intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể (TQM)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học trong nhà trường THPT theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể, đây là hướng lựa chọn phù hợp cho quản lí dạy học ở nhà trường THPT hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể (TQM)

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Văn Cao Email: caonv@hanoiedu.vn Article History ABSTRACT Received: 20/3/2020 High school education is aimed at forming high school students initial Accepted: 07/5/2020 knowledge about technology and career guidance to continue vocational Published: 25/5/2020 education, higher education or working. However, in the reality of teaching at high school, there are many difficulties. In the quality management models Keywords that have been successfully applied now, the overall quality management overall quality, total quality model is considered to be feasible to apply in school management by many management, teaching educational researchers. The overall quality management model with the quality, high school. motto of continuous improvement and customer-oriented will help education quality to meet the requirements of the society. This paper proposes some teaching quality management measures at high schools according to the overall quality management approach, which is the appropriate direction for teaching management at high school nowadays. 1. Mở đầu Giáo dục THPT nhằm hình thành cho học sinh (HS) học phổ thông những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật, công nghệ và hướng nghiệp để tiếp tục học giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học hoặc đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT, việc đáp ứng mục tiêu này đang gặp nhiều khó khăn. Tình hình chung này, trong Kết luận số: 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đánh giá: “Chất lượng GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với HS. Phương pháp dạy học (PPDH) chậm đổi mới, chưa thật sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS”. Đánh giá cao vai trò của quản lí giáo dục (QLGD) trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT (04/11/2013) đã có giải pháp: “Đổi mới căn bản công tác QLGD, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lí chất lượng (QLCL)”; Chiến lược phát triển giáo dục (2011-2020) của Chính phủ đã khẳng định giải pháp đổi mới QLGD là khâu đột phá, trong đó cần: “Tập trung vào QLCL giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lí, từng bước vận dụng chuẩn các nước tiên tiến”. Như vậy, định hướng chung trong đổi mới QLGD ở nhà trường là công tác QLCL giáo dục. Những năm qua, ngành GD-ĐT đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học trong nhà trường THPT, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập: khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở vật chất - thiết bị dạy học trong nhà trường còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên (GV) năng lực còn hạn chế; việc quản lí dạy học như thực hiện nội dung chương trình, đổi mới PPDH chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, chất lượng dạy học vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Trong các mô hình QLCL đã được áp dụng thành công trong công nghiệp và thương mại, mô hình QLCL tổng thể (Total Quality Management - TQM) được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng có thể áp dụng khả thi trong quản lí nhà trường. TQM với phương châm cải tiến liên tục, hướng vào khách hàng và sẽ cho ta chất lượng giáo dục đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc tiếp cận TQM là hướng lựa chọn phù hợp cho quản lí dạy học ở nhà trường THPT. Bài viết nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp QLCL dạy học trong nhà trường THPT theo tiếp cận TQM, đây là hướng lựa chọn phù hợp cho quản lí dạy học ở nhà trường THPT hiện nay. 8
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Lập kế hoạch chiến lược cho trường trung học phổ thông áp dụng Mô hình quản lí chất lượng tổng thể Lập kế hoạch chiến lược cho trường THPT áp dụng mô hình TQM là đề xuất một quy trình lập kế hoạch chiến lược trường THPT khi áp dụng TQM và tổ chức thực hiện, đánh giá chiến lược; giúp nhà trường hình thành các nội dung trong các bước của quy trình để có được một chiến lược thực tiễn, khả thi; trong đó, chỉ rõ cách xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, chính sách chất lượng và các giải pháp chiến lược là cơ sở định hướng cho các hoạt động của TQM trong nhà trường. Lập kế hoạch chiến lược là đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường THPT mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại. Để định hướng QLCL dạy học, TQM đòi hỏi các trường phải xây dựng được kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng. Lập kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT có áp dụng TQM, chúng tôi xin đề xuất một quy trình bao gồm các bước theo những chỉ dẫn sau đây: Bước 1. Sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị của nhà trường: - Tuyên bố đầy đủ về sứ mạng của nhà trường; - Xây dựng tầm nhìn; - Xác định hệ thống giá trị cơ bản. Bước 2. Phân tích nhu cầu người học và khách hàng giáo dục: Để phân tích nhu cầu khách hàng giáo dục cần khảo sát ý kiến nhiều loại khách hàng như: HS, phụ huynh HS, cộng đồng, người sử dụng lao động...; từ đó, xác định các vấn đề, nhu cầu và những gì mong muốn được học của họ, những gì mà người học cần và những gì người học muốn; phải đánh giá được HS muốn có “bằng cấp” hoặc cần có kiến thức và kĩ năng. Vấn đề quan trọng của khách hàng giáo dục là sự đáp ứng mối quan hệ giữa học bền vững - thể hiện được năng lực người học và yêu cầu của thị trường việc làm về kĩ năng và chất lượng người học, không nhất thiết phải là bằng cấp chuyên môn. Bước 3. Phân tích môi trường, xác định các vấn đề chiến lược: - Thực trạng nhà trường và phân tích SWOT: - Khảo sát thực trạng các lĩnh vực hoạt động của nhà trường và tiến hành phân tích SWOT, trả lời các câu hỏi đặt ra; - Xác định các vấn đề chiến lược. Bước 4. Xác định mục tiêu chiến lược: - Mục tiêu chung: Là kết quả cần đạt của kế hoạch, là những đáp ứng nhu cầu của người học và khách hàng của nhà trường. Mục tiêu là cụ thể hóa của sứ mệnh; là những mốc đánh dấu, góp phần vào việc đạt được sứ mệnh. Xác định mục tiêu phải dựa vào các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh; phản ánh các vấn đề chiến lược và các ưu tiên của nhà trường; định hướng rõ cho hành động và mang tính lâu dài; - Mục tiêu cụ thể: Là tuyên bố về kết quả đầu ra được lượng hóa mà nhà trường cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu cụ thể chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Bước 5. Xác định chính sách chất lượng: Chính sách chất lượng (Quality Policy) là ý đồ và định hướng về QLCL của tổ chức, do lãnh đạo cao nhất công bố. Sau khi phân tích SWOT là xác định chính sách chất lượng. Áp dụng TQM rất cần đến một chính sách chất lượng thể hiện trong chiến lược coi như một định hướng về QLCL của nhà trường. Chính sách chất lượng sẽ khác nhau tùy theo điều kiện hiện trạng của từng nhà trường. Trong xác định chính sách chất lượng, rất cần thiết phải dựa vào khái niệm lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực và làm việc theo nhóm. Chính sách chất lượng cần phản ánh các giá trị và niềm tin của nhà trường, tạo khung để nhà trường xác định các mục tiêu chất lượng. Chính sách chất lượng phải phù hợp với mục tiêu chung của chiến lược, gồm: việc cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục hệ thống QLCL; cung cấp cơ sở cho việc thiết lập các mục tiêu chất lượng; được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức. Chính sách chất lượng sẽ chuyển hóa thành những mục tiêu chất lượng được nhà trường đề ra trong thời ngắn (6 tháng hay 1 năm) và định lượng được. Bước 6. Xác định các giải pháp chiến lược: Giải pháp chiến lược là những động thái/hành động chính phải được tiến hành để đạt được mục tiêu chiến lược. Các giải pháp được thiết kế để: tối đa hóa các thời cơ bên ngoài, tránh hoặc giảm bớt các đe dọa bên ngoài; tận dụng các mặt mạnh bên trong, cải tiến hoặc khắc phục các mặt yếu bên trong nhà trường. Các giải pháp chiến lược của nhà trường THPT thường được chú ý ở các lĩnh như: Hoạt động dạy học; Phát triển đội ngũ; Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ; Nguồn lực tài chính; Phát triển môi trường văn hóa chất lượng; Xây dựng nhóm/đội làm việc; Xây dựng hệ thống thông tin và công cụ phân tích dữ liệu; Quan hệ với cộng đồng; Hoạt động lãnh đạo và quản lí nhà trường. Bước 7. Lập kế hoạch hành động: Kế hoạch chiến lược được cụ thể hóa thành kế hoạch hành động theo thời gian và theo lĩnh vực. Từ các mục tiêu và định hướng của giải pháp chiến lược phải lập kế hoạch hành động để thực hiện 9
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 các mục tiêu này theo mức độ ưu tiên qua từng năm. Mỗi mục tiêu có thể có nhiều chương trình hành động, để tránh bỏ sót mục tiêu khi xây dựng kế hoạch hành động người ta thường xây dựng cây mục tiêu. Kế hoạch hành động trong nhà trường sẽ phải trả lời các câu hỏi: Làm gì? Tại sao làm cái đó? Lúc nào sẽ làm cái đó? Ai làm và làm ở đâu? và hai câu hỏi khác là: Làm như thế nào? và giá thành là bao nhiêu? Các thành phần của kế hoạch hành động có thể là: Các bước hành động, thời gian biểu, trách nhiệm, các nguồn lực cần có, các thông tin thích hợp khác. 2.2. Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng dạy học cho trường trung học phổ thông áp dụng Mô hình quản lí chất lượng tổng thể Xây dựng hệ thống QLCL dạy học là vấn đề cốt lõi để thực hiện TQM trong dạy học ở trường THPT. Nhóm biện pháp này sẽ giúp cho nhà trường đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào của dạy học; tăng cường hoạt động quản lí dạy học của hiệu trưởng; đổi mới hoạt động giảng dạy của GV, hình thành hoạt động học tập của HS theo các quy trình và tiêu chí đánh giá chất lượng; đảm bảo được chất lượng đầu ra của HS theo hướng đáp ứng yêu cầu của xã hội. 2.2.1. Đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào dạy học - Phát triển chương trình dạy học đáp ứng yêu cầu xã hội: Theo khuyến cáo của UNESCO, mục đích của việc học chính là giúp mọi người học để biết, để làm, để khẳng định mình và biết chung sống cùng nhau. Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Ban Cán sự Đảng bộ Bộ GD-ĐT (2013) đã xác định cấp THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Dạy học ở THPT yêu cầu phân hóa sâu bằng việc học ít các môn bắt buộc, dành nhiều thời gian cho HS tự chọn các môn học/các chủ đề chuyên sâu/nâng cao gắn với nghề nghiệp, cần cho định hướng nghề nghiệp; khuyến khích phát triển các năng lực của HS theo xu thế hội nhập vào cuộc sống thực tại. Cụ thể, có thể xác định 3 mục tiêu mà HS cần đạt: Phải hiểu hoàn cảnh sống; Học cách sống; Hiểu trách nhiệm làm người… Như vậy, HS cần có “đầu óc” được luyện tập hơn là một kho tư liệu. Điều đó quyết định nội dung các môn học mà các trường học tiên tiến trên thế giới hiện nay đang lựa chọn, gồm 4 nhóm sau: + Luyện tư duy, đứng đầu là 2 môn: Ngữ văn và Toán; + Hiểu hoàn cảnh sống (vũ trụ, vật chất, sự sống…): Công nghệ - Môi trường; + Hiểu cách sống: Lịch sử, xã hội, nghệ thuật, văn hóa…; + Hiểu trách nhiệm làm người: Vấn đề cốt lõi của giáo dục công dân… Để Chuẩn đầu ra của HS THPT đáp ứng yêu cầu xã hội và tiếp cận với xu thế của thế giới, năng lực của HS cần tập trung vào 3 nhóm (Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư, 2012, tr 20): + Hành động một cách tự chủ, sáng tạo: Có khả năng bảo vệ và khẳng định quyền, lợi ích, trách nhiệm, nhu cầu cá nhân và những giới hạn cho phép; có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân và các dự án; có khả năng hành động hiệu quả trong điều kiện, hoàn cảnh thay đổi (nhóm này tập trung hình thành bản sắc cá nhân và tính tự chủ); + Sử dụng công cụ một cách thông minh: Có khả năng sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng và các văn bản một cách tích cực; có khả năng kiểm soát kiến thức và thông tin; có khả năng sử dụng công nghệ mới một cách phù hợp (nhóm này nhằm tạo ra sự tích cực và sáng tạo thông qua việc sử dụng những công cụ vật chất và xã hội nhất định); + Tương tác hòa đồng với nhiều nhóm xã hội: Có khả năng thiết lập quan hệ với người khác; có khả năng hợp tác; có khả năng điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn (nhóm này nhấn mạnh đến khả năng thiết lập quan hệ qua lại với người khác, trong cùng một nhóm hoặc với các nhóm khác). - Nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ GV: Để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV, hiệu trưởng cần khảo sát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực của GV để xác định nội dung bồi dưỡng và cách thức bồi dưỡng phù hợp hoặc cử đi đào tạo dài hạn theo yêu cầu của nhà trường với các hình thức: bồi dưỡng định kì; bồi dưỡng tại trường; tự học, tự bồi dưỡng của GV. - Bảo đảm chất lượng đầu vào của HS: Chất lượng đầu vào của HS thể hiện ở phẩm chất và năng lực học tập của HS đầu cấp. HS được tuyển chọn “đầu vào” của cấp học THPT phải hoàn thành chương trình, mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng và thái độ của cấp học THCS; có kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS đạt yêu cầu đề ra của Bộ GD-ĐT và phải đạt yêu cầu trong kì tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD-ĐT tổ chức. - Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học: Xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường THPT nhằm hướng đến mục tiêu: thiết bị dạy học có đủ theo yêu cầu và ngày càng tiên tiến đáp ứng sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường; thiết bị dạy học ngày càng đồng bộ về cơ cấu chủng loại. Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường THPT cần phải quản lí tốt việc trang bị các thiết bị dạy học cũng như tổ chức tốt hoạt động tự làm đồ dùng, phương tiện dạy học trong mỗi lớp. 10
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 2.2.2. Các quy trình hoạt động quản lí dạy học của hiệu trưởng - Quy trình quản lí việc thực hiện chương trình dạy học: QLCL thực hiện chương trình dạy học được thực hiện theo các bước như sau: + Lập kế hoạch thực hiện chương trình dạy học; + Tổ chức thực hiện chương trình dạy học: Phân công GV giảng dạy và xây dựng thời khóa biểu; Chỉ đạo hoạt động dạy học của GV (xây dựng kế hoạch bài dạy/giáo án, thực hiện nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp, chỉ đạo GV hướng dẫn HS học tập ngoài giờ lên lớp); Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn (chỉ đạo soạn giáo án chung cho một số bài học khó trong chương trình; tổ chức dạy học tự chọn theo chuyên đề; tổ chức phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi); + Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình; + Cải tiến việc thực hiện chương trình dạy học. - Quy trình quản lí đổi mới PPDH: Các tiêu chí quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Dạy cách học, cách tìm kiếm và vận dụng, cách phát hiện và giải quyết vấn đề; + Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học, tinh thần hợp tác và sáng tạo; + Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện. Để đổi mới PPDH có hiệu quả, hiệu trưởng cần thực hiện các chức năng QLCL theo quy trình sau: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH; Tổ chức đồng bộ việc thực hiện đổi mới PPDH; Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nghiêm túc quá trình đổi mới PPDH; Rút kinh nghiệm, cải tiến, điều chỉnh việc đổi mới PPDH. - Quy trình quản lí việc sử dụng thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải được sử dụng vào đúng mục tiêu dạy học thì mới phát huy hiệu quả. Muốn vậy, hiệu trưởng cần triển khai các chức năng QLCL về sử dụng thiết bị dạy học theo quy trình sau: Lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học; Tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm, cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học. - Quy trình quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Cần thay đổi cơ bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực. Kiểm tra, đánh giá phải xác nhận đúng năng lực HS, đánh giá được khả năng và hiệu quả vận dụng tổng hợp, coi trọng đánh giá trong suốt quá trình dạy học với nhiều hình thức. Đề kiểm tra/thi không chỉ tập trung việc đánh giá HS biết cái gì, quan trọng hơn là đánh giá HS có năng lực làm được gì từ những điều đã biết. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, hiệu trưởng cần thực hiện các chức năng sau: + Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (nghiên cứu định hướng, yêu cầu đổi mới đánh giá, quy chế đánh giá, xếp loại của Bộ GD-ĐT; lập khung đánh giá; xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động; xây dựng các chương trình hành động; hình thành kế hoạch đánh giá môn học); + Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá (chuẩn bị, chỉ đạo thực hiện các hình thức kiểm tra, quản lí chấm bài, trả bài và điểm số); + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đánh giá; + Điều chỉnh, cải tiến việc kiểm tra, đánh giá HS. 2.2.3. Quy trình hoạt động giảng dạy của giáo viên Quá trình dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế là một dạng mới thể hiện sự kết hợp chặt chẽ, logic giữa cấu trúc mặt nội dung và mặt quá trình của dạy học. Để thiết kế hồ sơ dạy học môn học, GV cần có những kĩ năng thực hiện quy trình này theo 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn chuẩn bị: + Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên trong quá trình dạy học của GV. Để thực hiện khâu này, GV cần thực hiện các công việc: Xác định vị trí môn học; Tìm hiểu đối tượng dạy học (kiểm tra kiến thức nền của HS trước khi bắt đầu môn học, điều tra phong cách học của HS, điều tra hứng thú của HS với môn học); Tìm hiểu cơ sở vật chất, kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học môn học; + Xác định mục tiêu môn học và mục tiêu bài học; + Lập kế hoạch dạy học môn học (lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học và chuẩn bị tài liệu dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học, thiết kế bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên. - Giai đoạn thực thi: Giai đoạn này bắt đầu bằng khâu lập kế hoạch bài dạy (giáo án) và sau đó là thực hiện các bước lên lớp theo kế hoạch đã đề ra. - Giai đoạn đánh giá, cải tiến. 2.2.4. Quy trình hoạt động học tập của học sinh - Giai đoạn chuẩn bị: + Phân tích nhu cầu (xác định động cơ, thái độ học tập môn học, hiểu rõ bản thân, tìm hiểu GV và thiết bị dạy học); + Xác định mục tiêu học tập môn học và chuẩn bị điều kiện học tập; + Lập kế hoạch học tập. - Giai đoạn thực thi: Đây chính là quá trình thực hiện kĩ năng học tập bài học theo các công đoạn: trước khi học, trong quá trình học và sau khi học trên lớp. - Giai đoạn đánh giá, cải tiến: Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, HS còn phải biết tự đánh giá chính mình về kết quả đạt được trong quá trình học tập. Sau mỗi tuần, HS cần tự đánh giá những việc đã làm được, những việc 11
  5. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 chưa làm và nêu lên hướng khắc phục. Chỉ có đánh giá trung thực, HS mới biết mình đang ở vị trí nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí đó. HS có thể xác định những vấn đề cần cải tiến học tập qua các nguồn thông tin, như: kết quả kiểm tra, đánh giá của GV và nhà trường; HS tự đánh giá khả năng của mình; qua trao đổi kinh nghiệm học tập của bạn bè, hỗ trợ lẫn nhau trong học nhóm. Từ đó, điều chỉnh, cải tiến kĩ năng học tập nhằm ngày một tiến bộ hơn. 2.2.5. Đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra của quá trình dạy học - Phát triển chất lượng HS: + Phát triển nhân cách HS, gồm: phát triển phẩm chất đạo đức HS (đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; quản lí công tác đánh giá thái độ của HS) và phát triển năng lực của HS (đánh giá, xếp loại học lực, quản lí công tác đánh giá học lực; + Phát triển chất lượng HS toàn trường (tỉ lệ HS bỏ học, HS lưu ban, HS lên lớp; tổng hợp kết quả học lực, hạnh kiểm của HS; theo dõi kết quả các kì thi bên ngoài nhà trường). - Lợi ích xã hội: + Sự thỏa mãn của cha mẹ HS, cộng đồng; + Sự chuẩn bị thích ứng của HS khi đi vào cuộc sống. 2.3. Hình thành môi trường văn hóa chất lượng và các công cụ thực thi theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể Biện pháp này giúp nhà trường THPT hình thành được môi trường văn hóa chất lượng; tổ chức hợp tác làm việc theo nhóm/đội, xây dựng hệ thống thông tin quản lí dạy học thông suốt; thiết lập được công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê là những nội dung để tạo dựng một nền tảng tốt hỗ trợ cho thực thi TQM, góp phần quan trọng thực hiện hệ thống QLCL dạy học thành công. Một số nội dung thực hiện cụ thể: - Hình thành môi trường văn hóa chất lượng trong nhà trường THPT: + Thực thi TQM và yêu cầu văn hóa chất lượng; + Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa chất lượng. - Tổ chức hợp tác làm việc theo nhóm/đội. - Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lí dạy học trường THPT. Hệ thống thông tin quản lí trường THPT sẽ hỗ trợ cán bộ quản lí trong công việc quản lí hàng ngày, cung cấp thông tin và dữ liệu cần thiết trong việc ra các quyết định. Tin học hóa hệ thống thông tin quản lí trường THPT chính là tiến hành phân tích thiết kế hệ thống thông tin và xây dựng hệ thống phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng hỗ trợ quản lí. - Thiết lập công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê. 2.4. Tổ chức thực hiện hệ thống quản lí chất lượng dạy học Đây là việc làm giúp nhà trường thành lập lực lượng triển khai, xây dựng được hệ thống tài liệu QLCL của hệ thống QLCL dạy học và triển khai áp dụng trong thực tiễn; kiểm tra, đánh giá và có biện pháp điều chỉnh hệ thống QLCL kịp thời. Sau khi cán bộ quản lí nhà trường đã xây dựng các biện pháp của hệ thống QLCL dạy học và những công cụ thực thi TQM, nhà trường phải tổ chức triển khai áp dụng hệ thống QLCL này chặt chẽ với sự quyết tâm của Ban Giám hiệu, tập thể GV và cần thực hiện theo trình tự sau: - Thành lập lực lượng triển khai: Tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí và GV nhà trường. - Xây dựng hệ thống tài liệu QLCL: Hệ thống QLCL gồm: cơ cấu, trách nhiệm, thủ tục, quy trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện QLCL. Hệ thống QLCL dưới dạng văn bản hóa của một tổ chức bao gồm: Chính sách chất lượng: là ý đồ và định hướng về QLCL của tổ chức, do lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra; Sổ tay chất lượng: là tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả hệ thống chất lượng của một tổ chức; Các thủ tục - quy trình: là tài liệu chỉ ra cách thức tiến hành công việc hay một chuỗi công việc trong một quá trình; Các mô tả và hướng dẫn công việc: là tài liệu chỉ ra cách thức thực hiện một công việc đối với một cá nhân hay cách thức thao tác một thiết bị cụ thể; Biểu mẫu chất lượng: là các văn bản được thiết kế sẵn để ghi những dữ liệu thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện, sau khi được điền đầy đủ các yêu cầu trong biểu mẫu, nó trở thành hồ sơ chất lượng. - Đào tạo vận hành hệ thống chất lượng. - Tổ chức vận hành hệ thống chất lượng. Quá trình này được kết thúc bằng việc kiểm tra và điều chỉnh hệ thống QLCL với các bước: Tổ chức kiểm tra, đánh giá sản phẩm; Xác định nguyên nhân; Đề ra biện pháp điều chỉnh; Tổ chức thực hiện biện pháp điều chỉnh. 3. Kết luận Vận dụng TQM trong GD-ĐT là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng cán bộ quản lí, GV cũng như chất lượng nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay. Những giải pháp này sẽ giúp các nhà quản lí luôn nắm bắt kịp thời những ưu điểm, tồn tại, 12
  6. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 8-13 ISSN: 2354-0753 hạn chế trong quá trình dạy học; từ đó có sự điều chỉnh kịp thời khi tổ chức thực hiện ở từng khâu, từng đơn vị, mỗi cá nhân, giúp cho sản phẩm đào tạo đạt được chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của thị trường, hiện thực hóa mục tiêu dạy học. Vì vậy, việc vận dụng TQM trong QLCL dạy học ở nhà trường là mục tiêu cần hướng tới của toàn ngành GD-ĐT, cũng như từng trường THPT, từng cơ sở GD-ĐT phù hợp với bối cảnh hiện nay. Tài liệu tham khảo Ban Cán sự Đảng bộ Bộ GD-ĐT (2013). Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung học phổ thông. Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012). Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. NXB Giáo dục Việt Nam. Lê Đức Ánh (2007). Vận dụng lí thuyết TQM vào quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông dân lập. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Nguyễn Đức Chính (2011). Bàn về chương trình giáo dục. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 74, tr 9-12. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. Nguyễn Hữu Thống (2016). Quản lí đào tạo ở Trường Đại học Khánh Hòa theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 263-267. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Văn Toàn (2017). Vận dụng quản lí chất lượng tổng thể (TQM) trong hoạt động đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và An ninh ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 68-71. Tạ Thị Kiều An (2004). Quản lí chất lượng trong các tổ chức. NXB Thống kê. Vũ Cao Đàm (2009). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục Việt Nam. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2