JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 64-71<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0028<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN<br />
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU<br />
Tăng Văn Thắng<br />
Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bạc Liêu<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích thực trạng về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường<br />
cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, bài viết đã chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế trong<br />
công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại 03 trường cao đẳng của Bạc Liêu, nhìn<br />
chung đội ngũ giảng viên đang còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng để đáp<br />
ứng được yêu cầu về quy mô các ngành đào tạo và đổi mới giáo dục trong xu thế hội nhập,<br />
do vậy cần thực hiện một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường<br />
cao đẳng tỉnh Bạc Liêu nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và vùng<br />
phụ cận.<br />
Từ khóa: Quản lí phát triển, phát triển đội ngũ, đội ngũ giảng viên, Trường Cao đẳng Bạc<br />
Liêu, Bạc Liêu.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Phát triển đội ngũ giảng viên là yêu cầu tiên quyết đảm bảo chất lượng giáo dục của một<br />
nhà trường. Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 3 trường cao đẳng, sự đa dạng ngành nghề làm cho nhu cầu<br />
đào tạo nguồn nhân lực trở nên bức thiết, trong khi các trường cao đẳng trên địa bàn còn nhiều<br />
khó khăn trong cơ cấu đội ngũ. Hàng năm các cơ quan quản lí của tỉnh Bạc Liêu đã có những báo<br />
cáo tổng hợp tình hình cán bộ giảng viên chung của tỉnh [3], một số nghiên cứu đã đề cập đến<br />
những giải pháp về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng nghề<br />
vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Nguyễn Văn Đệ [1]; Nguyễn Mĩ Loan [2]; hoặc ở các trường<br />
Cao đẳng nghề thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung của Nguyễn Hồng Tây [5]; Cao đẳng<br />
Quảng Nam của Trần Văn Thuận [6]; ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung của Nguyễn Thị<br />
Nhàn [3]... Tuy nhiên với đặc thù của tỉnh Bạc Liêu, với nhiều tiềm năng và lợi thế về tự nhiên và<br />
kinh tế xã hội, song thực trạng quản lí đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập, chưa đánh giá để có<br />
những chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và<br />
chuẩn hoá về trình độ. Do vậy cần đưa ra những giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại<br />
các trường Cao đẳng của Bạc Liêu để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong giai<br />
đoạn tới.<br />
Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 25/4/2016.<br />
Liên hệ: Tăng Văn Thắng, e-mail: tvthang@vhntbl.edu.vn<br />
<br />
64<br />
<br />
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn...<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thực trạng về quản lí phát triển dội ngũ giảng viên các trường cao đẳng<br />
tỉnh Bạc Liêu<br />
<br />
- Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên<br />
Phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng là một hoạt động có mục đích, có kế<br />
hoạch của chủ thể quản lí tác động vào đội ngũ giảng viên; nhằm tạo những thay đổi của đội ngũ<br />
giảng viên cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu theo chiều hướng đi lên, đáp ứng các yêu cầu<br />
nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường.<br />
Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng là những tác động của các chủ<br />
thể quản lí đến hoạt động quản lí phát triển đội ngũ giảng viên, được triển khai thông qua kế hoạch,<br />
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên đáp<br />
ứng với yêu cầu đào tạo của Nhà trường.<br />
Nội dung quản lí phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng gồm: Xây dựng quy<br />
hoạch, kế hoạch phát triển, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên, đào tạo và bồi dưỡng giảng<br />
viên, thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ<br />
giảng viên.<br />
- Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng trên địa bàn<br />
tỉnh Bạc Liêu<br />
Thực trạng phát triển của đội ngũ giảng viên<br />
Đến năm 2015 tỉnh Bạc Liêu có 03 trường Cao đẳng gồm: Trường Cao đẳng Nghề Bạc<br />
Liêu; Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Bạc Liêu với đội ngũ<br />
giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học là 129/210 (chiếm tỉ lệ 61,4%), trong đó: Tiến sĩ là 11<br />
