intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận 11 thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục cấp trung học cơ sở của Quận 11 đang trên con đường phát triển cùng ngành giáo dục Thành phố, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Bài viết trình bày việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở quận 11 thành phố Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(19), THÁNG 9 – 2018 PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DEVELOPING THE MANAGEMENT STAFF OF SECONDARY SCHOOLS IN DISTRICT 11, HO CHI MINH CITY VÕ MINH TUẤN KIỆT(*), THÁI HUY BẢO(**) (*) Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11, vmkiet@gmail.com (**) Trường Đại học Sài Gòn, thbsgu@yahoo.com.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 11/9/2018 Giáo dục cấp trung học cơ sở của Quận 11 đang trên con Ngày nhận lại: 9/10/2018 đường phát triển cùng ngành giáo dục Thành phố, việc xây Duyệt đăng: 15/10/2018 dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong thời gian qua đã đạt được Mã số: TCKH-S03T09-B19-2018 những kết quả nhất định. Vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn ISSN: 2354 – 0788 lớn cần phải giải quyết trong quá trình phát triển và đổi mới đó là: yêu cầu phát triển nhanh quy mô trường lớp vừa phải đáp ứng nhanh chóng việc nâng cao chất lượng giáo dục trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của Quận 11. ABSTRACTS Từ khóa: The education of Junior high school at District 11 is on the cán bộ quản lý, đội ngũ, trung way of development with the city education sector, the học cơ sở. development of management staff in the past has achieved Key words: certain results. There are still great contradictions to resolve management staff, staff, junior in the process of development and innovation: the rapid high school. development of the school, class size and the improvement of the education quality while the capacity for responding the requirements is still limited, the building of management staff for Junior high schools is still inadequate, not bringing into play all the potential and strength of District 11. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ các thế hệ học sinh phát triển một cách toàn Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong cơ sở chính là người tổ chức và chỉ đạo thực giai đoạn hiện nay. Do đó, phát triển đội ngũ hiện các hoạt động của nhà trường để đào tạo cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở đang 12
  2. VÕ MINH TUẤN KIỆT – THÁI HUY BẢO được các cơ quan quản lý quan tâm. Vì đây là Giáo dục và Điều lệ trường trung học cơ sở. nhân tố làm nên những thay đổi về chất lượng Góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, trong nhà trường, phát triển đội ngũ cán bộ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường dục trong giai đoạn hiện nay. trung học cơ sở: Dưới góc độ đổi mới quản lý 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN giáo dục có thể hiểu một cách cụ thể hơn: phát 2.1. Đội ngũ triển đội ngũ cán bộ quản lý là thực hiện các Theo Từ điển tiếng Việt, “Đội ngũ là tập chính sách, chương trình và biện pháp của các hợp gồm một số đông người cùng chức năng cấp quản lý giáo dục và cá nhân cán bộ quản lý hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” nhằm tăng cường về số lượng, chất lượng và cơ (Hoàng Phê, 1998, tr.328). Tuy nhiên, ở một cấu để họ có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập quản lý trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện hợp một số đông người, hợp thành một lực nay. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, trường trung học cơ sở là tạo ra một đội ngũ có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề cán bộ quản lý cho các trường đủ về số lượng, nghiệp, nhưng có chung mục đích xác định; họ đảm bảo về chất lượng, có trình độ, được đào làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về tạo theo theo đúng qui định, có phẩm chất đạo lợi ích vật chất và tinh thần. đức, có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn 2.2. Quản lý vững vàng. Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản “Quản lý là tác động có định hướng, có lý các trường trung học cơ sở đặt ra các yêu cầu chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) phải thực hiện các nội dung như: kế hoạch hóa đến khách thể quản lý (người bị quản lý) đội ngũ cán bộ quản lý, lựa chọn, định hướng, trong một số chức năng nhằm làm cho tổ bố trí sắp xếp, đề bạt, thuyên chuyển đội ngũ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở sao chức” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ cho đội ngũ đó ngày càng tiến bộ, phát huy Lộc, 1996). được năng lực, phẩm chất của mình để công tác 2.3. Cán bộ quản lý quản lý đạt hiệu quả cao. Theo nghĩa rộng, cán bộ quản lý bao gồm 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ tất cả những người tham gia vào hệ thống quản CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG lý và hình thành chức năng nhất định.Theo TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 11 nghĩa hẹp, cán bộ quản lý tương ứng với những 3.1. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của người lãnh đạo cao nhất trong tổ chức, đứng Quận 11 đầu một hệ thống, một tổ chức, với những chức Quận 11 là một trong 24 quận, huyện của danh nhất định và hoàn toàn chịu trách nhiệm Thành phố Hồ Chí Minh. Được chính thức về tổ chức, cơ quan do mình phụ trách. thành lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1969 theo 2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học Sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. cơ sở Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học ở Tây Nam thành phố, giáp quận Tân Bình ở cơ sở là tập hợp những người chịu trách nhiệm phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp Quận 5 quản lý các hoạt động của các trường trung học và Quận 10, phía Nam và Tây Nam giáp Quận cơ sở, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ 6. Tính đến 31/12/2017, Quận 11 có tổng số nhiệm, công nhận, cùng thực hiện các chức 2.583 hộ dân với dân số là 238.427 người, có năng quản lý giáo dục theo quy định của Luật 127.096 nữ (tỷ lệ 53,31%), người Hoa có 13
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(19), THÁNG 9 – 2018 111.170 người (tỷ lệ 46,62%), mật độ dân số Về quy mô trường lớp năm học 2017 - trung bình là 46.424 người/km2. 2018, toàn Quận có 09 trường trung học cơ sở Kinh tế của Quận 11 luôn tăng trưởng công lập; 01 trường loại hình ngoài công lập; hàng năm, giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu nhìn chung, quy mô trường lớp cơ bản đảm bảo thủ công nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 tăng cho nhu cầu học tập của học sinh. Về địa bàn bình quân là 13%, doanh thu thương mại - dịch của các trường bố trí không đồng đều ở các vụ giai đoạn 2000 - 2015 tăng bình quân 21%. phường; các phường không có trường trung học Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơ sở như phường 2, 4, 6, 9, 11, 13, 14 (phường thương mại dịch vụ - sản xuất công nghiệp - 5 có 02 trường). Quận có 01 trường chuẩn quốc tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế gia là Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn có bước chuyển đổi theo chủ trương phát triển (cũng là đơn vị xây dựng tường tiên tiến hiện kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà đại và hội nhập quốc tế), Trường trung học cơ nước. Tính đến nay, có hơn 900 doanh nghiệp sở Lê Anh Xuân đang được xây dựng để đề và hơn 10.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh nghị công nhận chuẩn. Trường trung học cơ sở doanh trên địa bàn quận, đã đóng góp đáng kể Nguyễn Huệ và Trường trung học cơ sở vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nhiều sản Nguyễn Minh Hoàng là 02 đơn vị có quy mô phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng trường lớp, diên tích nhỏ, không có sân chơi. Việt Nam chất lượng cao, hình thành các khu Về kiểm định chất lượng có 9/9, tỷ lệ vực chuyên doanh cung cấp hành hóa cho các 100% trưởng được công nhận chất lượng tỉnh và cả nước; với nhiều địa chỉ nổi tiếng giáo dục. như khu du lịch Đầm Sen, chùa Giác Viên, Đạt cấp độ 3: 02 đơn vị (Trường trung học chùa Phụng Sơn, khu liên hợp thể thao Phú cơ sở Chu Văn An và Nguyễn Văn Phú). Thọ... cùng nhiều địa chỉ hấp dẫn khác. Đặc Đạt cấp độ 2: 01 đơn vị (Trường trung học biệt Công viên Văn hóa Đầm Sen không ngừng cơ sở Lê Quý Đôn). đầu tư phát triển, mở rộng nhiều loại hình dịch Đạt cấp độ 01: 06 đơn vị (Trường trung vụ phong phú, hiện đại đáp ứng nhu cầu giải trí học cơ sở Lê Anh Xuân, Lữ Gia, Phú Thọ, ngày càng tăng của nhân dân, góp phần vào sự Nguyễn Huệ, Nguyễn Minh Hoàng và Hậu phát triển chung của Quận. Giang). Số lượng học sinh học 02 buổi/ngày 3.