VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN<br />
Nguyễn Thị Kim Chung - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An<br />
Ngày nhận bài: 05/06/2018; ngày sửa chữa: 07/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/06/2018.<br />
Abstract: : The paper presents the situation of developing competence of solving problem for<br />
students at Nghe An College of Education. Also, the article proposes measures to improve the<br />
problem solving ability of students with aim to meet the requirements of education reform in<br />
current period.<br />
Keywords: Competence, problem solving ability, education reform.<br />
1. Mở đầu<br />
<br />
Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều sinh viên (SV),<br />
trong đó có SV Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP)<br />
Nghệ An không có kĩ năng GQVĐ; khi gặp vướng mắc,<br />
các em không có hứng thú hoặc không chủ động giải<br />
quyết mà ỷ lại cho người khác. Vì vậy, trong học tập, SV<br />
chưa được rèn luyện nhiều và kết quả chưa cao.<br />
Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lực giải<br />
quyết vấn đề trong học tập cho SV Trường CĐSP Nghệ<br />
An và đề xuất các biện pháp nâng cao NLGQVĐ cho SV<br />
của Trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình<br />
giáo dục phổ thông hiện nay.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề<br />
trong học tập cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm<br />
Nghệ An hiện nay<br />
Để tìm hiểu vấn đề này, tháng 12/2017, chúng tôi đã<br />
tiến hành khảo sát 230 SV (năm thứ nhất, thứ hai và thứ<br />
ba) và 116 giảng viên (GV) Trường CĐSP Nghệ An.<br />
<br />
Trong xu thế hội nhập và phát triển, hiện nay, nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua GD-ĐT là<br />
giải pháp bền vững để phát triển đất nước. Trước bối<br />
cảnh đó, Quốc hội đã ban hành Quyết định số<br />
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ<br />
thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Nét<br />
mới của chương trình giáo dục phổ thông là không chỉ<br />
dừng lại ở hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà hướng<br />
tới phát triển phẩm chất và năng lực (NL) cần thiết cho<br />
học sinh. Theo đó, những phẩm chất cần hình thành và<br />
phát triển cho học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,<br />
trung thực, trách nhiệm. Những NL mà chương trình<br />
giáo dục hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh<br />
là: NL chung (gồm: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp<br />
tác, giải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo; NL chuyên<br />
môn (gồm: ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã<br />
hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ và thể chất).<br />
<br />
Có 81,2% SV thấy cần thiết phải nâng cao NLGQVĐ<br />
song SV chưa có nhận thức đầy đủ cũng như là chưa có<br />
thái độ tích cực để rèn luyện, nên các em chưa tích cực<br />
GQVĐ trong học tập. Nhiều SV chưa có kiến thức đầy đủ<br />
về NL này (96,5%). Khi được hỏi “ Em có thích các giờ<br />
học ở trên lớp không?”, có đến 52,6 % SV chọn “bình<br />
thường”, 11,3% chọn “thích” và 37,1% “không thích”.<br />
Khi GV đặt câu hỏi, có đến 78,4% SV chờ câu trả lời. Khi<br />
làm việc nhóm, chỉ có 21,1% SV tích cực làm việc, còn lại<br />
chờ kết quả từ bạn, thậm chí còn làm việc riêng. Gặp bài<br />
tập có vấn đề, nhiều SV chưa có động cơ, hứng thú để tìm<br />
hiểu và GQVĐ đặt ra (76,4%). Mặt khác, còn nhiều SV<br />
không thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn<br />
cuộc sống (54,3% SV chọn “thỉnh thoảng”; 21,6% SV<br />
“không liên hệ”). Kết quả biểu hiện NLGQVĐ trong học<br />
tập của SV chưa cao (chỉ có 17,3% tốt, 50% khá và có tới<br />
34,7% chưa tốt) được thể hiện ở bảng 1:<br />
<br />
Để thực hiện được việc đổi mới chương trình, nhiệm<br />
vụ quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo, bồi dưỡng<br />
đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và NL gánh vác trọng<br />
trách này. Nhân cách của giáo viên chính là công cụ hữu<br />
ích để giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, giáo viên<br />
trong tương lai phải có và hiểu biết rõ về những phẩm<br />
chất, NL mình cần phát triển ở học sinh. Theo định<br />
hướng đổi mới, một trong những NL chủ chốt mà giáo<br />
viên cần hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực<br />
giải quyết vấn đề (NLGQVĐ), bởi trong quá trình học<br />
tập cũng như trong cuộc sống có nhiều tình huống thực<br />
tiễn đòi hỏi các em phải có phương án GQVĐ một cách<br />
hiệu quả nhất. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế tri<br />
thức và hội nhập quốc tế hiện nay, người lao động không<br />
đơn thuần chỉ có kiến thức mà phải có các kĩ năng thực<br />
tiễn, linh hoạt và sáng tạo.<br />
<br />
76<br />
<br />
Email: nguyenkimchung1980@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80<br />
<br />
Bảng 1. NLGQVĐ trong học tập của SV Trường CĐSP Nghệ An<br />
Mức độ (%)<br />
Nội dung<br />
Tốt<br />
Khá<br />
(thường xuyên) (thỉnh thoảng)<br />
Biết phát hiện vấn đề và nêu vấn đề trong học tập<br />
20,9<br />
46,2<br />
Biết đề xuất các ý tưởng của giả thuyết<br />
15,7<br />
42,8<br />
Biết xác định các kiến thức cần cho việc GQVĐ<br />
16,3<br />
48,5<br />
Biết tìm hiểu kiến thức mới có liên quan<br />
14,5<br />
48,3<br />
Biết lựa chọn giải pháp tốt<br />
17,6<br />
45,5<br />
Biết kiểm nghiệm giải pháp<br />
16,2<br />
42,1<br />
Biết trình bày kết quả<br />
19,8<br />
62,4<br />
Trung bình<br />
17,3<br />
50<br />
<br />
Chưa tốt<br />
(không làm được)<br />
32,9<br />
41,5<br />
35,2<br />
37,2<br />
36,9<br />
41,7<br />
17,8<br />
34,7<br />
<br />
nâng cao nhận thức về NLGQVĐ nói riêng. Ban Giám<br />
hiệu Trường CĐSP Nghệ An cần có những chỉ đạo GV<br />
biên soạn nội dung, chương trình đào tạo giáo viên phù<br />
hợp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và tạo điều kiện<br />
về thời gian, cơ sở vật chất để GV thực hiện tốt việc nâng<br />
cao nhận thức về NLGQVĐ cho SV.<br />
2.2.2. Hình thành thái độ tích cực nâng cao năng lực giải<br />
quyết vấn đề cho sinh viên<br />
Để nâng cao được NLGQVĐ trong học tập cho SV<br />
thì các GV Trường CĐSP Nghệ An phải khơi dậy được<br />
ở SV hứng thú, tích cực, chủ động tìm hiểu và phát triển<br />
NL này cho bản thân. Cách thức tạo hứng thú, thái độ<br />
tích cực cho SV trước hết phải hình thành, giáo dục<br />
động cơ, nhu cầu phát triển NLGQVĐ đúng đắn ở họ.<br />
Nhu cầu, động cơ là nơi khơi nguồn của tính tự giác,<br />
tính tích cực, chủ động và thúc đẩy SV có thái độ tích<br />
cực rèn luyện NLGQVĐ trong học tập. Động cơ nâng<br />
cao NLGQVĐ trong học tập không tự nhiên có mà cần<br />
phải được xây dựng, hình thành trong quá trình SV đi<br />
sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy, cô<br />
giáo. GV phải giúp SV hiểu được vai trò, ý nghĩa của<br />
NL giải quyết đối với học tập, cuộc sống và nghề nghiệp<br />
của bản thân trong tương lai. Khi dạy nội dung lí thuyết<br />
về NLGQVĐ GV cần có những bài giảng nêu vấn đề,<br />
những giờ thảo luận trên lớp, những giờ thực hành, vận<br />
dụng lí thuyết vào thực tiễn 1 cách hấp dẫn để kích thích<br />
hứng thú học tập cho các em. Quá trình kích thích hứng<br />
thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác<br />
mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Do đó,<br />
trong quá trình giảng dạy, người GV cần tạo ra các hoàn<br />
cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của SV, tăng<br />
tính tích cực của trí tuệ. GV cần đề ra những hình thức<br />
khen thưởng đối với những SV có kết quả học tập tốt<br />
và hình thức trách phạt đối với SV không hoàn thành<br />
nhiệm vụ học tập.<br />
<br />
Tất cả GV đều thấy được tầm quan trọng của việc<br />
phát triển NLGQVĐ cho SV (rất quan trọng 26,7%;<br />
quan trọng 73,3%) và cũng có nhiều GV biết sử dụng<br />
phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp để rèn luyện<br />
NL này cho SV (92,8%). Tuy nhiên, do thời gian ít,<br />
lượng kiến thức cần truyền tải trong một tiết học lại<br />
lớn; trong khi đó, nhiều SV thụ động, lười suy nghĩ<br />
nên GV cũng không thường xuyên rèn luyện được<br />
NLGQVĐ cho SV (71,6%).<br />
Thực trạng trên cho thấy NLGQVĐ trong học tập của<br />
SV Trường CĐSP Nghệ An chưa cao, SV chưa tích cực<br />
GQVĐ trong học tập và việc rèn luyện NL này chưa<br />
được thường xuyên. Vì vậy, cần có những biện pháp<br />
thích hợp để nâng cao NL này cho SV góp phần đào tạo<br />
giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.<br />
2.2. Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn<br />
đề trong học tập cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư<br />
phạm Nghệ An<br />
2.2.1. Nâng cao nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề<br />
cho sinh viên<br />
Mục đích của biện pháp này là giúp SV nắm chắc<br />
những tri thức về NLGQVĐ, bao gồm: khái niệm, vai<br />
trò, các biểu hiện, mức độ và phương pháp hình thành<br />
NLGQVĐ. Để thực hiện được điều này, các GV dạy<br />
nhóm ngành kiến thức cơ sở của Ngành sư phạm (Tâm lí<br />
học - Giáo dục học) cần rà soát và bổ sung vào chương<br />
trình nội dung tri thức về NLGQVĐ một cách đầy đủ.<br />
Các GV dạy môn Tâm lí học - Giáo dục học cần lựa chọn<br />
và sử dụng PPDH hợp lí để phát huy được tính tích cực<br />
học tập nói chung và hình thành, phát triển NLGQVĐ<br />
nói riêng cho SV. GV cũng phải lựa chọn phương pháp<br />
đánh giá hợp lí và thường xuyên đánh giá mức độ nhận<br />
thức về NLGQVĐ của SV. GV nên động viên, khích lệ<br />
những SV có NL, sáng tạo, linh hoạt, chủ động, có ý thức<br />
tự tìm tòi học hỏi, tự phấn đấu để học tập nói chung và<br />
<br />
77<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80<br />
<br />
2.2.3. Đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm<br />
nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong học tập cho<br />
sinh viên<br />
Trong quá trình dạy học, GV cần lựa chọn, phối hợp<br />
nhiều PPDH khác nhau: phương pháp dùng lời (thuyết<br />
trình, vấn đáp), phương pháp trực quan (dùng hình ảnh,<br />
vi deo…), phương pháp thực hành… Việc lựa chọn<br />
phương pháp cần phù hợp với nội dung và mục tiêu của<br />
bài học. Để nâng cao NLGQVĐ trong học tập cho SV,<br />
bên cạnh phối hợp với các PPDH khác, GV cần chú trọng<br />
sử dụng phương pháp phát hiện và GQVĐ, phương pháp<br />
đàm thoại phát hiện và vận dụng bài tập hợp lí.<br />
2.2.3.1. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề<br />
Đây là một quan điểm dạy học nhằm phát triển NL tư<br />
duy sáng tạo, NLGQVĐ của người học. Người học được<br />
đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua GQVĐ<br />
giúp người học lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp<br />
nhận thức. PPDH phát hiện và GQVĐ có những bản chất<br />
cơ bản sau đây: - Giáo viên đặt trước người học một loạt<br />
các bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái<br />
đã biết và cái phải tìm (vấn đề khoa học). Đây không phải<br />
là những vấn đề rời rạc mà là một hệ thống có quan hệ<br />
logic với nhau và được cấu trúc lại một cách sư phạm<br />
(gọi là “bài toán nêu vấn đề”); - Người học tiếp nhận mâu<br />
thuẫn của “bài toán nêu vấn đề” như mâu thuẫn của nội<br />
tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là<br />
trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết<br />
bằng được bài toán đó; - Trong quá trình giải và bằng quá<br />
trình giải bài toán nhận thức (GQVĐ) mà người học được<br />
lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách<br />
giải; do đó có được niềm vui sướng của sự phát minh<br />
sáng tạo.<br />
Dạy học bằng phương pháp phát hiện và GQVĐ tác<br />
động rất hiệu quả đối với người học. Theo các nhà Tâm<br />
lí học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi bắt đầu<br />
nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn về<br />
nhận thức cần khắc phục, một tình huống có vấn đề. Dạy<br />
học phát hiện và GQVĐ đặt SV vào vị trí “nhà nghiên<br />
cứu”. Chính sự lôi cuốn của vấn đề học tập, nghiên cứu<br />
đã làm hoạt động hóa nhận thức của SV, rèn luyện ý chí<br />
và khả năng hoạt động cho SV. Như vậy, PPDH phát<br />
hiện và GQVĐ đã đáp ứng được nguyên tắc tự giác và<br />
tích cực trong dạy học, đồng thời cũng thể hiện sự thống<br />
nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng, nghĩa là kết hợp giữa<br />
truyền thụ kiến thức và rèn luyện phẩm chất, NL cho SV.<br />
Tiến trình thực hiện PPDH phát hiện và GQVĐ như sau:<br />
- Giai đoạn 1: Nêu vấn đề<br />
+ Xây dựng tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn<br />
đề là những tình huống lí thuyết hay thực tiễn có chứa<br />
đựng mâu thuẫn biện chứng giữa các kiến thức, kĩ năng,<br />
<br />
78<br />
<br />
kĩ xảo đã biết với cái chưa biết và mâu thuẫn này đòi hỏi<br />
được giải quyết. Có nhiều cách tạo ra (xây dựng) các tình<br />
huống có vấn đề trong dạy học nhưng cần đảm bảo<br />
nguyên tắc sau: Dựa vào sự không phù hợp giữa kiến<br />
thức đã có của SV với yêu cầu đặt ra cho họ khi<br />
giải quyết nhiệm vụ mới. Theo nguyên tắc chung này, có<br />
thể nêu ra ba cách tạo ra tình huống có vấn đề là: Tình<br />
huống nghịch lí - bế tắc; tình huống lựa chọn; tình huống<br />
“tại sao” - hay tình huống nhân quả.<br />
+ Phát biểu vấn đề học tập. Vấn đề học tập thường<br />
được phát biểu dưới dạng câu hỏi, là kết quả của chủ thể<br />
biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.<br />
Hiệu quả của bước này phụ thuộc vào khả năng phát hiện<br />
ra các mâu thuẫn khách quan ở đối tượng SV và thể hiện<br />
ở các mức độ. Tình huống có vấn đề chỉ tạo được với<br />
những nội dung thích hợp và nó tồn tại ngay trong kết<br />
cấu logic của tài liệu sách giáo khoa. Vì vậy, GV cần có<br />
kĩ thuật để truyền tải các tình huống đó đến với SV. Sự<br />
thành công của bước này là quan trọng nhất trong dạy<br />
học bằng phương pháp phát hiện và GQVĐ.<br />
- Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề<br />
Sau khi nắm bắt vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức<br />
thì người học dựa trên những cái đã biết có liên quan đến<br />
vấn đề mới sẽ đưa ra các cách GQVĐ sau đó lựa chọn<br />
cách giải quyết và lên kế hoạch thực hiện nó. Giai đoạn<br />
này có thể thực hiện theo các bước: Bước 1: Đề xuất các<br />
ý tưởng giả thuyết; Bước 2: Xác định các kiến thức cần<br />
cho việc GQVĐ; Bước 3: Tìm hiểu các kiến thức mới có<br />
liên quan; Bước 4: Lựa chọn, kiểm nghiệm, đánh giá ý<br />
tưởng, giả thuyết.<br />
- Giai đoạn 3: Kiểm tra cách giải quyết vấn đề, kết<br />
luận vấn đề, trình bày kết quả<br />
Kết quả của việc GQVĐ được thể hiện thông qua<br />
việc hiểu vấn đề và sự lí giải hợp lí cho vấn đề. Sự hiểu<br />
biết vấn đề có thể được người học thể hiện thông qua việc<br />
viết báo cáo về vấn đề, tạo ra sản phẩm, nêu các giải pháp<br />
về vấn đề. Cũng có khi trong một thời gian học tập nhất<br />
định, người học không thể GQVĐ, thay vì trình bày kết<br />
quả thu được sau khi GQVĐ, người học có thể trao đổi,<br />
thảo luận về những gì đã thu được, cái gì còn tồn đọng<br />
chưa giải quyết được, nảy sinh những vấn đề mới nào và<br />
lấy đó làm cơ sở cho việc tiếp tục GQVĐ cũ cũng như<br />
GQVĐ mới phát sinh. Như vậy, thông qua việc phân tích<br />
tiến trình thực hiện PPDH phát hiện và GQVĐ đặt ra<br />
ngay ở đầu buổi học, người học có thể gặp phải rất nhiều<br />
vấn đề khác nhau. Vì thế, chu trình thực hiện các bước<br />
trên được thực hiện nhiều lần, các bước có thể được thực<br />
hiện cùng lúc.<br />
2.2.3.2. Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80<br />
<br />
Đây là phương pháp quan trọng giúp người học phát<br />
triển NLGQVĐ. Phương pháp đàm thoại phát hiện là<br />
phương pháp trao đổi giữa GV với SV, trong đó GV<br />
nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau<br />
để SV suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và<br />
qua đó lĩnh hội kiến thức. Trong phương pháp này, hệ<br />
thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò chủ đạo, có ý<br />
nghĩa quyết định đến chất lượng giờ học, từng bước,<br />
từng bước dẫn dắt SV đi tới chân lí, phát hiện ra bản<br />
chất của sự vật hiện tượng. Hệ thống câu hỏi do GV đặt<br />
ra có vai trò quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến<br />
thức của SV, định hướng tư duy của người học. Vì vậy,<br />
GV cần hướng dẫn quá trình phát triển tư duy của SV<br />
theo hướng hợp lí, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo,<br />
ham muốn tìm ra cái mới.<br />
Đặc điểm của phương pháp đàm thoại phát hiện: GV<br />
tổ chức sự trao đổi giữa GV và cả lớp, có khi giữa trò với<br />
nhau, qua đó người học tự khám phá, lĩnh hội kiến thức.<br />
Trong phương pháp đàm thoại phát hiện, yếu tố tìm tòi,<br />
nghiên cứu của người học được đặt lên mục đích cao<br />
nhất. GV đóng vai trò là người tổ chức, còn người học là<br />
người phát hiện vấn đề. Khi kết thúc đàm thoại, SV có<br />
vẻ như người tự lực tìm ra chân lí. Hệ thống câu hỏi - lời<br />
đáp mang tính chất nêu vấn đề để tạo nên nội dung trí<br />
dục chủ yếu của bài học là nguồn kiến thức và là mẫu<br />
mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Thông<br />
qua phương pháp này, SV không những lĩnh hội được<br />
nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận<br />
thức và diễn đạt tư tưởng bằng lời.<br />
Các loại câu hỏi sử dụng trong phương pháp đàm<br />
thoại phát hiện được đặt ra dựa trên quá trình nhận thức<br />
của SV (Bảng phân loại thang Bloom) như sau: biết,<br />
hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo. Để phương pháp đàm<br />
thoại phát hiện phát huy tốt được các ưu điểm trên, trong<br />
quá trình dạy học, cần đảm bảo những yêu cầu sư phạm<br />
sau: - SV phải có ý thức về mục đích của toàn bộ hay một<br />
phần lớn cuộc đối thoại; - Hệ thống câu hỏi của GV có<br />
tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội của cả lớp.<br />
Do đó, phải hướng tư duy của SV đi theo một logic hợp<br />
lí, kích thích hướng tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học<br />
và cả sự ham muốn giải đáp; - Các vấn đề, câu hỏi phải<br />
được sắp xếp hợp lí; - Số lượng, tính phức tạp và mức độ<br />
phân chia của câu hỏi cần dựa vào tính phức tạp của đối<br />
tượng nghiên cứu, trình độ SV (nền kiến thức, kĩ năng,<br />
kĩ xảo…); - Tổng kết vấn đề, GV cần khéo léo kết luận<br />
dựa vào ý kiến, ngôn ngữ của SV, thêm kiến thức cho<br />
chính xác và kết cấu lại kết luận cho chặt chẽ, súc tích;<br />
- Quản lí lớp không trao đổi với từng SV riêng rẽ mà với<br />
cả lớp.<br />
Nguyên tắc áp dụng phương pháp đàm thoại phát<br />
hiện trong dạy học là: Nguyên tắc 1, căn cứ vào mục tiêu<br />
<br />
của bài học, GV cần xác định mục tiêu trọng tâm kiến<br />
thức - kĩ năng cần hình thành trong chương, trong bài đó<br />
là gì để lựa chọn PPDH cho phù hợp. Nguyên tắc 2, căn<br />
cứ vào nội dung, kiến thức - kĩ năng được trình bày trong<br />
tài liệu, sách giáo khoa để xác định xem những nội dung,<br />
kiến thức đã học có liên quan là những kiến thức - kĩ năng<br />
nào? Trên cơ sở những kiến thức - kĩ năng trọng tâm cần<br />
hình thành (kiến thức - kĩ năng mới) là gì? Nguyên tắc 3,<br />
căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất như phương tiện dạy<br />
học, đối tượng SV, kinh nghiệm sư phạm của GV... để<br />
áp dụng PPDH phù hợp; Nguyên tắc 4, phối hợp hài hòa<br />
giữa các PPDH khác nhau. Không có một PPDH nào là<br />
tối ưu cho một bài lên lớp; vì vậy, bên cạnh phương pháp<br />
đàm thoại phát hiện cần có sự phối hợp hợp lí với các<br />
PPDH khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương<br />
pháp trực quan, phương pháp thực hành.<br />
Quy trình sử dụng PPDH đàm thoại phát hiện:<br />
Bước 1: GV nêu vấn đề, đặt ra mục đích, nhiệm vụ<br />
của vấn đề cần nghiên cứu (câu hỏi định hướng) để SV<br />
hiểu được nội dung nghiên cứu, GQVĐ gì?<br />
Bước 2: GV lần lượt đưa ra hệ thống câu hỏi - SV trả<br />
lời: Câu hỏi gợi mở vấn đề; câu hỏi tái hiện kiến thức cũ<br />
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; GV gợi mở vấn đề<br />
cần tìm kiếm, những mối liên hệ nảy sinh ra từ câu hỏi<br />
trước; GV hướng dẫn SV suy lí, phán đoán, giải quyết.<br />
Bước 3: GV tiếp tục gợi mở cho SV bằng các kiến<br />
thức có liên quan để có thể giải thích được các vấn đề đã<br />
nêu ở trên.<br />
Bước 4: GV hướng dẫn SV rút ra những nhận xét, kết<br />
luận từ những vấn đề đã nêu ở trên.<br />
Bước 5: Vận dụng những kiến thức đã nghiên cứu để<br />
giải quyết những bài tập cụ thể có liên quan và vấn đề<br />
thực tiễn (bước này có thể có, có thể không tùy thuộc vào<br />
kiến thức nội dung nghiên cứu.<br />
2.2.4. Vận dụng bài tập trong dạy học để nâng cao năng<br />
lực giải quyết vấn đề cho sinh viên<br />
Bài tập là một nhiệm vụ (gồm câu hỏi và bài toán)<br />
liên quan đến môn học mà người học phải sử dụng các<br />
kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để hoàn<br />
thành. Bài tập góp phần quan trọng trong việc dạy học<br />
tích cực, nâng cao NLGQVĐ cho SV, là nguồn kiến<br />
thức, phương tiện điều khiển SV tìm tòi, phát hiện kiến<br />
thức mới, các kĩ năng cần rèn luyện hoặc mô phỏng một<br />
số tình huống thực của đời sống, đòi hỏi SV phải tìm<br />
được phương hướng giải quyết, khắc phục những hạn<br />
chế và phát huy tính tích cực của nó, qua đó phát triển<br />
NL nhận thức, GQVĐ. Mặt khác, bài tập còn giúp giáo<br />
dục đạo đức, tác phong, thái độ làm việc khoa học của<br />
SV. Bài tập được nêu ra như một tình huống có vấn đề,<br />
tạo ra mâu thuẫn, chướng ngại nhận thức, kích thích tư<br />
<br />
79<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80<br />
<br />
duy giúp SV năng động sáng tạo, hình thành phương<br />
pháp học; đồng thời là công cụ để kiểm tra, đánh giá kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ và NL của SV.<br />
Bài tập được phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau,<br />
hiện nay có một số cách phân loại cơ bản sau: Dựa vào<br />
mức độ kiến thức có bài tập cơ bản và nâng cao; Dựa vào<br />
nội dung chương trình có bài tập theo tên chương mục;<br />
Dựa vào tính chất bài tập có bài tập định tính và bài tập<br />
định lượng; Dựa vào mục đích dạy học có bài tập hình<br />
thành kĩ năng, bài tập củng cố, bài tập nâng cao; Dựa vào<br />
dạng câu trả lời có bài tập trắc nghiệm khách quan, bài<br />
tập tự luận, bài tập đóng, bài tập mở; Dựa vào mức độ<br />
nhận thức của người học có bài tập biết, hiểu, vận dụng.<br />
Để nâng cao NLGQVĐ cho SV, GV cần xây dựng,<br />
sử dụng bài tập đạt được các yêu cầu sau: - Ra bài tập<br />
theo trình tự từ dễ đến khó; - Loại bỏ dần những bài tập<br />
có nội dung nghèo nàn nhưng đòi hỏi phải dùng những<br />
thuật ngữ phức tạp để giải, những bài tập có nội dung<br />
xa rời hoặc không đúng với thực tiễn, với các giả thuyết<br />
rắc rối phức tạp; - Tăng cường xây dựng và sử dụng bài<br />
tập trắc nghiệm khách quan; - Chú trọng các bài tập rèn<br />
luyện NLGQVĐ; - Đa dạng hóa các loại hình bài tập như<br />
bài tập kiểm tra nhận thức, kĩ năng, khả năng vận<br />
dụng…; - Chú trọng xây dựng những bài tập có nội dung<br />
phong phú, sâu sắc, thể hiện đặc thù của môn học và sự<br />
phát triển của khoa học đó.<br />
2.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực<br />
giải quyết vấn để của sinh viên<br />
Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy<br />
học nói chung và quá trình đánh giá NLGQVĐ cho SV<br />
nói riêng. Vì vậy, thực hiện đổi mới cách đánh giá<br />
NLGQVĐ hợp lí sẽ có được những kết luận chính xác về<br />
trình độ NL của người học, từ đó có thể phân loại SV,<br />
giúp điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy và<br />
học tập nhằm giúp đỡ người học thành công hơn trong<br />
học tập. Để kiểm tra, đánh giá NLGQVĐ của SV, cần:<br />
- Giao nhiệm vụ học tập cho SV và đánh giá NLGQVĐ<br />
trong học tập của họ dựa trên các tiêu chí, mức độ biểu<br />
hiện của NL này; - Xây dựng công cụ đánh giá phù hợp<br />
với nội dung kiểm tra. Các phiếu đánh giá phải được thiết<br />
kế trình bày đơn giản và khoa học, phải đánh giá được<br />
mức độ NL của mỗi người sau khi học xong. Các tiêu<br />
chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố trước khi thực<br />
hiện để người học định hướng cùng với mục tiêu bài học;<br />
- Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức<br />
độ đạt được về các yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số;<br />
- Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu<br />
cầu đặt ra rồi đánh giá, xem xét kết quả học tập của SV,<br />
xem xét mức độ thành công của phương pháp giảng dạy<br />
của giáo viên để từ đó cải tiến, khắc phục những nhược<br />
<br />
điểm; - Cần tiến hành kiểm tra, đánh giá NLGQVĐ trong<br />
học tập một cách thường xuyên; - Lựa chọn phối hợp<br />
nhiều hình thức đánh giá: trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp,<br />
thực hành; - Trong quá trình đánh giá NLGQVĐ trong<br />
học tập cho SV, cần tuân thủ các nguyên tắc của đánh giá<br />
là đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện, hệ<br />
thống, công khai, giáo dục và phát triển; - GV cần tạo<br />
điều kiện cho SV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong<br />
nhóm cùng tập luyện, cùng thực hành (dưới hình thức<br />
nhận xét, xếp loại sau đó mới quy điểm thì tính khách<br />
quan sẽ cao hơn).<br />
3. Kết luận<br />
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay,<br />
một trong những khâu quan trọng là phải đào tạo, bồi<br />
dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và NL thực<br />
hiện chương trình. Vì vậy, phát triển NLGQVĐ cho SV<br />
sư phạm là công việc cần thiết góp phần đào tạo đội ngũ<br />
giáo viên có chất lượng. Các biện pháp nâng cao<br />
NLGQVĐ cho SV muốn được thực hiện có hiệu quả cần<br />
sự tham gia của nhiều người: thứ nhất, tất cả các GV từ<br />
GV dạy kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở<br />
ngành, kiến thức ngành đều tích cực quán triệt, vận dụng<br />
các biện pháp nâng cao NLGQVĐ trong các môn dạy<br />
của bản thân; thứ hai, nhà trường cần tạo mọi điều kiện<br />
về thời gian, cơ sở vật chất để GV có thể vận dụng các<br />
biện pháp; thứ ba, SV phải tích cực, hứng thú, chủ động<br />
thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức,<br />
hướng dẫn của GV.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Cancalic.V.A. (1996). Hoạt động sư phạm là hoạt<br />
động sáng tạo. Tài liệu dịch, Viện Nghiên cứu đại<br />
học và trung học, Hà Nội.<br />
[2] Nguyễn Ngọc Bảo (2007). Lí luận dạy học ở trường<br />
trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[3] Vũ Dũng (2000). Từ điển Tâm lí học. NXB Khoa<br />
học xã hội.<br />
[4] Nguyễn Đức Minh - Phạm Cốc - Đỗ Thị Xuân<br />
(1962). Tâm lí học. NXB Giáo dục.<br />
[5] Nguyễn Thạc (1990). Tâm lí học đại học. NXB Đại<br />
học Sư phạm.<br />
[6] Phạm Trung Thành - Nguyễn Thị Lý (2004). Rèn<br />
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. NXB Đại<br />
học Sư phạm.<br />
[7] Trần Trọng Thuỷ - Nguyễn Quang Uẩn (1998). Tâm<br />
lí học đại cương. NXB Giáo dục<br />
[8] Phạm Viết Vượng (2008). Lí luận giáo dục. NXB<br />
Đại học Sư phạm.<br />
[9] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông - Chương trình tổng thể.<br />
<br />
80<br />
<br />