Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay
lượt xem 5
download
Bài viết Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay trình bày các nội dung chính sau: Đội ngũ giảng viên đại học và vai trò của nó đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay; Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay
- PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN MINH HƯNG Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Đại học Huế Tóm tắt: Đội ngũ giảng viên là biểu hiện tiêu biểu về năng lực đào tạo, nghiên cứu, vị thế và thương hiệu của các trường đại học; họ là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc triển khai thắng lợi mọi chủ trương của nhà trường. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên chính là vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Để có một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ các gải pháp tương ứng với các mặt đó. Từ khoá: đội ngũ giảng viên, đổi mới giáo dục và đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng đào tạo ở trong các cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng điều kiện tiên quyết và cơ bản nhất vẫn là đội ngũ giảng viên. Thực tiễn cho thấy rằng, nếu đội ngũ giảng viên yếu, kém, bất cập thì dù có chương trình mới, nội dung mới, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục và đào tạo. Cạnh tranh về sức mạnh của một cơ sở đào tạo đại học là cạnh tranh về chất lượng đào tạo, do đó cũng chính là cạnh tranh về đội ngũ giảng viên. Chính vì thế, việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học luôn là vấn đề cơ bản và chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [ 1, tr.136]. 2. NỘI DUNG 2.1. Đội ngũ giảng viên đại học và vai trò của nó đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay Nói đến đội ngũ là nói đến một tập thể người gắn bó với nhau theo cùng một lý tưởng, có mục đích chung, làm việc theo kế hoạch và gắn bó nhau về mặt lợi ích tinh thần và vật chất cụ thể. Mỗi người tùy theo vị trí của mình trong hệ thống chỉnh thể để có vai trò, chức trách và nhiệm vụ tương ứng. Do đó, mỗi thành viên với tư cách là một yếu tố của hệ thống dù có chức trách, nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả đều phải hướng đến thực hiện nhiệm vụ chung của cả một hệ thống, tất cả đều phải chịu sự quản lý thống nhất về thể chế và tổ chức. 195
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Đội ngũ giảng viên đại học là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các trường đại học và học viện, được tổ chức thành một lực lượng cùng chung mục đích, nhiệm vụ của giáo dục đại học đề ra. Với chức năng giảng dạy, giáo dục trong các trường đại học và học viện, đội ngũ giảng viên trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người - nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự nghiệp đổi mới đất nước. Đội ngũ giảng viên đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt của giáo dục đại học ở nước ta. Tri thức là nền tảng của tiến bộ xã hội mà giảng viên chính là lực lượng nòng cốt truyền bá tri thức; lực lượng trực tiếp bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, tái cấu trúc lại nền kinh tế, là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [1, tr.124]. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao thì mới đào tạo được nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao; có thầy giỏi thì mới có trò giỏi; có thầy tốt thì mới có trò tốt. Mục tiêu tổng quát của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đó chính là chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Vì thế, phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo đại học hiện nay. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các trường đại học phải sử dụng nhiều nguồn lực như: nguồn lực tài chính, nguồn lực đất đai, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực khoa học, công nghệ và nguồn lực giảng viên. Trong đó, nguồn lực giảng viên là nguồn lực quyết định, là nguồn lực quan trọng nhất để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Mọi sự đổi mới suy cho cùng, đều bắt nguồn từ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đội ngũ giảng viên chính là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học như nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức đánh giá. Điều cũng nói lên rằng phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với trí tuệ ảo, kỷ nguyên số đã làm thay đổi môi trường của giáo dục, nội dung của giáo dục và phương pháp của giáo dục; đồng thời cũng thể hiện rõ vị thế nổi bật của giáo dục đại học. Theo đó, vai trò của giảng viên đòi hỏi ngày càng cao hơn và nặng nề hơn. Giảng viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tìm tòi, tranh luận của người học; gợi mở cho người học có thể vượt qua được mọi khó khăn, thách thức vươn lên chiếm lĩnh tri thức, biết tự học, học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận dụng những công nghệ học tập mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. “Trong nền kinh tế tri thức, điều quan trọng nhất của nhà trường phải truyền đạt cho người học là phương 196
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 pháp học tập,tìm tòi, nghiên cứu chứ không phải là khối lượng lớn về thông tin và kiến thức. Khả năng thành công của một tổ chức, một doanh nghiệp, một công ty tuỳ thuộc trước hết ở khả năng học tập của họ và hình thành tổ chức biết học hỏi. Đối với tất cả mọi người học tập phải là việc suốt đời”[ 2, tr.35]. Để thích ứng nhanh với những thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đòi hỏi người học phải biết cách tiếp nhận và vận dụng một sáng tạo kiến thức. Do đó, một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay là đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều. “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[1, tr.120]. Đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường đại học chỉ thực hiện được thành công khi và chỉ khi có một đội ngũ giảng viên mạnh. Giảng viên là người trực tiếp triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy là người hướng dẫn quá trình lĩnh hội tri thức của người học. Với vai trò nhà giáo, đội ngũ giảng viên không những chỉ “dạy chữ” mà còn phải “dạy người” nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Giáo dục và đào tạo trong các trường đại học không phải chỉ dừng lại truyền đạt tri thức, trau dồi trí tuệ mà còn là nhân tố quan trọng hàng đầu hình thành nhân cách. Cấu trúc của nhân cách bao gồm hai mặt là năng lực và phẩm chất. Hai mặt này có vị trí, vai trò khác nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau trong việc phát triển toàn diện, hài hoà đức, trí, thể, mỹ đối với người học. Giáo dục chất lượng cao là phải đề cập một cách toàn diện trong đó cả trí lực và tâm lực. Do đó, đội ngũ giảng viên trong các trường đại học có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên năng lực và phẩm chất của người học. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ giảng viên đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học, ta thấy rằng phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản; là nhiệm vụ có tính chất chiến lược và cấp thiết của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. 2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học hiện nay Trong xu thế phát triển của các trường đại học hiện nay, phát triển đội ngũ giảng viên là yêu cầu tất yếu khách quan; phát triển đội ngũ giảng viên phải được ưu tiên hàng đầu, phải đi trước một bước so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội; phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chất lượng cao. Phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng được thể hiện ở số lượng sinh viên trên một giảng viên theo đúng tiêu chí quy định. Vì thế, để có một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, đòi hỏi các trường đại học phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo của xã hội để có chiến lược và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên một cách hợp lý tương xứng với quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo. 197
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Phát triển đội ngũ giảng viên về mặt chất lượng được thể hiện ở năng lực và phẩm chất của mỗi thành viên trong đội ngũ. Phát triển năng lực đó là phát triển trí lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cao của mỗi giảng viên thích ứng với trình độ phát triển của thời đại. Phát triển phẩm chất là nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh và tinh thầm trách nhiệm của người giảng viên, trước yêu cầu của sự nghiệp trồng người của đất nước. Số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên thay đổi cùng với quá trình phát triển của các trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học. Sự thay đổi về số lượng đội ngũ và chất lượng đội ngũ giảng viên không tách rời nhau mà là sự thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi về số lượng của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất lượng đội ngũ giảng viên và ngược lại, sự thay đổi về chất của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng đến sự thay đổi về số lượng của đội ngũ giảng viên. Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên phải thích ứng với nhau. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học hiện nay phải đảm bảo sự thích ứng giữa số lượng và chất lượng của đội ngũ. Phát triển đội ngũ giảng viên không những đủ về số lượng mà còn đồng bộ về cơ cấu. Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chủ thể. Cơ cấu đội ngũ giảng viên có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, đó là yêu cầu về đồng bộ hóa - cái góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Sự phù hợp về mặt cơ cấu của đội ngũ cán bộ là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động trong đơn vị thực hiện đạt hiệu quả cao. Phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học có liên quan mật thiết đến công tác tổ chức. Đội ngũ giảng viên có phát triển hay không bên cạnh tác động của các yếu tố khác, còn phụ thuộc vào tác động của công tác tổ chức. Bằng các biện pháp quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên nói chung cũng như các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tạo ra môi trường giảng dạy, nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, các chính sách sử dụng lao động, khuyến khích tài năng,… công tác tổ chức tạo ra yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ giảng viên; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để cho đội ngũ giảng viên phát huy một cách tốt nhất năng lực và thế mạnh của mình. 2.3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học hiện nay Thứ nhất, giải pháp về phát triển số lượng đội ngũ giảng viên Trong bối cảnh hiện nay, số lượng đội ngũ giảng viên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Có thể nói rằng phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng vừa là yêu cầu bức bách vừa là yêu cầu lâu dài đối với sự phát triển của các trường đại học. Có một đội ngũ đủ về số lượng - đảm bảo sự cân bằng động giữa số lượng giảng viên với quy mô đào tạo của nhà trường ở mỗi 198