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở của là: 5494/12684; tỷ lệ: 43,3% Quận 11 Bảng 1. Thống kê tình hình trường, lớp, học sinh - giáo viên cấp trung học cơ sở Quận 11 Tổng số Tổng Năm học Tổng số học sinh Tổng số giáo viên trƣờng số lớp 2016 - 2017 9 294 12.639 685 2017 - 2018 9 291 12.684 621 (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11) 3.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các bộ quản lý đến cuối năm học 2017 – 2018 có trường trung học cơ sở ở Quận 11 02 trường dư 01 cán bộ quản lý. Nguyên nhân 3.3.1. Thực trạng số lượng cán bộ quản lý dẫn đến tình hình trên là do từ những năm học Tình hình cán bộ quản lý các trường trung trước đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11 học cơ sở ở Quận 11 có 03 trường thiếu 01 cán tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện 14
  4. VÕ MINH TUẤN KIỆT – THÁI HUY BẢO việc bổ nhiệm cán bộ quản lý theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về bãi bỏ số 5344/QĐ-UBND-VX ngày 22 ttháng 8 năm Quyết định số 5344/QĐ-UBND-VX. Theo đó, 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy Minh về định biên các chức danh trong tổ chức ban nhân dân Quận thực hiện điều tiết cán bộ bộ máy các trường học tại Thành phố Hồ Chí quản lý ở một số trường đang dôi dư sang các Minh. Thực hiện theo Quyết định số 5616/QĐ- trường còn thiếu, công việc này còn phải thực Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 11 năm 2015 hiện tiếp tục cho đầu năm học 2018 – 2019. Bảng 2. Số lượng cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở Quận 11 Phân hạng Số cán bộ quản Dƣ; Trình độ đào tạo TT Trƣờng trƣờng lý hiện tại Thiếu Đại học Thạc sĩ 1 Lê Anh Xuân 1 4 Dư 1 4 2 Nguyễn Văn Phú 1 3 2 1 3 Lê Quý Đôn 1 2 Thiếu 1 2 4 Nguyễn Huệ 2 1 Thiếu 1 1 5 Nguyễn Minh Hoàng 2 2 2 6 Chu Văn An 1 2 Thiếu 1 1 1 7 Phú Thọ 1 3 2 1 8 Lữ Gia 1 3 1 2 9 Hậu Giang 1 4 Dư 1 1 3 Tổng cộng 24 12 12 3.3.2. Thực trạng cơ cấu cán bộ quản lý Bảng 3. Cơ cấu cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở Quận 11 (tỷ lệ %) Thâm niên giảng Thâm niên quản lý Độ tuổi Giới tính Dân tộc dạy Từ Từ Dưới Dưới Trên Dưới Từ Trên 40 Trên Kinh Hoa 10- 40 Nam Nữ 10 20 10 10-20 20 đến 50 20 năm năm năm năm năm 50 năm 7 13 4 50 50 95,8 4,2 4 16 4 14 8 2 Giới tính, dân tộc: Nam: 12/12, tỷ lệ 50%; 01 Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nữ: 12/12, tỷ lệ 50%; Dân tộc: Kinh 23/24, tỷ Hậu Giang là người Hoa, đây là đơn vị tọa lạc lệ 95,8%; Hoa 1/24, tỷ lệ 4,2%. trên địa bàn có nhiều người Hoa sinh sống, nhà Kết quả khảo sát thấy về giới tính cán bộ trường có mở lớp tăng cường tiếng Hoa. Chính quản lý các trường thì số lượng và tỷ lệ giữa vì thế nên yêu cầu bố trí cán bộ quản lý của nhà nam và nữ cân bằng nhau. Riêng về Hiệu trường am hiểu về phong tục tập quán của trưởng thì nữ chiếm ưu thế với số lượng 7/9, tỷ người Hoa để từ đó thực hiện nhiệm vụ chính lệ 77,8%; nam 2/9, tỷ lệ 22,2%. Về dân tộc có trị của công tác dạy và học phù hợp với tình 15
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(19), THÁNG 9 – 2018 hình thực tế tại địa phương là rất quan trọng và Về phẩm chất chính trị của cán bộ quản hết sức cần thiết. lý qua kết quả khảo sát trong 5 tiêu chí thì Độ tuổi: Dưới 40: 7/24, tỷ lệ 29,1%; Từ tiêu chí 1 “Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, 40 đến 50: 13/24, tỷ lệ 54,2%; Trên 50: vì lợi ích dân tộc” xếp thứ hạng 1; tiêu chí 5 4/24, tỷ lệ 16,7%. “Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, Thâm niên giảng dạy và công tác quản lý cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt Về thâm niên giảng dạy: Dưới 10 năm: nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, 4/24, tỷ lệ 16,7%; Từ 15 đến 20 năm: 16/24, tỷ nhân viên tín nhiệm” xếp thứ 5. Điểm trung lệ 66,6%; Trên 20 năm: 4/24, tỷ lệ 16,7% bình chung của các yếu tố 3.79, tương ứng Về thâm niên công tác quản lý: Dưới với mức độ “Rất tốt”. 10 năm: 14/24, tỷ lệ 58,3%; Từ 10 đến 20 Với kết quả khảo sát trên thì đội ngũ cán năm: 8/24, tỷ lệ 33,4%; Trên 20 năm: 2/24, bộ quản lý trường trung học cơ sở có phẩm chất tỷ lệ 8,3%. chính trị rất vững vàng, điều này là rất quan 3.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ trọng. Vì cán bộ quản lý đòi hỏi phải là người quản lý hết sức gương mẫu chấp hành các chủ trương, Trình độ đào tạo: Đại học: số lượng đường lối của Đảng để từ đó làm nòng cốt 24/24, chiếm tỷ lệ 100%; Thạc sĩ: số lượng trong công tác lãnh đạo nhà trường 12/12, chiếm tỷ lệ 50%; Về trình độ chính 3.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ trị: Trung cấp 24/24, tỷ lệ 100%; Về trình độ quản lý các trường trung học cơ sở ở Quận 11 ngoại ngữ: Trình độ B: 7/24, tỷ lệ 29,2%; Kết quả nhận thức của giáo viên đạt điểm Trình độ C: 7/24, tỷ lệ 29,2%; Trình độ B1: trung bình 3.84, xếp thứ hạng 1; kết quả khảo sát 6/24, tỷ lệ 25,0%; Cử nhân: 2/24, tỷ lệ 8,3%. cán bộ quản lý có điểm trung bình 3.67. Cả 2 yếu Về quản lý nhà nước: Trung cấp 16/24, tỷ lệ tố đều đạt mức độ rất quan trọng, độ lệch chuẩn 66.7%; Về tin học: Trình độ A: 5/24, tỷ lệ không lớn, chứng tỏ nhận thức về phát triển đội 20.9%, Trình độ B: 17/24, tỷ lệ 70.7%, ngũ cán bộ quản lý rất quan trọng. Trình độ IC3: 2/24. Tỷ lệ 8.4%. Bảng 4. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát TT triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung ĐTB ĐLC TH Mức độ học cơ sở Nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan Rất quan 1 trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản 3.67 0.4 2 trọng lý trường trung học cơ sở Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng Rất quan 2 của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 3.84 0.3 1 trọng trường trung học cơ sở Điểm trung bình chung 3.75 Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; TH: Thứ hạng Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý các những hạn chế như: Năng lực quản lý tài chính, trường trung học cơ sở Quận 11 còn bộc lộ nghiệp vụ quản lý của một bộ phận cán bộ quản 16
  6. VÕ MINH TUẤN KIỆT – THÁI HUY BẢO lý chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tính Tập hợp những kinh nghiệm, những mô hình chuyên nghiệp chưa cao, bộc lộ rõ nhất trong sáng tạo, cách làm hay để phổ biến đến các năng lực thực hiện các chức năng quản lý. Chất nhà trường. lượng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản 4.2. Tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch lý các trường trung học cơ sở ở Quận 11 không cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đồng đều, hiệu quả quản lý còn hạn chế. Đòi Bước 1: Tổ chức họp lãnh đạo hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, Mỗi lãnh đạo giới thiệu từ 02 đến 03 sâu sát và đề ra những biện pháp quản lý cần người đạt các tiêu chuẩn và điều kiện quy định thiết có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và thay thế vị trí của mình; toàn diện của đội ngũ. Việc phát triển đội ngũ Các lãnh đạo khác có quyền giới thiệu thêm; cán bộ quản lý trường học nói chung, cán bộ Sau đó tiến hành phân tích, thảo luận, quản lý trường trung học cơ sở nói riêng nhằm đánh giá để chọn lọc lại đảm bảo các quy định khắc phục những yếu kém trong thời gian qua mỗi chức danh không quá 03 người, về cơ cấu và đáp ứng những yêu cầu cần thiết xây dựng độ tuổi, giới tính…. nhà trường phát triển vững mạnh là một việc Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức làm cấn thiết. Đội ngũ cán bộ quản lý sẽ quyết Thủ trưởng đơn vị chủ trì, quán triệt mục định hướng đi và tốc độ đổi mới của nhà đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn cán bộ trường. Cán bộ quản lý giỏi phải được coi là quy hoạch vào các chức danh; một tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà Phát danh sách nhân sự có triển vọng dự trường vững mạnh, toàn diện. Ngành Giáo dục kiến đưa vào quy hoạch (mà tập thể lãnh đạo đã Quận 11 cần có một đội ngũ cán bộ quản lý đủ lựa chọn giới thiệu) kèm theo các thông tin về về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất viên chức; lượng, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, Viên chức dự hội nghị có thể giới thiệu phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ. thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã Đòi hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn chuẩn bị; diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý Tiến hành bỏ phiếu giới thiệu: đồng ý, cần thiết có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng không đồng ý. bộ và toàn diện của đội ngũ. Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của chi bộ 4. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ Tổ chức hội nghị chi bộ để nghiên cứu CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG phương án quy hoạch do lãnh đạo đơn vị và TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 11 cấp ủy chuẩn bị; 4.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý Tham khảo các thông tin về viên chức, về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiêu chuẩn chức danh viên chức quản lý; kết trung học cơ sở quả phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch đối với Thông qua công tác bồi dưỡng nhất là từng nhân sự; các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, tổ Chi bộ bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy chức chuyên đề trong năm học để cán bộ hoạch các chức danh viên chức quản lý. quản lý có động lực và quyết tâm trong thay Bước 4: Hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy đổi nhận thức. Trên cơ sở kết quả giới thiệu của hội nghị Cán bộ quản lý cần nâng cao vai trò trách cán bộ, viên chức, tập thể lãnh đạo và cấp ủy nhiệm của mình qua các hình thức tự học, tự thảo luận, bỏ phiếu quyết định. Báo cáo kết quả nghiên cứu, tham gia tích cực công tác bồi quy hoạch và đề xuất Đảng ủy phường có ý dưỡng thường xuyên để tạo ra sự thay đổi. 17
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(19), THÁNG 9 – 2018 kiến đối với nhân sự được quy hoạch; gửi hồ sơ dân quận xây dựng cơ chế thi tuyển các chức quy hoạch về phòng giáo dục và đào tạo. danh lãnh đạo nhà trường đặc biệt là chức Bước 5: Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng danh hiệu trưởng. hợp danh sách các đơn vị, họp lãnh đạo và cấp Đăng tải thông tin liên quan đến kỳ thi ủy rà soát danh sách giới thiệu quy hoạch chức như: chức danh thi tuyển; đối tượng, điều kiện, danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị để thống tiêu chuẩn người dự thi; nội dung, hình thức thi nhất danh sách cuối cùng và trình Ủy ban nhân tuyển; thời gian thi tuyển... trên phương tiện dân Quận (thông qua Phòng Nội vụ) phê duyệt. thông tin đại chúng (ít nhất 01 lần), trang thông Bước 6: Sau khi có thông báo phê duyệt tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý của việc của Ủy ban nhân dân quận và Phòng Giáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11. Phòng giáo dục và Đào tạo. dục và đào tạo thông báo đến hiệu trưởng các Thành lập Hội đồng thi tuyển và tổ giúp trường danh sách quy hoạch chức danh lãnh việc gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, lãnh đạo, quản lý đã được Ủy ban nhân dân Quận đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, phê duyệt. các chuyên gia về giáo dục, các cán bộ quản lý Bước 7: Hiệu trưởng các trường trung học giáo dục đương nhiệm có thâm niên quản lý cơ sở tổ chức công bố công khai danh sách quy giỏi được sự tín nhiệm cao trong toàn ngành, hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý trước hội các nhà giáo ưu tú... nhằm tạo sự minh bạch, đồng sư phạm. khách quan tránh những hiện tượng tiêu cực có 4.3. Xây dụng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm thể xảy ra. cán bộ quản lý trường trung học cơ sở phù Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị cán bộ quản lý đã qua tuyển dụng và bổ nhiệm Phát hiện, thu hút, lựa chọn, bổ nhiệm nhằm đánh giá rút kinh nghiệm công tác tuyển người thực sự có năng lực lãnh đạo, quản lý, có dụng tại đơn vị. trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp; có 4.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng vị trí cán bộ quản lý trường trung học cơ sở bộ quản lý cần bổ nhiệm; Kế hoạch hóa công tác đào tạo bồi dưỡng, Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ cán bộ quản lý hiện nay. Đẩy mạnh công tác quản lý; tránh tình trạng cục bộ khép kín trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đội ngũ công tác quy hoạch; bổ nhiệm cán bộ quản lý; cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ý thức Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đầy đủ rằng: nếu không đào tạo, bồi dưỡng để viên chức giữ các chức danh quản lý trong nhà nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đổi mới thành được nhiệm vụ trước những yêu cầu phát công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay. triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Theo Tiến sĩ Đặng Đức Hoàng - Trưởng Xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý và phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11 thì hạn các cơ sở dữ liệu về đào tạo bồi dưỡng cán bộ chế của công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các quản lý, bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa trường hiện nay chưa tổ chức thi tuyển để nhà trường với các cơ quan quản lý và cơ sở thực sự chọn được nhân tài, chưa hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng để phục vụ cho việc tự học, các văn bản thực hiện quy trình của việc thi tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý. tuyển. Do đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế Phòng Nội vụ cần tham mưu với Ủy ban nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và 18
  8. VÕ MINH TUẤN KIỆT – THÁI HUY BẢO cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ chức, cá cần quan tâm đến việc thực hiện các chính sách nhân trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho đối với cán bộ quản lý, giáo viên là người Hoa, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc. quản lý. Thứ ba, mối quan hệ giữa lãnh đạo với Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá về giáo viên, nhân viên là một nội dung hết sức công tác đào tạo, bồi dưỡng để từ đó có biện quan trọng đòi hỏi người hiệu trưởng phải có pháp chỉ đạo một cách phù hợp. tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để dưỡng cán bộ quản lý. Nội dung phương pháp có thể xây dựng đơn vị vững mạnh. Mối quan dạy và học phải gắn lý luận với thực tiễn. Đặc hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gồm nhiều nội biệt coi là coi trọng việc quản lý về thời gian dung, song nội dung quan trọng hơn cả là việc lên lớp, lịch học bắt buộc và tự học... để chất tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù lượng đào tạo được nâng cao, tạo nề nếp cho hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công việc học tập suốt đời. tác của mỗi cán bộ, giáo viên. 4.5. Tạo điều kiện môi trường làm việc và 5. KẾT LUẬN thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở quản lý các trường trung học cơ sở chỉ thực sự Cán bộ quản lý nhà trường phải bảo đảm đạt chất lượng và hiệu quả khi các biện pháp điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm quản lý đã nêu trên được triển khai thực hiện việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính, trang một cách đồng bộ. Trong thực tiễn của công tác thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của quản lý, các giải pháp có tác động biện chứng giáo viên và học tập của học sinh, các phòng lẫn nhau nhằm đạt kết quả nâng cao chất lượng chức năng như thực hành – thí nghiệm, tin từng cán bộ quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ học… và các văn phòng phẩm khác phục vụ quản lý các trường trung học cơ sở. Trong đó cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. biện pháp làm tiền đề để thực hiện việc đổi mới Tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị để là nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, việc trang bị cho cán bộ, giáo viên. nhận thức rõ ràng, thông suốt về tư tưởng sẽ Theo Thạc sĩ Lê Văn Hoàng - Hiệu trưởng góp phẩn đổi mới căn bản, toàn diện công tác Trường Trung học cơ sở Lê Anh Xuân, Quận giáo dục và đào tạo. Trong thực tiễn của công 11 thì nội dung hết sức quan trọng để phát huy tác quản lý, các giải pháp có tác động biện năng lực của cán bộ, giáo viên là thực hiện các chứng lẫn nhau nhằm đạt kết quả nâng cao chất chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của lượng từng cán bộ quản lý, phát triển đội ngũ Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở. tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, phúc lợi của nhà trường, quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (1998), Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 19
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(19), THÁNG 9 – 2018 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. (Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2011), Thông tư liên tịch Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thông tư liên tịch Số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ). 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư về việc Hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Thông tư số 16/2017/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, giáo trình dành cho các lớp Cao học quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 11. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0