(5,2%), NCS -Thạc sĩ là 117 (chiếm 55,7%); Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học là 81/210<br />
(chiếm tỉ lệ 38,6%) [4]. Trong đó 100% giảng viên các chuyên ngành có trình độ đại học và trên<br />
đại học. Số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tối đa, đây là nguồn giảng viên cơ<br />
bản cho quá trình phát triển của nhà trường.Số lượng giảng viên chuyên môn đặc biệt là giảng viên<br />
khối ngành hiện đang thiếu cả về số lượng và chất lượng. Với đội ngũ giảng viên hiện có, mới đáp<br />
ứng được 70% quy mô đào tạo.<br />
Về chất lượng: Số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 5,2%, số giảng viên có trình độ<br />
thạc sĩ chiếm tỉ lệ 55,7%, số giảng viên có trình độ đại học chiếm tỉ lệ 38,6%. Trong khi yêu cầu<br />
của các trường cao đẳng và đại họcphải đạt 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; không có<br />
đại học dạy đại học [8]. Tỉ lệ này còn ít hơn rất nhiều so với yêu cầu của Chính phủ trong chiến<br />
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 [7].<br />
Về độ tuổi: Tỉ lệ giảng viên tuổi từ 20-29 là: 45 chiếm 21,4%; tuổi từ 30 - 39 là: 51 chiếm<br />
24,3%; tuổi từ 40 - 49 là 59 chiếm 28,1%; tuổi từ 50 - 59 là 55 chiếm 26,2%. Độ tuổi 50 - 59 vẫn<br />
chiếm tỉ lệ cao. Những giảng viên ở độ tuổi này trong thời gian tới sẽ về hưu, nếu như nhà trường<br />
không có kế hoạch tuyển bổ sung kịp thời sẽ tạo ra những khoảng trống trong đội ngũ giảng viên.<br />
Về giới tính: Giảng viên nữ chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với giảng viên nam. Tại các trường<br />
kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, tỉ lệ nam giảng viên nhiều hơn nữ giảng viên. Còn ở các trường sư<br />
phạm, khoa học xã hội và nhân văn tỉ lệ nam giảng viên và nữ giảng viên tương đương nhau, nếu<br />
tỉ lệ nữ giảng viên có nhiều hơn thì cũng không đáng kể. Việc nữ giảng viên nhiều hơn nam giảng<br />
viên ở các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không chỉ tạo ra sự mất cân đối về mặt giới<br />
tính trong đội ngũ giảng viên mà ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến các hoạt động chung của nhà trường.<br />
65<br />
<br />
Tăng Văn Thắng<br />
<br />
- Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giảng viên<br />
Về nhận thức phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.<br />
Đội ngũ giảng viên của trường có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có bản<br />
lĩnh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng,<br />
chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy của Nhà trường; có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận<br />
tuỵ phụng sự nhân dân. Tất cả các giảng viên sinh hoạt đều và có chất lượng ở các tổ chức Chi bộ<br />
Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, tổ chức Công đoàn. Giảng viên là đảng viên Đảng cộng<br />
sản Việt Nam: 57; đoàn viên: 119, tất cả giảng viên đều tham gia tổ chức công đoàn.<br />
Về trình độ học vấn: Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo, bồi<br />
dưỡng chuyên môn, chú trọng đến các ngành, chuyên ngành chưa có giảng viên trình độ thạc sĩ,<br />
tiến sĩ, những giảng viên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường.Kết<br />
quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lí từ khi thành lập trường đến<br />
nay cụ thể như sau: Cử đi đào tạo trình độ sau đại học: 72; cao cấp lí luận chính trị: 17 [4].<br />
Về năng lực: Đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hình thành<br />
trên cơ sở các kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học giáo dục, tâm lí học giáo dục và các hoạt<br />
động thực tiễn ở trường. Các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và kĩ năng nghiên cứu khoa học cơ<br />
bản đáp ứng yêu cầu đào tạo.<br />
Đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ giảng viên được các Trường Cao đẳng trên địa<br />
bàn tỉnh Bạc Liêu thực hiện có hiệu quả<br />
- Những mặt đạt được và hạn chế<br />
* Mặt đạt được<br />
Các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được sự ủng hộ lãnh đạo Tỉnh Bạc Liêu;<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế trong công tác quy hoạch<br />
đội ngũ nói chung, trong công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên nói riêng nên mặc dù mới vài<br />
năm thành lập đã có những bước chuyển động mạnh mẽ để chuyển từ một trường cao đẳng chuyên<br />
nghiệp đào tạo các lĩnh vực Kinh tế, khoa học kĩ thuật và y khoa đã trở thành những trường Cao<br />
đẳng có chức năng đào tạo rộng hơn ở các lĩnh vực Kinh tế, kĩ thuật - khoa học và Y khoa.<br />
Quy mô của các Trường được mở rộng theo hướng đa lĩnh vực, đa loại hình, đa cấp bậc đào<br />
tạo.Đội ngũ giảng viên của Trường có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, yêu nghề, luôn<br />
có ý thức học tập, bồi dưỡng để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội và của Ngành.<br />
* Hạn chế<br />
Số lượng giảng viên ít biến động, có tăng nhẹ ở một số khoa mới thành lập như: Khoa Giáo<br />
dục Thể chất; Quản lí Thể thao; Năng khiếu thể thao. Số giảng viên lớn tuổi đông, số giảng viên trẻ<br />
cần phải có thời gian học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mới đáp ứng được yêu cầu thay thế.<br />
Việc cử giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các hội thảo khoa học<br />
tuy đã được Nhà trường quan tâm nhưng chủ yếu mới cử đi trong nước, chưa có điều kiện cử đi<br />
nước ngoài.<br />
Ở một số ngành đặc thù, do thiếu về đội ngũ nên giảng viên còn phải dạy nhiều giờ nên ảnh<br />
hưởng đến việc thực hiện các hoạt động khác như nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp dạy<br />
học; cập nhật thông tin mới; viết giáo trình, tài liệu tham khảo...<br />
Việc phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
đại học đặt ra.Từ những trường trung cấp chuyên nghiệp, lĩnh vực đào tạo ở phạm vi hẹp trở thành<br />
những trường Cao đẳng đào tạo nhiều lĩnh vực, nhiều cấp học, các trường Cao đẳng trên địa bàn<br />
tỉnh Bạc Liêu sẽ từng bước xây dựng và phát triển trường thành những cơ sở giáo dục cao đẳng<br />
66<br />
<br />
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn...<br />
<br />
có uy tín lĩnh vực Kinh tế, khoa học-kĩ thuật và y khoa ở khu vực và trong nước. Bên cạnh những<br />
thành tựu đã đạt được, Nhà trường cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó<br />
xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường là khó khăn, thách thức<br />
lớn nhất;<br />
Đội ngũ giảng viên của trường rất đa dạng về ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ. Đội<br />
ngũ hiện nay vẫn còn những giảng viên có trình độ Đại học, chiếm tỉ lệ cao. Đội ngũ giảng viên<br />
của các trường Cao đẳng hiện nay còn chưa đủ về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu và chưa chuẩn<br />
hoá về trình độ đào tạo theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Số lượng đội ngũ<br />
hiện chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu đào tạo của Nhà trường. Trong giai đoạn tới, nhu cầu<br />
đào tạo càng cao nên sự thiếu hụt giảng viên đang trở thành vấn đề cấp bách với Nhà trường.<br />
Chất lượng của đội ngũ giảng viên chưa đồng đều (đặc biệt là trình độ tin học, ngoại ngữ,<br />
sử dụng trang thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy còn hạn chế). Có sự thiếu hụt cục bộ về giảng<br />
viên ở từng môn học, từng ngành đào tạo. Tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành và các giảng<br />
viên có học hàm, học vị đúng chuyên ngành còn quá mỏng.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng<br />
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu<br />
<br />
- Nâng cao nhận thức cho cho các chủ thể quản lí trong phát triển đội ngũ giảng viên<br />
Tổ chức cho cán bộ quản lí cán bộ, giảng viên, nhân viên nghiên cứu đường lối chính sách<br />
của Đảng, Nhà nước, Ngành.Học tập các quyết định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Quốc hội,<br />
Nhà nước, Ngành về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay một cách<br />
kịp thời, hiệu quả, thiết thực. Bên cạnh đó cần nắm vững luật giáo dục, điều lệ trường Đại học,<br />
Cao đẳng...tạo ra nền tảng tư tưởng và nhận thức đúng đắn về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng<br />
viên.<br />
Thủ trưởng các đơn vị cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho công tác<br />
quản lí phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí. Xác định mục tiêu cần vươn tới, các chỉ<br />
tiêu, tiêu chí, biện pháp và cách thức tiến hành bồi dưỡng và đào tạo để đội ngũ cán bộ giảng viên<br />
thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức thực hiện kế hoạch từng bước,<br />
từng giai đoạn trước mắt và lâu dài trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản<br />
lí của các nhà trường có chất lượng và hiệu quả, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá sự<br />
quản lí phát triển đội ngũ giảng viên theo kế hoạch năm học, quý, hoặc học kì để rút ra bài học lí<br />
luận và thực tiễn về nhận thức quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường đến tận mỗi<br />
giảng viên.<br />
Làm cho đội ngũ giảng viên không ngừng rèn luyện tự học, tự nâng cao năng lực chuyên<br />
môn - nghiệp vụ, đạo đức, phẩm chất, lối sống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình; khắc phục<br />
