguy cơ đói nghèo, khó tiếp cận với các quyền và cơ hội học tập, nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Hôn nhân cận huyết cũng có sự gia tăng về tỷ lệ ở một số dân tộc như La Chí (năm 2014 là 10,1% thì năm 2018 tăng 30,8%), Bru Vân Kiều (năm 2014 là 14,3% thì năm 2018 tăng 28,6%), Lô Lô (năm 2014 là 8,3% thì năm 2018 tăng 11
- 22,4%), Gia Rai (năm 2014 là 9,1% thì năm 2018 tăng 14,6%), La Ha (năm 2014 là 7,6% thì năm 2018 tăng 11,0%). Về độ tuổi sinh con của phụ nữ DTTS thì tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của dân tộc Mông đạt mức khá cao ngay ở nhóm tuổi trẻ từ 15-19 tuổi với 200 con/1000 phụ nữ. Phụ nữ dân tộc Mông sinh con rất sớm, đa phần sinh con ở độ tuổi từ 15-24. Về tỷ suất chết của trẻ em DTTS dưới 01 tuổi thì dân tộc Mông là 28,47 (trẻ em dưới 01 tuổi chết/1000 trẻ sinh sống), Ba Na (28,87), Thái (24,2), trong khi tỷ suất trung bình của 53 DTTS là 22,13. Thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn còn xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân3 như sau: - Đời sống người dân còn nhiều khó khăn do 3 Báo cáo số 90/BC-UBND ngày 03/4/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về sơ kết 05 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020; https://www.bienphong.com.vn/tinh-trang-tao-hon-gia- tang-trong-dai-dich-covid-19 12
- trình độ dân trí không đồng đều, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội chưa phát triển, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, thu nhập là những vấn đề còn có tác động, ảnh hưởng tới người dân. - Một số hủ tục, tập quán, quan niệm lạc hậu về hôn nhân và gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết như tục hứa hôn, không kết hôn với người dân tộc khác... - Nhiều trường hợp do gia đình cần có người để làm việc hoặc bản thân trẻ em đã nghỉ học nhưng không có việc làm nên đã quyết định kết hôn sớm; đối với những trường hợp này thì cộng đồng chưa có phản ứng mạnh mẽ mà vẫn coi đó là chuyện riêng của mỗi gia đình. - Nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn dẫn đến các em phải nghỉ học, kết hôn sớm do cha mẹ, gia đình, nhà trường chưa chú trọng tới việc quản lý, giáo dục; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ phụ huynh, giáo viên, nhà 13
- trường; ảnh hưởng từ các vấn đề tiêu cực của mạng xã hội, lối sống buông thả, sống thử... - Công tác truyền thông, PBGDPL tại nhiều địa phương còn hạn chế do đa số các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có nhiều khó khăn về kinh tế và tiếp cận với văn hóa, giáo dục; còn gặp rào cản về ngôn ngữ (không biết hoặc không thông thạo tiếng phổ thông); thiếu nguồn lực triển khai; hình thức, nội dung thực hiện chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn... - Chính quyền địa phương các cấp có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức, chưa sâu sát với người dân ở cơ sở để kịp thời đưa các biện pháp giảm thiểu tình trạng này xảy ra. Thời gian vừa qua do dịch bệnh covid, trẻ em nghỉ học ở nhà nên tình trạng tảo hôn đã gia tăng. 1.2. Quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết *Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo 14
- quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo đó, tảo hôn được xác định trong trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi hoặc 1 trong 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn. Việc quy định bên nam phải từ “đủ” 20 tuổi trở lên, bên nữ phải từ “đủ” 18 tuổi trở lên mới có quyền kết hôn, mới đủ tuổi kết hôn thể hiện ý nghĩa tiến bộ, đảm bảo sự phát triển, trưởng thành về thể chất, tâm sinh lý cho cả nam và nữ trước khi kết hôn. Ngoài đủ độ tuổi nêu trên, khi kết hôn, bên nam và bên nữ còn phải tuân thủ các điều kiện về sự tự nguyện quyết định việc kết hôn; không bị mất năng lực hành vi dân sự; không thuộc trường hợp cấm kết hôn (kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn...). Nếu vi phạm các điều kiện kết hôn nêu trên thì việc kết hôn đó là trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. 15
- Có thể ví dụ về một số trường hợp tảo hôn như sau: - Bên nam 21 tuổi (đủ tuổi kết hôn) kết hôn với bên nữ 17 tuổi (chưa đủ tuổi kết hôn) đã tổ chức lễ cưới và về sống chung với nhau. - Bên nam 16 tuổi (chưa đủ tuổi kết hôn) kết hôn với bên nữ 15 tuổi (chưa đủ tuổi kết hôn) đã về sống chung với nhau và sinh con. *Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Việc kết hôn này bị pháp luật cấm bởi các bên có quan hệ huyết thống với nhau. Người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Ví dụ: Bố đẻ và con gái, mẹ đẻ và con trai, ông nội và cháu gái, ông ngoại và cháu gái... là những người có quan hệ huyết thống, cụ thể là có cùng dòng máu trực hệ. Những trường hợp này mà kết hôn được xác định là hôn nhân cận huyết. 16
- Người có họ trong phạm vi ba đời là những người từ một gốc sinh ra, bao gồm cha mẹ (đời thứ nhất), anh chị em ruột cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha (đời thứ hai), anh chị em con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì (đời thứ ba). Ví dụ: A kết hôn với B và quan hệ hôn nhân này được gọi là đời thứ nhất. Sau đó A và B sinh ra C và D thì những người con này được gọi là đời thứ hai. Khi C hoặc D kết hôn và sinh ra các con thì gọi là đời thứ ba. Nếu con của C kết hôn với con của D thì gọi là hôn nhân cận huyết bởi có họ trong phạm vi ba đời, đây là anh chị em con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì. Từ đời thứ tư, tức là cháu của C hoặc D sẽ được kết hôn với nhau. * Hành vi vi phạm về tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể bị xử lý bằng xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 17
- - Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. - Hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. - Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. - Tội tổ chức tảo hôn: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. - Tội loạn luân: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em 18
- cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 1.3. Tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết Tảo hôn dẫn đến một số tác hại như: - Về tâm sinh lý: Dễ bị ảnh hưởng tới tâm lý, đối với bạn nữ có thể bị sang chấn hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. - Về thể chất, sức khỏe sinh sản: Bé gái kết hôn sớm sẽ gặp nguy cơ cao về mang thai ngoài ý muốn, sẩy thai, nhiễm độc thai nghén, nạo phá thai và các bệnh tật khác; nguy cơ tử vong cao hơn khi mang thai và sinh con. Trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng tảo hôn dễ bị sinh non, thiếu cân, thấp còi, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong và đây là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 01 tuổi. - Về quyền, lợi ích, cơ hội học tập, phát triển: Các em không còn hoặc giảm cơ hội đến trường học, tăng tỷ lệ bỏ học cũng như học tập, nâng cao kiến thức, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu một số kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo
85 p | 170 | 25
-
Soạn thảo văn bản
11 p | 242 | 24
-
Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong kiến Việt Nam
19 p | 69 | 10
-
Thời kỳ đổi mới & quá trình hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta: Phần 2
33 p | 94 | 10
-
Pháp luật và kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết - Sổ tay pháp luật: Phần 2
74 p | 19 | 8
-
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người ở Việt Nam
8 p | 50 | 7
-
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về dân tộc và công tác dân tộc
216 p | 18 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Một số chuyên đề Giáo dục pháp luật năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 20 | 4
-
Nhận diện một số vấn đề lý luận về giới hạn quyền sở hữu: Từ truyền thống đến hiện đại
13 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn