
Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông
lượt xem 1
download

Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch và sự phát triển của thuật ngữ Điểm đến du lịch thông minh (Smart Tourism Destinations-STD) trong những năm gần đây đang dần tạo ra cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này đề xuất một mô hình hệ thống cho STD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích vai trò của CNTT trong quản lý các điểm đến nhằm giải quyết những cơ hội và thách thức đã và đang đặt ra tại Đắk Nông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông
- Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bảo Trung Tóm tắt Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch và sự phát triển của thuật ngữ Điểm đến du lịch thông minh (Smart Tourism Destinations-STD) trong những năm gần đây đang dần tạo ra cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này đề xuất một mô hình hệ thống cho STD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích vai trò của CNTT trong quản lý các điểm đến nhằm giải quyết những cơ hội và thách thức đã và đang đặt ra tại Đắk Nông. Các nội dung nghiên cứu liên quan gồm: (1) Khái niệm điểm đến du lịch thông minh; (2) Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong du lịch; (3) Đề xuất quy trình xây dựng điểm đến du lịch thông minh và tiềm năng. Keyword: du lịch thông minh, quản lý điểm đến thông minh, du khách thông minh, truyền thông, ICT Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có du lịch cũng cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Theo Luật Du lịch năm 2017 cũng khẳng định: "Nhà nước có chính sách trong việc khuyến khích hỗ trợ các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch” trong đó có du lịch thông minh được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông, nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng. Điều này làm cho khái niệm Điểm đến đến thông minh trở nên thông dụng và là chìa khóa cho sự chuyển đổi của ngành du lịch. Với xu thế đó thì các điểm đến thông minh có thể giúp cho việc quản trị du lịch trở nên toàn diện hơn thông qua các chiến lược về cộng đồng, công cụ quản lý và ứng dụng CNTT &TT. Hiện nay, các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam cũng đang từng bước tiếp cận với du lịch thông minh. Nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Đắk Nông xem du lịch thông minh là xu hướng trong quá trình phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để tạo ra những điểm nhấn về lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận tối đa thông qua các phương tiện truyền thông và loại bỏ các rào cản đối từ đó để xuất những định hướng, giải pháp phát triển phù hợp. Khái niệm Điểm đến du lịch thông minh Thành phố thông minh Khái niệm thành phố thông minh, đề cập đến sự tăng trưởng bền vững, sau này đã trở thành một khái niệm phổ biến kể từ thập kỷ cuối của Thế kỷ 21. Lần đầu tiên, Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng California đã tập trung vào việc thiết kế một ứng dụng đưa tri thức công nghệ vào quản lý thành phố nhằm mục đích thúc đẩy người dân nơi đây trở thành công dân của thành phố thông minh22. 22 (PDF) Smart Tourism, Smart Cities, and Smart Destinations as Knowledge Management Tools (researchgate.net) 381
- Lộ trình xây dựng thành phố du lịch thông minh sẽ bao gồm: Nguồn: gapedu.vn Điều này nhầm nhấn mạnh rằng việc triển khai thành phố thông minh cần có sự hợp tác của chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và xã hội. Trong bối cảnh này, khái niệm thành phố thông minh cho phép công dân hiểu rằng các nhu cầu và mong đợi của họ được đáp ứng nhanh hơn, khỏe mạnh hơn và đáng sống hơn trong các đô thị. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền của công dân, chẳng hạn như quyền cá nhân, lợi ích tài chính và niềm tin, thành phố thông minh phải thực hiện các mô hình và chính sách bền vững với sự hợp tác hiệu quả và cung cấp cơ sở hạ tầng nghiêm túc (Anand và Navío-Marco, 2018). Bên cạnh sự phát triển; thì thiệt hại về môi trường, tiêu thụ và quản lý năng lượng là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Do đó, một hệ thống tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông sẽ nâng cao phúc lợi của người dân và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững cần được đề xuất. Cùng với sự phát mạnh mẽ của các Thành phố thông minh; việc ứng dụng internet đã cho phép khách du lịch thay đổi hành vi. Tình trạng này không chỉ giới hạn ở việc đặt vé máy bay, khách sạn; mà họ còn truy cập tất cả dữ liệu hình ảnh và đặc điểm âm thanh để sử dụng chúng vào quá trình quyết định lựa chọn điểm đến. Điều này đã thúc đẩy các điểm đến phát triển về mặt công nghệ. Do đó, điều này đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của khái niệm phổ biến “du lịch thông minh” (Kim và cộng sự, 2017). Và thuật ngữ “thông minh” được gắn vào các điểm đến du lịch tạo nên Điểm đến du lịch thông minh. Đó cũng là một thành phần của du lịch thông minh và là một trường hợp của thành phố thông minh. Du lịch thông minh Du lịch thông minh dựa trên việc áp dụng các công nghệ thu thập lượng lớn dữ liệu để tạo ra các giá trị mới, chẳng hạn như như thiết bị thông minh, cảm biến, phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ di động. Loại quan điểm dựa trên thông tin này bao gồm thông tin và yêu cầu của ngành du lịch và khách du lịch [Del Vecchio, 2017]. Do đó, tăng cường tính thông minh cho du lịch có nghĩa là công nghệ thông tin liên lạc và điểm đến có thể được trao đổi nhanh chóng trong quá trình ra quyết định bằng cách tăng cường giao tiếp giữa các bên liên quan. Trên thực tế, khi kiểm tra các bước, người ta thấy rằng nó bắt đầu dịch chuyển từ du lịch thông minh đến hướng tới quản lý điểm đến du lịch thông minh. Tình trạng này không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp tại các điểm đến du lịch mà còn được cho là mang lại lợi ích cho sự hài lòng cá nhân của khách du lịch bằng cách nâng cao chất lượng trải nghiệm du lịch. Điểm đến du lịch thông minh 382
- Theo Del Chiappa23: “Điểm đến du lịch thông minh có thể được coi là điểm đến dựa trên tri thức, trong đó CNTT&TT, Internet vạn vật, điện toán đám mây và hệ thống dịch vụ Internet người dùng cuối được sử dụng để cung cấp các công cụ, nền tảng và hệ thống để tạo ra kiến thức và khả năng truy cập thông tin cho tất cả các bên liên quan một cách có hệ thống và hiệu quả và tạo các cơ chế sẵn có cho phép các bên liên quan tham gia càng nhiều càng tốt trong quá trình đổi mới sáng tạo”. Điểm đến Du lịch thông minh (smart tourism destination)24 đã trở thành xu hướng phát triển không thể thiếu trong ngành du lịch hiện đại. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, các thành phố trên thế giới đang tận dụng ưu thế này để xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh, thúc đẩy sự hòa nhập giữa công nghệ và ngành du lịch, nhằm tạo ra những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và đáng nhớ cho du khách. Như vậy, Điểm đến du lich thông minh là điểm đến có chiến lược về công nghệ, đổi mới, tính bền vững, khả năng tiếp cận và tính toàn diện trong toàn bộ chu trình du lịch: trước, trong và sau chuyến đi. Một điểm đến thông minh cũng là một điểm đến có tính đến người dân cũng như khách du lịch, bao gồm tính đa ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và tính thời vụ trong quy hoạch du lịch. Một điểm đến du lịch được xem là thông minh khi nó tận dụng các cơ sở hạ tầng công nghệ được cung cấp bởi thành phố thông minh để: (1) nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách bằng việc cá nhân hóa và khiến cho họ nhận thức được sự sẵn có của các dịch vụ và sản phẩm của cả du lịch và địa phương tại các điểm đến; và (2) bằng cách trao quyền cho các tổ chức quản lý điểm đến, các tổ chức địa phương và các công ty du lịch trong việc ra quyết định và hành động dựa vào dữ liệu được tạo ra trong phạm vi điểm đến, được thu thập, được quản lý và được xử lý bởi cơ sở hạ tầng công nghệ (Lamsfus và cộng sự, 2015). Sự phát triển của khái niệm điểm đến du lịch thông minh Điểm đến du lịch truyền thống Phương pháp tiếp cận có hệ Điểm đến du lịch thông minh thống đối với điểm đến du lịch Tập hợp các địa điểm và dịch vụ Sự tương tác giữa khách du lịch, Kết hợp các lĩnh vực kỹ thuật số cơ bản; bên cạnh đó là sự thiếu nhà cung cấp dịch vụ và người và thực tế, hợp tác tiêu dùng gắn kết ở điểm đến và vai trò của dân địa phương tại điểm đến, sự công-tư, sự tham gia của chính khách du lịch ở điểm đến tiếp xúc liên tục với môi trường phủ, những con người sáng tạo vĩ mô và mối liên kết phi tuyến và tinh tế, tạo ra giá trị và dịch vụ tính giữa các bên liên quan được cá nhân hóa là một trong những đề cập trong cách tiếp cận này. đặc điểm của điểm đến thông minh. Từ cách hiểu truyền thống về điểm đến du lịch đến điểm đến du lịch thông minh. Nguồn: Jovicic, D. Z. (2017) (tạm lược dịch) 23 Del Chiappa, G., & Baggio, R. (2015), Knowledge transfer in smart tourism destinations: Analyzing the effects of a network structure, Journal of Destination Marketing & Management, 4(3), 145–150. 24 A smart destination is one with a strategy for technology, innovation, sustainability, accessibility and inclusivity along the entire tourism cycle: before, during and after the trip. A smart destination is also one with residents as well as tourists in mind, factoring multilingualism, cultural idiosyncrasies and seasonality into tourism planning. (Nguồn: Digital Transformation | Digital Transformation | UNWTO)) 383
- Từ những đặc điểm trên, thì Điểm đến thông minh được coi là một phần của ngành du lịch và cộng đồng sinh sống trong khu vực. Vì vậy, có thể thấy rằng các điểm đến thông minh đã trở thành một yếu tố của du lịch thông minh. Một điểm đến du lịch thông minh gồm có 6 thành phần chính, gồm: (1) Smart amenities (Tiện nghi thông minh); (2) Smart attractions (Điểm tham quan thông minh); (3) Smart ancillary (Các dịch vụ hỗ trợ thông minh); (4) Smart Accessibility (khả năng tiếp cận thông minh); (5) Smart activities (Các hoạt động thông minh); (6) Smart available packages (Dịch vụ trọn gói thông minh) (Nguồn: Huertas và cộng sự, 2019). Bảng mô tả đặc điểm của điểm đến du lịch thông minh25 Stt Các bên liên quan Tính năng tiêu chuẩn 1 Các tổ chức du lịch ▪Thực hiện chức năng là trung tâm phục vụ thông minh điều phối tất cả các thông tin liên quan giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin. ▪ Số hóa các quy trình nghiệp vụ cơ bản ▪ Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng ▪ Phối hơp với cộng đồng địa phương, khách du lịch và chính phủ để tạo ra những trải nghiệm du lịch đáng nhớ. ▪ Cung cấp thông tin linh hoạt đến các đơn vị liên quan, nhằm đưa ra quyết định nhanh chóng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. ▪ Cung cấp dịch vụ chính xác đúng mục tiêu và cá nhân hóa. 2 Chính phủ ▪ Quản lý thông tin và dữ liệu chung ▪ Tổ chức bảo mật dữ liệu ▪ Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa các đơn vị liên quan 3 Cộng đồng cư dân ▪ Tạo nên sự kết nối thường xuyên với cộng đồng địa phương địa phương ▪ Giúp cộng đồng trở nên sáng tạo và chuyển giao công nghệ nhằm tối ưu hóa sản phẩm ▪ Mang đến sự hiểu biết về công nghệ ▪ Cung cấp thông tin đến cộng đồng báo chí ▪ Tham gia tích cực vào việc phát triển di sản thông minh/văn hóa điện tử 4 Khách du lịch ▪ Làm cho họ được kết nối và cung cấp đầy đủ thông tin ▪ Tạo ra những độc giả tích cực và những nhà tiếp thị ngầm ▪ Tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao ▪ Tạo nên mới liên kết giữa người dùng và công nghệ ▪ Tạo cơ hội thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội ▪ Cho phép cùng nhau tạo ra trải nghiệm ▪ Đóng góp nội dung tích cực ▪ Sử dụng thiết bị người dùng cuối tại các điểm sử dụng chung 5 Môi trường ▪ Cho phép các thực thể kết nối với nhau thông qua internet. ▪ Sự hiện diện của các dịch vụ thông tin cụm ▪ Hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ▪ Mạng cảm biến trong môi trường ▪ Kết hợp thông tin số và bối cảnh xã hội để nâng cao khả năng hiểu biết địa lý thực tế ▪ Tạo nền tảng xã hội có thể tương tác Nguồn: Buhalis, D., & Amaranggana (tác giả tạm lược dịch) 25 Source: Buhalis, D., & Amaranggana, A. (2013). Smart Tourism Destinations. Information and Communication Technologies in Tourism, p. 560. Retrieved from https://doi.org/10.1007/978-3-319- 03973-2_40 384
- Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông đối với du lịch thông minh Công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technologies – ICT) đã thay mở ra nhiều công cụ mới để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường tính năng động trong phát triển kinh tế bền vững. Kỷ nguyên mới của ICT đã mở ra một loạt các công cụ mới cho du lịch. Sự phát triển của nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cách tiếp cận quản lý mới cho các điểm đến (Ivar-Bidal và cộng sự, 2019). Việc áp dụng ICT vào nhu cầu du lịch cũng nhanh chóng làm thay đổi việc quản lý và marketing du lịch và những công cụ này đã trở thành một yếu lố cơ bản của khả năng cạnh tranh cho điểm đến du lịch (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và cộng sự, 2019). Một điểm đến du lịch thông minh được xây dựng và vận hành từ đô thị thông minh mới có thể khai thác tối đa tính hiệu quả của các công cụ thông minh này. Cho nên, ICT đóng vai trò kép cho dữ liệu đầu vào, đầu ra và là yếu tố tích cực, năng động cho sự đổi nâng cao hiệu quả của các quy trình giữa tất cả các chủ thể liên quan đến điểm đến du lịch thông minh. ICT đang làm thay đổi hành vi của khách du lịch và lựa chọn điểm đến. Năm cách tiếp cận Điểm đến Du lịch thông minh Chiến Quản trị Nhân lực Chuyển Quản trị lược và dữ liệu và kỹ giao kiến hệ sinh quản trị năng thức thái Nguồn: smarttourismdestinations.eu [tạm dịch] Theo Ivar-Bidal và cộng sự (2019) cũng xác định hệ sinh thái kinh doanh thông minh bao gồm nhà cung cấp tham gia chuỗi giá trị du lịch không chỉ cung cấp vật chất, mà còn cả dịch vụ trực tuyến của các nhà cung cấp. Việc áp dụng CNTT&TT vào nhu cầu du lịch cũng nhanh chóng làm thay đổi việc quản lý và marketing du lịch, và những công cụ này đã trở thành một yếu tố cơ bản của khả năng cạnh tranh cho điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, trong các tiến bộ công nghệ chung của điểm đến thông minh cần phải được thích ứng với công nghệ thông minh cụ thể, công nghệ thông minh được xem là những công cụ cụ thể được tạo ra cho mục đích tăng thêm giá trị trong lĩnh vực du lịch bằng cách tạo tương tác cao hơn, đồng sáng tạo và cá nhân hóa trải nghiệm. Những công nghệ này có năng lực cao hơn, cho phép thực hiện các cấp độ cao. Một vài minh chứng cho thấy, du khách thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh trong các chuyến đi và điều đó ảnh hưởng rất lớn hành trình, kế hoạch tham quan, thu hút khách du lịch,... Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và sự kết hợp của nó với các mô hình tổ chức sáng tạo đã thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và đổi mới giữa các nhà cung cấp dịch vụ tại điểm đến du lịch (Ammirato và cộng sự, 2018). Những ứng dụng của ICT trên các nền tảng di động (Mobile app); tương tác thực tế (Augmented Reality-AR); Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (Near-Field Communication – NFC); Công cụ online PSA nối kết thông tin giữa người mua (buyers) và người bán (sellers) và Công cụ định vị iBeacons nhằm 385
- phục vụ 6A trong du lịch (1. Attractions-điểm tham quan , 2. Accessibility-khả năng tiếp cận, 3. Amenities-tiện nghi, 4. Available Packages-gói dịch vụ có sẵn, 5. Activities and 6. Ancillary Services-Hoạt động và các dịch vụ phụ trợ) . Một ví dụ điển hình tại thành phố Helsinki-Phần Lan26 khi ứng dụng ICT vào xây dựng điểm đến du kịch thông minh như: Thẻ thông minh: giúp họ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công cộng như giao thông công cộng, thư viện, bảo tàng và các hoạt động giải trí. Mạng Wi-Fi công cộng: Thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống mạng Wi-Fi công cộng rộng khắp để du khách có thể truy cập Internet miễn phí, giúp họ thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin và chia sẻ trải nghiệm. IoT và cảm biến thông minh: Helsinki sử dụng công nghệ Internet of Things (IoT) và các cảm biến thông minh để giám sát và quản lý lưu lượng du khách, điều chỉnh ánh sáng đường phố và tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở công cộng. Thanh toán điện tử: Hệ thống thanh toán điện tử được tích hợp trong các dịch vụ du lịch, giúp du khách tiện lợi trong việc thanh toán tiền vé, đặt phòng khách sạn và mua sắm. Hệ thống gợi ý cá nhân bằng AI: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các hoạt động và sở thích của du khách, từ đó đưa ra các gợi ý cá nhân về điểm tham quan, nhà hàng và hoạt động phù hợp với từng người du lịch. Phân tích dữ liệu lưu lượng: Dữ liệu lưu lượng du khách được thu thập từ các cảm biến và thiết bị di động để phân tích và dự đoán các mô hình lưu lượng, từ đó giúp thành phố điều chỉnh hạ tầng và dịch vụ du lịch một cách hiệu quả. Chatbot hỗ trợ du lịch: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để xây dựng các chatbot hỗ trợ du lịch thông minh, giúp du khách truy vấn thông tin và giải đáp câu hỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dự báo thời tiết và tình hình giao thông: Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn được sử dụng để dự báo thời tiết và tình hình giao thông, giúp du khách lựa chọn thời điểm phù hợp để tham quan và di chuyển. Nguồn: Smart Tourism in Helsinki (tác giả lược dịch) Nguồn: smarttourismdestinations.eu 26 Nguồn: Smart Tourism in Helsinki | City of Helsinki 386
- Như vậy, có thể thấy cách hiệu quả nhất để triển khai công cụ du lịch thông minh một cách đúng đắn là các nhà quản lý du lịch (khu vực công và tư nhân) phải đảm bảo rằng khách du lịch và dân địa phương biết cách sử dụng và bảo vệ tất cả dịch vụ ITC mới. Đề xuất quy trình xây dựng một điểm đến thông mình và tiềm năng tại tỉnh Đắk Nông 4.1 Khái quát về định hướng phát du lịch của tỉnh Đắk Nông từ Tỉnh Đắk Nông, một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 689 km về phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1358 km về phía Bắc. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng tạo nên nhiều cảnh quan thú vị. Theo quy hoạch tỉnh Đắk Nông27 thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định du lịch là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh bên cạnh công nghiệp và nông nghiệp bền vững. Cụ thể, đến năm 2025, hình thành một số điểm du lịch trọng tâm gắn với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa của Đắk Nông; hoàn thành sớm quy hoạch các khu du lịch trọng điểm (Tà Đùng, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông...); phát triển một số sản phẩm và mô hình du lịch mang tính đặc thù của tỉnh. Đến năm 2030, hình thành các tuyến du lịch gắn với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông; hỗ trợ đầu tư có trọng điểm các điểm đến theo từng tuyến; hoàn thành đầu tư các khu du lịch trọng điểm. Tầm nhìn 2050, phát triển các tuyến du lịch của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông tạo thành một hệ thống liên hoàn, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa; trở thành trung tâm du lịch mang tầm vóc quốc gia. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế độ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đắk Nông đón hơn 412.000 lượt khách du lịch, tăng hơn 68% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế ước đạt 2.470 lượt, tăng 357%. UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu hút khoảng 412.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn 68% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 2.470 lượt, tăng hơn 357%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 198.000 lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2022. 27 Nguồn: daknong.gov.vn. Viết tắt: Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC). Ủy Ban Nhân Dân (UBND) 387
- Số liệu hoạt động du lịch từ năm 2018-2022 TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 20221 Năm 2022 1 Lượt khách 304.000 385000 225.700 126.100 512.500 1.1 Nội địa Lượt 296400 376.500 221.700 125.400 510.500 1.2 Quốc tế 7.600 8.500 4.000 700 2.000 Nguồn: daknong.gov.vn Đề xuất quy trình xây dựng một điểm đến thông mình và tiềm năng Trong xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch thông minh tại các quốc gia phát triển của thế giới, thì ở Việt Nam cũng nằm trong sự phát triển đó. Từ những nhu cầu của thị trường yêu cầu du lịch tỉnh Đắk Nông cũng phải tham gia vào quá trình phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường cho việc kích cầu du lịch. Việc ứng dụng công nghệ vào ngành du lịch là yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển, không chỉ gia tăng các tiện ích cho du khách và nhà quản lý mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh với các vùng trong cả nước. Để xây dựng mô hình du lịch điểm đến thông minh và tiềm năng, thì tỉnh Đắk nông cần có chính sách cụ thể, xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ giữa các bên tham gia; có chính sách khuyến khích phát triển điểm đến theo hướng bền vững và tạo động lực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình vận hành dịch vụ du lịch thông minh của địa phương; tăng cường quản lý chặt chẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. (6) triển (2) thu khai và thập và nâng cấp phân tích Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (5) điều (1) (3) thông chỉnh và tin và kiến đổi mới thức (4) đánh giá và học hỏi Vòng tròn của Điểm đến du lịch thông minh Nguồn: smarttourismdestinations.eu (tạm dịch) Từ quan điểm trên có thể nhận thấy; du lịch thông minh được xây dựng từ hệ thống vận hành đô thị thông minh mới có thể khai thác tối đa tính hiệu quả của các công cụ thông minh này. 388
- Sự thông minh Kiến thức Thông tin Kho dữ liệu Tiến trình tháp thông minh gồm có: kho dữ liệu -> thông tin-> Kiến thức -> Sự thông minh Nguồn: smarttourismdestinations.eu (tạm dịch) Mô hình tổng thể cần hướng tới Công nghệ trong du lịch thông minh Các ứng dụng được đề xuất trong phục vụ du lịch thông minh bao gồm: sách hướng dẫn du lịch kỹ thuật số, các ứng dụng cho các di sản văn hóa để du khách cập nhật thông tin và tìm hiểu trước trong và sau chuyến hành trình. Cụ thể là: Ứng dụng tương tác thực tế (AR): Hiện tại AR cho phép truy cập và tiếp nhận thông tin từ việc mô tả điểm đến, các dịch vụ du lịch, các thông tin hữu ích về dịch vụ bổ trợ như điểm phát sóng Wi-Fi, ATM, bãi đỗ xe, phương tiện giao thông, các tin tức địa phương và thời tiết. Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (NFC): Ứng dụng này tạo ra một sự tương tác rất lớn giữa việc kinh doanh du lịch và nghiên cứu du lịch, là một trong những bước đột phá về công nghệ phục vụ trong lĩnh vực du lịch. Ngành khách sạn là một đối tượng để áp dụng công nghệ NFC hiệu quả như hệ thống đăng ký khách sạn tự động cung cấp cho khách du lịch thông tin nhận đặt phòng, khóa kỹ thuật số thông qua ứng dụng NFC. Công cụ online PSA: Dùng để nối kết giữa người mua và người bán trên toàn cầu. Thông qua giao diện web hoăc web app trên mobile thì dữ liệu của họ sẽ được tương tác như một cuộc 2b2 meeting cho một giao dịch thương mại của ngành du lịch. Công cụ định vị iBeacons: Cho phép ứng dụng nắm bắt vị trí của du khách và phân phối nội dung siêu ngữ cảnh đến họ. Giao tiếp này được kích hoạt thông qua Bluetooth Low Energy (BLE) mà là một giao tiếp công nghệ được sử dụng để truyền dữ liệu qua khoảng cách ngắn. Hướng tới điểm có trách nhiệm “Đổi mới sáng tạo và hướng tới điểm đến có trách nhiệm đòi hỏi tư duy lại toàn bộ hệ thống ngành dựa trên chuyển dịch chung trong lĩnh vực du lịch. Điều này có nghĩa là quản lý công và doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình quản lý mới, hình thức mới trong giao tiếp vì phúc lợi của khách hàng theo nghĩa rộng hơn. 389
- Để phát triển một điểm đến có trách nhiệm thì vấn đề đặt ra cho sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Đắknông cần đề ra các mục tiêu cụ thể nhằm kiểm soát và phát triển điểm đến du lịch thông minh như: khí Nhân hậu lực tài ICT nguyên năng Văn lượng hóa Phát triển điểm đến Kinh thể tế thao thông tin liên lạc ... hạ Môi tầng trường Nguồn: tác giả Thay đổi cách tính tiếp cận trong du lịch thông minh Tiếp thị: xây dựng chiến lược thương hiệu, quảng bá. Tạo chiến dịch nâng cao nhận thức về tiếp cận du lịch thông minh cho công chúng của điểm đến. Quản lý phát triển sản phẩm như phân tích và tăng cường mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và trải nghiệm cho khách hàng. Quản trị nguồn lực, vật lực đáp ứng đủ yêu cầu của Du lịch thông minh. Tăng cường chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của du khách trong du lịch thông minh. Phát triển điểm đến: Xác lập tiêu chí đánh giá và quản lý công nghệ thông tin và truyền ICT tăng khả năng truy cập của du khách với điểm đến. Tăng cường lợi ích giữa của du khách, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp. Phân tíchchiến Phát triển Tiếp thị Quản lý lược sản phẩm điểm đến Nguồn: smarttourismdestinations.eu (tạm dịch) 390
- Tính bền vững trong du lịch thông minh Một điểm đến du lịch sáng tạo, dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu du lịch mà mọi người có thể tiếp cận, giúp du khách hòa nhập và tương tác với môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng trải nghiệm của họ tại điểm đến, và nâng cao chất lượng sống của cư dân. Ví dụ, hãy xem xét thách thức về tính thời vụ, trong đó sự thay đổi dân số do sự thay đổi của các luồng khách du lịch khiến tác động của du lịch trở nên khó đo lường. Các công cụ dữ liệu dựa trên công nghệ, chẳng hạn như cảm biến từ xa và hệ thống quản lý dữ liệu lớn, có thể giúp các nhà quản lý điểm đến thu thập và xử lý khối lượng dữ liệu lớn để hiểu rõ hơn về tác động của tính thời vụ đối với du lịch và tính bền vững. Do đó, nó có thể giúp họ dự đoán và quản lý các luồng khách du lịch để quản lý các điểm đến hiệu quả hơn. Nguồn: smarttourismdestinations.eu Kết luận Du lịch tỉnh Đắk Nông cần linh hoa hoạt “Ứng dụng công nghệ thông tin” theo Quyết định 1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ. Trong Đề án nêu rõ “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam”. - Thứ nhất, hỗ trợ cung cấp thông tin và góp phần quảng bá du lịch thông qua tuyên truyền, quảng bá cho người dân và du khách nhằm nâng cao nhận thức về môi trường thông qua việc phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững. - Thứ hai, hình thành và phát triển nhiều sản phẩm công nghệ như AI, chat box, (TripAdvisor, GoogleMap), nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến vận tải (Ctrip, Skyscanner, Uber, DiDi, Grab), nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trực tuyến OTA như (booking, hotel, Airbnb, Trivago), thanh toán trực tuyến (Alipay, Linepay, Applepay) và nền tảng truyền thông xã hội 391
- (Facebook, Instagram, WeChat, Tiktok,...) phù hợp trong quản lý giữa chính quyền và doanh nghiệp. Đồng thời, có kế hoạch số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chung tại các điểm di sản phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường thông minh với việc tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, tái chế và giảm thiểu các chát độc hại bảo vệ môi trường. - Thứ ba, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp du lịch cần hợp tác chặt chẽ góp phần phát triển và hoàn thiện ICT tại các điểm đến du lịch thông minh. Tăng cường vai trò của cộng đồng cư dân địa phương trong việc phát triển và bảo vệ môi trường tại các điểm đến du lịch thông minh. - Cuối cùng là đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp và có những hiểu biết cũng như kỹ năng về ICT để phát huy tối đa nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng các công nghệ thông minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu tiếng Việt Chính phủ (2018), Quyết định 1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Tổng cục Du lịch (2019), Tình hình hoạt động ngành du lịch năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. TS. Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch - Tổng cục du lịch. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Vân, Lê Văn Hòa (2019). Điểm đến du lịch thông minh: Khái niệm và các xu hướng hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tê'và phát triển, (128), 129-146. Tài liệu tiếng nước ngoài Ammirato, s., et al. (2018). Smart Tourism Destinations: Can the Destination Management Organizations Exploit Benefits of the ICTs? Evidences from a Multiple Case Study. DOI: 10.1007/978-3-319-99127-6_54. Daintith, John, ed. (2009). "IT", A Dictionary of Physics, Oxford University Press, retrieved 1 August 2012 Del Chiappa, G., & Baggio, R. (2015), Knowledge transfer in smart tourism destinations: Analyzing the effects of a network structure, Journal of Destination Marketing & Management, 4(3), 145–150. doi:10.1016/j.jdmm.2015.02.001. Del Vecchio, P. (2017), Creating value from Social Big Data: Implications for Smart Tourism Destinations, Information Processing and Management (2017), http://dx.doi.org/10.1016/j.ipm.2017.10.006. Jovicic, D. Z. (2019), From the traditional understanding of tourism destination to the smart tourism destination. Current Issues in Tourism, 22(3), 276–282. Lamsfus, C., Martín, D., Alzua-Sorzabal, A., & Torres-Manzanera, E. (2015), Smart tourism destinations: An extended conception of smart cities focusing on human mobility. In I. Tussyadiah, & A. Inversini (Eds.), Information and communication technologies in tourism 2015, 363–375. Cham: Springer. Kim, K., Park, O., Yun, S., Yun, H., (2017), What makes tourists feel negatively about tourism destinations? Application of hybrid text mining methodology to smart destination management, Technological Forecasting and Social Change, 123, 362–369. Ivars-Baidal, JA., Celdrán-Bemabeu, MA., Mazon, JN., Perles Ivars, A. (2019). Smart destinations and the evolution of ICTs: A new scenario for destination management?. Current Issues in Tourism (Online), 22(13),1581- 1600 Tài liệu internet Giới thiệu chung tổng quan (daknong.gov.vn) Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt Nam (tapchicongthuong.vn) Smart destinations and the evolution of ICTs: a new scenario for destination management?: Current Issues in Tourism: Vol 22, No 13 (tandfonline.com) smarttourismdestinations.eu/wp-content/uploads/2022/11/Smart-Tourism- Destinations_Webinar1_11.11.2022.pdf ttdl20220521.pdf (vietnamtourism.gov.vn) 392

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những ngôi làng đẹp như mơ trên vùng núi Tây Bắc
6 p |
148 |
19
-
Những thành phố du lịch được khao khát nhất thế giới
8 p |
93 |
16
-
Thăm quan 'lục phủ ngũ tạng' con người
14 p |
180 |
11
-
Những thành phố du lịch được khao khát nhất thế giới
7 p |
97 |
10
-
Thiên Nhiên Hoang Dã Vườn thú Mandai Singapore
6 p |
85 |
7
-
Hình ảnh mới nhất về Công viên Harry Potter
2 p |
100 |
4


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
