Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp liên môn trong chương trình Hóa học phổ thông
lượt xem 3
download
Bài viết này đề cập một vấn đề đang được ngành giáo dục rất chú trọng: đó là dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dựa trên dự án học tập, tích hợp phần kiến thức trong môn Hóa học với các môn học khác để có được kiến thức tổng hợp và nhìn nhận, xem xét sự vật, hiện tượng bằng cách nhìn đa chiều, đa diện hơn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống cho học sinh phổ thông. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp liên môn trong chương trình Hóa học phổ thông
- PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG Phạm Thị Kim Giang1 Tóm tắt: Dạy học định hướng phát triển năng lực đang được Nhà nước, các nhà giáo dục và toàn xã hội rất quan tâm. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong số những năng lực cốt lõi được hình thành, phát triển từ trong nhà trường phổ thông thông qua các bài học, các chủ đề dạy học, các phương pháp dạy học phù hợp. Dạy học chủ đề tích hợp liên môn đáp ứng nhu cầu phát triển nhiều năng lực cho học sinh phổ thông, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Bài viết này đề cập một vấn đề đang được ngành giáo dục rất chú trọng: đó là dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dựa trên dự án học tập, tích hợp phần kiến thức trong môn Hóa học với các môn học khác để có được kiến thức tổng hợp và nhìn nhận, xem xét sự vật, hiện tượng bằng cách nhìn đa chiều, đa diện hơn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống cho học sinh phổ thông. Dựa trên phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp quan sát và phướng pháp thống kê Toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề đã được xây dựng. Từ khóa: Năng lực; năng lực giải quyết vấn đề; dạy học chủ đề tích hợp liên môn. 1. Đặt vấn đề Sự hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay tạo ra những cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn đối với xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Giáo dục đang hướng tới phát triển năng lực cho người học để đáp ứng nhu cầu xã hội. Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh. Năng lực đó được hình thành, phát triển và được đánh giá thế nào khi học môn Hóa học. Bài báo sẽ trình bày về phát triển NLGQVĐ thông qua dạy học chủ đề tích hợp liên môn. 1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Điện thoại: 0983133018; Email: kimgiang0378@gmail.com.
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 147 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lí luận về quan điểm dạy học tích hợp; Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học và sự phát triển các năng lực cho học sinh; Nghiên cứu mối quan hệ nội dung kiến thức trong chủ đề ở các môn khoa học tự nhiên có liên quan. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm kết quả. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và trò chuyện với học sinh và giáo viên THPT. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan, đúng đắn và chính xác hơn để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quan điểm dạy học tích hợp thông qua dạy học chủ đề trong phần dẫn xuất halogen ở lớp 11 nhằm giúp các em học tập tích cực, sôi nổi, chủ động hơn để phát triển năng lực cho học sinh THPT. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu thập được từ kết quả các bài kiểm tra, đánh giá sau khi dạy học các chủ đề tích hợp và rút ra kết luận sư phạm. Đánh giá hiệu quả sử dụng phương pháp daỵ hoc theo hướng tích cực và vận dụng quan điểm dạy học tích hợp. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp 3.1.1 Dạy học tích hợp là gì? Trong Từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp” [1]. Theo Từ điển giáo dục, tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Như vậy ta có thể hiểu tích hợp là sự hợp nhất thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất chứ không phải ghép các mảnh với nhau. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định: Dạy học tích hợp (DHTH) là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…. thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề học tập trong học tập và cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn kỹ năng [2], [3]. Như vậy, DHTH là một quan điểm dạy học trong đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân. Chủ đề tích hợp liên môn là vận dụng kiến thức liên môn (tích hợp liên môn) để thực hiện hoạt động học, người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra.
