intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình và hoạt động an sinh xã hội thời gian qua

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình và hoạt động an sinh xã hội thời gian qua trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận của công tác từ thiện xã hội Phật giáo; Tổng quan về tỉnh Hòa Bình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình; Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình; Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình và hoạt động an sinh xã hội thời gian qua

  1. PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÒA BÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI THỜI GIAN QUA ThS. NGUYỄN ĐÌNH TỨ1* Tóm tắt: Những năm qua, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Với tinh thần “hộ quốc an dân”, “đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội” và “từ bi, cứu khổ” Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã đồng hành, gắn bó cùng với chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà trong những năm qua, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung. Từ khóa: Từ thiện xã hội; Giáo hội Phật giáo. Đặt vấn đề Trải qua 2.564 năm Phật giáo tồn tại và phát triển, với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, chân lý sống đẹp, đề cao đạo đức, đề cao tính thiện, đạo Phật đã thực sự trở thành tôn giáo truyền thống của người Việt. Phật giáo đang tiếp nối lịch sử, đoàn kết để làm tròn sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn thể hiện tinh thần “hộ quốc an dân”, đồng hành, gắn bó cùng với dân tộc. Thời kỳ nào Phật giáo cũng có những đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường xuyên gồng mình chống chọi với sự tàn phá của thiên tai, sự xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Chính vì vậy, khi vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một * Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình.
  2. 724 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... miếng khi đói bằng một gói khi no”. Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo tồn tại, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Cùng với tinh thần “Hòa quang đồng trần”, Phật tại thế gian, cứu độ nhân gian, chứng ngộ trong nhân gian với trạng thái viên mãn “cư trần lạc mãn”. Đây là tư tưởng cốt lõi Phật giáo nhập thế của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, mà ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Hòa Bình nói riêng đang hòa mình cùng với dòng chảy phát triển của đất nước về mọi mặt từ công cuộc xây dựng tổ quốc đến đời sống xã hội. Trong đó, từ thiện xã hội của Phật giáo là hoạt động thường xuyên, giàu ý nghĩa và đã đem lại những kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc ổn định an sinh xã hội, đó chính là “một nẻo” mà Phật giáo đã, đang và tiếp tục “nhập thế”. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, các phương pháp thu thập số liệu, thông tin… 1. Cơ sở lý luận của công tác từ thiện xã hội Phật giáo Ngay từ buổi đầu hình thành, Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh trong giáo lý của đức Phật; tinh thần Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí. Hiểu cho thật đúng nghĩa, đó không phải là sự ban ơn, ban phúc mà là chia sẻ nỗi đau với người khác, tạo điều kiện cho người khác vượt qua khó khăn và xây dựng một cuộc sống an vui. Bố thí mang lại an vui, lợi lạc cho nhiều người, góp phần giảm thiểu những khó khăn trong đời sống, giảm thiểu niềm đau nỗi khổ. Những việc làm này vừa có giá trị đối với đời sống vật chất lẫn tinh thần. Thực hành hạnh bố thí, làm điều thiện giúp cho tình cảm con người hướng về cuộc sống chung quanh, hòa đồng với mọi người, tích phúc theo lời Phật dạy. Đạo Phật là đạo từ bị, đạo trí tuệ. Những người con Phật là những người phải biết dùng từ tâm ban trải mang lại hạnh phúc cho mọi người. Một khi đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì chúng ta mới cảm nhận được tâm trạng của họ và đây là yếu tố để phát triển tâm Bi tức là lòng bị mẫn thương xót muốn cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ theo đúng tinh thần hành Bồ - tát đạo.
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 725 Để độ cho chúng sinh bớt khổ thì trước nhất phải biết độ mình. Ngày xưa chính Đức Thế Tôn đã dày công tu hành mới chứng thành đạo Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế hành giả lấy chúng sinh làm đối tượng để tu hành vì chúng ta cũng là chúng sinh, có nghĩa là chúng ta cũng còn đau khổ và ai ai cũng mong cầu hạnh phúc. Theo luật Duyên sinh tất cả chúng sinh trong thế gian tương quan với nhau dù trực tiếp hay gián tiếp để sinh tồn. Vì thế Phật dạy rằng: “Thế gian này chẳng nên tranh đấu với nhau bởi vì mọi người đều là một thể nhưng xưa nay con người vốn không phân biệt được nhân ngã mà thôi. Tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, chẳng có vật nào độc lập mà tồn tại. Mình và vạn vật đã nương nhau để sống còn thì việc ban bố lòng thương và ân huệ cho chúng sinh khi mới nhìn thì giống như vì người nhưng thật ra đối với chính mình thì lợi ích còn lớn hơn”. Tiếp nối truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Cần Thơ luôn hướng tới những hoạt động từ thiện, đó không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ là sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là hoạt động từ thiện. 2. Tổng quan về tỉnh Hòa Bình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình 2.1. Tổng quan về tỉnh Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình là tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô thủ đô Hà nội, tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng và trung du, Bắc bộ; có đường giao thông vận tải thủy bộ tương đối thuận lợi để giao lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.595,2km2; dân số hơn 80 vạn người, có 10 huyện, thành phố; 151 xã, phường, thị trấn; 1482 thôn, xóm, tổ dân phố; Có 7 dân tộc, (dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%): Hòa Bình có 3 tôn giáo chính là đạo Công giáo, Phật giáo và Tin lành, tống số tín đồ có khoảng có trên 48.000 tín đồ (trong đó Phật giáo là 27.400, Công giáo là 21.370, Tin Lành khoảng 100 người chiếm 5,9% dân số toàn tỉnh, hầu hết tín đồ là đồng bào dân tộc Kinh và dân tộc Mường), các tôn giáo đã có mặt trên địa bàn 11/11 huyện, thành phố, 99/151 xã, phường, thị trấn. Về địa hình: phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình; phía đông giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
  4. 726 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Lịch sử thành lập tỉnh Hòa Bình: Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ). Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau này thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa). Ngày 05 tháng 9 năm 1896, tỉnh lỵ Tỉnh Mường chính thức được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm. Từ đó, Tỉnh Mường được gọi là Tỉnh Hòa Bình, với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà.. (Huyện Lạc Thủy lúc này thuộc châu Lạc Sơn, đến năm 1908 chuyển về tỉnh Hà Nam). Từ đó địa giới hành chính cơ bản ổn định. Đến tháng 5/1953, Huyện Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan, Ninh Bình chuyển về tỉnh Hòa Bình. Từ năm 1950, các châu được đổi thành huyện và các đơn vị hành chính huyện của tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi: ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà. Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh Hòa Bình có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy. Tháng 12/2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại III, với tên gọi là Thành phố Hòa Bình. Từ ngày 14 tháng 7 năm 2009, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và sát nhập vào Thành phố Hà Nội, tới thời điểm này, tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố, với 210 xã, phường, thị trấn. Từ năm 2017-2019, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố, đến năm 2019, thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Theo đó, tỉnh Hòa Bình đã sáp nhập
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 727 huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình đến nay toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 151 đơn vị cấp xã và 1482 thôn, xóm, tổ dân phố. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình Năm 2005, UBND tỉnh Hòa Bình đã chính thức công nhận sự có mặt của Phật giáo trên địa bàn tỉnh bằng Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 02/6/2005 về việc chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo với tên gọi là Ban đại diện Phật giáo thị xã Hòa Bình. Qua 07 năm phát triển về mặt tổ chức, nhân sự, tín đồ, cơ sở vật chất.., ngày 30/10/2012, UBND tỉnh Hòa Bình quyết định thành lập tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình (quyết định số 1603/QĐ-UBND), tới tháng 11/2012, Phật giáo tỉnh Hòa Bình tổ chức đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2012-2017 và đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022 (tháng 8/2017). Hiện nay Phật giáo Hòa Bình có 1 tổ chức cấp tỉnh và 5 đơn vị trực thuộc (Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh và các Ban Trị sự GHPG các huyện, thành phố: thành phố Hòa Bình; huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy và Kỳ Sơn). Từ khi thành lập đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình động tuy có sự thay đổi về địa giới hành chính, cũng như qui mô tổ chức, nhưng tăng ni phật tử trong tỉnh luôn kế thừa và giữ vững truyền thống cao quí của các thế hệ tôn túc đi trước. Suốt quá trình hoạt động Phật sự trong các nhiệm kỳ qua, Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu tốt đẹp, thiết thực đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Hòa Bình ngày một phát triển. 3. Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình Thể theo phương châm “Tốt đời đẹp đạo” Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã tích cực thực hiện các công tác Từ thiện Xã hội như: ủng hộ quỹ khuyến học khuyến tài; phát quà cho bà con nghèo, xây dựng cầu đường giao thông nông thôn, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, khám bệnh phát thuốc, châm cứu từ thiện cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn... Trong năm 2019, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình ủng hộ các gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa 1037 suất quà, 30 xe đạp; tổng trị giá khoảng 574 triệu đồng 1. Theo số liệu thống kê từ năm 2012 - 2019 công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã thực hiện với kinh phí tổng cộng như sau: 1 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình (Số: 33 /BC-BTS ngày 07/11/2019): Báo cáo tổng kết Phật sự năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ hoạt động năm 2020.
  6. 728 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thời SỐ TIỀN TT ĐƠN VỊ Số lượng Lý do gian (Nghìn đồng) - Thượng Bì, Kim Bôi 200 suất Tết vì người 1 2012 100.000.000 - Phú Minh, Kỳ Sơn 10 xe đạp nghèo Tết vì người Tân Lạc, Kim Bôi, lạc nghèo; Bếp ăn 2 2013 Thủy, Mai Châu, Bệnh 400 suất tình thương; Tết 193.000.000 viện tp Hòa Bình 01/6 và Trung thu Kỳ Sơn, Mai Châu, TT Tết vì người 800 suất 240.000.000 Bảo trợ xã hội nghèo 3 2014 10 bộ ủng hộ trường Phú Cường (Tân Lạc) máy vi 80.000.000 cấp II tính Tết vì người Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kỳ nghèo; Tết Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, 4 2015 Trung thu; Học 412.000.000 Tp. Hòa Bình, TT Bảo trợ 750 suất sinh nghèo vượt XH khó 02 bộ Trường mầm non xã Tân máy vi Phong, Cao Phong tính, cặp 30.000.000 sách, vở học sinh Chi cục Thủy sản, Sở 50.000.00 Tái tạo nguồn NN&PTNT tỉnh cá giống thủy sản Lương Sơn, Kim Bôi, Tp. Hòa Bình, Kỳ Sơn, Tân Tết vì người 1.520 Lạc, Cao Phong; Hội bảo nghèo; Học sinh suất và xe 747.000.000 trợ người tàn tật và trẻ mồ nghèo vượt khó, đạp 5 2016 côi, Hội khuyến học HB lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh và Quảng trị Chi cục Thủy sản, Sở 50.000.00 Tái tạo nguồn NN&PTNT tỉnh cá giống thủy sản
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 729 Tết người nghèo, Quỹ Mai Châu, Đà Bắc, Yên 1.600 khuyến học, 960.000.000 Thủy, Lạc Thủy, Tân lạc suất quà 6 2017 ủng hộ lũ lụt, sạt lở đất Chi cục Thủy sản, Sở 50.000.00 Tái tạo nguồn NN&PTNT tỉnh cá giống thủy sản Tết người Mai Châu, Đà Bắc 100 suất 40.000.000 nghèo 7 2018 Chi cục Thủy sản, Sở 50.000.00 Tái tạo nguồn NN&PTNT tỉnh cá giống thủy sản ủng hộ các gia đình nghèo, gia đình có hoàn 988 suất cảnh khó khăn; quà; Tặng học sinh 50 xe nghèo vượt khó 574.000.000 đạp; tại huyện Mai 01 phòng Châu; Thăm gia 8 2019 học đình chính sách; Lớp học vùng cao tại huyện Cao Phong Chi cục Thủy sản, Sở 70.000.00 Tái tạo nguồn NN&PTNT tỉnh cá giống thủy sản 2000 cây Lương Sơn giống lát, Tết trồng cây dổi Thành tiền 3.376.000.000 Đất nước ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đó là một thuận duyên để Phật giáo tỉnh Hòa Bình thực hiện những Phật sự trọng đại trong mọi hoạt động của mình và đã thu được thành tựu đáng kể. Nhìn lại công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Hòa Bình một số năm gần đây ta thấy hoạt động này đã đi vào nề nếp và có kết quả đáng khích lệ. Những đóng góp của Phật giáo tỉnh Hòa Bình đã diễn ra liên tục và có chiều sâu.
  8. 730 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Chức sắc, Phật tử đã tích cực đóng góp thiết thực để hoạt động này đạt được thành tựu viên mãn. Hoạt động từ thiện đã xác định đúng hướng đi và bám sát tôn chỉ mục đích đề ra của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm huy động nguồn lực xã hội để tăng cường sự quan tâm đối với các đối tượng bất hạnh trong xã hội. 4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình Các cấp cơ quan, ban ngành chính quyền tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa tới hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, nhất là công tác từ thiện xã hội. Các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Cần nhìn nhận nó như là một nguồn lực cần phát huy để góp phần phát triển, ổn định xã hội. Từ đó, cần thật sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến các hoạt động từ thiện của Phật giáo trên địa bàn tỉnh. Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cần nâng tầm và đi vào chiều sâu nhằm gắn kết giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra thì nhất thiết phải nâng hoạt động này thành công tác xã hội. Khác với hoạt động từ thiện xã hội với ý nghĩa hỗ trợ vật chất mang tính nhất thời, công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng trong xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cần quan tâm chỉ đạo nhằm phát huy đúng ý nghĩa tinh thần “vô ngã vị tha, ban vui cứu khổ” của đạo Phật. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình cần phát triển và làm phong phú thêm các hình thức từ thiện xã hội như mở thêm các văn phòng tiếp nhận trao quà từ thiện tại một số các cơ sở tôn giáo, các cơ sở sản xuất để thu hút nguồn lao động địa phương đặc biệt là các hình thức hướng nghiệp cho con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. người khuyết tật, kẻ mồ côi. Tính “nhập thế” của đạo Phật trong thời đại mới cần gắn với các hành động thiết thực hơn nữa để Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Hòa Bình nói riêng mãi lưu chuyển trong dòng lịch sử dân tộc. 5. Kết luận Dù đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo tỉnh Hòa Bình nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung luôn lấy đức từ bi, hỷ xả để giáo hóa chúng sinh, lấy tình thương, khoan hòa làm phương châm hành đạo. Đồng thời, điều đó lại được hiện thực hóa thông qua các hành động cụ thể và thiết thực
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 731 trong công tác từ thiện xã hội mang tính nhân văn sâu sắc góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, với những kết quả đã đạt được trong năm qua, công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình rất đáng trân trọng, cần được nhân rộng và phát triển hơn nữa để trong thời gian tới Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. TS. Lê Bá Trình, PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, TS Trần Văn Anh, Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, H 2017. 2. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS), Báo cáo tổng kết năm 2019. 3. Nguyễn Quốc Tuấn: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20. Nxb Từ điển bách khoa, 2012. 4. Cổng thông tin Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. 5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1