intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực người giáo viên nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phát triển năng lực người giáo viên nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trình bày các nội dung: Sự đáp ứng của đội ngũ giáo viên đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay; Một cách tiếp cận về năng lực của người giáo viên; Một số giải pháp phát triển năng lực người giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực người giáo viên nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục

  1. PHẠM BÍCH THỦY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI GIÁO VIÊN NHẰM ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẠM BÍCH THỦY (*) TÓM TẮT Đổi mới toàn diện, sâu sắc sự nghiệp giáo dục đang là một vấn đề có tính cấp thiết, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Lực lượng giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống chuẩn năng lực của người giáo viên, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Khái niệm “giáo viên xuất sắc” là một cách tiếp cận mới đối với vấn đề này. Một số giải pháp để phát triển năng lực người giáo viên đó là: tuyển được đúng người làm giáo viên; phát triển giáo viên thành những người hướng dẫn hiệu quả. Từ khoá: năng lực, giáo viên xuất sắc, chất lượng giáo dục. ABSTRACT Nowadays, the comprehensive, profound education innovation is an urgent, important issue of the Party and State of Vietnam. Teachers have an important role in ensuring and improving the quality of education. We need to develop a standardized system of teacher capacity, as the basis for recruitment, testing and evaluation to improve the quality of education and training. “The exellent teacher" is a new approach to this problem. The measures to develop the capacity of teachers are: select the right teachers; train teachers to become the effective instructors. Keywords: capacity, exellent teachers, quality of education. 1. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Theo báo cáo của Ông Hoàng Đức Minh ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG GIAI lý cơ sở giáo dục thì trong những năm vừa ĐOẠN HIỆN NAY qua, đội ngũ nhà giáo đã tăng trưởng mạnh về số lượng và cơ bản đã từng bước đáp Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã ứng được yêu cầu phát triển giáo dục. Tính chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất đến năm 2014, cả nước có: 263,499 giáo lượng giáo dục” (Đảng Cộng sản Việt Nam, viên mầm non: 847,752 giáo viên phổ thông: 2013). Muốn đảm bảo và nâng cao chất 19,707 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp: lượng giáo dục thì đội ngũ giáo viên là nhân 25,988 giáo viên cao đẳng và 66,206 giảng tố quan trọng, có tính quyết định. Đổi mới tư viên đại học. Nếu xét về chuẩn trình độ đào duy giáo dục, mục tiêu hay phương pháp tạo thì tỷ lệ đạt chuẩn ở cấp mầm non là giáo dục… chỉ trở thành hiện thực khi đội 97,57%; tiểu học là 98,25%; trung học cơ sở ngũ giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới là 98,25%; trung học phổ thông là 98,91% đó. (*) Tiến sĩ, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 45
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03 (07) / 2015 (Bộ Giáo dục - Đào tạo, 2015. tr.13). Nếu Mục tiêu của hoạt động giảng dạy là: xem xét lực lượng giảng viên ở các trường sau khi học, người học cần có được: cao đẳng - đại học thì chúng ta nhận thấy 1. Nội dung kiến thức có chất lượng cao; rằng: tính đến năm 2013, Việt Nam có 633 tiến sĩ là giáo viên các trường cao đẳng; 2. Khả năng áp dụng kiến thức để giải quyết 8,519 tiến sĩ là giáo viên các trường đại học các tình huống; trong tổng số khoảng 24,300 tiến sĩ. Vậy hơn 3. Trở thành người học suốt đời, độc lập, tự 15,000 tiến sĩ còn lại đang công tác ở vị trí định hướng. nào? Thực tế cho thấy, một số trường đại học cấp tỉnh vừa được Bộ Giáo dục - Đào Muốn đạt được mục tiêu nêu trên ở tạo ký quyết định mở mã ngành đào tạo thạc người học thì người “giáo viên xuất sắc” cần sĩ (thậm chí chưa được đào tạo cử nhân) có: các trường này đã ký hợp đồng với các tiến 1. Có một kiến thức chuyên môn sâu; sĩ có thể đáp ứng đúng chuyên ngành đào 2. Yêu thích giảng dạy và làm việc chăm chỉ; tạo nhưng lại đã nghỉ hưu, có thể có tiến sĩ đã từng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học 3. Không ngừng cải thiện, đổi mới hoạt động nhưng lại có cả những tiến sĩ chưa từng đi giảng dạy của bản thân; dạy… điều này được lý giải là do trước đây 4. Có một niềm đam mê mạnh mẽ đối với không có mã ngành đào tạo tiến sĩ. Đây lĩnh vực giảng dạy; không chỉ là hệ lụy của việc thiếu sót trong cấp phát mã ngành đào tạo tiến sĩ mà còn là 5. Có một sự nhiệt tình cao cho hoạt động sự phản ánh phần nào chất lượng của đội giảng dạy; ngũ giáo viên ở cấp cao đẳng - đại học hiện 6. Là người truyền cảm hứng cho học sinh; nay. 7. Có chỉ số EQ cao để biết thông cảm, chia 2. MỘT CÁCH TIẾP CẬN VỀ NĂNG LỰC sẻ với học sinh. CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Các đặc điểm trên có mối quan hệ chặt Tiêu chuẩn của một người “giáo viên chẽ với nhau. Kiến thức và hiểu biết về xuất sắc” (Exellent Teacher) đó là gì? Tiếp chuyên môn là điều kiện cần thiết để giúp cận vấn đề này có nhiều quan điểm khác các học sinh có được kiến thức nội dung nhau. Theo quan điểm giảng dạy như là một chất lượng cao. Niềm đam mê của giáo viên hoạt động học tập - kích hoạt: người giáo đối với lĩnh vực giảng dạy là rất quan trọng viên có nhiệm vụ tối đa hóa cơ hội học tập bởi vì nó có thể lây lan và dẫn đến học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng hiệu đầy cảm hứng của học sinh. Một giáo viên quả việc xây dựng các mục tiêu, giáo trình, không quan tâm đến lĩnh vực mình giảng dạy tài liệu, hoạt động trong lớp, lựa chọn sẽ khó có khả năng kích hoạt học tập. Người phương thức đánh giá, thiết kế các bài tập, giáo viên có khả năng truyền cảm hứng cho bài tập, thông tin phản hồi, và kiểm tra - đánh học sinh sẽ có sự nhiệt tình cao trong giảng giá kết quả học tập… với quan điểm này, dạy và ngược lại. Khi người giáo viên có giáo viên phải là người làm chủ trên phạm vi lòng nhiệt tình, họ sẽ chủ động, sáng tạo tìm rộng nhất các hoạt động trong lớp, và sử tòi kiến thức đổi mới không mệt mỏi, từ đó dụng chúng một cách phù hợp với nhu cầu phát triển kiến thức chuyên môn… giảng dạy, học tập và bối cảnh. 46
  3. PHẠM BÍCH THỦY 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG không đúng người làm giáo viên vẫn còn tồn LỰC NGƯỜI GIÁO VIÊN tại. Nhưng từ lý luận cũng như thực tiễn đều chứng minh rằng: hai vị trí này đòi hỏi yêu Một câu hỏi được đặt ra là một số hệ cầu năng lực khác nhau, không phải người thống giáo dục trên thế giới lại có thể liên tục chuyên viên nào cũng có năng lực của người phát triển và tiến nhanh hơn so với các hệ giảng viên. thống giáo dục khác? Tác giả Michel.J. Welmond đã trả lời câu hỏi này dựa trên Đối với giải pháp phát triển người giáo nghiên cứu của Mc. Kinsey - nghiên cứu đã viên trở thành những người hướng dẫn hiệu được tiến hành trên 25 hệ thống giáo dục quả, việc đầu tiên cần làm đó là thay đổi tư của thế giới trong bài tham luận tham dự hội duy giáo dục. Theo Giáo sư Hoàng Tụy: thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng “Triết lý giáo dục trong nhà trường Việt Nam giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cần chú trọng những tố chất cơ bản để có trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới thể thành công trong thế giới hiện đại, đó là: giáo dục phổ thông” (Bộ Giáo dục - Đào tạo, tự do, trung thực và sáng tạo. Cho nên phải 2015. tr. 18). Hai trong số các điều kiện để từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nâng cao chất lượng giáo viên đó là: tuyển nghĩ về giáo dục đã quen thuộc một thời, can được đúng người làm giáo viên; phát triển đảm tiến lên thực hiện một nền giáo dục khai giáo viên thành những người hướng dẫn phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay, hiệu quả. dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng Xuất phát đầu tiên của việc tuyển được đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của đúng người làm giáo viên là cần nâng cao nhân loại đương thời. Đặc biệt, giáo dục phải chất lượng tuyển sinh. Đó là tiền đề để nâng hướng tới đào tạo con người hiện đại có cá cao chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo, tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tương tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi lai. Hiện nay, chúng ta đang triển khai chính mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại sách miễn học phí cho sinh viên học ngành đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sư phạm nhằm hy vọng tuyển được những sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn học sinh con nhà nghèo, học giỏi. Nhưng và nhất là lương thiện, trung thực và có đầu thực tế lại không như kỳ vọng. Điểm số óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm trong đời sống xã hội hiện đại. Đó mới thật vẫn thấp hơn so với các trường khác. Năm sự là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Đó học 2014, điểm chuẩn của Đại học Bách mới thật sự là sứ mạng của giáo dục tiên khoa Thành phố Hồ Chí Minh là 19 đến 21,5; tiến thời nay. Từ thay đổi trong tư duy giáo Đại học Y Phạm Ngọc Thạch là từ 18 đến dục, chúng ta sẽ có những giải pháp để đào 22; Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí tạo cũng như tạo điều kiện, môi trường để Minh là 15 đến 23… vì vậy, đây là chính người giáo viên trở thành người hướng dẫn” sách chưa mang lại tính bền vững và độ phủ (Hoàng Tụy, 2012). rộng. Thứ hai, cần đổi mới nâng cao chất Đồng thời với việc đào tạo đúng người, lượng đào tạo của các trường sư phạm. chúng ta cần tuyển dụng đúng người làm Thay đổi từ mục tiêu, nội dung, phương giáo viên. Mặc dù, bất kỳ hội đồng tuyển pháp - phương tiện đến kiểm tra, đánh giá dụng nào cũng có những tiêu chí tuyển dụng kết quả đào tạo. Kinh nghiệm của một số rất rõ ràng, cụ thể, nhưng hiện tượng tuyển quốc gia như Singapore, Mỹ hay Phần Lan 47
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 03 (07) / 2015 cho thấy tỷ lệ giáo viên phổ thông đã có ít kiến bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi nhất 1 bằng đại học khác trước khi trở thành dưỡng thường xuyên cho khoảng 815,000 giáo viên là khá cao. Vì vậy, Việt Nam cần giáo viên trong năm 2015 (Bộ Giáo dục - phải phát triển cả hai phương thức đào tạo Đào tạo, 2015. tr. 15). Tuy nhiên, khả năng đó là: cử nhân sư phạm 4 năm hoặc cử nhân đáp ứng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành và học từ 1 đến 2 năm sư cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. phạm. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng Tính đến năm 2014, cả nước có 133 cơ sở chương trình khung nghiệp vụ sư phạm, cấp đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản chứng chỉ cho những người đã tốt nghiệp lý giáo dục, trong đó có 9 trường đại học sư ngành chuyên môn, muốn trở thành giáo phạm, 5 trường đại học sư phạm kỹ thuật, 1 viên. Việc thực hiện bồi dưỡng chứng chỉ trường đại học giáo dục, 1 học viện cán bộ này có rất nhiều điều cần phải bàn tới về quản lý giáo dục, 37 trường cao đẳng sư chất lượng đào tạo. Vấn đề tổ chức các đợt phạm, 48 khoa/ngành sư phạm trong các thực tập cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 ở trường đại học đa ngành, 26 khoa/ngành sư các trường sư phạm cũng cần phải đổi mới. phạm trong các trường cao đẳng đa ngành, Có một thực tế là, khi giáo sinh trở về trường 3 trường trung cấp sư phạm và 3 cơ sở bồi sau những đợt thực tập sư phạm được cơ dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Sự sở đó, giáo viên hướng dẫn đánh giá rất tốt. chưa đáp ứng này được thể hiện ở cả trên 2 Nhưng khi tốt nghiệp có bằng cử nhân, quay khía cạnh: quy mô và chất lượng. Mặt khác, về cơ sở đó thì không được nhận vì lý do điều quan trọng trong công tác bồi dưỡng năng lực thực tế chưa đáp ứng được yêu thường xuyên cho giáo viên đó là chúng ta cầu. cần kết hợp giữa nhu cầu của người giáo viên và yêu cầu, khả năng đáp ứng của nhà Thứ ba, cần đổi mới công tác bồi dưỡng quản lý. thường xuyên dành cho giáo viên. Nhu cầu bồi dưỡng của các giáo viên là rất cao. Dự TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII). 2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Đà Nẵng. 3. Nguyễn Thị Bình (2012), Giáo dục Việt Nam đi ngược quy luật, http://giaoduc.net.vn/Giao- duc-24h. 4. http//www.vietnamnet.vn ngày 06/03/2014, “24.000 tiến sỹ Việt Nam đang làm gì?”. 5. Hoàng Tụy (2012), Thay đổi tư duy giáo dục, http://viet-study.com ngày 19/12/2012. Ngày nhận bài: 06/3/2015. Ngày biên tập xong: 24/7/2015. Duyệt đăng: 28/7/2015 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2