HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 83-92<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0064<br />
<br />
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG<br />
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
<br />
Lê Trà My1 và Đỗ Thị Bích Thủy2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Khoa Xã hội và Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình<br />
<br />
Tóm tắt. Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục và môn Ngữ văn, văn học địa<br />
phương đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Từ việc tìm hiểu trực trạng,<br />
những vấn đề đặt ra khi dạy học văn học địa phương và trên cơ sở chương trình địa phương<br />
và văn học địa phương trong định hướng chương trình sách giáo khoa mới, bài viết đã đề xuất<br />
những cách thức giảng dạy văn học địa phương ở trường phổ thông, đó là: Thiết kế bài giảng<br />
theo chủ đề; Dạy tích hợp, liên môn; Cho học sinh tiếp nhận văn học địa phương qua các hoạt<br />
động trải nghiệm, sáng tạo.<br />
Từ khóa: Văn học địa phương, giảng dạy văn học địa phương, giáo dục phổ thông…<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong dòng chảy của văn học nói chung, văn học địa phương (VHĐP) giữ một vai trò hết sức<br />
quan trọng. Với “những nét kết tinh nhất, như là đặc trưng bền vững của con người và cuộc sống<br />
xứ sở qua nhiều thời đại” [3;tr72], văn học địa phương giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về truyền<br />
thống văn hóa, lịch sử và con người nơi mình đang sinh sống; khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về<br />
quê hương, xứ sở. Từ đó, mỗi cá nhân biết giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc tốt đẹp của<br />
địa phương, bồi đắp bề dày văn hóa dân tộc. Từ tầm quan trọng của văn học địa phương, môn<br />
Ngữ văn của chương trình Trung học cơ sở (THCS) đã triển khai một số tiết giới thiệu nội dung<br />
địa phương. Điều này giúp học sinh gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn –<br />
“những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa<br />
phương, nơi các em đang sinh sống”; đồng thời giúp học sinh “hiểu biết và hòa nhập hơn với môi<br />
trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của<br />
quê hương” [13;tr230]. Trên tinh thần đó, việc nâng cao chất lượng dạy và học VHĐP là một vấn<br />
đề cần được quan tâm.<br />
Đề tìm hiểu thực trạng giảng dạy VHĐP ở nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã chọn<br />
và tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh THCS tại Ninh Bình.<br />
Chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu trên diện rộng thực trạng giảng dạy văn học địa phương ở<br />
các tỉnh thành, chỉ lấy kết quả điều tra ở một số trường THCS của tỉnh Ninh Bình để ghi nhận<br />
những vấn đề thực tế, từ đó có những đánh giá và đề xuất phù hợp. Phạm vi khảo sát bao gồm các<br />
trường: THCS Lê Hồng Phong, THCS Trương Hán Siêu, THCS Ninh Tiến (Thành phố Ninh<br />
Bình); THCS Quang Trung (Thành phố Tam Điệp); THCS Ninh Mỹ (Huyện Hoa Lư).<br />
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Lê Trà My. Địa chỉ e-mail: tramyle2311@gmail.com<br />
<br />
83<br />
<br />
Lê Trà My và Đỗ Thị Bích Thủy<br />
<br />
Việc nghiên cứu VHĐP theo hướng ứng dụng giảng dạy trong chương trình phổ thông, đến<br />
nay, mới chỉ dành được sự quan tâm của một số ít nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu vấn<br />
đề này cũng còn rất thưa thớt. Có thể kể đến một số công trình của Nguyễn Đức Hạnh [7], Cao<br />
Thị Hảo [8]…, nghiên cứu tổng quát về VHĐP các tỉnh miền núi phía Bắc và ứng dụng giảng dạy<br />
trong các cấp học. Bài viết của chúng tôi khảo sát thực trạng cùng các vấn đề liên quan đến việc<br />
giảng dạy VHĐP, đề xuất những hình thức dạy – học VHĐP đáp ứng những yêu cầu giáo dục con<br />
người trong giai đoạn đổi mới tổng thể chương trình sách giáo khoa phổ thông.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Văn học địa phương trong chương trình giáo dục phổ<br />
2.1.1. Chương trình Ngữ văn địa phương ở trường phổ thông hiện nay<br />
Với sứ mệnh quan trọng trong việc “hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người<br />
học ở các địa phương”, VHĐP có một “vị trí nhất định không thể thiếu trong chương trình giảng<br />
dạy ở các địa phương” [8]. Với chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng “phát triển các năng lực<br />
chung và các năng lực đặc thù môn học liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/ môn học/ hoạt động<br />
trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển<br />
tốt nhất mọi tiềm năng của học sinh… hướng tới hình thành cho học sinh năng lực tự học, sáng<br />
tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền<br />
thông” [10], từ năm học 1999 – 2000, cùng với Lịch sử, Địa lí, chương trình Ngữ văn phổ thông<br />
đã đưa vào thực hiện nội dung địa phương. Việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương<br />
(NVĐP) có vai trò quan trọng, bởi vì nó không chỉ “bổ sung, hoàn chỉnh chương trình tổng thể mà<br />
nó còn thể hiện một cách rõ nhất, cụ thể nhất các xu hướng tích hợp liên môn, thực hiện chủ<br />
trương tự chủ trong xây dựng chương trình nhà trường” [10].<br />
Hiện nay, ở cấp THCS, chương trình NVĐP được bố trí ở cả ba phân môn: Văn học, Tiếng<br />
Việt và Tập làm văn với thời lượng theo quy định (từ lớp 6 đến lớp 9) nhằm mục đích: “Liên hệ<br />
chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hóa quê<br />
hương. Khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và<br />
sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. Gắn kết những kiến thức học sinh đã học được trong nhà<br />
trường với những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho<br />
mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống” [13; tr.230].<br />
Trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã<br />
biên soạn tài liệu Ngữ văn địa phương để kịp thời đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong nhà<br />
trường phổ thông. Cấu trúc chương trình Ngữ văn địa phương gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt<br />
và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt chủ yếu là rèn luyện chính tả: phát hiện và khắc phục, sửa chữa<br />
các lỗi chính tả mà người địa phương thường mắc phải (lớp 6, 7); tìm hiểu từ ngữ địa phương (từ<br />
ngữ chỉ quan hệ gia đình, từ ngữ xưng hô…) (lớp 8, 9). Phần Tập làm văn tập trung ở các vấn đề:<br />
tập kể chuyện dân gian, viết văn bản thuyết minh về lễ hội, di tích lich sử, danh thắng, nhân vật<br />
lịch sử hoặc văn bản nhật dụng về những vấn đề thực tế đang diễn ra ở địa phương… Như vậy, từ<br />
những nội dung trên, quá trình tổ chức dạy học phần Tiếng Việt và Tập làm văn tương đối thuận<br />
lợi. Phần VHĐP, các tác phẩm thuộc nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tục<br />
ngữ, ca dao, chèo (văn học dân gian); thơ, truyện ngắn, tiếu thuyết (trích đoạn), kí. Các kiểu văn<br />
bản được sử dụng gồm miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nhật dụng đã có tác dụng đa dạng hóa hoạt<br />
động tiếp nhận của người học. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy VHĐP còn gặp một số khó khăn.<br />
Trong bài viết, chúng tôi tập trung vào phần VHĐP để nghiên cứu thực trạng, đề xuất những cách<br />
thức tiếp cận góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy VHĐP trong nhà trường.<br />
<br />
84<br />
<br />
Vấn đề giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường phổ thông<br />
<br />
2.1.2. Thực trạng giáo dục VHĐP ở trường phổ thông hiện nay<br />
Dựa trên sự quan sát, tìm hiểu và các tài liệu có được, chúng tôi nhận ra một số vấn đề lớn từ<br />
chương trình đến thực tiễn giảng dạy văn học địa phương.<br />
Thứ nhất, về tài liệu giảng dạy và học tập: Dựa trên khung chương trình của Bộ, Sở Giáo dục<br />
và Đào tạo biên soạn lựa chọn tác giả, văn bản tác phẩm VHĐP để đưa vào dạy học trong chương<br />
trình phổ thông, nên chưa có sự đồng bộ, thống nhất. Sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo còn ít ỏi,<br />
sơ lược, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu của người dạy và người học.<br />
Hiện nay, chúng ta thấy các tác phẩm VHĐP được giới thiệu trong chương trình giáo dục phổ<br />
thông thường được sắp xếp theo trật tự thời gian: văn học dân gian, văn học trung đại và văn học<br />
hiện đại. Việc sắp xếp như vậy có ưu điểm là học sinh nhận thấy được những bước chuyển mình<br />
của văn học, của đời sống con người qua thời gian lịch sử nhưng khó nắm bắt được những đặc<br />
trưng văn hóa của khu vực, địa phương mình sinh sống cũng như sự liên hệ lớn hơn là vùng miền<br />
và so với các vùng miền khác trong cả nước.<br />
Thứ hai, về phía người dạy: Đối với giáo viên, việc tiến hành dạy học VHĐP trong chương<br />
trình phổ thông là việc làm hết sức cần thiết và thiết thực. Nó đáp ứng được mục tiêu giảng dạy,<br />
tăng sự liên hệ giữa kiến thức nhà trường với các vấn đề ở địa phương, tránh được tình trạng của<br />
một bộ phận học sinh học lệch hoặc chỉ biết đến kiến thức lí thuyết mà không có năng lực nhìn<br />
nhận, giải quyết những vấn đề đang đặt ra ngay tại nơi mình đang sinh sống, học tập. Nhận thấy rõ<br />
vai trò quan trọng đó, các thầy cô rất tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm đối với bài giảng VHĐP, mong<br />
muốn vừa truyền đạt kiến thức vừa giúp học sinh hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết cho<br />
chính cuộc sống của các em. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng cho biết, khi tiến hành bài học<br />
VHĐP cũng gặp không ít khó khăn. Khi tiếp cận và biên soạn tài liệu giảng dạy VHĐP, các thầy<br />
cô chủ yếu vẫn dựa trên tài liệu chung do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp sau đó tự tìm tòi để<br />
soạn giáo án nên bài giảng còn sơ sài. Theo kết quả từ phiếu điều tra, phương pháp được các thầy<br />
cô sử dụng nhiều nhất vẫn là thuyết trình, vấn đáp nên giờ học còn khô khan, nặng nề.<br />
Thứ ba, về phía người học: Hầu hết học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng và có sự<br />
yêu thích đối với VHĐP. Theo các em, học VHĐP, học sinh sẽ được mở mang hiểu biết, kiến thức<br />
thực tế, được bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào đối với truyền thống lịch sử - văn hóa của địa<br />
phương (Hầu hết các em học sinh THCS Ninh Bình khi được hỏi đều kể được tên các nhân vật<br />
lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh). Trong số các ngữ liệu được đưa vào chương trình<br />
VHĐP, học sinh có hứng thú hơn với các sáng tác văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ<br />
tích…). Một thực trạng nữa mà chúng tôi thấy đó là, hiện nay, hình thức tổ chức dạy học VHĐP<br />
chủ yếu được diễn ra trên lớp với thời lượng chủ yếu là các tiết lí thuyết, nên các em học sinh có<br />
biểu hiện chán nản, học với tính chất đối phó, học để đạt điểm kiểm tra mà không xuất phát từ<br />
hứng thú thực sự. Phương thức lĩnh hội của học sinh chủ yếu vẫn là nghe và ghi nhớ nên các em<br />
thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực. Các em đều<br />
có mong muốn thay đổi hình thức dạy học, có sự kết hợp giữa học tập với các hoạt động giao lưu,<br />
ngoại khóa và trải nghiệm thực tế.<br />
Như vậy, việc giảng dạy VHĐP trong nhà trường phổ thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn<br />
về nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tài liệu dạy học… Hoạt<br />
động giảng dạy và học tập VHĐP còn nặng về vấn đề truyền đạt kiến thức lí thuyết trên lớp, đáp<br />
ứng mục tiêu, kiến thức được đề ra mà chưa thực sự khơi gợi được hứng thú, say mê học tập của<br />
học sinh. Thực trạng dạy và học VHĐP hiện nay đã đặt ra yêu cầu tìm ra nội dung, hình thức tổ<br />
chức dạy học phù hợp để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh cũng như nâng cao mục<br />
tiêu, hiệu quả giảng dạy môn học.<br />
<br />
85<br />
<br />
Lê Trà My và Đỗ Thị Bích Thủy<br />
<br />
2.1.3. Chương trình địa phương và VHĐP trong định hướng chương trình sách giáo khoa mới<br />
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
(7/2017) xây dựng trên tinh thần thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của<br />
Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi<br />
trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành<br />
người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm<br />
chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có<br />
văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây<br />
dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới” [1]. Dựa trên<br />
mục tiêu và yêu cầu cần đạt, chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và đào tạo định<br />
hướng gồm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định<br />
hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến lớp 12). Chương trình các môn học được định hướng xây dựng có<br />
các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, giai đoạn giáo dục<br />
cơ bản ở THCS, các môn học bắt buộc và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán,<br />
Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo<br />
dục thể chất, Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục địa phương. Giai đoạn giáo<br />
dục định hướng nghề nghiệp có 5 môn học bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể<br />
chất và Giáo dục Quốc phòng và an ninh); Hoạt động trải nghiệm; Chuyên đề học tập; Nội dung<br />
giáo dục địa phương.<br />
Như vậy, nhìn vào tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, chương trình địa phương là<br />
hoạt động quan trọng, bắt buộc, xuyên suốt trong các giai đoạn giáo dục. Thời lượng của chương<br />
trình địa phương trong giáo dục cấp THCS, THPT là 35 tiết/ năm học (140 tiết/ 4 năm học). Theo<br />
định hướng nội dung giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
đưa ra, nội dung giáo dục của địa phương là “những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch<br />
sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo<br />
dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi<br />
sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã<br />
học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” [1;tr30]. Nội dung địa phương được<br />
giảng dạy đảm bảo sự phù hợp với từng cấp học. Ở tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương<br />
được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung giáo<br />
dục của địa phương được tổ chức dưới hình thức chuyên đề. Chương trình giáo dục địa phương sẽ<br />
được các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình, thẩm định nội dung giáo dục<br />
của địa phương phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, cơ sở đào tạo để đưa vào chương trình<br />
giáo dục phổ thông sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, thông qua. Như vậy, chương<br />
trình địa phương đã thể hiện quyền tự chủ, tính linh hoạt của địa phương, nhà trường.<br />
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay, việc đưa môn VHĐP vào trong<br />
chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết. Được coi là “bảo tàng” lưu giữ những giá trị văn hóa<br />
tinh thần quý báu của mỗi địa phương, dân tộc, bài học VHĐP sẽ bồi đắp cho học sinh vốn hiểu<br />
biết về truyền thống văn hóa của quê hương, quý trọng môi trường mình đang sống. Hơn nữa,<br />
những tiết học VHĐP mang tính liên hệ thực tiễn với cuộc sống của địa phương, cộng đồng giúp<br />
các em hòa nhập với đời sống địa bàn cư trú. Việc xác định nội dung dạy học, hình thức dạy học<br />
VHĐP trong nhà trường phổ thông như thế nào để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của giáo dục trong<br />
thời kì đổi mới đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa<br />
phổ thông mới đang được khẩn trương triển khai xây dựng, việc xây dựng và thực hiện hiệu quả<br />
chương trình địa phương và VHĐP sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới căn bản và<br />
toàn diện giáo dục Việt Nam từ năm 2020.<br />
<br />
86<br />
<br />
Vấn đề giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường phổ thông<br />
<br />
2.2. Đề xuất những cách thức giảng dạy VHĐP ở trường phổ thông<br />
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (năm 2017) ở Việt Nam đã khẳng định:<br />
phát triển năng lực người học là một định hướng quan trọng. Mục tiêu của giáo dục không đơn<br />
thuần chỉ trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà chú trọng phát triển năng lực người học.<br />
Năng lực người học là “khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ… phù hợp<br />
với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học<br />
tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống” [16;tr8]. Chương<br />
trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực với các năng lực của học sinh được hình thành<br />
và phát triển sau khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông gồm: năng lực chung (năng lực tự<br />
chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực<br />
chuyên môn (năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng<br />
lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất). Thông qua các môn học và<br />
chương trình giáo dục, các năng lực cần thiết trên của học sinh, từ đó, trang bị cho các em khả<br />
năng giải quyết các vấn đề, tình huống phức hợp trong học tập và thực tiễn đời sống.<br />
Từ những vấn đề trên, chúng tôi xin đề xuất một số hình thức dạy – học VHĐP để góp phần<br />
nâng cao hiệu quả giáo dục địa phương trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển<br />
năng lực, đáp ứng chủ trương đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới.<br />
2.2.1. Thiết kế bài giảng theo chủ đề<br />
Dạy học theo chủ đề được hiểu là quá trình tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, chủ đề… dựa<br />
trên sự giao thoa, tương đồng của các đơn vị kiến thức (lí luận và thực tiễn) của các môn học hoặc<br />
các phần của môn học để xây dựng nội dung bài học có nội dung phong phú hơn, thực tế hơn.<br />
Trên cơ sở đảm bảo nội dung, chương trình dạy học, giáo viên có thể chọn những bài học có sự<br />
liên quan về kiến thức, định hình chủ đề, sau đó, thiết kế hoạt động dạy học theo chủ đề mà không<br />
nhất thiết phải theo trình tự bài/ tiết trong sách giáo khoa, qua đó, tính tích cực, chủ động của cả<br />
giáo viên và học sinh đều được phát huy. Thiết kế bài giảng theo chủ đề sẽ giúp học sinh phát<br />
triển năng lực thẩm mĩ (giúp học sinh bồi đắp tình yêu, tự hào về quê hương bản quán; cảm thụ<br />
cái hay, cái đẹp của tác phẩm VHĐP); năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (học sinh có cái nhìn<br />
bao quát về chủ đề, có sự huy động, liên hệ kiến thức, phát triển tư duy liền mạch, logic, kết nối<br />
các sáng tác thuộc về các giai đoạn khác nhau để làm sáng tỏ chủ đề dạy học); năng lực tự chủ và<br />
tự học (trên cơ sở cùng chủ đề, học sinh tự mở rộng so sánh với một số sáng tác VHĐP khác, vừa<br />
làm phong phú kiến thức, vừa nâng cao kĩ năng vận dụng tri thức linh hoạt, sáng tạo của học sinh).<br />
Dựa trên nội dung các sáng tác VHĐP, có thể xây dựng chủ đề dạy học VHĐP dựa trên một<br />
số cách thức như: dựa trên hệ thống các sáng tác VHĐP có sự tương đồng về nội dung, đề tài, chủ<br />
đề; xây dựng chủ đề chung cho cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn; lựa chọn các môn học xã<br />
hội có sự tương đồng về kiến thức như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân để hình thành chủ đề…<br />
Trong quá trình dạy học, tùy vào tình hình thực tế, người giáo viên có thể lựa chọn chủ đề, các tác<br />
phẩm, cách thức tiến hành chủ để dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả tiếp nhận.<br />
Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về dạy học chủ đề VHĐP dựa trên hệ thống các<br />
sáng tác VHĐP có sự tương đồng về nội dung, đề tài, chủ đề trong trương trình NVĐP của tỉnh<br />
Quảng Ninh. Khi triển khai chủ đề dạy học: “Cảnh đẹp di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh” (lớp<br />
6 - 7), giáo viên có thể lựa chọn, triển khai chủ đề trên hệ thống các sáng tác sau:<br />
- Văn học dân gian: Sự tích vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; Sự tích đảo Trà Cổ [17]; một số câu<br />
tục ngữ, cao dao dân ca nói về các di tích, danh thắng của Quảng Ninh (ví dụ: “Bạch Đằng giang<br />
là sông cửa ải/ Tổng Hà Nam là bãi chiến trường” (di tích); “Hạ Long có núi Bài Thơ/ Có hang<br />
Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên” (thắng cảnh); …)<br />
- Văn học trung đại: Vân Đồn [17]<br />
87<br />
<br />