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 thời điểm, mỗi giai đoạn nhất định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển. Đội ngũ giảng viên trong những năm qua tuy đã có những bước phát triển, nhưng vẫn còn những bất cập nhất định về mặt số lượng so với quy mô đào tạo ngày càng tăng. Sự không tương xứng giữa sự gia tăng về số lượng người học và sự gia tăng về số lượng đội ngũ giảng viên đã làm cho tỷ lệ sinh viên/ 1 giảng viên còn cao so với mức chuẩn. Do đó, các trường cần dựa vào nhu cầu phát triển của xã hội đối với các ngành đào tạo và số giờ dạy bình quân của một giảng viên để định biên số lượng giảng viên ở các khoa/ bộ môn và ở các ngành đào tạo một cách hợp lý. Trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng cũng cần phải tính đến một số lượng dôi dư nhất định so với số lượng định biên theo chuẩn để tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cho việc dạy thay. Chủ động triển khai kế hoạch chọn những sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc, những sinh viên đã từng đạt những thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế nhằm bổ sung vào đội ngũ giảng viên; khắc phục tình trạng bị động, lão hóa, hẫng hụt và thiếu hụt nhân sự cả trước mắt và trong tương lai. Tăng cường giảng viên kiêm chức, giảng viên thỉnh giảng nhằm thu hút những cán bộ khoa học có trình độ cao, những chuyên gia giỏi, những nhà giáo tâm huyết tham gia vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thứ hai, giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên Chất lượng đội ngũ được đào tạo nên bởi nhiều yếu tố như: trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực nghiên cứu khoa học... Đó là những yếu tố cấu thành chất lượng của đội ngũ giảng viên trong thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Về phát triển trình độ chuyên môn, các trường Đại học cần tăng cường công tác đào tạo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn cho đội ngũ giảng viên theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng tiêu chuẩn của mỗi chức danh, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên theo từng loại chức danh chuyên môn hoặc ngạch và họ đang đảm nhiệm. Kết hợp đồng bộ giữa tuyển dụng mới và sàng lọc đội ngũ một cách thường xuyên; thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, hạn chế tình trạng thất thoát và chảy chất xám bằng cách khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi người, đặc biệt là những người có năng lực, tâm huyết được thăng tiến thành đạt và ổn định cuộc sống. - Về phát triển trình độ nghiệp vụ, các trường đại học cần chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên phải được thường xuyên bồi dưỡng chẳng những những kiến thức mới về lý luận dạy học đại học, về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học; mà còn phải bồi dưỡng về mặt thực hành. Các tổ bộ môn cần tổ chức dự giờ trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt các giảng viên trẻ cần phải có những quy định cụ thể về trình độ nghiệp vụ như dạy thử, dự giờ, đánh giá của người học, kết quả việc ứng dụng các phương pháp mới vào giảng dạy; chứ không phải chỉ 199
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 căn cứ vào chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ giảng viên trong tình hình mới. - Về phát triển nghiên cứu khoa học, các trường Đại học cần tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, có kế hoạch tập hợp, thu hút ngày càng nhiều giảng viên vào việc nghiên cứu các đề tài, dự án, chương trình; nâng cao chất lượng hiệu quả của phòng thí nghiệm; tăng cường các hình thức sinh hoạt khoa học, chú trọng đến công tác phổ biến và thông tin khoa học; tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi người đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học ở tất cả mọi cấp; tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ khoa học; tăng số giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài; cân đối giữa nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học làm cho mọi cán bộ giảng dạy phải tham gia nghiên cứu khoa học, đưa nghiên cứu khoa học thành tiêu chuẩn bắt buộc khi bình xét các danh hiệu giảng viên. - Về nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức, các trường Đại học cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho giảng viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc truyền thụ tri thức, định hướng chính trị cho sinh viên. Phẩm chất chính trị, đạo đức là cơ sở nền tảng trong sự nghiệp “trồng người”. Sự tác động của người thầy đến người học không phải chỉ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà bằng cả tấm gương về phẩm chất chính trị, đạo đức và tác phong của mình. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên. Thứ ba, giải pháp về cơ cấu phát triển đội ngũ giảng viên Cơ cấu đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố hợp thành, tạo nên chất lượng đào tạo. Phát triển đội ngũ giảng viên là tiến hành nghiên cứu cách thức tổ chức, sắp xếp các thành phần cấu thành nên đội ngũ giảng viên theo một trình tự và tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Để có một cơ cấu đồng bộ và hợp lý của đội ngũ giảng viên, các trường Đại học cần phải tiến hành công tác rà soát, dự báo và lập kế hoạch để cơ cấu đội ngũ có tính kế thừa, bền vững; có kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên về mặt cơ cấu, tuổi đời và tuổi nghề nhằm đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa số lượng giảng viên có tuổi đời cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy với số lượng giảng viên có tuổi đời và tuổi nghề ít nhưng lại năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; khuyến khích đội ngũ giảng viên đầu đàn bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ; thường xuyên tuyển dụng để trẻ hóa đội ngũ, đảm bảo có đủ và cân đối giữa các thế hệ giảng viên. Đây chính là quá trình vận động đi lên theo quan điểm phát triển; có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuẩn hóa chức danh, đảm bảo sự trẻ hóa và kế thừa giữa các độ tuổi. 200
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Phát triển đội ngũ giảng viên được xem là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Để có một đội ngũ giảng viên mạnh đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm, nghị lực, có lộ trình và bước đi phù hợp để thực hiện các giải pháp về nêu trên. 3. KẾT LUẬN Giáo dục đại học nước ta trong thời gian qua, đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: “Đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục” [1,tr.117]. Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đại học chứa đựng rất nhiều nội dung và phải thực hiện nhiều khâu nhưng khâu then chốt là phát triển đội ngũ giảng viên. Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản và cấp thiết hiện nay. Muốn phát triển đội ngũ giảng viên thì chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển về số lượng, về chất lượng và cơ cấu; các giải pháp đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó giải phát triển về chất lượng đóng vai trò chủ đạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013. [2] Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014. Title: DEVELOPING TEACHING STAFF IS THE BASIC ISSUE OF THE INNOVATION IN EDUCATION AND TRAINING IN CURRENT UNIVERSITIES Abstract: Teaching staff typically show the university’s training and research capacity, position and trademark. They play an important part in implementing university policies. Therefore, developing teaching staff is a key issue of the basic and comprehensive innovation in education and training in current universities. To build up full of teaching staff with high quality and synchronous structure, we should have corresponding solutions. Keywords: teaching staff, innovation in education and training. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ThS.NGUYỄN MINH HƯNG Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Đại học Huế 201
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Cao đẳng, Đại học
8 p | 143 | 27
-
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng tây nguyên theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp
11 p | 73 | 10
-
Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới
5 p | 95 | 10
-
Phát triển đội ngũ giảng viên trong bối cảnh tự chủ đại học: Từ lí luận, chính sách đến thực tiễn tại Trường Đại học Tây Nguyên
10 p | 22 | 6
-
Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng đổi mới giáo dục đại học
6 p | 12 | 6
-
Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập
7 p | 13 | 5
-
Thực trạng và một số biện pháp quản lí nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học An Giang
5 p | 7 | 4
-
Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học giai đoạn 2018-2025
5 p | 30 | 4
-
Phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
5 p | 38 | 4
-
Xây dựng mô hình quản lý phát triển đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
3 p | 8 | 4
-
Phát triển đội ngũ giảng viên ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
7 p | 18 | 4
-
Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Tây Đô
8 p | 28 | 3
-
Đề xuất mô hình phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học công lập
13 p | 45 | 3
-
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
8 p | 73 | 3
-
Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành Phật học ở Việt Nam hiện nay
13 p | 4 | 2
-
Việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng - đại học ở Việt Nam
10 p | 24 | 2
-
Phát triển đội ngũ giảng viên trình độ cao ở Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh tự chủ đại học
8 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn