CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẬT GIÁO SỬ ĐÔNG NAM Á<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
2<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
PHẬT GIÁO SỬ<br />
<br />
ĐÔNG NAM Á<br />
Chánh Trí toàn tập<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
3<br />
<br />
Ban biên tập:<br />
Ban Phật học Xá Lợi<br />
<br />
– TK. Thích Đồng Bổn<br />
– Cư sĩ Tống Hồ Cầm<br />
– Cư sĩ Lâm Hoàng Lộc<br />
– Cư sĩ Trần Đức Hạ<br />
– Cư sĩ Trần Phi Hùng<br />
– Cư sĩ Tô Văn Thiện<br />
– Cư sĩ Chính Trung<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
4<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
(1905-1973)<br />
<br />
CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN<br />
<br />
5<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Với mục đích kế thừa tôn chỉ học Phật và phổ biến giáo lý, tri thức đến mọi tầng lớp cư sĩ,<br />
Phật tử được hiểu đúng chánh pháp và hành trì lợi lạc. Trên tinh thần đó, Ban Phật Học Xá<br />
Lợi cố gắng sưu tập các tác phẩm của Cư sĩ Chánh trí Mai Thọ Truyền đã biên soạn, dịch thuật<br />
đăng tải trên tạp chí Từ Quang. Chúng tôi tập họp lại, hiệu chỉnh thành bộ sách Chánh Trí<br />
Toàn tập, trong đó có tác phẩm Phật Giáo Sử Đông Nam Á này.<br />
Cư sĩ Chánh trí Mai Thọ Truyền là một nhà nghiên cứu Phật học uyên bác, sáng lập và là<br />
Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt, chủ biên tạp chí Từ Quang, với tiêu chí phổ biến Phật<br />
pháp căn bản. Các công trình nghiên cứu, dịch thuật và chú giải của ông, đều thật sự là những<br />
tác phẩm Phật học sâu sắc, thiết thực và hữu ích không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà cho cả<br />
các cư sĩ, phật tử, những người muốn tìm hiểu và hành trì chánh pháp của đức Phật.<br />
Tập sách Phật giáo sử Đông nam Á cho ta thấy một cái nhìn tổng quan về lịch sử truyền<br />
thừa của Phật giáo du nhập vào các nước Đông nam Á từ Tích Lan hay trực tiếp từ Ấn Độ nơi phát xuất Phật giáo - vào các nước Miến Điện (Myanma), Nam Dương (Indonesia),<br />
Malaysia, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam. Dù theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền,<br />
các nước này có điểm chung nhất là Phật giáo lan truyền rộng rãi, có những thời kỳ dược tôn<br />
là quốc giáo. Đây là một đặc điểm phải được coi trọng trong việc phát triển các mối bang giao ở<br />
Đông nam Á.<br />
Tuy nhiên, thời điểm mà tác giả biên soạn tác phẩm sử học này đã cách khá xa, nên quan<br />
điểm, cách nhìn hoặc nhận định có thể có khoảng cách với lịch sử hiện đại. Chúng tôi chỉ mong<br />
tác phẩm sẽ là tư liệu nghiên cứu, nằm trong bộ sách Chánh Trí toàn tập để lưu niệm, chứ<br />
không mang ý nghĩa phổ cập truyền bá.<br />
Ban Phật Học Xá Lợi<br />
<br />