PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
lượt xem 262
download
Mặc dù khả năng tiếp thu và ghi nhớ một số lượng lớn thông tin là cực kỳ cần thiết để trở thành một sinh viên ưu tú nhưng chỉ trí nhớ không thôi chưa đủ. Nói cách khác Sinh viên giỏi cần nhiều hơn việc chỉ nhai lại các sự kiện trong kỳ thi. Cần phải có kỹ năng lấy các thông tin sự kiện và dùng nó như những công cụ tư duy để lần ra các câu hỏi then chốt và giải quyết các vấn đề....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
- CRITICAL THINKING PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN TRƯỚC KHI HỌC - PHẢI HỌC CÁCH HỌC “NÊN THỢ NÊN THẦY NHỜ CÓ HỌC. NO CƠM ẤM ÁO BỞI CHĂM LÀM” Thursday, January 13, 2011 MỤC LỤC Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 1 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING Đề mục Nội dung Trang Tư duy phê phán là gì? 1 Làm thế nào để phát triển 5 kỹ năng thiết yếu 2 của tư duy phê phán. Chủ động đặt câu hỏi. 2.1 Nguyên tắc tư duy hệ thống. 2.2 Khả năng phát triển luận cứ logic. 2.3 Xác định vấn đề. 2.3.1 Thiết lập các sự kiện sơ bộ (được gọi là xem xét 2.3.2 tài liệu bằng khoa học) Phát triển một giả thuyết (còn gọi là giả định 2.3.3 bằng khoa học). Thu thập bằng chứng khách quan (được gọi là sát 2.3.4 hạch một Đánh giá các kết quả. Một khi đã kiếm được các 2.3.5 bằng chứng thì: Khả năng hiểu các giả thuyết có lý. 2.4 Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 2 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING Khả năng xác định những giả thuyết sai. 2.5 Sự thiếu hiểu biết của chính bản thân chúng ta. 2.5.1 Vẻ ngoài hoặc sự nhiệt tình của thuyết khách. 2.5.2 Vị trí xã hội hoặc uy tín của thuyết khách. 2.5.3 Sự lơ đễnh của chúng ta. 2.5.4 Một số dạng giả thuyết sai. 2.6 Hấp dẫn cảm xúc (ad populum). 2.6.1 Hấp dẫn lòng trắc ẩn (ad misericordiam). 2.6.2 Hấp dẫn quyền lực (ad baculum). 2.6.3 Hấp dẫn cá nhân (ad hominem). 2.6.4 Sử dụng uy tín một cách sai lầm hoặc nhầm chỗ 2.6.5 (ad verecundiam). 2.6.6 Quá chung chung. Ngụy biện về sự thích đáng (non sequitur). 2.6.7 Ngụy biện về nguyên nhân sai lầm (post hoc ergo 2.6.8 propter hoc) 2.6.9 Ngã theo đám đông. Nêu một sự việc để đánh lạc hướng câu chuyện. 2.6.10 Giải thích lòng vòng (petitio principii) 2.6.11 Sai lầm do hệ thống 2.6.12 Sai lầm do thiếu thông tin 2.6.13 Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 3 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN Mặc dù khả năng tiếp thu và ghi nhớ một số lượng lớn thông tin là cực kỳ cần thiết để trở thành một sinh viên ưu tú nhưng chỉ trí nhớ không thôi chưa đủ. Nói cách khác Sinh viên giỏi cần nhiều hơn việc chỉ nhai lại các sự kiện trong kỳ thi. Cần phải có kỹ năng lấy các thông tin sự kiện và dùng nó như những công cụ tư duy để lần ra các câu hỏi then chốt và giải quyết các vấn đề. Các câu hỏi then chốt bao gồm: + Thông tin này có nghĩa là gì? + Mình giải thích nó ra sao? + Tại sao nó lại quan trọng? + Làm thế nào để áp dụng vào các tình huống hay các vấn đề cụ thể trong kỳ thi để lấy điểm cao nhất? “Hãy suy nghĩ! Nghĩ thật kỹ, nghì thật sâu, nghĩ thật khôn khéo, nghĩ thật quảng đại, ...”. Suy nghĩ kèm theo hành động đúng đắn chia ra kẻ thắng - người bại, cả ở trường học lẫn ngoài đời. Thực ra, cách thức mỗi Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 4 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING chung ta và xã hội xử lý các thách thức quan trọng khi đối diẹn với tương lai sẽ phải đặt nền móng trên cách chúng ta đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề và, nó cách khác, tu duy rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên tư duy không được giảng dạy trong bất cứ cơ sơ đào tạo chính quy nào. Nó cũng không được các tổ chức, các bậc phụ huynh và giáo viên đặt lên hàng ưu tiên. Và nhiều khi nó cũng không được các cuốn sách kỹ năng học tập đề cập tới hay cố làm những điều mà cuốn sách này đang làm. 1. Tư duy phê phán là gì? * Tư duy phê phán đề cập tới sự sẵn lòng (quan điểm) và khả năng (kỹ năng) để sử dụng các phương pháp hệ thống và khách quan để giải quyết các vấn đề. Nói cách khác, suy nghĩa một cách phê phán là giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 2. Làm thế nào để phát triển 5 kỹ năng thiết yếu của tư duy phê phán. Hãy sử dụng thường xuyên 5 nguyên tắc của tư duy phê phán và bạn sẽ phát triển được các kỹ năng vô giá. Nếu được trang bị các công cụ này, cả nhận biết và sự thấu hiểu của bạn sẽ được tăng cường rất lớn. 2.1. Chủ động đặt câu hỏi. Điều kiện tiên quyết của tư duy phê phán là nhận biết rằng thế giới là một nơi phức tạp và có rất nhiều vấn đề để giải quyết. Thế nên phải có sự cái nhìn sâu sắc để nhìn ra các khả năng, đặt câu hỏi. Do đó, những nhà tư duy phê phán thường là những người mắc bệnh hoài nghi nan y. Họ nhìn thế giới với sự bỡ ngỡ và muốn vượt qua những việc tưởng như rõ ràng và chấp nhận khám phá xem điều gì đã khiến nó vận hành như vậy. Về một thực tế, những nhà tư tưởng thiên tài tìm kiếm ý nghĩa. Họ không mù quáng chấp nhận những gì người khác nói. Ngược lại, các nghi vấn chính được đặt ra: Điều này có nghĩa là gì? Nó có lý không? Liệu có Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 5 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING đúng không? ... Các nhà tư tưởng đặt những câu hỏi trên kèm theo vô số nghi vấn khác về gần như tất cả mọi thứ. Đối với các nhà tư tưởng phê phán, chân lý không bao giờ là thứ gì đó được chập nhận một cách đơn giản chỉ vì đã có ai nói như thế. Thay vào đó, nó cần phải được “nói to lên” xem xét và kiểm chứng. Các nhà tư tưởng đã đặt họ vào vị trí mà bạn cần phải tìm kiếm để tìm ra, phải đặt câu hỏi để tự mình nhận biết. Suy cho cùng, chân lý dường như không phải là thứ gi đó cố định và bất biến. Thay vào đó, nó là kết quả của một quá trình khám phá liên tục, sự tìm kiếm ý nghĩa bất tận. Nếu chấp nhận và thực hành nguyên tắc này thường xuyên, bạn sẽ trở thành một nhà tư tưởng đầy kỹ năng. 2.2. Nguyên tắc tư duy hệ thống. Tư duy phê phán bao gồm 2 hướng chính mà các nhà triết học hay các nhà khoa học gia tường gọi là logic. Hai loại logic cơ bản là diễn dịch và quy nap. * Diễn dịch (phân tích), liên quan tới việc chuyển từ các câu hỏi hay tuyên bố khái quát về vài khía cạnh của thực tế sang những câu hỏi cụ thể hơn. Ví dụ 1 “Bạn đọc tự lấy Ví dụ nhé” Khi phân tích hoặc diễn dịch xa hơn về ví dụ của bạn, bạn sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể hơn. “Liệu nguyên nhân gây ra nó là một hay nhiều?” Nếu tìm được vài nguyên nhân, bạn có thể hỏi “Làm thế nào tôi có thể sắp xếp hay đánh giá các nguyên nhân này? Liệu có cả nguyên nhân chủ yếu lẫn thứ yếu, và nếu có thì đâu là nó? Đâu là nhân tố cơ bản của mỗi nguyên nhân? Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 6 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING Đâu là nhân tố quan trọng nhất trong số đó?” Tư duy diễn dịch hoặc phân tích mà trong đó các sự kiện lớn được chia nhỏ, được mổ xẻ thành những phần nhỏ hơn. Dùng cách này là một trong những phương pháp tư duy để tìm ra đáp án hoặc giải đáp. * Quy nạp (tổng hợp), liên quan tới việc chuyển từ những câu hỏi cụ thể về những khía cạnh thực tế sang những câu tổng quát hơn. Họ thể hiện nỗ lực nhằm tìim ra sự thật rộng lớn, khái quát hơn từ những cái nhỏ hơn; tìm ra cái tổng thể bằng cách kết hợp nhiều phần với nhau. Câu hỏi trung tâm của những nhà tư tưởng quy nạp là “Liệu phần cụ thể này có ý nghĩa hoặc gắn kết gì với tổng thể không?” Ví dụ 2 “Bạn đọc tự lấy Ví dụ nhé”. Sử dụng phương pháp quy nạp, bạn sẽ hỏi và trả lời nhiều cẩu hỏi để giải đáp vần đề này. 2.3. Khả năng phát triển luận cứ logic. Một luận cứ được dựa trên một điều khẳng định về các đặc điểm hay nguyên nhân của một hoặc nhiều sự vật hiện tượng. Những thành ngữ khác nói về điều khẳng định gồm giả thuyết, định đề và giả định. * Điểm khởi đẫu của một luận cứ hay xác nhận là một giả thuyết hay dự đoán. Tuy nhiên một số người lại bắt đầu từ quá trình phê phán trước khi phát triển luận cứ. + Giả thuyết xuất hiện từ một nhóm các câu hỏi ban đầu cũng như những thông tin đã được thu thập. Sau đó nếu tin là một lý lẽ nào đó đáng được theo đuổi thì nhà tư tưởng mới đưa ra giả thuyết. Giả thuyết này sau đó sẽ được đem ra kiểm chứng kèm theo tìm bằng chứng hỗ trợ. Cuối cùng sau khi các bằng chứng đã được đánh giá thì mới đưa ra kết luận. * 5 Bước cơ bản được sử dụng để phát triển và kiểm chứng các giả thuyết. 2.3.1. Xác định vấn đề. Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 7 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING Bạn xác định vấn đề bằng cách hỏi một hoặc nhiều câu hỏi khái quá. Làm như vậy bạn sẽ bắt đầu quá trình diễn dịch (từ khái quát tới cụ thể). Nó có thể liên quan tới việc khám phá các giả thuyết tiên đề. 2.3.2. Thiết lập các sự kiện sơ bộ (được gọi là xem xét tài liệu bằng khoa học). Trong quá trình chuyển từ khái quát đến cụ thể, bạn bắt đầu hỏi những câu cụ thể. Bạn tìm kiếm những bằng chứng thực tế có chỉ giải đáp những câu hỏi. Những cuộc điều tra đã tìm ra được gì? Họ đã định nghĩa thuật ngữ này ra sao? Họ đã thu thập dữ liệu ra sao? Những dữ liệu này nói lên điều gì? Liệu khám phá của các học giả khác có chỉ ra nhu cầu phải nghiên cứu cụ thể? 2.3.3. Phát triển một giả thuyết (còn gọi là giả định bằng khoa học). Sau khi có kết quả của quá trình thu thập dữ liệu ban đầu, bạn suy nghĩ một kết luận cụ thể nhưng có tính thăm dò. Nó trở thành giả thuyết và ra hiệu khởi động quá trình tranh cãi. Giả thuyết thể hiện nguồn sức bật cho những kiểm chứng và điều tra xa hơn. Tuyên bố cụ thể trên giả thuyết tạo khả năng thu thập dữ liệu sơ bộ mà có thể chỉ ra một hướng phát triển cụ thể. 2.3.4. Thu thập bằng chứng khách quan (được gọi là sát hạch một giả thuyết bằng khoa học). Một khi đã có giả thuyết nó cần được kiểm tra toàn phần. Để làm được như vậy, các nhà tư tưởng phải cân nhắc xem liệu có đáng để kiểm tra. Đây là cách tiếp cận hay nhất để thu thập bằng chứng theo cách khách quan và hệ thống. Ví dụ, trong khoa học, có rất nhiều cách để thu thập các Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 8 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING bằng chứng: điều tra, khảo sát, nghiên cứu, kinh nghiệm, ... Một khi vấn đề này đã được quyết định thì bắt đầu thu thập bằng chứng. 2.3.5. Đánh giá các kết quả. Một khi đã kiếm được các bằng chứng thì: Giả thuyết nói lên điều gì? Liệu giả thuyết có hỗ trợ thực tế? Liệu có vài khía cạnh trong giả thuyết phù hợp thực tế trong khi vài cái khác thì không? Nhà tư tượng phê phán phải xác định những câu hỏi trên cũng như nhiều câu hỏi khác. Vào cuối quá trình đánh giá, nhà tư tưởng sẽ quyết định xem có nên tiếp tục điều tra, hay chấm dứt, tạm dừng hay thay đổi cuộc điều tra. 2.4. Khả năng hiểu các giả thuyết có lý. Để trở thành một nhà tư tưởng, bạn cũng phải có khả năng nhận biết các tư tưởng hợp lý và giả thuyết hợp lẽ của người khác đưa ra. Liệu giả thuyết của người khác có làm theo đúng quá trình 5 bước đã trình bày ở trên? Liệu điều gì chỉ ra nó chưa chính xác? Giả thuyết cơ bản nào được phát biểu? Những bằng chứng khách quan và logic nào đã được thu thập để xác nhận giả thuyết này? Kết luận là gì? Liệu các kết luận có được các giả thuyết và bằng chứng xác nhận? 2.5. Khả năng xác định những giả thuyết sai. Một trong những đặc điểm nổi bật của người có học là khả năng xác định những giả thuyết sai. Thế giới này đầy rẫy những người thiếu đầu óc, chưa qua đào tạo – dù họ có thể vô tư và có ý tốt - cố thuyết phục chúng ta bằng những giả thuyết nhiều sai lầm trong logic và bằng chứng, hoặc cả hai. Ngoài ra, còn có những kẻ chủ tâm chỉ dẫn sai nếu chúng ta Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 9 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING cho phép (những người náy có thể là các chuyên gia quảng cáo, ...) có ý kiếm chác trên sự ngây thơ của người khác. Hãy đề phòng những người này. Trò của họ là lừa lọc bằng những điều thật-một -nửa và lý lẽ tinh vi. Làm sao để xác định các giả thuyết sai. Chúng ta thường bị mắc lừa các giả thuyết sai do 4 nguyên nhân chính sau. NN1. Sự thiếu hiểu biết của chính bản thân chúng ta. NN2. Vẻ ngoài hoặc sự nhiệt tình của thuyết khách. NN3. Vị trí xã hội hoặc uy tín của thuyết khách. NN4. Sự lơ đễnh của chúng ta. 2.6. Dưới đây là 13 trong số những dạng thông dụng nhất của giả thuyết sai (Gts). Kèm theo là định nghĩa và tên Latinh. 2.6.1. Hấp dẫn cảm xúc (ad populum). Cách tiếp cận này - một phương thức được các nhà tuyên truyền ưa dùng – tìm cách xúi dục những cảm xúc nhất định của con người – tình yêu, trách nhiệm, nỗi sợ hãi, ... – như mốt chiến thuật đanh nghi binh, vu hồi nhằm đưa ra những bằng chứng khách quan. Ví dụ, mua một xe hơi, loại bia, ngũ cốc, ... nhất định sẽ tăng vẻ quyến rũ giới tính, sự táo bạo hay cam đảm; ý tưởng không mua một sản phẩm nhất định sẽ tạo ra sự cô đơn hoặc không bỏ phiếu cho một ưng viên nhất định sẽ gây ra một điều gì đó. 2.6.2. Hấp dẫn lòng trắc ẩn (ad misericordiam). Nó thể hiện ở một dạng đặc biệt của hấp dẫn cảm xúc. Ở đây, thuyết khách cố gắng gợi lên sự đồng cảm như là một chiến thuật nhằm xoá nhoà những bằng chứng xác đáng và kết luận liên quan đến một giả thuyết. Ví du: Một quan chức cấp cao của công ty hoặc quan chức nhà thờ bị các buộc trốn, lách thuế hoặc sử dụng ngân sách sai mục đích sẽ xuất hiện trước các phong viên trong buổi họp báo bên cạnh vợ con mình. Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 10 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING 2.6.3. Hấp dẫn quyền lực (ad baculum). Cái gì được coi là đúng chỉ đơn giản vì ai có quyền lực lớn hơn nói vậy. Điều tiền ẩn trong cách tiếp cận này là mối đe doạ tinh vi (nhiều khi còn trắng trơn) rằng người nghe sẽ phải chịu những hậu quả nếu không chịu thừa nhận “sự sáng suốt” của người nói. Bạn đọc tự lấy ví dụ nhé! 2.6.4. Hấp dẫn cá nhân (ad hominem). Dạng giả thuyết sai này liên quan đến việc phát động một cuộc công kích có tính cá nhân vào vài khía cạnh của người nào đó - ngoại hình, đạo đức, tính cách, ... – hơn là tập trung vào bản thân giả thuyết. 2.6.5. Sử dụng uy tín một cách sai lầm hoặc nhầm chỗ (ad verecundiam). Những người áp dụng cách tiếp cận này cố gắng khẳng định rằng một người là chuyên gia trong một lĩnh vực này cũng là tài năng trong lĩnh vực khác dù thực sự chẳng có chuyên môn gì cả. Đây là chiến thuật vu hồi khác nhằm tránh phải đưa ra những bằng chứng xác đáng. Ví du: Sử dụng một vận động viên nổi tiếng để đi bán thức ăn nhanh hoặc xe tải loại nhỏ, ... bạn đọc tự lấy thên ví du. 2.6.6. Quá chung chung. Đôi khi còn gọi là thành kiến, xuất hiện khi một người đi đến kết luận chung mà không hề kèm theo bằng chứng nào. Do đó (Overgeneralize) là nhảy cóc tới kết luận. Khi dạng diễn dịch sai lầm này áp dụng cho những thứ khác, nó thường gây ra sự dập khuôn - những quyết định có ảnh hưởng sâu rộng tới một loại người mà chẳng có thực tế nào cả. Ví du, 2.6.7. Ngụy biện về sự thích đáng (non sequitur). Đây là dạng kết luận không theo logic. Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 11 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING Ví dụ, “Golden Elgar đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn 29 năm qua. Do đó, ông ta sẽ trở thành một nghị sĩ tốt” 2.6.8. Ngụy biện về nguyên nhân sai lầm (post hoc ergo propter hoc) Đôi khi, có một vài người thường nhầm lẫn kết luận rằng một sự kiện do sự kiện khác gây ra vì chúng xảy ra liền kề nhau. Sự kiện A xảy ra, sau đó đến lượt sự kiện B. Do đó, A gây ra B. Mặc dù sự gần gũi về thời gian của 2 sự kiện có thể gây sự tò mò nhưng thế vẫn không đủ để đưa ra kết luận dạng nguyên nhân - kết quả như trên. 2.6.9. Ngã theo đám đông. Dạng giả thuyết này là định đề đó đúng vì nhiều người đồng tình. Dạng quyết định theo đám đông này cố định nghĩa sự thật theo luật phổ biến và theo số đông. Ví dụ. Do nhiều người đi bầu cư nên bầu cử là việc vô bổ, tốn thời gian. Hoặc đa số người được hỏi đồng tình với điều này, còn bạn. 2.6.10. Nêu một sự việc để đánh lạc hướng câu chuyện. Như kiểu vứt mồi nhử để đánh lạc hướng chó săn, tình huống tương tự cũng xuất hiện khi phải trình bày một giả thuyết. Dạng ngụy biện này là một phương thức giới thiệu vấn đề không liên quan để đánh lạc hướng đối tượng tiếp thu khỏi giả thuyết chính. Ví dụ “Thô bạo với loài vật là điều đáng tiếc, nhưng lạm dụng với người cao tuổi thực sự đáng báo động” 2.6.11. Giải thích lòng vòng (petitio principii) Cũng biết tới như dạng câu cầu khẩn, dạng lý lẽ này dùng một kết luận đơn giản tuyên bố lại giả thuyết. Mặc dù tuyên bố đúng đắn nhưng nó chẳng có ích gì cho hiểu biết của chúng ta. Ví dụ, “Tỉ lệ giết người trong nội địa là một vấn để nghiên trọng vì quá nhiều người đã chết mồi năm” Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 12 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
- CRITICAL THINKING 2.6.12. Sai lầm do hệ thống 2.6.13. Sai lầm do thiếu thông tin Những gì ta nghe, những gì ta thấy không quan trọng, 13 những gì ta cảm nhận mới là điểu quan trọng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giảng dạy Bộ môn Phát triển Kỹ năng của trường Đại học thủy lợi
50 p | 1167 | 320
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
50 p | 1169 | 215
-
KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
3 p | 970 | 56
-
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ - 4
10 p | 100 | 24
-
Ebook Bạn nghĩ mình đang rất cố gắng: Phần 1
186 p | 40 | 9
-
Chiến lược sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học ở trường đại học sư phạm
6 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn