intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Sony Sony | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình quản lí các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên tại các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích kết quả và những hạn chế, sau đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN<br /> CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC<br /> TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Văn Phước - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3, TP. Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 15/06/2018; ngày sửa chữa: 18/08/2018; ngày duyệt đăng: 21/08/2018.<br /> Abstrast: Base on situation analysis and assessment in management of continous traning activities<br /> in primary school in Ho Chi Minh City, the article analyses the results and the constraints;then<br /> propose some basic solutions to enhance the quality of regulation training for management staffs<br /> and teachers at primary schools in Ho Chi Minh City.<br /> Keywords: Managers, teachers, regulation training, primary school, office staffs.<br /> 1. Mở đầu<br /> Điều lệ Trường tiểu học đã quy định rõ nhiệm vụ của cán<br /> bộ quản lí (CBQL) là: “Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị,<br /> chuyên môn, nghiệp vụ quản lí” và giáo viên (GV) là: “Học<br /> tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên<br /> môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy” [1]. Nghị<br /> quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản và<br /> toàn diện GD-ĐT… đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà<br /> giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT”; cụ thể là<br /> “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ<br /> nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KTXH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực<br /> hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình<br /> độ đào tạo. Tiến tới tất cả các GV tiểu học, trung học cơ sở,<br /> GV, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình<br /> độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm” [2]. Như vậy, để<br /> thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này của toàn<br /> ngành, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên mọi lĩnh<br /> vực giáo dục; trong đó có công tác bồi dưỡng thường xuyên<br /> (BDTX) cho đội ngũ CBQL và GV.<br /> Bài viết đề cập thực trạng công tác đào tạo và BDTX<br /> cho đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học trên địa<br /> bàn TP. Hồ Chí Minh; từ đó, đề xuất một số giải pháp<br /> nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng<br /> yêu cầu thực tiễn.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Kết quả bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ<br /> quản lí và giáo viên các trường tiểu học tại Thành phố<br /> Hồ Chí Minh<br /> Phân tích số liệu khảo sát chất lượng công tác BDTX<br /> qua 2 năm học gần nhất về đội ngũ CBQL và GV tiểu<br /> học các trường tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy kết quả rất<br /> khả quan và được duy trì ổn định. Điều này phù hợp với<br /> báo cáo, đánh giá của Sở GD-ĐT thành phố trong 2 năm<br /> học 2016-2016 và 2017-2018, cụ thể:<br /> <br /> 10<br /> <br /> - Công tác BDTX đã được sự quan tâm của các cấp<br /> lãnh đạo và chính quyền địa phương. Phòng GD-ĐT các<br /> quận/huyện đã tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch<br /> BDTX đến từng đơn vị; các trường học cũng đã xây dựng<br /> và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đến CBQL, GV; có<br /> sự hướng dẫn thống nhất về tài liệu, sổ tay BDTX. Vì<br /> thế, có thể nhận định công tác triển khai và tổ chức học<br /> tập BDTX đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến<br /> độ và hoàn tất đúng thời gian quy định.<br /> - Mỗi CBQL, GV đều xây dựng kế hoạch BDTX của<br /> cá nhân và được sự phê duyệt của hiệu trưởng. Sự phong<br /> phú, đa dạng trong việc tự chọn nội dung bồi dưỡng giúp<br /> CBQL và GV chủ động chọn module phù hợp với tình<br /> hình thực tế trường, lớp, khả năng của từng cá nhân. Nội<br /> dung học tập được ghi chép vào Sổ tay học tập, các tài liệu<br /> minh chứng cũng được cập nhật đầy đủ, chi tiết và thiết<br /> thực. Bên cạnh đó, hoạt động học tập BDTX còn được<br /> lồng ghép trong hoạt động chuyên môn của trường (trong<br /> các buổi hội thảo chuyên môn, sinh hoạt tổ, chuyên đề,<br /> thao giảng...) nên điều kiện để rút kinh nghiệm và đề ra<br /> phương pháp mới phù hợp với thực tiễn trong quá trình<br /> học tập và vận dụng bảo đảm tính thường xuyên, kịp thời.<br /> Từ những bài học trong tài liệu BDTX kết hợp với<br /> thực tế công tác và hoạt động giảng dạy, đội ngũ CBQL,<br /> GV đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình<br /> tiếp cận khoa học quản lí và các phương pháp dạy học<br /> theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của<br /> học sinh. Tất cả được vận dụng trực tiếp vào công việc<br /> của từng cá nhân, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực<br /> của công tác BDTX.<br /> 2.1.1. Kết quả bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán<br /> bộ quản lí các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh<br /> (bảng 1)<br /> Kết quả bảng 1 cho thấy, công tác BDTX cho đội ngũ<br /> CBQL trong hai năm học vừa qua được đánh giá đạt yêu<br /> cầu rất cao và ổn định với tỉ lệ trên 99%. Điều này cho<br /> Email: thsphuoc@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả BDTX CBQL bậc tiểu học<br /> Năm học<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 2016-2017<br /> 2017-2018<br /> <br /> Đạt yêu cầu<br /> <br /> Không đạt yêu cầu<br /> <br /> Số lượng (SL)<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> 1264<br /> <br /> 1259<br /> <br /> 99,6%<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,4%<br /> <br /> 1257<br /> <br /> 1254<br /> <br /> 99,8 %<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,2 %<br /> <br /> (Nguồn: Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh)<br /> thấy việc thực hiện công tác BDTX của đội ngũ CBQL<br /> được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.<br /> 2.1.2. Kết quả bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các<br /> trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 2)<br /> <br /> hoạt. Vì vậy, một số GV gặp không ít lúng túng, nhất là<br /> GV mới ra trường; bên cạnh đó, việc tổng hợp kiến thức<br /> chương trình tự học BDTX cũng gặp phải những khó<br /> khăn do kinh nghiệm còn hạn chế; việc sắp xếp bố trí thời<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả BDTX GV bậc tiểu học<br /> Năm học<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 2016-2017<br /> 2017-2018<br /> <br /> Giỏi<br /> <br /> Khá<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Không hoàn thành<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> TL<br /> <br /> 18666<br /> <br /> 9088<br /> <br /> 48,7%<br /> <br /> 8977<br /> <br /> 48,1%<br /> <br /> 405<br /> <br /> 2,2%<br /> <br /> 196<br /> <br /> 1,1%<br /> <br /> 18742<br /> <br /> 9199<br /> <br /> 49,1%<br /> <br /> 8923<br /> <br /> 47,6%<br /> <br /> 359<br /> <br /> 1,9%<br /> <br /> 261<br /> <br /> 1,4%<br /> <br /> (Nguồn: Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh)<br /> Bảng 2 cho thấy, số GV đạt kết quả giỏi, khá đều đạt<br /> tỉ lệ cao (96,8% ở năm học 2016-2017 và 96,7% ở năm<br /> học 2017-2018). Điều này chứng minh việc học tập<br /> nghiêm túc và có chất lượng của đội ngũ GV; hầu hết GV<br /> đã có nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết của việc<br /> phải tham gia BDTX, không ngừng học tập và rèn luyện<br /> để nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học phù<br /> hợp với việc đổi mới giáo dục phổ thông; phù hợp với<br /> đánh giá của Sở GD-ĐT thành phố: các lớp bồi dưỡng<br /> cấp thành phố cùng với việc thực hiện BDTX, tổ chức<br /> hội thảo, tập huấn chuyên đề của quận/huyện, các trường<br /> tiểu học cho thấy công tác chỉ đạo nâng cao trình độ<br /> chuyên môn của Sở GD-ĐT triển khai đến các đơn vị<br /> phòng giáo dục và trường tiểu học đã phát huy được tác<br /> dụng, góp phần nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo<br /> và CBQL giáo dục.<br /> Nhìn chung, bên cạnh những kết quả đạt được, công<br /> tác BDTX cho đội ngũ cũng còn những hạn chế cần khắc<br /> phục; đó là: - Việc xây dựng kế hoạch BDTX chưa đảm<br /> bảo tính khoa học, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm<br /> vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội<br /> dung 2). Một số đơn vị chưa linh hoạt trong việc gắn kết<br /> với các trường sư phạm trên địa bàn để tổ chức các buổi<br /> báo cáo chuyên đề bồi dưỡng cũng như giải đáp các<br /> vướng mắc của GV; - Phương thức thực hiện công tác<br /> BDTX được tổ chức chưa đảm bảo tính chủ động, linh<br /> <br /> 11<br /> <br /> gian để tự học và tự rèn luyện chưa khoa học nên ảnh<br /> hưởng đến chất lượng nghiên cứu học tập và áp dụng vào<br /> thực tiễn; một số khác chưa biết vận dụng kiến thức đã<br /> học vào công việc hàng ngày. Ngoài ra, việc cập nhật<br /> những việc đã làm được để minh chứng cho từng module<br /> tự học cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, việc ghi<br /> chép còn nặng về hình thức; - Nội dung của một số<br /> module quá dài, còn nặng về lí thuyết nên GV chủ yếu<br /> nghiên cứu học tập, trả lời những câu hỏi trong các bài<br /> tập đánh giá ở từng module, chưa vận dụng hiệu quả và<br /> linh hoạt vào trong thực tế giảng dạy; - Trình độ tay nghề<br /> của đội ngũ GV ở một số đơn vị không đồng đều nên<br /> mức độ sáng tạo trong việc tự bồi dưỡng, tham khảo tài<br /> liệu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng<br /> kế hoạch và tổ chức các hoạt động trong giảng dạy còn<br /> có những hạn chế nhất định. Năng lực triển khai và đánh<br /> giá kết quả BDTX của hiệu trưởng các trường đối với<br /> GV chưa đồng đều, dẫn đến kết quả xếp loại của người<br /> học giữa các đơn vị còn chênh lệch. Cụ thể: tỉ lệ GV xếp<br /> loại ở trung bình ở huyện Nhà Bè lên đến 10%, trong khi<br /> đó tỉ lệ này ở quận 3, quận 4 và quận 11 là 0%; ngoài ra,<br /> tỉ lệ GV được xếp loại giỏi giữa các đơn vị cũng có sự<br /> khác biệt khá lớn (ở quận 3, quận 6, quận 8, tỉ lệ này đạt<br /> trên 80%; còn quận Phú Nhuận chỉ đạt 4,8%; trong khi<br /> đó, tỉ lệ chung của toàn thành phố là 49,1%). So sánh này<br /> được cụ thể hóa trong bảng 3:<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả đánh giá BDTX GV năm học 2017-2018 (%)<br /> KẾT QUẢ XẾP LOẠI BDTX CỦA GV<br /> TT<br /> <br /> ĐƠN VỊ<br /> Tổng số GV<br /> <br /> Loại giỏi<br /> <br /> Loại khá<br /> <br /> Loại trung bình Không hoàn thành<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> SL<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> <br /> 1<br /> <br /> Quận 1<br /> <br /> 694<br /> <br /> 358<br /> <br /> 51,6<br /> <br /> 324<br /> <br /> 46,7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 2<br /> <br /> Quận 2<br /> <br /> 418<br /> <br /> 143<br /> <br /> 34,2<br /> <br /> 259<br /> <br /> 62,0<br /> <br /> 14<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Quận 3<br /> <br /> 573<br /> <br /> 544<br /> <br /> 94,9<br /> <br /> 29<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 4<br /> <br /> Quận 4<br /> <br /> 329<br /> <br /> 184<br /> <br /> 55,9<br /> <br /> 145<br /> <br /> 44,1<br /> <br /> 5<br /> <br /> Quận 5<br /> <br /> 585<br /> <br /> 337<br /> <br /> 57,6<br /> <br /> 239<br /> <br /> 40,9<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 6<br /> <br /> Quận 6<br /> <br /> 721<br /> <br /> 629<br /> <br /> 87,2<br /> <br /> 84<br /> <br /> 11,7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,7<br /> <br /> 7<br /> <br /> Quận 7<br /> <br /> 581<br /> <br /> 430<br /> <br /> 74,0<br /> <br /> 144<br /> <br /> 24,8<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> 8<br /> <br /> Quận 8<br /> <br /> 735<br /> <br /> 594<br /> <br /> 80,8<br /> <br /> 140<br /> <br /> 19,0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,1<br /> <br /> 9<br /> <br /> Quận 9<br /> <br /> 758<br /> <br /> 73<br /> <br /> 9,6<br /> <br /> 624<br /> <br /> 82,3<br /> <br /> 7<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 54<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 10<br /> <br /> Quận 10<br /> <br /> 657<br /> <br /> 224<br /> <br /> 34,1<br /> <br /> 398<br /> <br /> 60,6<br /> <br /> 19<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> 16<br /> <br /> 2,4<br /> <br /> 11<br /> <br /> Quận 11<br /> <br /> 569<br /> <br /> 317<br /> <br /> 55,7<br /> <br /> 252<br /> <br /> 44,3<br /> <br /> 12<br /> <br /> Quận 12<br /> <br /> 1107<br /> <br /> 297<br /> <br /> 26,8<br /> <br /> 783<br /> <br /> 70,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 13<br /> <br /> Phú Nhuận<br /> <br /> 438<br /> <br /> 21<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 391<br /> <br /> 89,3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> 18<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> 14<br /> <br /> Bình Thạnh<br /> <br /> 892<br /> <br /> 400<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> 437<br /> <br /> 49,0<br /> <br /> 55<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> 15<br /> <br /> Tân Bình<br /> <br /> 1023<br /> <br /> 433<br /> <br /> 42,3<br /> <br /> 554<br /> <br /> 54,2<br /> <br /> 31<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 16<br /> <br /> Tân Phú<br /> <br /> 907<br /> <br /> 554<br /> <br /> 61,1<br /> <br /> 344<br /> <br /> 37,9<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,6<br /> <br /> 17<br /> <br /> Gò Vấp<br /> <br /> 1212<br /> <br /> 455<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 732<br /> <br /> 60,4<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 18<br /> <br /> Thủ Đức<br /> <br /> 867<br /> <br /> 232<br /> <br /> 26,8<br /> <br /> 577<br /> <br /> 66,6<br /> <br /> 24<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 34<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> 19<br /> <br /> Hóc Môn<br /> <br /> 1049<br /> <br /> 698<br /> <br /> 66,5<br /> <br /> 335<br /> <br /> 31,9<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,1<br /> <br /> 15<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 20<br /> <br /> Củ Chi<br /> <br /> 1224<br /> <br /> 961<br /> <br /> 78,5<br /> <br /> 233<br /> <br /> 19,0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0,7<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> 21<br /> <br /> Bình Chánh<br /> <br /> 1293<br /> <br /> 640<br /> <br /> 49,5<br /> <br /> 574<br /> <br /> 44,4<br /> <br /> 23<br /> <br /> 1,8<br /> <br /> 56<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 22<br /> <br /> Bình Tân<br /> <br /> 1340<br /> <br /> 468<br /> <br /> 34,9<br /> <br /> 837<br /> <br /> 62,5<br /> <br /> 34<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,1<br /> <br /> 23<br /> <br /> Nhà Bè<br /> <br /> 448<br /> <br /> 104<br /> <br /> 23,2<br /> <br /> 284<br /> <br /> 63,4<br /> <br /> 46<br /> <br /> 10,3<br /> <br /> 14<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 24<br /> <br /> Cần Giờ<br /> <br /> 322<br /> <br /> 103<br /> <br /> 32.0<br /> <br /> 204<br /> <br /> 63,4<br /> <br /> 15<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 18742<br /> <br /> 9199<br /> <br /> 49.1<br /> <br /> 8923<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> 359<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 261<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> (Nguồn: Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh)<br /> 2.2. Một số biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng<br /> thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên<br /> các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh<br /> 2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và<br /> giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng<br /> thường xuyên<br /> <br /> 12<br /> <br /> Chương trình BDTX là căn cứ của việc quản lí, chỉ<br /> đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi<br /> dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên<br /> môn, nghiệp vụ, khả năng đáp ứng của CBQL cũng như<br /> GV tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14<br /> <br /> của Chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy, công tác BDTX có ý<br /> nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao tay nghề cho đội<br /> ngũ CBQL và GV - nhân tố có vai trò quyết định đến<br /> chất lượng giáo dục. Làm tốt công tác này sẽ giúp đội<br /> ngũ CBQL, GV chuyển hóa những yêu cầu, đòi hỏi của<br /> xã hội đối với sự phát triển không ngừng của giáo dục<br /> thành động cơ tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân để trang<br /> bị kiến thức, đáp ứng yêu cầu thực tiễn một cách tích cực,<br /> chủ động.<br /> Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ về sự cần thiết<br /> phải tham gia BDTX, hiệu trưởng các trường phải nắm<br /> được những vấn đề trọng tâm trong đổi mới giáo dục để<br /> định hướng cho đội ngũ nhà giáo về bồi dưỡng, tăng<br /> cường năng lực thực hiện nhiệm vụ; giúp mỗi CBQL,<br /> GV thực hiện công tác bồi dưỡng chủ động, tự giác.<br /> 2.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng<br /> thường xuyên hàng năm<br /> Xây dựng kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối<br /> với công tác quản lí, nó gắn liền với việc lựa chọn mục<br /> tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp đội<br /> ngũ CBQL cũng như GV xác định được các nội dung<br /> thực hiện nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Vì<br /> vậy, việc xây dựng kế hoạch cần được thực hiện khoa<br /> học, phản ảnh đúng nhu cầu theo đặc thù của từng đơn vị<br /> và cá nhân. Trên nền tảng chung của Quy chế, Chương<br /> trình BDTX GV, từ các cấp quản lí đến cơ sở và đội ngũ<br /> cần xây dựng kế hoạch với những chương trình cụ thể về<br /> nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng để đảm<br /> bảo triển khai và thực hiện kế hoạch đồng bộ, hiệu quả,<br /> đúng tiến độ.<br /> Căn cứ kế hoạch của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh<br /> đã ban hành, các Phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường xây<br /> dựng kế hoạch để thực hiện. Hiệu trưởng phải xác định<br /> rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lí công tác<br /> BDTX GV; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai theo<br /> thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Để làm tốt điều<br /> này, hiệu trưởng cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:<br /> - Khảo sát nhu cầu học tập, BDTX, nghiên cứu sâu hơn<br /> các module để tư vấn, định hướng… là cơ sở cho đội ngũ<br /> CBQL, GV tham khảo và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng<br /> cho sát với từng nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị. Như vậy,<br /> việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng sẽ thiết thực, phù hợp<br /> với yêu cầu của mỗi cá nhân, giúp việc phê duyệt kế<br /> hoạch bồi dưỡng hợp với thực tiễn; - Xác định cụ thể cơ<br /> sở pháp lí nhằm đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ của kế<br /> hoạch; đánh giá đúng thực trạng; xác định mục tiêu của<br /> <br /> 13<br /> <br /> công tác bồi dưỡng, nội dung các công việc cần thực hiện<br /> với sự phân công cụ thể, các nguồn lực đảm bảo cho việc<br /> thực hiện có hiệu quả (nguồn nhân lực, vật lực, tài lực…).<br /> Phòng GD-ĐT các quận/huyện tiếp tục tham mưu với<br /> UBND có kế hoạch xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất nhằm<br /> đáp ứng nhu cầu BDTX của đội ngũ tại địa phương; đồng<br /> thời chủ động huy động thêm nhiều nguồn kinh phí nhằm<br /> đáp ứng yêu cầu công tác; - Tổ chức thực hiện kế hoạch,<br /> việc làm này ở tổ chuyên môn tại đơn vị cần được sắp<br /> xếp, bố trí thời gian hợp lí, giúp đội ngũ GV trao đổi, thảo<br /> luận về nội dung của các chuyên đề nhằm giúp cho việc<br /> học tập BDTX đạt hiệu quả cao hơn; đồng thời, lưu trữ<br /> tài liệu và tận dụng nguồn tài nguyên trên Internet cần<br /> được hướng dẫn cụ thể, thống nhất sao cho hiệu quả và<br /> khoa học; - Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm việc<br /> tổ chức BDTX tại cơ sở để CBQL, GV có điều kiện trao<br /> đổi, thảo luận tìm ra giải pháp tự học hiệu quả; giúp nhà<br /> trường có sự điều chỉnh và chỉ đạo tốt hơn trong việc thực<br /> hiện kế hoạch…<br /> Để tổ chức triển khai có hiệu quả, hàng năm, Sở GDĐT thành phố phải xây dựng kế hoạch chung cho toàn<br /> ngành, hướng dẫn cho Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch<br /> BDTX, phân công cụ thể trách nhiệm của các phòng ban<br /> chuyên môn của Sở trong phối hợp triển khai kế hoạch<br /> bồi dưỡng; chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên cốt<br /> cán từ thành phố, quận/huyện và cơ sở làm nòng cốt cho<br /> việc triển khai BDTX tập trung theo kế hoạch. Bên cạnh<br /> đó, công tác kiểm tra cần được tổ chức thường xuyên<br /> nhằm hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời những khó khăn vướng<br /> mắc của cơ sở, tạo điều kiện cho công tác BDTX đi vào<br /> nền nếp, có chất lượng; là yếu tố quan trọng, góp phần<br /> thực hiện thành công kế hoạch đã xây dựng.<br /> 2.2.3. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng<br /> thường xuyên<br /> Việc đánh giá kết quả BDTX của GV nhằm phát hiện<br /> những lỗ hổng, sự bất hợp lí, không thực tế của quá trình<br /> đào tạo, bồi dưỡng, để từ đó nâng cao chất lượng bồi<br /> dưỡng hoặc cung cấp những nội dung bồi dưỡng cho<br /> người học mang tính thiết thực và hiệu quả cao. Vì vậy,<br /> công tác đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, độ tin<br /> cậy; tính toàn diện; đảm bảo tính hệ thống, công bằng,<br /> công khai và minh bạch.<br /> Các cấp quản lí giáo dục (Sở, Phòng GD-ĐT) cần<br /> tăng cường kiểm tra, giám sát công tác BDTX của CBQL<br /> và GV ở cơ sở theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp<br /> của GV. Ở cấp cơ sở, việc kiểm tra, đánh giá của hiệu<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 10-14<br /> <br /> trưởng cần được thực hiện bằng nhiều phương thức đa<br /> dạng như: qua đánh giá của tổ chuyên môn; dự giờ, thăm<br /> lớp; đánh giá qua bản thu hoạch hay bài kiểm tra của GV.<br /> Như vậy, việc phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của tổ khối chuyên môn trong việc chủ động tổ chức học tập,<br /> thảo luận và kiểm tra đôn đốc là một yêu cầu thiết yếu.<br /> CBQL nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra định kì ở<br /> từng tổ - khối, từng nội dung hoạt động, thời điểm khác<br /> nhau để đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ và đánh giá đảm bảo<br /> được tính chuẩn xác.<br /> Định kì, hàng tháng, nhà trường cần có đánh giá,<br /> nhận xét việc tổ chức học tập, bồi dưỡng của đội ngũ<br /> (lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội đồng); định kì,<br /> giữa năm học, tổ chức sơ kết và tổng kết, đánh giá ở cuối<br /> năm (cần thực hiện nghiêm túc và thường xuyên). Qua<br /> kiểm tra, đánh giá, nhà quản lí kịp thời hỗ trợ, tư vấn và<br /> giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cả đội ngũ;<br /> đồng thời phát hiện và nhân rộng những tập thể và cá<br /> nhân thực hiện tốt để khen thưởng, động viên, khích lệ;<br /> tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức thực hiện có hiệu quả.<br /> Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác BDTX là một<br /> trong những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng<br /> đội ngũ. Công tác bồi dưỡng cần được tổ chức đúng<br /> thực chất, phản ảnh đúng kết quả học tập, rèn luyện<br /> của mỗi CBQL, GV; đặc biệt là việc cập nhật thông<br /> tin, minh chứng phù hợp với kế hoạch đã xây dựng,<br /> tránh hiện tượng sao chép hoặc sao kê những tài liệu,<br /> minh chứng một cách hình thức, chiếu lệ. Bên cạnh<br /> đó, việc xây dựng bộ công cụ với các tiêu chí cụ thể<br /> dựa trên các văn bản hướng dẫn hay những hành lang<br /> pháp lí là yêu cầu cần thiết để thực hiện kiểm tra, đánh<br /> giá đánh giá đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, tránh<br /> sự chênh lệch quá lớn về tỉ lệ các tham số đánh giá<br /> giữa các quận/huyện, hàng năm; công tác tổng kết cấp<br /> thành phố cần được phân tích, đánh giá trên bình diện<br /> chung khi đối chiếu với toàn ngành.<br /> 3. Kết luận<br /> Trong bối cảnh toàn ngành tập trung nguồn lực cho<br /> việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm<br /> 2015, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV<br /> để đáp ứng yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa<br /> mới là một nhiệm vụ cấp thiết, giữ vai trò then chốt.<br /> Nền giáo dục tiên tiến không thể tách rời ba yếu tố: cơ<br /> sở vật chất hiện đại; chương trình giáo dục, sách giáo<br /> khoa tiên tiến; đội ngũ CBQL, GV hội đủ các yêu cầu<br /> về năng lực và phẩm chất. Qua đó, bồi dưỡng, nâng<br /> <br /> 14<br /> <br /> cao chất lượng đội ngũ sẽ giữ vai trò then chốt, là tiền<br /> đề thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục hiện nay.<br /> Vì vậy, đổi mới triển khai thực hiện kế hoạch BDTX<br /> có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất<br /> lượng bồi dưỡng. Việc triển khai thực hiện kế hoạch<br /> cần được thực hiện nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với<br /> đặc thù của từng địa phương, đơn vị theo sự chỉ đạo,<br /> quản lí phân cấp của ngành GD-ĐT.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2010). Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT<br /> ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2012). Thông tư số 26 /2012/TTBGDĐT ngày 10/7/2012 về Quy chế bồi dưỡng<br /> thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo<br /> dục thường xuyên.<br /> [3] Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục<br /> (2017). Công văn số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày<br /> 28/3/2017 về hướng dẫn triển khai công tác bồi<br /> dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các<br /> năm học tiếp theo.<br /> [4] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 32/2011/TTBGDĐT ngày 08/8/2011 về Chương trình bồi dưỡng<br /> thường xuyên giáo viên tiểu học.<br /> [5] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br /> 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn<br /> diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br /> quốc tế.<br /> [6] Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh (2017). Báo cáo số<br /> 2324/BC-GDĐT-TC ngày 29/6/2017 về Công tác<br /> bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 và<br /> Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018.<br /> [7] Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh (2018). Báo cáo số<br /> 1959/BC-GDĐT-TC ngày 08/6/2018 về Công tác<br /> bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và<br /> Phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019.<br /> [8] Phạm Thanh Vinh (2017). Quản lí bồi dưỡng cán<br /> bộ, giảng viên các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu<br /> đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2<br /> tháng 10/2017, tr 71-75.<br /> [9] Phạm Thị Thanh Hương (2017). Vai trò của người<br /> thầy trong giảng dạy đại học trước bối cảnh đổi mới<br /> giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2 tháng<br /> 10/2017, tr 260-262.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2