những yếu kém để vươn lên.<br />
Đối với các mã ngành công nghệ và kinh tế, thường xuyên, duy trì tổ chức các cuộc thi tìm<br />
hiểu về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên ở cấp khoa, cấp trường cho sinh viên.<br />
- Thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên của các trường đủ về số lượng, bảo đảm chất<br />
lượng có cơ cấu hợp lí<br />
Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng những mặt<br />
mạnh và yếu của đội ngũ giảng viên để bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên và có chiến lược xây<br />
dựng đội ngũ phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.<br />
Lập quy hoạch đội ngũ giảng viên của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai<br />
67<br />
<br />
Tăng Văn Thắng<br />
<br />
đọan 2012-2016 và 2016-2020 trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thực tiễn và các văn bản của Nhà<br />
nước [7], [8], đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, đến năm 2020, 100% giảng viên đại học, cao đẳng đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100%<br />
giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, có 25% giảng viên đại học và<br />
8% giảng viên cao đẳng là tiến sĩ.<br />
- Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học<br />
và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên<br />
Xây dựng quy định chuẩn về giảng viên một cách rõ ràng về đạo đức, trình độ chuyên môn,<br />
trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm, đồng thời triển khai các hoạt động cụ thể để<br />
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư<br />
phạm cho đội ngũ giảng viên của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.<br />
Nâng cao ý thức, lòng say mê nghề nghiệp và tính gương mẫu, mô phạm của người giảng<br />
viên.Cải tiến sinh hoạt bộ môn theo hướng tăng cường tính học thuật, tập trung vào các vấn đề<br />
như: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; đổi mới phương pháp dạy<br />
học, phương pháp đánh giá theo hệ thống tín chỉ; vai trò của giảng viên trong công tác tư vấn cho<br />
sinh viên.<br />
Cấp đủ kinh phí để đào tạo trong nước như tổ chức các hội thảo, các khóa học ngắn hạn,<br />
các hội nghị chuyên đề...<br />
Tạo cơ hội cho giảng viên được nâng cao bằng cấp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ) tại các trường đại<br />
học nghiên cứu hàng đầu về thiết kế, phát triển và đánh giá giảng dạy.<br />
Chuẩn bị cho giảng viên trong các lĩnh vực: Phương pháp sư phạm; Thiết kế và phát triển<br />
giảng dạy nhằm hướng đến việc cải tiến các môn học và chương trình đào tạo; Phát triển chuyên<br />
môn nghiệp vụ.<br />
Giúp giảng viên thiết kế và giảng dạy môn học, nhấn mạnh việc sinh viên học ở cấp độ tiếp<br />
thu khái niệm.<br />
Giúp giảng viên phát triển và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp<br />
học tích cực để họ có thể trình bày tài liệu môn học theo các cách thức và quan điểm khác nhau.<br />
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, giảng viên chỉ dạy những kiến thức cơ<br />
bản, đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm thay người học. Giảng<br />
viên cần phải khuyến khích sinh viên chủ động tự điều khiển quá trình tiếp thu tri thức, tham khảo<br />
mở rộng kiến thức theo các nguồn tài liệu được giới thiệu.<br />
Tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận với các nguồn tri thức mới, chương trình dạy học hiện<br />
hành, các tài liệu dạy học liên quan trên mạng.<br />
Triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu của giảng viên nhằm xây dựng<br />
phong cách nghiên cứu trong giảng dạy và từng bước thực hiện việc gắn kết mang tính bắt buộc<br />
giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học.<br />
Khuyến khích giảng viên gửi đăng các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trên<br />
những tạp chí chuyên ngành và tập san thông tin khoa học của các Trường Cao đẳng trên địa bàn<br />
tỉnh Bạc Liêu; cử giảng viên tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.<br />
Hình thành ở giảng viên những khả năng cần thiết, đáp ứng với một môi trường đang thay<br />
đổi như hiện nay, đó là: Biết và hiểu cách học khác nhau của sinh viên; Có kiến thức, kĩ năng và<br />
quan điểm liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá sinh viên nhằm giúp đỡ họ học tập; Là người có<br />
kỉ luật mẫu mực, giữ gìn các tiêu chuẩn và kiến thức của sự phát triển hiện tại; Hiểu biết về ứng<br />
dụng thông tin theo luật bao gồm việc truy cập thông tin qua mạng và công nghệ giảng dạy...<br />
68<br />
<br />