YOMEDIA
ADSENSE
Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc liên kết nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
25
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết chủ yếu dựa trên các cuộc phỏng vấn, tập trung nhóm với một số tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để xác định những vấn đề chính nhằm đưa ra những nhóm giải pháp trong việc phát huy vai trò hiệp hội doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc liên kết nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC LIÊN KẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM PROMOTING THE ROLE OF BUSINESS ASSOCIATIONS IN LINK AGES TO IMPROVE EFFICIENCY BUSINESS SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN KONTUM PROVINCE Võ Thị Phương, Nguyễn Thị Minh Chi Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum TÓM TẮT Doanh nghiệp có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nhưng ai có thể thực sự đại diện cho khu vực này trong một quá trình chuyển đổi kinh tế vẫn còn là một câu hỏi lớn. Bài viết nhằm khái quát những cơ sở lý luận về hiệp hội doanh nghiệp, thực tế hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Bài viết chủ yếu dựa trên các cuộc phỏng vấn, tập trung nhóm với một số tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để xác định những vấn đề chính nhằm đưa ra những nhóm giải pháp trong việc phát huy vai trò hiệp hội doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: Hiệp hội, Hiệp hội doanh nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kon Tum. ABSTRACT Enterprisesplay an increasingly important role in the economy which have mainly madeup Gross Domestic Production (GDP). However, it is a wonder who will represent for this section in economic development, still being a big question. Therefore, this study providedliterature views of business associations anddata of small and medium enterprises in recent years. Furthermore, thestudy focused on deeply interviews and group discussions to reveal problems and tobuild solutions aiming to improve efficiency business small and medium enterprises in Kontum province. Key words: Association,business association, Small and medium enterprise, Kontum. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong việc tham gia giải quyết những vƣớng mắc của cộng đồng doanh nghiệp. Với tính chất đặc thù của nền kinh tế mở, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn có những trách nhiệm to lớn trong việc liên kết, lôi kéo sự lan tỏa về vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị toàn cầu và nâng giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng. Việc nâng cao vai trò hiệp hội là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo đƣợc sự đồng thuận của các doanh nghiệp thành viên trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Xét về bản chất, các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, nhất là việc tạo ra một môi trƣờng và một cơ chế để có thể liên kết một cách chặt chẽ các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế trong các ngành hàng và để đảm bảo hiệu quả lợi ích chung của các ngành kinh tế, đồng thời cũng bảo đảm đƣợc lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia. Một doanh nghiệp không thể đơn phƣơng đối phó với ―hàng rào‖ bảo hộ của nƣớc ngoài mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của hiệp hội nơi doanh nghiệp là thành viên, thông qua hiệp hội phản ảnh với các cơ quan chức năng liên quan để có những phản ứng kịp thời, qua đó, gỡ khó cho doanh nghiệp. Có thể nói, các hiệp hội là đại diện cho quyền lợi và hình ảnh doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng và các hiệp hội cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tƣ vấn cho doanh nghiệp, tham vấn cho Chính phủ trong nghiên cứu, lựa 184
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) chọn và ban hành chính sách liên quan đến điều hành vĩ mô, đƣợc sự ghi nhận của xã hội (Hayami, 1997). Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng, năng lực do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện trên 28 hiệp hội ngành hàng quốc gia và 50 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành cấp tỉnh mới đây cho thấy, đa phần các hiệp hội đều đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhƣng nhìn chung chƣa mang tính chuyên nghiệp, thƣờng xuyên, hiệu quả. Mối quan hệ giữa các hiệp hội và doanh nghiệp chƣa có đƣợc sự gắn kết và tƣơng tác cần thiết. Vai trò và tiếng nói của hiệp hội hiện đang bị xem nhẹ. Chỉ cần khoảng 10-15 năm nữa, khi đó con số doanh nghiệp tăng lên rất nhiều so với hiện nay thì vai trò của hiệp hội lúc ấy là không thể thiếu. Nhƣng khi nghiên cứu cho thấy hầu hết các hiệp hội kinh doanh Việt Nam vẫn còn yếu với số lƣợng nhỏ các thành viên cũng nhƣ các lĩnh vực hạn chế hoạt động. Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp thƣờng bị bỏ quên và bỏ qua.Sự tồn tại và hoạt động của các hiệp hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, chẳng hạn nhƣ xã hội, chính trị và yếu tố kinh tế. Việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp là xúc tiến quan trọng để tạo ra một động lực cho sự phát triển kinh tế (Ruttan, 1989). 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm hiệp hội doanh nghiệp Sự cạnh tranh và quy luật đào thảo khắc nghiệt của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có sự đoàn kết. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, tạo môi trƣờng cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến, tƣ vấn phát triển cho các thành viên. Và các Hiệp hội doanh nghiệp ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó. Hiệp hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những ngƣời có nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh (Moore và Hamalai, 1993). Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm tất cảcác tổ chức doanh nghiệp chính thức hoặc các công ty liên quan đếnvấn đề hợp tác kinh doanh. Bao gồm các tổ chức với quy mô khác nhau: Lớn hay nhỏ, quốc gia hay địa phƣơng,rộng hoặc hẹp đối với từng ngành cụ thể, các hiệp hội thành viên là những cá nhân, hay những liên đoàn các hiệp hội nhỏ hơn,tự nguyện hay bắt buộc,liên kết chặt chẽ với các cơ quan chính phủ hoặc độc lập, đƣợc điều hành bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp có thể đƣợc đặt ở các nƣớc khác nhau nhƣ là một văn phòng đại diệntrong một khu vực xác định, tổ chức ngành nhƣ thƣơng mại, công nghiệp liên kết với các thành viên đồng nhất hay là đại diện cho ngành công nghiệp cụ thể nào đó (Moore và Hamalai, 1993). Hình thức hoạt động và chức năng của Hiệp hội doanh nghiệp có sự khác biệt nhau giữa các nƣớc. Do đó, khó để đƣa ra một khái niệm chung nhất về hiệp hội doanh nghiệp. Nhƣng nhìn chung, tất các các hiệp hội đều hình thành dựa trên những mục tiêu là ngƣời đại diện cho những mối quan tâm của doanh nghiệp và cũng là ngƣời cung cấp những dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu của thành viên tham gia (Do, 2001). Từ những mục tiêu hình thành đó buộc các hiệp hội phải xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý và ban quản trị tinh nhuệ nhất. Ban quản trị chịu trách nhiệm hằng ngày đối với những hoạt động của hiệp hội, mô tả và điều phối những hoạt động của hiệp hội. Ở mỗi cấp của hiệp hội mà chức năng của bộ máy sẽ phải sẽ đƣợc bổ sung hay tinh giản sao cho phù hợp. 185
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.2. Hiệp hội như là cấu trúc thiết chế Có rất nhiều học giả nêu ra những khái niệm khác nhau về hiệp hội doanh nghiệp. Trong nền kinh tế mới thì khoản mục hiệp hội đƣợc hiểu với nghĩa rộng hơn. Thiết chế đƣợc định nghĩa là những luật chơi trong xã hội, hay cao hơn nó là thiết chế tạo ra những rào cản có tính nhân văn hình thành nên sự tƣơng tác giữa các thành phần nền kinh tế. Hiệp hội làm giảm đi sự không chắc chắn bằng cách đƣa ra những hành vi ứng xử giữa các bên trong quá trình tƣơng tác xã hội (North, 1990). Những quy tắc và luật lệ của Hiệp hội phải đƣợc hiểu, đƣợc áp dụng có tính lặp đi lặp lại trong những tình huống có tính lặp đi lặp lại và có tính tiên đoán cao (Nabli và Nugent, 1989). Thiết chế kinh tế mang tính chất là Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp thành viên để bảo vệ lợi ích chung trong cuộc cạnh tranh thị trƣờng nhƣ giành thị phần, hạn chế rủi ro, kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh. Thêm nữa xuất phát từ lợi ích giữa các doanh nghiệp thành viên hiệp hội thoả thuận về phân chia thị trƣờng, giá cả, quy mô sản xuất; yểm trợ nhau để cùng gia tăng (tối đa hoá) lợi nhuận trên các phƣơng diện chủ yếu nhƣ trao đổi thông tin về thị trƣờng, hỗ trợ nhau về công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phối hợp xúc tiến thƣơng mại, tiếp thị, đào tạo chuyên gia và công nghệ,... Hiệp hội cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc, thể hiện trên các góc độ nhƣ phản ánh nguyện vọng, kiến nghị với Nhà nƣớc về các chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến lĩnh vực hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế với tính chất và vai trò là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhƣ một liên minh của các doanh nghiệp hoặc trên cùng một địa bàn, một dạng liên kết mềm theo chiều ngang, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế không phải là một tổ chức kinh doanh bao trùm với sự điều hành chung. Theo đó, không phải là một đầu mối quản lý nhà nƣớc (trực thuộc cơ quan chủ quản); và cũng không phải là một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để động viên, giáo dục hội viên và tham gia quyền lực chính trị. Nói một cách khác, Hiệp hội của các tổ chức kinh tế chính là một hình thức Tổ chức Phi Chính phủ với hai tính chất chính là xã hội và nghề nghiệp. Gần nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng có các Tổ chức Hiệp hội có hoạt động trong lĩnh vực đó. 3. Sự thay đổi vai trò của thiết chế cùng với sự phát triển của nền kinh tế Về cơ bản, sự phát triển của hệ thống xã hội đƣợc biết nhƣ là tiến trình tƣơng tác giữa các yếu tố kinh tế và những yếu tố văn hóa- thiết chế. Cấu trúc về sự phát triển của hệ thống xã hội đƣợc minh họa sinh động trong Biểu đồ 1. Phần dƣới của biểu đồ thể hiện những yếu tố kinh tế bao gồm những nhân tố sản xuất nhƣ nguồn lực tự nhiên, lao động, vốn và kĩ thuật những yếu tố thƣờng đƣợc gọi là nhân tố sản xuất (hay đầu vào) trong nền kinh tế. Phần trên của biểu đồ thể hiện cấu trúc của các yếu tố văn hóa- thiết chế. Văn hóa ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là những giá trị của nhân loại trong xã hội, trong khi đó thiết chế chế chính trị đƣợc hiểu nhƣ là những quy tắc đƣợc thừa nhận bởi các thành viên trong xã hội bao gồm luật lệ đƣợc quy định có tính pháp lý và những quy ƣớc ứng xử trong xã hội. Trong khi mà sự tích lũy về nguồn lực và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật bị ràng buộc bởi thế chế chính trị và văn hóa, thì sự thay đổi về bởi thiết chế và văn hóa tác động bởi sự thay đổi của nguồn lực đƣợc tích lũy và sự tiến bộ KH-KT. Nhƣ vậy một phƣơng pháp đƣợc cho là có hiệu quả cho việc phân tích khi mà nơi đó có yếu tố văn hóa thiết chế có tính ổn định tƣơng đối. Thật vậy, phƣơng pháp này đủ khả năng để giải quyết những chuỗi phát triển kinh tế bên trong sự thay đổi xảy ra về văn hóa-thiết chế (Hayami, 1997). Một thuyết về sự phát triển kinh tế phải đƣợc xem xét trong những yếu tố có tính tƣơng quan lẫn nhau. 186
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Văn hóa Thiết chế Yếu tố văn (Hệ thống những giá (Luật lệ) hóa- thiết chế trị) Nguồn lực Công nghệ Yếu tố kinh tế (Những nhân tố sản (Chức năng sản xuất) xuất) Biểu đồ 1: Sự phát triển tương quan trong hệ thống xã hội (Hayami, 1997) Hầu hết vai trò của các thiết chế trong một xã hội là giảm đi tính rủi ro bằng việc hình thành một cấu trúc ổn định đối với sự tƣơng tác trong xã hội. Những sự ổn định của các thiết chế đang bị hao hụt bởi dần cùng với sự phát triển kinh tế. Các thiết chế đang tiến hóa và vì vậy mà có sự sẵn sàng để thay thế chúng (North, 1990). Sự thay đổi về thiết chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố cung cầu đƣợc cho là xảy ra trong sự thay đổi thiết chế. Sự hành động mang tính tập trung dẫn đến thay đổi nhƣng cung về nổ lực có tính tổ chức điều mà đƣợc tạo ra bởi sức ép giữa nhƣng nhóm quan tâm. Sự cung ứng về một nổ lực có tính tổ chức bị tác động mạnh bởi sự phân phối của các nguồn lực chính trị và bởi chi phí của giành đƣợc sự đồng tâm từ xã hội. Sự thay đổi mang tính tổ chức có thể đƣợc xem xét là trái tiêm của một tiến trình dài hạn của sự phát triển kinh tế bởi nó cung cấp những kết nối giữa sự phát triển và tăng trƣởng. Điều này phù hợp với việc định nghĩa sự phát triển kinh tế nhƣ là sự tăng trƣởng kinh tế cùng với sự thay đổi có tính tổ chức hiệu quả. 3.1. Mối quan hệ giữa Hiệp hội doanh nghiệp và phát triển Kinh tế Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát có thể kết luận rằng hiệp hội doanh nghiệp có mối tƣơng quan với sự phát triển của nền kinh tế.Với vai trò của mình các hiệp hộikinh doanh tăng cƣờng sự đối thoại giữa nhà nƣớcvà các doanh nghiệp. Do đó, họ có thể giảm chi phí giao dịch, do đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.Với vị trí chuyên biệt của mình các hiệp hội doanh nghiệp có đƣợc nhữnglợi thế nhất định. So với các cơ quan nhà nƣớc họ có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình và liên hệ chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp thành viên, ví dụ:với các doanh nghiệp, họ có tiếp cận tốt hơn với các cơ quan nhà nƣớc và có thể có đƣợc thông tin tốt hơn. Vì vậy, họ giảm chi phí giao dịch và tạo điều kiện toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn khi nhu cầu về thông tin trong xã hội ngày càng tăng.Đặc trƣng của sự phát triển kinh tế thƣờng đƣợc quyết định bởi sự chuyên môn hóa trong phân công lao động. Sự chuyên biệt ngày càng cao thì nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin càng gia tăng. Nhƣ vậy có thể kết luận rằng có một mối liên hệ, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển hiệp hội doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế. Một mặt, giúp giảm chi phí giao dịch. Mặt khác,hiệp hội doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn do sự gia tăng trong nhu cầu cung cấp thông tin trong sự phát triển kinh tế (Meier, 1997). Hiệp hội là sự tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tạo sức mạnh cộng đồng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là cầu nối cho sự hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm mục đích nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, trong đó hội viên vừa là chủ nhân, vừa là khách hàng của Hiệp hội và mỗi hội viên đều là khách hàng, là đối tác và chính là các nhà đầu tƣ chiến lƣợc của nhau, góp phần thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh‖. 187
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.2. Kinh nghiệm và bài học về công tác hoạt động Hiệp hội Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Hiệp hội doanh nghiệp. Những tổ chức này rất khác nhau về ngôn ngữ, tên gọi, tiêu chí hội viên, tiêu chí hoạt động, cách thức tổ chức và điều hành, nhƣng đều có chung một mục tiêu liên kết những nhà lãnh đạo doanh nghiệp với nhau để tạo môi trƣờng tốt hơn cho hội viên trao đổi ý tƣởng, học hỏi và cùng phát triển. Nhiều Hiệp hội cũng xác định mục tiêu cung cấp cơ hội cho lớp trẻ phát triển năng lực lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội, năng lực kinh doanh và tinh thần đoàn kết, bằng cách đó đóng góp vào sự tiến bộ của cộng đồng. Hầu nhƣ quốc gia nào cũng có tổ chức Hội doanh nghiệp tuy quy mô và hoạt động rất khác nhau. Nghiên cứu tình hình hoạt động của một số Hiệp hội doanh nghiệp của thế giới, đặc biệt qua nghiên cứu sâu tổ chức và hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ, Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản, Hội doanh nghiệp trẻ Anh, Hội doanh nghiệp trẻ quốc tế và Tổ chức các Chủ tịch doanh nghiệp trẻ quốc tế, có thể rút ra những điểm sau: Thông qua mô hình tổ chức và hoạt động của một số Hội doanh nghiệp cho thấy hoạt động của Hội, câu lạc bộ doanh nghiệp chỉ mạnh và ổn định khi đƣợc tổ chức tốt, đặc biệt là có bộ máy lãnh đạo và bộ máy điều hành đủ năng lực. 3.2.1. Về cơ cấu tổ chức phải gọn và tinh Việc lựa chọn cán bộ phải có chuyên môn, những ngƣời lãnh đạo của Hiệp hội phải do quá trình Hiệp thƣơng bầu ra. Các chức vụ Chủ tich, Phó Chủ tịch và Ủy viên thƣờng trực đều do Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của các doanh nghiệp lớn trong ngành đảm nhận với nhiệm kỳ là 2 năm. Việc lựa chọn những vị trí chủ chốt này có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tập hợp và phát triển của Hội. Ngƣời giữ vai trò ngọn cờ là các doanh nghiệp có tầm cỡ, có uy tín, có hiểu biết rộng và đặc biệt là tâm huyết với phong trào, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của Hội. 3.2.2. Về tổ chức thực hiện Cần thực hiện chế độ tự chủ về kinh phí nhất là nguồn kinh phí thu từ hội viên. Các đơn vị tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội nhƣng không phải là hội viên chính thức thì phải đóng hội phí cao hơn với các hội viên chính thức. Các hội viên chính thức có quyền xem xét và dự đoán kinh phí của Hiệp hội. 3.2.3. Về phát huy vai trò của Hiệp hội Các DN có nhu cầu và thích giao lƣu, gặp gỡ, hội DN cần tổ chức buổi sinh hoạt có hình thức mềm mại, tạo điều kiện về thời gian và không gian cho việc gặp gỡ, giao lƣu của hội viên. Trong 1 năm Hội DN cần tổ chức 2-3 hoạt động lớn có nội dung thiết thực vừa đáp ứng nhu cầu hội viên vừa để quy tụ và phát triển hội viên mới. Hội cần quan tâm bồi dƣỡng, chuẩn bị lực lƣợng cán bộ đủ năng lực để triển khai công tác đoàn kết, tập hợp giới doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy đang rất thiếu những cán bộ Hội vừa giỏi về công tác doanh vận, vừa có kiến thức về kinh tế và doanh nghiệp để tiếp cận giới doanh nghiệp và triển khai công tác doanh nghiệp có hiệu quả. 4. Kết quả nghiên cứu và khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon tum ra đời vào ngày 02/12/2012 và đến thời điểm hiện nay đã có 92 hội viên, tăng 16 hội viên so với lúc mới thành lập. Đa phần hội viên của Hiệp hội đều là những doanh nghiệp nòng cốt, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong mọi lĩnh vực ngành nghề trên địa bàn của tỉnh Kon Tum. Thời gian vừa qua Hiệp hội đã đảm nhận vai trò, nhiệm vụ là ―mái nhà chung‖ của cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện chức năng làm cầu nối cho doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nƣớc. Thời gian qua, mặc dù Hiệp hội Doanh 188