- 148 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 3.1.2 Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Cũng có nhiều tác giả đã xây dựng quy trình dạy học tích hợp [4],[5],[6],[7],[8] về cơ bản đều có các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề tích hợp, lựa chọn những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều môn học để tìm ra vấn đề chung giữa các môn học đó. Chú ý đến các vấn đề thực tiễn và gần gũi với đời sống. Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS. Bước 3: Xây dựng các nội dung trọng tâm trong chủ đề tích hợp. Lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, điều kiện từng địa phương, phù hợp đối tượng học sinh. Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học chủ đề. Xây dựng các câu hỏi hướng dẫn các em tìm hiểu vấn đề được nêu trong chủ đề. Cung cấp nguồn tài liệu cụ thể, giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học. Đề xuất các cải tiến cho phù hợp với thực tế. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng chủ đề tích hợp liên môn theo quy trình trên. 3.2. Năng lực giải quyết vấn đề 3.2.1 Khái niệm năng lực Trong nhiều nghiên cứu, năng lực (NL) được định nghĩa khác nhau dựa trên các góc độ khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, triết học,… Nhưng NL đều được hiểu là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ của con người để giải quyết có hiệu quả một nhiệm vụ, một công việc nào đó trong bối cảnh, tình huống cụ thể, NL chỉ hình thành và phát triển qua hành động. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”[2]. 3.2.2 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) Theo OECD (2012) định nghĩa, “Năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống có vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao hàm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để đạt được tiềm năng của mình như một công dân tích cực và xây dựng”. Năng lực GQVĐ trong học tập là khả năng người học phát hiện được vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và GQVĐ học tập [2].
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 149 Như vậy, có thể hiểu năng lực GQVĐ thường có cấu trúc gồm 04 thành tố là: phát hiện vấn đề; đề xuất giải pháp; giải quyết vấn đề; đánh giá kết quả thực hiện. Phát hiện được vấn đề: HS nêu được vấn đề cần giải quyết. Đề xuất giải pháp: HS nêu được các thông tin liên quan trong nhiệm vụ được giao (xác định thông tin trung gian qua đồ thị, bảng biểu, mô tả,... ); xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết; định hướng cách hành động, từ đó đề xuất giải pháp GQVĐ. Giải quyết vấn đề: HS thực hiện giải pháp đã vạch ra; điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn; tổ chức thực hiện và duy trì hiệu quả hoạt động nhóm khi thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. Đánh giá kết quả thực hiện: HS tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, đã hoàn thành bao nhiêu phần trăm công việc, rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân (đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của bản thân). 3.2.3 Đánh giá năng lực Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú trọng đến phát triển kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện, phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, việc đánh giá không chỉ kiểm tra kiến thức học sinh hiểu được đến đâu mà kiểm tra, đánh giá học sinh vận dụng các kiến thức được học vào các vấn đề phức hợp trong cuộc sống, môi trường xung quanh như thế nào. Để đánh giá được năng lực, cần xây dựng được bộ công cụ đánh giá, trong bài báo này, tác giả xác định các công cụ sau: đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua bảng kiểm quan sát của giáo viên, đánh giá qua bảng tự đánh giá của học sinh (tự đánh giá), đánh giá chéo giữa các nhóm học sinh với nhau (đánh giá đồng đẳng), qua bài kiểm tra kiến thức. 3.3. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn phần dẫn xuất halogen - Hóa học 11 Với phần này, có thể xây dựng được hai chủ đề: Chủ đề 1 “Dẫn xuất Halogen với môi trường sống” được dạy học theo phương pháp góc; Chủ đề 2 “Nỗi đau từ chất độc màu da cam Dioxin” được dạy học theo phương pháp dự án. Kiến thức của hai chủ đề này đã được giảm tải trong sách giáo khoa, vì vậy, hai chủ đề này được thực hiện trong hoạt động ngoại khóa của học sinh. Nhằm giúp cho học sinh hiểu thêm về dẫn xuất halogen. Chủ đề 1 được dạy trong 4 tiết bằng phương pháp dạy học theo góc. Lớp học chia thành 4 góc tương ứng với 4 nhóm, mỗi nhóm 8 HS: + Phiếu phân tích: Phân tích khái niệm, phân loại, tính chất vật lí, tính chất Hóa học, ứng dụng của dẫn xuất halogen (nội dung có trong phiếu học tập số 1). + Phiếu quan sát: Quan sát thí nghiệm trên máy chiếu và rút ra tính chất Hóa học (nội dung có trong phiếu học tập số 2). + Phiếu trải nghiệm: Thực hiện thí nghiệm để rút ra tính chất Hóa học (nội dung có trong phiếu học tập số 3).
- 150 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN + Phiếu áp dụng: Quan sát hình ảnh được cung cấp và hiểu biết chung, HS nêu một số ứng dụng trong thực tế, HS đọc tư liệu trong SGK rút ra tác hại và lợi ích của dẫn xuất halogen (nội dung được trình bày trong phiếu học tập số 4). Thời gian thực hiện của mỗi góc là 15 phút. Sau khi các nhóm thực hiện xong từng nhiệm vụ lần lượt di chuyển đến các góc khác. Đến khi các nhóm đều thực hiện đủ các góc, đại diện các nhóm lên trình bày theo câu hỏi ghi trong các phiếu học tập. Các nhóm khác lần lượt nhận xét và bổ sung, đối sánh với kết quả của nhóm. Từ đó tự rút ra kết luận cho từng nội dung của mỗi phiếu. Chủ đề 2 đề cập đến một dẫn xuất halogen đã từng gây ra nỗi đau cho nhiều thế hệ phải chịu hậu quả của nó sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đó là chất độc dioxin, nó đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường (phá hủy môi trường), về con người (làm vô sinh và để lại di chứng tật nguyền cho những thế hệ sau). Chủ đề 2 tích hợp nhiều kiến thức của các môn học khoa học tự nhiên và xã hội, lịch sử giúp học sinh có kiến thức liên môn tốt. Chẳng hạn, đối với môn Lịch sử: Theo số liệu thống kê được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2007, trong khoảng thời gian tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng 80 triệu lít chất độc dioxin và thực hiện khoảng 6000 chuyến bay để phun rải rác nhiều khu vực miền Nam Việt Nam. Đối với môn Hóa học: Dioxin là cụm từ chung cho 75 loại chất độc khác nhau, trong đó 7 chất độc nhất có chứa 4 nguyên tử clo (dẫn xuất clo). Dưới đây là nội dung được tích hợp trong chủ đề “Nỗi đau từ chất độc màu da cam Dioxin”. Bảng 1. Nội dung tích hợp theo chủ đề 2 Môn Lớp Chương Bài Nội dung Hóa học 11 Chương 8: Dẫn xuất Bài 39: Dẫn xuất hal- Công thức cấu tạo, công thức phân halogen. Ancol - ogen của tử, đặc điểm cấu tạo. Phenol hiđrocacbon Tính chất Hóa học của dẫn xuất halogen. Ứng dụng: làm nguyên liệu tổng hợp hữu cơ, dung môi trong công nghiệp, trong y tế, trong nông nghiệp. - Chất dioxin là gì? Công thức cấu tạo, cơ chế tác động của chất dioxin đối với môi trường và con người như thế nào? Toán 11 - Vận dụng kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán, những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa, xác định công thức dẫn xuất halogen.
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 151 Môn Lớp Chương Bài Nội dung Sinh học 11 - Biết được tác dụng và tác hại của dẫn xuất halogen với con người và môi trường. GDCD 11 Chương 1 Bài 12: Chính sách - Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường tài nguyên và bảo vệ trong sản xuất và trong quá trình sử môi trường dụng một số hợp chất của dẫn xuất halogen (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt khuẩn). Địa lí 10 Chương 10: Môi Bài 42: Môi trường - Sử dụng hợp lí nguồn nguyên liệu trường và sự phát và sự phát triển bền để bảo vệ môi trường. triển bền vững vững Hình thức tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn theo dự án. GV dạy học trong thời lượng 4 tiết, thời gian là 3 tuần. Tiết 1: Khởi động: GV giới thiệu về dự án, đề xuất ý tưởng, chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu về sản phẩm nhóm, thời gian thực hiện dự án và hướng dẫn tài liệu tham khảo, cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS (bảng 2). Cung cấp các kỹ thuật làm việc nhóm, hướng dẫn HS làm việc nhóm hiệu quả. GV cùng HS xây dựng tiêu chí đánh giá HS theo năng lực: phiếu quan sát của GV, phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá hoạt động thành viên trong từng nhóm, phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm, phiếu đánh giá theo sổ nhật ký, phiếu đánh giá sản phẩm báo cáo, phiếu đánh giá kết quả tổng hợp của dự án. Bảng 2. Bộ câu hỏi định hướng chủ đề 2 Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để giảm thiểu được sự phá hủy đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người do chất độc Dioxin đem lại? Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung Chất độc Dioxin có bản chất là hợp chất gì? Hợp chất đó Chất độc Dioxin là gì? có những tính chất vật lí và tính chất Hóa học như thế nào? Hợp chất đó có ứng dụng gì trong thực tế? Ngoài lợi ích, hợp chất đó cũng có những tác hại như thế nào? Tại sao lại gọi là “Chất độc màu da cam Dioxin”? Chất độc Dioxin có hại như thế nào? Chất độc màu da cam Dioxin ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người và môi trường? Làm thế nào để giảm thiểu sự phơi nhiễm chất Những biện pháp để giảm thiểu và khắc phục phơi độc Dioxin? nhiễm chất độc Dioxin? Ý tưởng về thuốc trừ sâu bảo vệ môi trường?
- 152 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Tiết 2, 3: Thực hiện dự án GV sát sao kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, trao đổi và giúp đỡ các nhóm HS còn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. GV ghi chép vào sổ nhật ký dự án, có lịch hẹn làm việc với từng nhóm để các nhóm hoàn thành công việc đúng tiến độ. Tiết 4: Nghiệm thu và báo cáo kết quả dự án Các nhóm hoàn thiện sản phẩm và trình bày dự án. 2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực cho học sinh THPT Năng lực chủ yếu được phát triển ở chủ đề này là năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ). Các tiêu chí/ biểu hiện của nó được xây dựng và đánh giá theo các mức độ khác nhau thông qua các phiếu quan sát của giáo viên, phiếu tự đánh giá của học sinh, phiếu đánh giá chéo của các nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm nhóm, tùy vào từng chủ đề. Ngoài ra, tác giả cũng thiết kế ở mỗi chủ đề một bài kiểm tra định lượng có các câu hỏi phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh dựa theo các tiêu chí cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017. Từ đó có thêm cơ sở để đánh giá tác động của việc dạy học chủ đề tích hợp tới sự phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh THPT. 2.5. Thực nghiệm sư phạm với chủ đề đã xây dựng Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính phù hợp của các chủ đề tích hợp (CĐTH) đã xây dựng và tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất trong tổ chức dạy học các CĐTH. Đối tượng thực nghiệm (TN) là học sinh Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES), Trường THPT Phan Bội Châu – Hà Nội. Các lớp được chọn làm TN và đối chứng đều có sĩ số đồng đều và sức học tương đương nhau. Nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm (TNSP) được trình bày ở bảng 3. Tiến hành TNSP theo kế hoạch, kết quả TNSP được thu thập và xử lý số liệu bằng phương pháp Toán học thống kê. Kết quả TNSP: Kết quả đánh giá năng lực học sinh qua chủ đề (bảng kiểm quan sát của GV, phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá chéo các nhóm HS,…). + Về nội dung, tính phù hợp của chủ đề: Qua nhận xét của các chuyên gia, các giáo viên dạy thực nghiệm về chủ đề đã xây dựng cho thấy: chủ đề phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, gần gũi với thực tiễn cuộc sống, có nhiều tình huống và các vấn đề thực tiễn được học sinh hào hứng tham gia, có tính khả thi cao.
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 153 Bảng 3. Nội dung TNSP, đối tượng TNSP ở một số trường THPT Đối tượng TN Nội dung TN, NL STT Trường dạy TN GV dạy TN Công cụ đánh giá Lớp TN Lớp ĐC cần phát triển 1 Trường THPT 11A1 11A2 Chủ đề 2, phát triển Nguyễn Vân - Bài kiểm tra Khoa học (25HS) (25HS) năng lực giải quyết Trang - Bảng kiểm quan Giáo dục vấn đề sát của GV - Phiếu tự đánh giá của HS - Phiếu đánh giá nhóm 2 Trường THPT 11A1 11A2 Chủ đề 2, phát Nguyễn - Bài kiểm tra Phan Bội Châu (33HS) (33HS) triển năng lực giải Thanh Mai - Bảng kiểm quan quyết vấn đề sát của GV - Phiếu tự đánh giá của HS - Phiếu đánh giá nhóm + Về sự phát triển năng lực của HS lớp thực nghiệm: Qua kết quả bảng kiểm quan sát của GV, phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá chéo các nhóm HS, phiếu hỏi trước và sau thực nghiệm, cho thấy: HS đã có sự phát triển năng lực GQVĐ hơn sau tác động. + Về mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng: Qua các bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng, học sinh đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết vấn đề phức hợp. Điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể, kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS lớp TN thông qua chủ đề tích hợp liên môn được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Bảng tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ cho HS Tiêu chí phát Các mức độ của biểu hiện Biểu hiện của Minh triển năng lực Chưa đạt Rất tốt HS chứng GQVĐ Đạt (1đ) Tốt (2đ) (0đ) (3đ) 1. Nêu được Không nêu Nêu được Nêu được Tự nêu được Cuốn nhật VĐ cần giải được VĐ. VĐ nhưng VĐ đầy VĐ một kí hoạt quyết trong chưa đầy đủ nhưng cách đầy động của Phát hiện VĐ nhiệm vụ đủ. chậm, phải đủ, nhanh nhóm, được giao. nhờ sự chóng. bảng hướng dẫn phân công của GV. nhiệm vụ, kế hoạch.
- 154 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Tiêu chí phát Các mức độ của biểu hiện Biểu hiện của Minh triển năng lực Chưa đạt Rất tốt HS chứng GQVĐ Đạt (1đ) Tốt (2đ) (0đ) (3đ) 2. Nêu được Không nêu Nêu chưa Nêu đầy đủ Nêu đầy đủ Cuốn nhật các thông tin được các đầy đủ thông tin các thông kí hoạt liên quan. thông tin các thông liên quan. tin liên quan động của liên quan. tin liên một cách nhóm, quan. chính xác, bảng phân khoa học. công NV, kế hoạch, Đề xuất giải sổ theo pháp dõi của GV. 3. Đề xuất giải Không đề Đề xuất Đề xuất Đề xuất pháp GQVĐ. xuất được được giải được giải được giải giải pháp pháp GQVĐ pháp khả pháp sáng GQVĐ. nhưng chưa thi. tạo, có khả thi, thể GQVĐ không hiệu nhanh quả. chóng, tốt nhất. Giải quyết vấn 4. Thực hiện Không giải Lúng túng Thực hiện Thực hiện Cuốn nhật đề GQVĐ quyết được khi GQVĐ GQVĐ tốt, QGVĐ tạo kí hoạt vấn đề nên nên tạo ra tạo ra sản ra sản phẩm động của không tạo sản phẩm phẩm có nội xuất sắc cả nhóm, ra được sản chưa hoàn dung tốt nội dung và bảng phân phẩm nào. hảo về cả nhưng hình hình thức. công NV, hình thức, thức chưa kế hoạch, nội dung. đẹp. sổ theo dõi của GV. Đánh giá kết 5. Tự đánh giá Không có Chưa nêu Nêu được Nêu được Bản theo quả thực hiện kết quả thực khả năng tự được chính chính xác chính xác dõi cá hiện. đánh giá. xác ưu ưu điểm ưu điểm và nhân, điểm và hạn và hạn chế hạn chế của cuốn nhật chế của kết của kết quả kết quả thực kí hoạt quả thực thực hiện, hiện, có động của hiện. nhưng chưa căn cứ xác nhóm, có căn cứ thực và rút bảng phân và chưa rút được kinh công NV, được kinh nghiệm. kế hoạch, nghiệm. sổ theo dõi của GV. Xếp loại NL GQVĐ của HS theo quy ước như sau: - Điểm từ 0 đến 4 điểm: NL GQVĐ ở mức chưa đạt (mỗi tiêu chí chưa đạt: 0 điểm). - Điểm từ 5 đến 8 điểm: NL GQVĐ ở mức đạt (mỗi tiêu chí đạt: 1 điểm).
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 155 - Điểm từ 9 đến 12 điểm: NL GQVĐ ở mức tốt (mỗi tiêu chí tốt: 2 điểm). - Điểm từ 13 đến 15 điểm: NL GQVĐ ở mức rất tốt (mỗi tiêu chí rất tốt: 3 điểm). Để đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh thông qua bảng kiểm quan sát của GV và phiếu tự đánh giá của HS, chúng tôi tiến hành quan sát trên đối tượng lớp thực nghiệm ở 2 trường THPT Khoa học Giáo dục (KHGD) và THPT Phan Bội Châu (PBC). Kết quả được trình bày ở bảng 5. Chú ý: Số HS ở 2 lớp thực nghiệm tại hai trường THPT KHGD và THPT PBC có sức học tương đương. Các kết quả quan sát của GV và tự đánh giá của HS khá tương đồng về kết quả. Điều đó chứng tỏ sự tác động của việc DHTH theo chủ đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS có kết quả tốt hơn đáng kể không phải là ngẫu nhiên, mà có chủ đích. Nhận xét, đánh giá chung: Qua các kết quả đã thu được cho thấy: các chủ đề đã xây dựng đáp ứng được mục tiêu dạy học đã đặt ra; tổ chức dạy học các chủ đề đã được thực hiện và có kết quả khả quan, đề tài có tính khả thi và hiệu quả về việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh THPT. Thông qua phỏng vấn và trò chuyện, học sinh rất thích và hào hứng với chủ đề này. Điều đó chứng tỏ chủ đề có sự liên hệ thực tiễn một cách phù hợp, học sinh thấy hứng thú hơn với môn học. Bảng 5. Kết quả đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS lớp TN qua dạy học chủ đề GV đánh giá HS tự đánh giá (Mức đạt trở lên) (Mức đạt trở lên) NL GQVĐ Tiêu chí Nhận xét Sau tác Trước tác Sau tác Trước tác động động động động 1. Nêu được Lớp11A1: 10/25 23/25 11/25 24/25 Số HS từ mức đạt VĐ cần (THPTKHGD) trở lên đã tăng sau giải quyết tác động, nhiều HS Phát hiện trong đạt ở mức tốt. VĐ nhiệm vụ được giao. Lớp 11A1: 9/33 25/33 10/33 26/33 (THPT PBC) Đề xuất 2. Nêu được Lớp 11A1: 13/25 23/25 14/25 24/25 Số HS nêu được các giải pháp các thông thông tin liên quan tin liên ở mức đạt trở lên quan. tăng sau tác động. Lớp 11A1: 8/33 26/33 9/33 27/33 Có nhiều HS đạt mức tốt và rất tốt. 3. Đề xuất Lớp 11A1:14/25 20/25 15/25 23/25 giải pháp GQVĐ. Lớp 11A1: 10/33 27/33 11/33 29/33
- 156 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GV đánh giá HS tự đánh giá (Mức đạt trở lên) (Mức đạt trở lên) NL GQVĐ Tiêu chí Nhận xét Sau tác Trước tác Sau tác Trước tác động động động động Giải quyết 4. Thực Lớp 11A1: 9/25 23/25 10/25 24/25 Số HS giải quyết vấn đề hiện GQVĐ được vấn đề từ mức đạt trở lên tăng sau tác động. Lớp 11A1: 7/33 23/33 9/33 25/33 Đánh giá 5. Tự đánh Lớp 11A1: 10/25 34/42 10/42 34/42 Số HS tự đánh giá kết quả giá kết quả kết quả thực hiện thực hiện thực hiện giải quyết được GQVĐ vấn đề từ mức đạt Lớp 11A1: 8/33 23/33 9/33 25/33 trở lên tăng sau tác động. 3. Kết luận Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp liên môn dưới dạng các dự án ở trường phổ thông. Chúng tôi đã nghiên cứu cấu trúc, biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, từ đó thiết kế các bảng kiểm quan sát của giáo viên, phiếu tự đánh giá của học sinh, phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm và phiếu đánh giá sản phẩm nhóm thông qua dạy học các chủ đề. Từ đó đánh giá được sự tác động của việc dạy học chủ đề tích hợp liên môn để phát triển được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, ngoài ra còn rèn luyện các em học sinh một số kỹ năng tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin. Kết quả đánh giá, sau khi đã xử lý thống kê, chỉ ra rằng các học sinh đạt được các tiêu chí về năng lực giải quyết vấn đề ở mức độ tốt và rất tốt tăng lên đáng kể so với trước khi tác động. Số học sinh nhận được mức chưa đạt tuy vẫn còn nhưng giáo viên cần duy trì thường xuyên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào các môn học khác nhau, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh sẽ phát triển theo chiều hướng khả quan. Tài liệu tham khảo 1. Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá, 1993, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, 2017. 3. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lý luận dạy học hiện đại, 2015, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Biên, “Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên”, Tạp chí Khoa học, 2015, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Phạm Thị Kim Giang, Vũ Thị Thu Hoài, Nguyễn Hoàng Trang, Phạm Thị Kiều Duyên, “Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THPT”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 2016, số 126, tr 10-13.
- Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 157 6. Trần Bá Hoành, “Dạy học tích hợp”, 2002, http://ioer.edu.vn 7. Vũ Thị Thu Hoài, Phạm Thị Kim Giang, “Xây dụng chủ đề tích hợp liên môn và áp dụng trong dạy học Hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016, Volum61, number 6, tr 87 - 93. 8. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1 – Khoa học Tự nhiên, 2016, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Lời cảm ơn Nội dung bài viết này được trích một phần trong kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường ĐHGD – ĐHQGHN với mã số QS.16.02. Xin trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
5 p | 104 | 8
-
Tổ chức dạy học môn Toán ở tiểu học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
6 p | 32 | 8
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần “Quang học” Vật lí lớp 9 qua bài tập có nội dung thực tế
3 p | 7 | 5
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học Chủ đề STEM “Thiết bị cảnh báo động đất” trong dạy học Vật lí lớp 11
4 p | 16 | 5
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học môn Vật lí đại cương ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 10 | 4
-
Tổ chức dạy học dự án “Tên lửa nước” Vật lí lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
3 p | 10 | 4
-
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên đại học
3 p | 15 | 3
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua việc sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông
4 p | 6 | 3
-
Tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm Ngữ văn, khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang
3 p | 12 | 3
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 6 trong dạy học nội dung Các phép đo - môn Khoa học tự nhiên theo giáo dục STEAM
12 p | 13 | 2
-
Sử dụng dãy biến đổi hóa học trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
6 p | 39 | 2
-
Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội
8 p | 4 | 2
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động STEM “Mô hình tủ lạnh thông minh” trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe (Khoa học 4)
7 p | 4 | 2
-
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học phần Alcohol - Phenol nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông
9 p | 11 | 2
-
Thiết kế chủ đề STEM “Căn phòng yên tĩnh” thuộc mạch nội dung “Âm thanh” (Khoa học 4) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
6 p | 4 | 2
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
3 p | 7 | 1
-
Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm ngữ văn trường Đại học An Giang
8 p | 10 | 1
-
Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn