
Phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
lượt xem 1
download

Bài viết nêu khái niệm du lịch thông minh, phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những kết quả và hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Đắk Nông trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Mai Ngọc Tân, Lê Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông Tóm tắt Du lịch là một trong ba trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông. Cùng với xu thế chung của thế giới và các địa phương khác ở Việt Nam trong phát triển du lịch thông minh với việc ứng dụng ngày càng sâu rộng công nghệ thông tin và truyền thông vào ngành du lịch, Đắk Nông đã và đang quan tâm phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch của Đắk Nông phát triển với những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch thông minh cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Bài viết nêu khái niệm du lịch thông minh, phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những kết quả và hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Đắk Nông trong thời gian tới. Từ khóa: du lịch thông minh; Đắk Nông 1. Đặt vấn đề Cùng với việc phát triển đô thị thông minh ở Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, việc phát triển du lịch thông minh cũng được chính quyền tỉnh Đắk Nông quan tâm, nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch, ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch thông minh ở Đắk Nông vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bài viết nêu khái niệm du lịch thông minh, phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh ở Đắk Nông với những kết quả và hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thông minh ở Đắk Nông trong thời gian tới. 2. Khái niệm du lịch thông minh Là một thuật ngữ mới xuất hiện từ sau cách mạng công nghiệp 4.0, xoay quanh thuật ngữ “du lịch thông minh”, hiện cũng tồn tại khá nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau. Theo Gretzel & cộng sự (2015), du lịch thông minh là du lịch được hỗ trợ bằng cách tích hợp các nỗ lực tại điểm đến để thu thập và tập hợp/khai thác dữ liệu nhận được từ cơ sở hạ tầng vật lý, các kết nối xã hội, các nguồn từ chính phủ/tổ chức và con người kết hợp với việc sử dụng các công nghệ nâng cao để chuyển đổi dữ liệu vào trải nghiệm tại điểm đến và tuyên bố giá trị của doanh nghiệp rõ ràng tập trung vào hiệu quả, bền vững và giàu trải nghiệm38. Theo Shuichi Kasahara (2019), do sự phát triển của công nghệ thông tin nên hiện nay phần lớn các hoạt động dịch vụ du lịch đều được hỗ trợ bởi công nghệ số và loại hình du lịch kiểu này được gọi là du lịch thông minh39. Theo Lê Quang Đăng (2019), du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin 38 Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015), Smart tourism: Foundations and developments, Electronic Markets, 25(3), 179–188. doi:10.1007/s12525-015-0196-8 39 Shuichi Kasahara (2019), “Phát triển du lịch thông minh trong khu vực Dịch vụ thông tin du lịch, cộng tác dữ liệu, danh mục dịch vụ”, Tạp chí Hiệp hội thông tin Nhật Bản, Quyển số 63, số 1, tr. 2- 7 686
- truyền thông, nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng40. Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, “Du lịch thông minh làm cho con người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng, đa dạng và nhiều thông tin nhất. Vì thế, nó đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy của một ngành kinh tế đó là thông tin”41. Như vậy, có thể nhóm thành 2 cách hiểu về du lịch thông minh như sau: – Cách hiểu thứ nhất: Du lịch thông minh = Smart Travel, là trào lưu du lịch mới, khác với những tour du lịch truyền thống trong đó người ta chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại có mức chi phí thấp và an toàn. Hiểu theo cách này, du lịch thông minh ở đây chính là “đi du lịch thông minh”, ám chỉ việc khách du lịch chủ động, tính toán, lên kế hoạch cụ thể cho chuyến du lịch một cách thông minh nhất để đạt được giá trị trải nghiệm tối đa trong khi chi phí lại ở mức tối thiểu. – Cách hiểu thứ hai: Du lịch thông minh = Smart Tourism, là du lịch có sự kết hợp của yếu tố công nghệ. Trong đó: + Du lịch thông minh là phương tiện, công cụ hỗ trợ du lịch. Hiểu theo cách này, công nghệ được ứng dụng để tạo ra các phương tiện, công cụ thông minh hỗ trợ cho các hoạt động du lịch, như: các phần mềm quản lý thông minh hỗ trợ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch, các ứng dụng và tiện ích thông minh hỗ trợ khách du lịch. Ví dụ tiện ích thuyết minh tự động, phần mềm quản lý hành chính điện tử, phần mềm quản lý hướng dẫn viên du lịch, phần mềm đặt vé trực tuyến, tiện ích chỉ đường và tìm kiếm khách sạn, khu vui chơi giải trí,… + Du lịch thông minh là một loại hình du lịch mới, bổ sung vào hệ thống phân loại các loại hình du lịch ở Việt Nam (du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch thăm thân, du lịch chữa bệnh, du lịch nông thôn, du lịch đô thị,… du lịch thông minh). + Du lịch thông minh là sản phẩm du lịch mới, bao gồm các dịch vụ trải nghiệm được tạo ra bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến cung cấp cho khách du lịch. Ví dụ: tour du lịch thực tế ảo, phim 3D – 3600, các trò chơi giải trí công nghệ,… Trong phạm vi bài viết này, du lịch thông minh được hiểu theo cách thứ hai, là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng. 3. Thực trạng phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Một số kết quả đã đạt được Đắk Nông đã và đang triển khai các chính sách nhằm phát triển du lịch thông minh theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc 40 Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam, http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien-trinh-phat-trien-du-lich- thong-minh-tai-viet-nam/ 41 Dẫn theo Hồ Hạ (2018), Mô hình du lịch thông minh – Điểm nhấn phát triển ngành kinh tế xanh, đăng trên Kinh tế & Đô thị online, http://m.kinhtedothi.vn/mo-hinh-du-lich-thong-minh-diem-nhan-phat- trien-nganh-kinh-te-xanh-310544.html 687
- cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực, hiệu quả góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển, nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá xúc tiến du lịch của địa phương và trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp, du khách. Cụ thể: - Phát triển du lịch thông minh trên cơ sở lấy khách du lịch làm trung tâm, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, thúc đẩy gia tăng khách du lịch nội địa; huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia sáng tạo, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Phát triển du lịch thông minh trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống, hướng tới phát triển du lịch bền vững; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường - Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số; hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, khách du lịch và các chủ thể liên quan. - Phát triển du lịch thông minh đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới, quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông; thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. - Thực hiện cơ chế quản lý, quy trình, quy chế kết nối chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực du lịch linh hoạt, phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch, hỗ trợ khách du lịch. - Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển các sản phẩm mới áp dụng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch; các doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong dự báo, phân tích, bảo đảm cơ chế báo cáo, phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn trong hoạt động du lịch. - Phát triển hệ thống dữ liệu số, cơ sở dữ liệu ngành du lịch làm nền tảng cho xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh nhằm kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin về du lịch Đắk Nông đến các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; hỗ trợ công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. - Xây dựng các sản phẩm được ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn trên nền tảng các công nghệ tương tác số nhằm nâng cao trải nghiệm và phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến phát triển các nền tảng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý du lịch ảo, thương mại điện tử trong du lịch,… phục vụ khách du lịch, cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Các chính sách nêu trên đã được triển khai tích cực trên thực tế. Viettel Đắk Nông là đơn vị đồng hành với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển hệ sinh thái du lịch. Từ ngày 15.12.2022, đơn vị đã thử nghiệm hệ thống du lịch thông minh tại dulich.daknong.gov.vn. Cổng thông tin du lịch tỉnh Đắk Nông đã được triển khai nhằm hình thành hệ thống thông tin du lịch Đắk Nông thông qua công nghệ số và tạo lợi ích, hỗ trợ tương tác giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách. Hệ thống 688
- quản lý điều hành du lịch thông minh được triển khai đa nền tảng qua website và ứng dụng cài đặt qua điện thoại cung cấp chức năng quản lý, điều hành, du lịch trên nền tảng số, liên kết chặt chẽ cơ quan nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, qua đó dễ dàng cung cấp thông tin người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Hỗ trợ khách đặt dịch vụ trực tuyến, đánh giá dịch vụ trực tuyến, xem tour, gợi ý tạo tour. Hệ thống xây dựng dữ liệu số 3D tài nguyên văn hóa du lịch tỉnh Đắk Nông, số hóa 3D chi tiết di tích lịch sử, số hóa tổng quan 3D trên di tích lịch sử chưa được xếp hạng danh lam thắng cảnh, điểm tham quan tiêu biểu. Việc số hóa du lịch, giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, hiểu hơn về một vùng đất yên bình, giàu tài nguyên. Sau 3 tháng thử nghiệm, trên cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm và hoàn thiện, hệ thống đã được áp dụng chính thức phục vụ khai thác, phát triển du lịch của địa phương; tối ưu hóa công tác quản lý, quảng bá, trải nghiệm sản phẩm du lịch. Du khách có thể đặt dịch vụ trực tuyến, xem tour, gợi ý tạo tour trên hệ thống du lịch thông minh này. Đồng thời, đến tháng 6/2023, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã hoàn thiện dự án Cổng du lịch văn hóa Đắk Song, trong đó có ứng dụng du lịch 3D của địa phương. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, du khách có thể tìm hiểu kỹ lưỡng các khu, điểm du lịch trước khi quyết định đặt chân đến. Với việc quét mã QR bằng điện thoại thông minh, bất cứ ai cũng có thể quét hoặc nhập địa chỉ dulichdaksong.vnitour.vn để truy cập vào Cổng văn hóa- du lịch Đắk Song. Tại đây, các thông tin địa phương bao gồm: Sự kiện, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hệ thống cơ sở lưu trú, quán ăn, dịch vụ hỗ trợ đều được hiển thị chi tiết, đầy đủ. Đặc biệt, phần quan trọng nhất của cổng là du lịch 3D, cung cấp trải nghiệm 3D tour Đắk Song vô cùng thú vị42. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, mặc dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch nhưng 9 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch tỉnh đã có bước phát triển mạnh. Tổng lượt khách du lịch đến Đắk Nông trong 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 394.250 lượt khách, tăng 229% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1.260 lượt, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng lượt khách lưu trú 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 73.900 lượt khách. Tổng thu từ hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 47.900 triệu đồng, tăng 158,4% so với cùng kỳ năm 202143. Khó khăn, hạn chế trong phát triển du lịch thông minh Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn gặp một số khó khăn, hạn chế sau: Thứ nhất là doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong phát triển du lịch thông minh. So với các tập đoàn du lịch nước ngoài có bề dày trăm năm lịch sử, có ưu thế vượt trội về tài chính và kinh nghiệm thương mại điện tử, truyền thông tiếp thị online, thì các công ty du lịch Việt Nam còn quá non trẻ, ít kinh nghiệm. Năng lực cạnh tranh bị giảm sút trên thị trường online. Hơn nữa, doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao) chiếm số lượng lớn, đối tượng khách phục vụ chủ yếu là khách nội địa, nhu cầu khách sử dụng 42 H’Loan- Xuân Trí (2023), Đắk Song số hóa các điểm du lịch bằng công nghệ 3D, https://truyenhinhdaknong.vn/news/dak-song-so-hoa-cac-diem-du-lich-bang-cong-nghe-3d-21731.htm 43 Cao Nguyên (2022), Hàng trăm ngàn lượt khách du lịch tới Đắk Nông, https://nld.com.vn/mien-trung- tay-nguyen/hang-tram-ngan-luot-khach-du-lich-toi-dak-nong-20221022105356906.htm 689
- các dịch vụ thông minh, trực tuyến không lớn nên khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các doanh nghiệp này còn thấp. Thứ hai là hạn chế về nguồn nhân lực ngành du lịch. Muốn phát triển du lịch thông minh phải có nguồn nhân lực thông minh. Tuy nhiên, các trường đào tạo du lịch hiện nay vẫn thiên về cách dạy truyền thống, khả năng thích ứng công nghệ còn chậm. Để nhân sự đáp ứng tốt mảng công nghệ trong du lịch, công ty thường phải bỏ chi phí, thời gian đào tạo lại từ đầu. Thứ ba, hạ tầng cơ sở cũng đang là vấn đề bất cập. Hạ tầng công nghệ thông tin (mạng lưới viễn thông, trang thiết bị hiện đại đi kèm) ở các địa phương không đồng đều, chênh lệch rõ rệt giữa khu vực đô thị với các vùng nông thôn, khu vực miền núi… rất khó để phát triển du lịch thông minh hay xây dựng các sản phẩm có yếu tố công nghệ cao. Trong khi đó, vai trò của nhà tổ chức du lịch đang suy giảm. Với sự phát triển công nghệ, thay vì mua cả hành trình du lịch của công ty du lịch, du khách liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp, đặt dịch vụ và du lịch tự túc. Đây là áp lực lớn, đòi hỏi các công ty du lịch phải luôn đổi mới, thiết kế các dịch vụ mới lạ, các chương trình khuyến mãi, tiếp thị hấp dẫn để thu hút khách. Thứ tư là bộ máy quản lý đang cồng kềnh. Những doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, mô hình quản lý truyền thống không tránh khỏi vấn đề bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian và các quy định, quy trình phức tạp, đôi khi chồng chéo. Đây là một rào cản làm ảnh hưởng đến quy trình chuyển đổi quản lý và làm chậm quá trình ứng dụng công nghệ vào thực tiễn doanh nghiệp. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế Thứ nhất là do thể chế chính sách cho phát triển du lịch thông minh còn chưa hoàn thiện. Mặc dù hiện nay, đã có rất nhiều văn bản pháp quy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng, nhưng lại thiếu văn bản cụ thể quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh; thiếu mô hình du lịch thông minh bảo đảm tính hiệu quả. Từ đó, dẫn đến tình trạng khi thực hiện phát triển du lịch thông minh, các địa phương còn lúng túng và bộc lộ không ít bất cập. Các quy định về cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số còn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong thực thi. Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến và quảng bá về du lịch thông minh cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch thông minh trong bối cảnh hiện nay. 4.Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Để tiếp tục thúc đẩy du lịch thông minh phát triển ở Đắk Nông, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần hoàn thiện chính sách phát triển du lịch thông minh. Các chính sách cụ thể hơn, xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ, tường minh cho các bên tham gia. Chính phủ cần xem xét ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, về đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển hoạt động du lịch thông minh; cần sớm có cơ chế, chính sách và quy định hướng dẫn cụ thể về mô hình hợp tác công - tư, cơ chế điều tiết các nguồn thu như thế nào để đảm bảo lợi ích của các bên; đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 690
- lịch trong việc xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, quảng bá phát triển thương hiệu du lịch, đồng thời cần quan tâm dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác nghiên cứu thị trường, hoạch địch chiến lược và tổ chức các hoạt động quảng bá quy mô quốc gia ở các thị trường khách quốc tế lớn. Thứ hai, cần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng tương ứng cho phát triển du lịch thông minh. Hệ thống cơ sở hạ tầng như mạng đô thị, trung tâm dữ liệu, mạng kết nối không dây công cộng là yếu tố quan trọng nhất và cũng là tiêu chí đánh giá một thành phố có thông minh hay không? Trong đó, việc đảm bảo hạ tầng về kết nối, năng lực xử lý của các Trung tâm thông tin dịch vụ công trực tuyến rất quan trọng. Việc xây dựng hệ thống này cần tuân thủ các chuẩn, kiến trúc nhất quán trong đó đảm bảo về đầu tư hạ tầng, cụ thể: + Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số toàn ngành du lịch, bảo đảm có thể cập nhật thông tin theo thời gian thực để luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ tra cứu, chỉ đạo, điều hành; + Xây dựng và triển khai hiệu quả cơ chế phối hợp, liên kết trên nền tảng số giữa các bên trong ngành du lịch trên cơ sở phát triển mạnh các ứng dụng phần mềm kết nối liên thông, trao đổi thông tin, cập nhật dữ liệu; + Xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về chuyển đổi số và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, huy động nguồn lực để triển khai hiệu quả. + Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác công nghệ toàn cầu để tận dụng tri thức, nguồn lực phát triển; + Các công cụ thông minh hỗ trợ du lịch như các ứng dụng, website cần được tích hợp thêm nhiều ngôn ngữ hơn nữa để khách du lịch từ các quốc gia khác nhau có thể sử dụng dễ dàng và hiệu quả. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu của du lịch thông minh. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực du lịch nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về cách mạng công nghệ số với ngành du lịch định kỳ hàng năm. Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về cách mạng công nghệ số với ngành du lịch cũng là những biện pháp tích cực để nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho lực lượng lao động toàn ngành. Thứ tư, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển du lịch thông minh đến các cơ quan, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, du khách và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông về sự cần thiết và xu hướng tất yếu của phát triển du lịch thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thông tin tuyên truyền về các chương trình hành động đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, chú trọng giới thiệu các chương trình kích cầu du lịch tại các sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh đến các tổ chức, đơn vị kinh doanh, cộng đồng dân cư; tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sự kiện thương mại, văn hóa, thể thao và du lịch; các sản phẩm du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch, các điểm đến du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 5. Kết luận Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ. Du lịch thông minh đang được những người làm du lịch hướng tới trong vài năm gần đây vì tính tiện ích và mang lại hiệu quả cả cho người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Việc phát triển du lịch 691
- thông minh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và cần được tiếp tục tăng cường phát triển để ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông./. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2022), Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” 2. Cao Nguyên (2022), Hàng trăm ngàn lượt khách du lịch tới Đắk Nông, https://nld.com.vn/mien-trung-tay-nguyen/hang-tram-ngan-luot-khach-du-lich-toi-dak-nong- 20221022105356906.htm 3. Hồ Hạ (2018), Mô hình du lịch thông minh – Điểm nhấn phát triển ngành kinh tế xanh, http://m.kinhtedothi.vn/mo-hinh-du-lich-thong-minh-diem-nhan-phat-trien-nganh-kinh-te- xanh-310544.html 4. Lệ Quyên, Tô Hiệu (2022), Đắk Nông hướng đến du lịch số, https://truyenhinhdaknong.vn/news/dak-nong-huong-den-du-lich-so-18671.htm 5. Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015), Smart tourism: Foundations and developments, Electronic Markets, 25(3), 179–188. doi:10.1007/s12525-015-0196-8 6. H’Loan- Xuân Trí (2023), Đắk Song số hóa các điểm du lịch bằng công nghệ 3D, https://truyenhinhdaknong.vn/news/dak-song-so-hoa-cac-diem-du-lich-bang-cong-nghe-3d- 21731.htm 7. Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam, http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien- trinh-phat-trien-du-lich-thong-minh-tai-viet-nam/ 8. Shuichi Kasahara (2019), “Phát triển du lịch thông minh trong khu vực Dịch vụ thông tin du lịch, cộng tác dữ liệu, danh mục dịch vụ”, Tạp chí Hiệp hội thông tin Nhật Bản, Quyển số 63, số 1, tr. 2-7 9. Tỉnh ủy Đắk Nông (2021), Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 10. Văn Đức (2023), Đắk Nông: Quảng bá du lịch thông minh trên môi trường số - đột phá để phát triển, https://daknong.gov.vn/tin-noi-bat/dak-nong-quang-ba-du-lich-thong- minh-tren-moi-truong-so-dot-pha-de-phat-trien-353785 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2022), Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về phát triển đô thị thông minh ở Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 12. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2023), Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông THÔNG TIN TÁC GIẢ 1. Mai Ngọc Tân Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông 2. Lê Thị Mỹ Hằng Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông 3. Nguyễn Thị Thanh Thúy Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông 692

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triên du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trong cách mạng công nghiệp 4.0
6 p |
125 |
18
-
Những thắng cảnh tuyệt vời nhất Bhutan
5 p |
114 |
7
-
Du lịch khám phá xứ sở chùa tháp campuchia
6 p |
89 |
6
-
Verona – Thành phố của tình yêu
5 p |
57 |
2
-
Quần đảo Ioniennes (Hy Lạp): Thiên đường dưới hạ giới
3 p |
50 |
2
-
Những thay đổi của ngành dịch vụ du lịch trong nền kinh tế số hóa
11 p |
5 |
2
-
Các địa danh nổi tiếng không nên bỏ qua khi đến Tokyo
5 p |
63 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