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nghiệp tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay, số lƣợng hội viên tham gia vào Hiệp hội lại rất ít, chỉ chiếm khoảng hơn 5-8% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chƣa mặn mà tham gia vào tổ chức Hiệp hội. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đều có tâm lý thăm dò xem họ sẽ đƣợc những gì khi vào Hiệp hội rồi mới tiếp tục gắn bó. Trong khi đó, vai trò của tổ chức Hiệp hội lại có quá nhiều ràng buộc. Nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng lại chƣa kịp thời tới các doanh nghiệp cũng đã góp phần cản trở việc vận động doanh nghiệp tham gia sinh hoạt. Ngoài ra, việc huy động các nguồn thu từ các hội viên cũng rất ít, lại không thƣờng xuyên và ổn định nên càng gây khó khăn cho hoạt động chung. Hơn nữa, các thành viên trong Hiệp hội lại mang tính kiêm nhiệm, cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ cho công tác thiếu cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều hoạt động của Hiệp hội bị chậm trễ. Bên cạnh đó, phần kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc lại không có, phần tài trợ của các tổ chức, đơn vị rất ít nên việc mua sắm thiết bị cho văn phòng cũng bị hạn chế. Nghiên cứuđã chỉ ra rằnghầu hết cáchiệp hộithiếu nguồn lựctài chính vàcá nhân.Vì lý do nàyhoạt động của họhạn chế vàkhông thể cung cấpnhiều chonhà nƣớccũng nhƣcho các thành viêncủa họ. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều thuộc loại hình DNVVN. Theo cơ cấu ngành kinh tế, số lƣợng doanh nghiệp ở các ngành thƣơng nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải kho bãi; dịch vụ lƣu trú và ăn uống; công nghiệp chế biến và chế tạo là những ngành chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định, giai đoạn 2011-2015 thực hiện xây dựng, phát triển 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh, bao gồm các sản phẩm: cà phê; các sản phẩm chế biến từ mủ cây cao su; các sản phẩm chế biến từ sắn, mía đƣờng; gạch ngói; bột giấy và giấy; rau hoa xứ lạnh; sâm Ngọc Linh; sản xuất và chế biến cá nƣớc lạnh; các sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn trong nƣớc thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm có giá trị xuất khẩu hoặc thị trƣờng xuất khẩu lớn. Từ đó đề ra cho tỉnh những nhiệm vụ mới để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm chủ lực và tìm kiếm thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm. Đánh giá thực trạng, chất lƣợng các sản phẩm chủ lực của tỉnh thì cũng đã có bƣớc tiến bộ đáng kể, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu nhƣ sản phẩm gỗ, cà phê nhân; mủ cao su thô; tinh bột sắn, đƣờng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói),… Tuy nhiên, đa số các sản phẩm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh sản xuất chủ yếu còn ở dạng sơ chế nhƣ cà phê nhân, mủ cao su, sắn lát khô; các sản phẩm tinh chế chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội tỉnh nhƣ cà phê bột, gạch ngói,… khả năng tiêu thụ toàn quốc và xuất khẩu là chƣa cao do năng suất thấp, chất lƣợng chƣa cao, chƣa có thƣơng hiệu,… Nhìn chung, trình độ công nghệ, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh còn thấp so với các địa phƣơng khác. Doanh nghiệp chƣa quan tâm nhiều đến việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh dài hạn, đầu tƣ lâu dài đến việc quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu của mình; cạnh tranh chỉ mang tính sự vụ và nhất thời... Nguyên nhân của những tình trạng trên bắt nguồn từ những yếu tố khách quan và chủ quan của bản thân doanh nghiệp. Cụ thể: Thứ nhất, về phía doanh nghiệp, tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế, khiến doanh nghiệp chƣa mạnh dạn đầu tƣ công nghệ, thiết bị hiện đại, mở rộng lĩnh vực sản xuất. Doanh nghiệp chƣa quan tâm đầu tƣ vốn vào việc sử dụng các công cụ quản lý, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng của sản phẩm, hàng hoá. Chi phí cho việc sản xuất còn khá cao (vì các doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều kinh phí không cần thiết cho việc quản lý điều hành, quản lý sản xuất, khắc phục sai lỗi của sản phẩm,...). Trình độ quản lý sản xuất hệ 189
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thống chƣa đƣợc áp dụng một cách khoa học, có hiệu quả, còn cảm tính mà thiếu định lƣợng cho các công đoạn sản xuất. Doanh nghiệp chƣa quan tâm xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm, quảng bá, chiến lƣợc marketting, xây dựng thƣơng hiệu và khả năng thu hút khách hàng. Thứ hai, về phía cơ quan quản lý, chƣa xây dựng đƣợc cơ chế hỗ trợ thật sự tạo nên động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm; chƣa có chiến lƣợc tổng thể để xây dựng đầu ra cho những sản phẩm chất lƣợng; đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu để có đủ năng lực hƣớng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Từ những thách thức trên cần thiết nâng cao vai trò hơn nữa của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum để tìm hƣớng khắc phục và xây dựng liên kết dựa doanh nghiệp với hiệp hội và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. 5. Đề xuất định hƣớng phát huy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum 5.1. Về phía cơ quan quản lý Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần đây Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm và dự định cung cấp các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đó đƣợc xem là một phần của thay đổi thiết chế. Trong đó, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng do vị trí đặc biệt của hiệp hội trong cộng đồng. Để phát huy tốt vai trò của Hiệp hội các doanh nghiệp, Chính phủ cần tập trung vào hai khía cạnh sau: một là khuôn khổ cho cáchiệp hội doanh nghiệp, khác là biện pháp xúc tiến hỗ trợ các hiệp hội để tăng cƣờng tổ chức nội bộ của họ cũng nhƣ chức năng đại diện. Thứ nhất, tiếp tục gắn chặt hơn nữa hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại địa phƣơng để các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia mang lại hiệu quả trực tiếp cho các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp. Thứ hai, ban hành một khung khổ pháp lý, có thể dƣới hình thức một Nghị định điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, làm cơ sở để các hiệp hội điều chỉnh chiến lƣợc, hoàn thiện quản trị và thực hiện đầy đủ hơn vai trò của mình trong quá trình phát triển của đất nƣớc, mục đích để hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp đi vào chuyên nghiệp và hiệu quả. Thứ ba, các cơ quan chức năng sẽ kết nối thông tin kịp thời với bộ phận văn phòng của Hiệp hội để tổ chức lựa chọn ra những doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực đang triển khai. Đó cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng, phục vụ kịp thời cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Thứ tƣ, cải thiện môi trƣờng pháp lý để cho phép các Hiệp hội doanh nghiệp đƣợc thành lập, phát triển và thực hiện những chức năng của mình. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng những quy định mới về về Hiệp hội doanh nghiệp, sẽ rất có ích nếu Chính phủ tham khảo những chuẩn mực và thông lệ của quốc tế trong lĩnh vực này. Nhìn chung, kinh nghiệm của các nƣớc khác cho thấy các luật, quy định về hệ thống quản lý đối với các Hiệp hội vừa phải hợp lý và tránh sự lạm dụng, vừa đảm bảo hạn chế gánh nặng kìm hãm sự ra đời của các Hiệp hội cũng nhƣ cản trở việc thực hiện các hoạt động hợp lý của họ. 5.2. Về phía hiệp hội Mặc dù số lƣợng hạn chế dokhuôn khổ các hoạt động của hội, không cần chờ đợi các sáng kiếncủa Chính phủ mà chính bản thân Hiệp hội cần phải thực hiện đổi mới các hoạt động nhằm tăng cƣờng tổ chức nội bộ,cũng nhƣ cải thiện tình trạng của họ và phạm vi ảnh hƣởng. Vì mới thành lập nên Hiệp hội còn yếu nhiều mặt, chính vì vậy mà việc thu hút thêm sự tham 190
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) gia tích cực của các thành viên là rất quan trọng cho sự tồn tại của Hiệp hội. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội: Thứ nhất, Hiệp hội cần phải kiện toàn lại bộ máy Ban chấp hành và thƣờng trực Hiệp hội. Theo đó, cần chọn những hội viên có tâm huyết, điều kiện để tham gia Ban lãnh đạp Hiệp hội. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng nên kêu gọi thêm nguồn đóng góp, ủng hộ từ những doanh nghiệp có điều kiện để phát triển thêm nguồn quỹ và nhất là để trả lƣơng cho nhân viên văn phòng Hiệp hội. Thứ hai, Hiệp hội vẫn phải là đại diện của doanh nghiệp nhƣng phải có cách hoạt động khác, cần phải thay đổi theo hƣớng: Tự vận động và tƣ vấn. Hiệp hội cần có các làm chủ động hơn, nỗ lực tự làm hoàn thiện mình để có thể chứng tỏ năng lực của mình. Thứ ba, Hiệp hội nên có một chƣơng trình hành động hoặc quy chế phối hợp với các sở, ngành liên quan trong hoạt động. Luôn luôn đề cao vai trò bảo vệ và phục vụ cho lợi ích hội viên. Liên kết trong cung ứng sản phẩm- liên kết trong bán chéo sản phẩm. Thứ tư, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố để vận động phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng lớn mạnh, trở thành lực lƣợng chủ lực, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Hiệp hội chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng, bố trí hoàn thiện các cơ chế chính sách, các quy phạm pháp luật, giúp đỡ, hỗ trợ tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và thƣờng xuyên liên hệ với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam để tranh thủ sự chỉ đạo, hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động. Hiệp hội coi trọng việc chủ động phối hợp với các Hiệp hội tỉnh, thành phố trong nƣớc và khu vực để hợp tác, liên kết, phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiệp hội cũng chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phƣơng và trung ƣơng để thông tin về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc, địa phƣơng, cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động của Hiệp hội... Thứ năm, nghiên cứu và theo dõi sát những diến biến của thị trƣờng. Mặt khác, trong lĩnh vực hoạt động của hiệp hội, cũng cần nghiên cứu, làm rõ và đề xuất ý kiến chính thức bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền để tổng hợp, làm rõ và đề ra giải pháp hoặc kiến nghị với Chính phủ đối với những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của các hiệp hội hiện cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Thứ sáu, xem xét, giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, sự thiếu chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, năng lực quản trị, điều hành chƣa tốt của cán bộ hiệp hội. Cần thiết có sự liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp giữa các tỉnh với nhau đặc biệt là các tỉnh lân cận, các tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên vì có những đặc thù phát triển kinh tế tƣơng đồng nhau. Xây dựng kế hoạch tƣ vấn, hƣớng dẫn doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn chuyên đề theo hình thức thích hợp giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản trị kinh doanh là vấn đề hiệp hội đặc biệt quan tâm; thông tin, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến phát triển kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc hiệp hội chú trọng, cùng với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thành viên quảng bá, xây dựng nâng cao, uy tín, năng lực kinh doanh, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng và hội nhập quốc tế...Hiệp hội phải là nơi để cộng đồng doanh nghiệp gửi gắm tâm tƣ, mong muốn, làm tròn nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo hƣớng đa dạng và đúng chất lƣợng cho doanh nghiệp. Mởthảo luậnvà tranh luậnvề các vấn đềvà các hoạt độngphổ biếnsẽ làcách tốt đểthúc đẩycác thành viên. Cuộc bầu cử dựa trêncơ sở dân chủ và công bằng cũng rất quan trọng để tạo ra bầu không khí tích 191
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cực trong các tổ chức. Nhƣ đã nói, những động cơ xã hội đóng một vai trò thiết yếu cho các thành viên trong việc tham gia tổ chức.Nó sẽ là tốt hơn ở giai đoạn đầu cho các hiệp hội tổ chức theo cách nhƣ vậy mà để tạo raliên kết tình cảm (Meier and Pilgrim, 1995). 5.3. Về phía doanh nghiệp Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp cần chọn cho mình một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn trong điều kiện mới. Hiện nay, Chính phủ đã công khai các ngành, các lĩnh vực ƣu tiên phát triển, công khai lộ trình hội nhập, nhất là lộ trình thuế. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm chắc chắn các nội dung đó để có định hƣớng, chiến lƣợc phát triển, tự xác định những lợi thế và thách thức đối với chính mình. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cũng có nghĩa là xác định cho doanh nghiệp hƣớng đi đúng đắn cho dài hạn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Thứ hai, mỗi doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết gắn bó với Hiệp hội. Doanh nghiệp cần chủ động hoàn thiện hệ thống thông tin, áp dụng các công cụ hiện đại để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực thông tin cho việc ra quyết định quản lý. Trong thời đại hiện nay, ngoài nguồn lực truyền thống là nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin chính là nguồn lực thứ tƣ không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với Hiệp hội, thông tin sẽ đến nhanh chóng, kịp thời, bớt tốn kém. Thứ ba, là tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, xây dựng một đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của một thị trƣờng toàn cầu. Để có thể đứng vững, các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi. Thứ tư, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao kiến thức và tƣ duy hiện đại cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp. Xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động là đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; thực hiện hoạt động chuyên sâu theo các nhóm, ngành sản xuất - kinh doanh. Tiếp cận công nghệ hiện đại để có đƣợc sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng cao. 6. Kết luận Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức. Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều chƣơng trình, các chính sách nhằm hỗ trợ khu vực này nhƣng chƣa mang lại nhiều kết quả khả quan. Một trong những nguyên nhân chính là hiệu quả hoạt động trong sự gắn kết của cộng đồng cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa bàn tỉnh nói chung và ở Kon Tum nói riêng. Ở đây vấn đề chủ chốt làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của hiệp hội kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ. Mục tiêu là để tăng cƣờng hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ Các hiệp hội doanh nghiệp vị trí hoàn hảo để hoàn thành nhiệm vụ này. Hoạt động của các hiệp hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, chẳng hạn nhƣ xã hội, chính trị và yếu tố kinh tế. Vì vậy để đảm bảo sự thành công của khái niệm này là xúc tiến quan trọng để tạo ra một động lực cho sự phát triển của tổ chức đó. Nhƣng trên hết, Hiệp hội phải phát triển trên cơ sở tự lực cánh sinh, hơn là dựa dẫm vào những hỗ trợ từ bên ngoài. Bên cạnh đó Chính phủ bằng cách tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho các cơ sở và các hoạt động của Hiệp hội đồng thời qua đó tạo ra một kênh thông tin quan trọng cho quá trình hoạch định chính sách cho Nhà nƣớc. Các nhà tài trợ có thể cung cấp hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển của hiệp hội doanh nghiệp. Thông qua sự hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ các nhà tài trợ giúp họ tăng cƣờng sự tồn tại và phát triển năng lực kỹ thuật cần thiết khác. 192
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dự án ―Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016, định hƣớng đến năm 2020‖ (Phê duyệt theo Quyết định số:388/QĐ-UBND, ngày 05/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum). [2] Niên giám thống kê 2012 tỉnh Kon Tum, 2012, NXB Thanh niên. [3] Nghị quyết ―Về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực‖ theo Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND của Tỉnh ủy Kon Tum. [4] Do, A. T. 2001. Business Associations and Promotion of mall and Medium Enterprises in Vietnam. Working papers, No.07. [5] Hayami, Y. 1997. Development Economics, Oxford: Clarendon Press. [6] Litvack, J. I. and Rondinelli, D. 1999. Market reform in Vietnam: Building institutions for development, London: Quorum Books. [7] Meier, R. and Pilgrim, M. 1995. Framework Conditions for Small Enterprise development in Vietnam, Germany. [8] Meier, R.1993. The Case for a New Approach to Small Enterprise Promotion, Göttingen. [9] Moore, M. and Hamalai, L. 1993. Economic Liberalization, Political Pluralism and Business Associations in Developing Countries, in: World Development, Vol. 21, No12, pp.1895-1912. [10] Nabli, M.K. and Nugent, J. B. 1989. The New Institutional Economic and Its Applicability to Development, in: World Development, Vol 17, No. 9. [11] North, D. 1990. Institutions, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge: Cambridge University Press. [12] Vernon W. R. 1989. Institutional Innovation and Agricultural Development. World Development, Vol. 17, No. 9, pp. 1375–1387. 193
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn