VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 13-16<br />
<br />
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC TẠI MỘT SỐ NƯỚC<br />
VÀ ĐỀ XUẤT CHO MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA Ở VIỆT NAM<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC<br />
Kiều Thu Linh - Phùng Thị Thu Trang - Phạm Thị Hoa<br />
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
Ngày nhận bài: 28/12/2017; ngày sửa chữa: 09/01/2018; ngày duyệt đăng: 23/01/2018.<br />
Abstract: Textbooks are one of the important learning materials in the school. To build<br />
competency-based approach programs, textbooks are necessary to help students develop their self<br />
learning ability, and their competence of applying knowledge in solving practical problems. This<br />
paper presents international experiences through primary mathematics textbooks towards learner’s<br />
competence development in the United States, France, Singapore, and also the authors offer the<br />
proposal for mathematics textbooks model in Vietnam post 2020.<br />
Keywords: Textbooks, capacity development, primary school.<br />
thích)”. Còn Blomhøj và Jensen cho rằng: NL toán học<br />
là khả năng sẵn sàng hành động để đáp ứng với thách<br />
thức toán học của các tình huống nhất định.<br />
Cũng theo Mogens Niss [2], có 08 thành phần của NL<br />
toán học nhưng có thể chia thành hai cụm, tập trung vào<br />
những gì cần thiết để cá nhân có thể làm, học tập và ứng<br />
dụng toán học. Các NL liên quan chặt chẽ, tạo thành một<br />
chuỗi liên tục, chồng chéo, nhưng có phần riêng và tách rời.<br />
2.2. Tìm hiểu cấu trúc một số bộ sách giáo khoa môn<br />
Toán ở tiểu học tại Mĩ, Pháp, Singapore<br />
2.2.1. Sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học tại Mĩ<br />
Ở Mĩ, giáo dục tiểu học thực hiện một chương trình<br />
chung cốt lõi với các tiêu chuẩn và module cụ thể. Chương<br />
trình chung cốt lõi gồm các tiêu chuẩn về thực hành toán<br />
học (NL toán học) và nội dung toán học, được xây dựng<br />
thành các lớp, mỗi lớp lại chia thành các module, mỗi<br />
module có nhiều chủ đề. Chương trình chung chú trọng<br />
vào các NL toán học như: Giải quyết vấn đề và kiên nhẫn<br />
trong việc giải quyết vấn đề, xây dựng các luận cứ khả thi<br />
và phản biện lí luận của người khác.<br />
Dựa trên chương trình chung cốt lõi, mỗi Bang đều xây<br />
dựng chương trình riêng. Các bộ SGK rất phong phú và<br />
được nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn, nhưng đều<br />
bám sát chuẩn và chương trình ở mỗi bang. Mỗi trường,<br />
cụm trường hay quận (school district) lại dùng các bộ SGK<br />
khác nhau. Ngoài SGK cho HS còn có các sản phẩm kèm<br />
theo như: Sách hướng dẫn giáo viên (GV); Bộ tài liệu cho<br />
từng đối tượng như: HS giỏi, HS kém,...<br />
Khi tìm hiểu bộ sách Go Math được sử dụng ở New<br />
York, chúng tôi nhận thấy: bộ sách bám sát chuẩn chung<br />
cốt lõi và các module trong chương trình. SGK được viết<br />
theo các lớp. Nội dung SGK ở từng lớp được phân chia<br />
theo các chương, mỗi chương đều chỉ rõ chương đó thuộc<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Có nhiều quan điểm khác nhau về sách giáo khoa<br />
(SGK). Tuy nhiên, theo chúng tôi, về bản chất, SGK gồm<br />
tập hợp các bài học, hướng dẫn quá trình giảng dạy hay<br />
học tập dựa vào nguyên tắc của môn học, được sử dụng<br />
như một tài liệu trong khóa học. Với định hướng phát<br />
triển năng lực (NL) cho người học, SGK cần chú trọng<br />
các hoạt động dành cho học sinh (HS). SGK không chỉ<br />
cung cấp kiến thức mà còn thể hiện con đường để hình<br />
thành phẩm chất, NL cho HS. Hiện nay, Việt Nam đang<br />
tiến hành đổi mới việc biên soạn SGK giáo dục phổ<br />
thông theo định hướng phát triển NL người học nhằm<br />
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,<br />
toàn diện GD-ĐT. Do đó, việc học tập kinh nghiệm quốc<br />
tế về các mô hình SGK, trong đó có mô hình SGK môn<br />
Toán ở tiểu học là cần thiết.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Năng lực toán học<br />
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm NL.<br />
Theo OECD: NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu<br />
cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong<br />
một bối cảnh cụ thể [1]. Bản chất của NL là khả năng huy<br />
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính<br />
tâm lí cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí,… để<br />
thực hiện thành công một công việc trong bối cảnh nhất<br />
định. Biểu hiện của NL của HS là biết sử dụng các nội<br />
dung và kĩ thuật trong một tình huống có ý nghĩa, chứ<br />
không chỉ là tiếp thu kiến thức một cách rời rạc.<br />
NL toán học là một loại NL chuyên biệt. Theo<br />
Mogens Niss [2]: “NL toán học là khả năng của cá nhân<br />
có thể sử dụng các khái niệm toán học trong một loạt các<br />
tình huống có liên quan đến toán học, kể cả những lĩnh<br />
vực bên trong hay bên ngoài (để hiểu, quyết định và giải<br />
13<br />
<br />
Email: thutrangcgd@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 13-16<br />
<br />
nhánh kiến thức, đáp ứng tiêu chuẩn nào của chương<br />
trình chung cốt lõi. Mỗi bài học thường được cấu trúc<br />
thành các hoạt động: - Tìm hiểu vấn đề; - Chia sẻ và trình<br />
bày; - Giải quyết vấn đề; - Tạo kết nối; - Trao đổi toán<br />
học; - Làm việc cá nhân; - Toán học trong thế giới thực.<br />
2.2.2. Sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học tại Pháp<br />
Ở tiểu học, Pháp sử dụng một chương trình giáo dục<br />
cho mọi HS. Chương trình toán học ở phổ thông chú<br />
trọng các NL toán học sau: tưởng tượng không gian; lập<br />
luận; giải quyết vấn đề; mô hình hóa toán học; giao tiếp;<br />
sử dụng công cụ, phương tiện học toán.<br />
Để cụ thể hóa các nội dung trong SGK, nhiều lực<br />
lượng có thể tham gia biên soạn, chẳng hạn: các nhà giáo<br />
dục, nhà nghiên cứu hoặc do nhóm biên soạn của một<br />
nhà xuất bản thực hiện. Do đó, ở Pháp có nhiều bộ SGK<br />
môn Toán ở tiểu học. Tìm hiểu bộ sách Cap Maths của<br />
nhà xuất bản Hatier (xuất bản năm 2009) dành cho HS<br />
lớp 1, chúng tôi nhận thấy nội dung của bộ sách gồm:<br />
- Đánh giá đầu vào: Phần này dành cho GV kiểm tra kiến<br />
thức của HS đã được học trước đó; - Các bài học: Kiến<br />
thức trong sách được thiết kế theo quan điểm vòng tròn<br />
đồng tâm phát triển.<br />
Bộ sách Cap Maths gồm có 15 bài học, chia làm 5<br />
giai đoạn, mỗi giai đoạn có 3 bài. Mỗi bài học được chia<br />
thành nhiều buổi học, mỗi buổi học được thiết kế hoạt<br />
động trong một trang giấy. Ở mỗi trang, phần trên cùng<br />
ghi rõ yêu cầu cần đạt và cần thực hiện của trang đó. Cuối<br />
mỗi bài có hai trang để HS ôn tập trước khi chuyển sang<br />
bài mới.<br />
Sau mỗi giai đoạn là phần Tạp chí toán được thiết kế<br />
có hình ảnh đẹp, hấp dẫn và có nhiều hoạt động cho HS<br />
ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Cuối<br />
mỗi bài học, HS sử dụng các miếng dán để dán vào các<br />
bài tập trong bài học trước đó, giúp các em rèn luyện,<br />
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng (quan sát, phối hợp<br />
màu sắc,…).<br />
2.2.3. Sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học tại Singapore<br />
Singapore cũng thực hiện một chương trình gồm<br />
nhiều bộ sách. Các bộ SGK môn Toán ở tiểu học phổ<br />
biến như: Shaping Maths và My Pals Are Here. Các bộ<br />
sách này đều đáp ứng các mục tiêu, tiêu chuẩn về nội<br />
dung của chương trình chung và có các cách thức riêng<br />
để phát triển NL toán học cho HS.<br />
Tìm hiểu bộ sách My Pals Are Here, chúng tôi nhận<br />
thấy bộ sách này biên soạn theo từng lớp, mỗi lớp có 2<br />
tập. Chương trình được cấu trúc thành các chương<br />
(chapter), mỗi chương lại chia thành các bài học (Lesson)<br />
(số bài học trong mỗi chương không giống nhau). Mỗi<br />
chương thường có cấu trúc gồm: - Tình huống thực tế<br />
liên quan đến chủ đề; - Các bài học; - Ôn tập chương, các<br />
<br />
bài tập nhằm đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của<br />
HS qua các bài học của chương đó.<br />
Mỗi bài học thường có cấu trúc gồm: - Cung cấp một<br />
ngữ cảnh xuất hiện khái niệm mới thông qua câu hỏi để<br />
phát triển sự sáng tạo và kĩ năng tư duy phản biện của<br />
HS; - Trình bày tiến trình hoạt động để hình thành kiến<br />
thức mới; - Hoạt động bằng tay gồm các hoạt động thực<br />
hiện trên các vật liệu, đồ dùng học tập; - Hướng dẫn luyện<br />
tập: Cung cấp các bài tập để luyện tập củng cố; - Chia sẻ<br />
toán học: HS chia sẻ các tình huống thực tế liên quan đến<br />
nội dung vừa học.<br />
Cuối cùng, SGK có những chỉ dẫn cho HS kết nối với<br />
sách bài tập và các nhiệm vụ ở nhà. Nhìn chung, các nước<br />
đều có chung mạch nội dung kiến thức trong chương<br />
trình môn Toán ở tiểu học. Một số nước tổ chức chia các<br />
mạch nội dung kiến thức theo module, một số nước chia<br />
theo chương hoặc theo từng bài, từng tiết học. Các mạch<br />
nội dung đều được trình bày theo cấu trúc vòng tròn xoáy<br />
ốc, đồng tâm.<br />
2.3. Đề xuất mô hình sách giáo khoa môn Toán ở tiểu<br />
học tại Việt Nam giai đoạn sau năm 2020<br />
Theo chúng tôi, có thể hiểu mô hình SGK là bản phác<br />
thảo, đưa ra các đặc điểm về bố cục và cấu trúc (nội dung<br />
và hình thức) chương, phần, bài, mục của cuốn sách đó.<br />
Thông qua tìm hiểu SGK môn Toán ở tiểu học tại Mĩ,<br />
Pháp, Singapore và tìm hiểu sâu hơn lí thuyết học tập<br />
hiện đại (thuyết hoạt động, thuyết kiến tạo, siêu nhận<br />
thức và thuyết hành vi) mà các quốc gia này căn cứ để<br />
biên soạn, căn cứ vào thực tiễn giáo dục ở Việt Nam,<br />
chúng tôi có một số đề xuất về mô hình SGK môn Toán<br />
ở tiểu học tại Việt Nam trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu<br />
cầu phát triển NL người học:<br />
2.3.1. Về cấu trúc chung của cuốn sách<br />
Cấu trúc chung của sách bao gồm: Mỗi cuốn sách<br />
được thiết kế theo thứ tự sau: - Trang bìa (tên sách, thứ<br />
tự tập sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nhóm tác giả,<br />
hình ảnh minh họa); - Khổ sách 170 x 240 ( 2mm);<br />
- Hướng dẫn sử dụng sách: dành từ 1-2 trang để hướng<br />
dẫn rõ ràng và chi tiết cách sử dụng bộ sách; - Giới thiệu<br />
các biểu tượng được dùng trong sách: biểu tượng cho<br />
kiến thức mới; biểu tượng cho bài tập thực hành,…; - Các<br />
bài học theo chương trình; - Học liệu đi kèm: sách thiết<br />
kế cho giáo viên; sách bài tập tự học; các trò chơi bổ<br />
sung, đan xen giữa các bài học; các miếng dán để thực<br />
hiện các bài tập hoặc trò chơi trong sách; đĩa CD;…;<br />
- Khen tặng: sau mỗi cuốn sách, nên dành từ 1-2 trang để<br />
giáo viên ghi nhận xét, tổng hợp và kí tên ở cuối sách<br />
nhằm thông báo kết quả của HS; đồng thời cho HS biết<br />
14<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 13-16<br />
<br />
rằng bản thân đã hoàn thành cuốn sách đó và hoàn thành<br />
ở mức độ nào.<br />
2.3.2. Về cấu trúc bài học<br />
Với mục tiêu sách giáo khoa hướng tới việc hỗ trợ tối<br />
đa cho sự hình thành và phát triển NL người học, theo<br />
chúng tôi, cần cấu trúc chương trình chung thành các chủ<br />
đề hoặc module, theo tiến trình phát triển của môn học.<br />
Mỗi module hay chủ đề được chia thành các bài học. Mỗi<br />
bài học nên tổ chức thành các hoạt động với các giai đoạn<br />
sau: 1) Hình thành kiến thức mới nhằm hình thành khái<br />
niệm, kĩ thuật mới thông qua tình huống có vấn đề, được<br />
tiến hành theo các bước: Bước 1: Tìm hiểu, phân tích tình<br />
huống/bài toán để tìm mối liên hệ với những kiến thức<br />
đã biết; Bước 2: Mô tả tình huống/bài toán bằng mô hình;<br />
Bước 3: Giải quyết vấn đề; 2) Luyện tập và vận dụng vào<br />
thực tiễn. Giai đoạn này cung cấp các hoạt động, trò<br />
chơi,... cho HS có thể làm việc cá nhân, làm việc nhóm,<br />
có cơ hội trao đổi, chia sẻ để hiểu rõ các khái niệm, kĩ<br />
năng mới. Cuối giai đoạn này, GV cung cấp những tình<br />
huống gắn với cuộc sống cho HS cùng nhau trải nghiệm,<br />
vận dụng kiến thức đã học để tìm ra giải pháp. Có những<br />
hoạt động yêu cầu tư duy cao hơn để phân hóa HS ở bước<br />
này; 3) Đánh giá. Phần đánh giá có thể được thiết kế cho<br />
HS tự đánh giá (HS đánh giá mức độ hiểu bài, ghi lại tiến<br />
trình bài học hay trình bày hiểu biết về bài học), hoặc GV<br />
đánh giá HS. GV cần bám sát mục tiêu bài học để có<br />
phương án đánh giá HS hợp lí nhất; 4) Xây dựng nguồn<br />
học liệu đi kèm phong phú như: sách điện tử, sách hướng<br />
dẫn GV, bộ đề kiểm tra, đánh giá, thiết bị, đồ dùng dạy<br />
học,...<br />
2.4. Thiết kế mẫu minh họa<br />
Nhóm nghiên cứu đưa ra một mẫu bài học và phân<br />
tích chi tiết mẫu đó.<br />
<br />
Lúc đầu em có gì?<br />
Lúc đầu em có 02 khối nhựa.<br />
Em làm gì?<br />
Em gộp lại.<br />
2. Vẽ mô hình<br />
<br />
3. Kết quả HS thu được<br />
Hai bộ phận gộp lại thành toàn thể:<br />
2+3=5<br />
Hai cộng ba bằng năm.<br />
4. Luyện tập<br />
4.1. Vẽ mô hình, ghi phép cộng<br />
<br />
4.2. Phát biểu thành lời:<br />
gộp<br />
…. quả dâu và …. quả dâu gộp lại được … quả dâu.<br />
gộp<br />
<br />
PHÉP CỘNG<br />
Hình thành kiến thức<br />
<br />
… củ cà rốt gộp với ... củ cà rốt , tất cả có ... củ cà rốt.<br />
4.3. Vận dụng<br />
Em hãy nghĩ hai tình huống về phép cộng, sau đó vẽ<br />
mô hình và phép tính.<br />
<br />
Tay trái em có 3 khối<br />
nhựa, tay phải em có 2<br />
khối nhựa, em gộp lại.<br />
<br />
.........................................<br />
1. Phân tích<br />
<br />
15<br />
<br />
.........................................<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 13-16<br />
<br />
Trong bài học này, phần đánh giá được thiết kế gồm<br />
một bài tập tổng hợp tất cả các kiến thức HS đã được học<br />
nhưng không hoàn toàn tương tự với các bài tập trong<br />
phần Luyện tập. Điều này giúp HS phát triển tư duy linh<br />
hoạt, sáng tạo, bồi dưỡng NL giải quyết vấn đề. Trong<br />
phần luyện tập, vận dụng, đánh giá, HS có thể tự thực<br />
hiện theo các yêu cầu trong SGK, GV đóng vai trò là<br />
người kiểm soát.<br />
3. Kết luận<br />
Các nước Mĩ, Pháp, Singapore đều có chung một đặc<br />
điểm, đó là một chương trình có nhiều bộ sách. Mỗi bộ<br />
sách đều quán triệt và thể hiện cụ thể, sinh động mục tiêu<br />
đã được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông<br />
và chương trình môn học. Cấu trúc nội dung các bài học<br />
luôn chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho GV vận dụng<br />
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp,<br />
nhất là các phương pháp nhằm hình thành và phát triển<br />
NL HS. Cả 03 nước thường tổ chức nhiều hoạt động<br />
trong cùng một bài học, tên gọi các hoạt động trong SGK<br />
của Mĩ và Singapore tương tự nhau, nhưng khác với một<br />
số hoạt động trong các bộ SGK của Pháp.<br />
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức thực<br />
nghiệm một số mẫu minh họa điển hình, từ đó điều chỉnh<br />
và tiếp tục xây dựng các bài học cụ thể để hoàn thiện bộ<br />
SGK môn Toán ở tiểu học theo mô hình nhóm đã đề xuất.<br />
<br />
5. Đánh giá<br />
Em vẽ mô hình, ghi phép tính, rồi mô tả bằng lời:<br />
<br />
Bài học “Phép cộng” được thiết kế cho HS lớp 1 nhằm<br />
giúp các em có được khái niệm phép cộng với thao tác gộp<br />
lại, biết cách vẽ mô hình, ghi kí hiệu và mô tả bằng lời<br />
trong phép cộng. Một số Logo sẽ được sử dụng để thay thế<br />
chữ trong các mục cũng như các bước xuất hiện trong<br />
sách. Phần hình thành kiến thức được thiết kế từ một tình<br />
huống với thao tác trên vật thật, sau đó tổ chức cho HS<br />
thực hiện gồm các bước: - Bước 1. Phân tích. Giúp HS kết<br />
nối tình huống của bài học với những kiến thức đã biết: số<br />
lượng, quan hệ bộ phận - toàn thể; - Bước 2. Vẽ mô hình.<br />
Bước này giúp HS hình thành và phát triển NL mô hình<br />
hóa toán học. HS dần hình thành được khả năng chuyển từ<br />
tình huống thực tế sang mô hình đơn giản; - Bước 3. Giải<br />
quyết vấn đề. Từ tình huống của bài học, HS làm thao tác<br />
gộp lại. GV yêu cầu giải quyết vấn đề.<br />
Từ bước phân tích và vẽ mô hình, HS được tổ chức<br />
để đưa ra kết luận quan trọng: Hai bộ phận gộp lại thành<br />
toàn thể và giới thiệu cách ghi kí hiệu, mô tả bằng lời<br />
trong phép cộng, qua đó thấy được sự liên hệ giữa thao<br />
tác, lời nói, mô hình và kí hiệu.<br />
Cả 03 bước trong phần hình thành kiến thức mới<br />
được xây dựng theo tiến trình phát triển tự nhiên của môn<br />
học, giúp HS hình thành con đường giải quyết vấn đề:<br />
xác định phương án từ những gì đã biết đến, những gì<br />
cần tìm kiếm. Bên cạnh đó, một số NL đặc thù khác cũng<br />
được phát triển: NL giao tiếp bằng ngôn ngữ toán học,<br />
NL mô hình hóa, NL suy luận, kết nối,…<br />
Phần hình thành kiến thức sẽ có hướng dẫn cụ thể cho GV<br />
về đồ dùng, cách thức tổ chức các hoạt động, phân phối thời<br />
gian,… Phần luyện tập được cung cấp dưới hình thức các bài<br />
tập, tạo điều kiện cho HS luyện tập khái niệm vừa học trong<br />
những tình huống đa dạng, phong phú, được rèn luyện kĩ<br />
năng giao tiếp bằng ngôn ngữ toán học, phát triển NL mô hình<br />
hóa. Phần vận dụng được thiết kế giúp HS nắm vững khái<br />
niệm đã học cũng như rèn luyện các kĩ năng tương ứng. HS<br />
được yêu cầu liên hệ thực tế, tìm kiếm các tình huống thực tế<br />
gắn với các khái niệm đã học, sau đó mô tả lại bằng mô hình,<br />
ngôn ngữ toán học. Qua đó, giúp HS mở rộng kiến thức, phát<br />
triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] OECD (2002). Difenition and selection of<br />
competences (DeSeCo): Theoretical and conceptual<br />
foundations.<br />
[2] Niss,<br />
M<br />
(1999).<br />
Kompetencer<br />
og<br />
uddannelsesbeskrivelse. Uddannelse 9, 21-29.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông<br />
tổng thể.<br />
[4] Phạm Quang Tiến - Kiều Thu Linh (2015). Một số kinh<br />
nghiệm phát triển năng lực toán cho học sinh lớp 1<br />
Trường tiểu học Thực nghiệm Hà Nội. Tạp chí Giáo<br />
dục và Xã hội, số 52 (113), tr 62-63.<br />
[5] Kiều Thu Linh (2014). Môn Toán lớp 1 Công nghệ<br />
giáo dục với định hướng phát triển năng lực. Đề tài cấp<br />
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, mã số V 2014-12.<br />
[6] Wilkinson, J (1999). A quantitative study of physics<br />
textbooks for srcientific literacy themes. Research in<br />
Science Education, Vol.29 (3), pp. 385-399.<br />
[7] Nicole D.LaDue - Julie C.Libarkin - Stephen<br />
R.Thomas (2015). Visual Representations on High<br />
School Biology, Chemistry, Earth Science, and Physics<br />
Assessments. Journal of Science Education and<br />
Technology 6/2015.<br />
16<br />
<br />