intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số góp phần phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực hiện nay như thế nào, đã phù hợp cho sự phát triển của kinh tế số chưa. Từ đó, đưa ra những đánh giá về nguồn nhân lực hiện tại và đề xuất một vài giải pháp để phát triển nguồn nhân lực phù hợp phục vụ cho nền kinh tế số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số góp phần phát triển bền vững

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN KINH TẾ SỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đỗ Thị Huyền Thanh(1) TÓM TẮT: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Ďang làm thay Ďổi nền kinh tế từ nền kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Từ Ďó hình thành nên nền kinh tế số là nền kinh tế sử dụng các ứng dụng công nghệ, nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức, ở Ďây tri thức Ďóng vai trò tài nguyên cho sự phát triển. Nền kinh tế số tuy mới Ďược hình thành chưa lâu nhưng nó cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn mạnh, do vậy Ďể phát triển bền vững nền kinh tế thì cần quan tâm phát triển nền kinh tế số. Để chuyển Ďổi thành công nền kinh tế thì cần chuẩn bị nhiều yếu tố, trong Ďó không thể thiếu yếu tố về nguồn nhân lực (Ďây là yếu tố Ďóng vai trò quyết Ďịnh cho sự phát triển của nền kinh tế số). Do vậy, chúng ta cần hiểu rõ thực trạng nguồn nhân lực hiện nay như thế nào, Ďã phù hợp cho sự phát triển của kinh tế số chưa. Từ Ďó, Ďưa ra những Ďánh giá về nguồn nhân lực hiện tại và Ďề xuất một vài giải pháp Ďể phát triển nguồn nhân lực phù hợp phục vụ cho nền kinh tế số. Từ khoá: Phát triển, nguồn nhân lực, kinh tế số, phát triển bền vững. ABSTRACT: The 4.0 technology revolution is changing the economy from a traditional economy based mainly on natural resources to a knowledge-based economy. From there, a digital economy is formed, an economy that uses technology applications, an economy that develops based on knowledge, where knowledge plays a role as a resource for development. Although the digital economy has just been formed not long ago, it shows extremely strong development potential, so to sustainably develop the economy, it is necessary to pay attention to developing the digital economy. To successfully transform the economy, many factors need to be prepared, including human resources (this is the factor that plays a decisive role in the development of the digital economy). Therefore, we need to clearly understand the current state of human resources and whether they are suitable for the development of the digital economy. From there, provide assessments of current human resources and propose some solutions to develop appropriate human resources to serve the digital economy. Keywords: Development, human resources, digital economy, sustainable development. 1. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh. Email: thanhktqd1001@gmail.com 537
  2. 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Ďã và Ďang tác Ďộng mạnh mẽ Ďến toàn bộ nền kinh tế, góp phần chuyển Ďổi nền kinh tế từ dựa vào việc khai thác tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức và kĩ thuật số. Nền kinh tế số ra Ďời dần dần thay thế cho nền kinh tế truyền thống. Kinh tế số Ďược kỳ vọng Ďóng vai trò quan trọng trong việc duy trì Ďà tăng trưởng của Ďất nước. Mặc dù mới trong giai Ďoạn Ďầu của sự phát triển nhưng nền kinh số ở Việt Nam cũng thể hiện Ďược tiềm năng phát triển to lớn. Để phát triển kinh tế số cần Ďáp ứng những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao Ďể làm chủ công nghệ mới, Ďể có thể ứng dụng chuyển Ďổi số. Do vậy, Ďất nước nào có nguồn nhân lực tốt hơn sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Xu hướng chung của thế giới là giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng, từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ, Ďổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, Ďặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn chặt với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ Ďược cho là yếu tố then chốt quyết Ďịnh sự Ďội phá của nền kinh tế. Vấn Ďề Ďặt ra cần phải hiểu rõ thực trạng nguồn nhân lực Ďể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực Ďáp ứng cho sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết - Kinh tế số Kinh tế số trong tiếng Anh gọi là digital economy. Trong nền kinh tế mà số hoá Ďang lan toả rộng rãi, cùng với Ďó là sự ứng dụng rộng rãi và tốc Ďộ phát triển nhanh của Internet trong các hoạt Ďộng kinh tế, dẫn Ďến sự Ďa dạng trong Ďịnh nghĩa về kinh tế số. Trong nền kinh tế cũ thì luồng thông tin là vật chất như tiền, hoá Ďơn giấy, các cuộc họp trực tiếp nghe báo cáo, hay quảng cáo trực tiếp,... Còn trong nền kinh tế mới thì tất cả các dạng thông tin Ďều trở thành kĩ thuật số (lưu trên file Ďể trong máy tính). Sử dụng mã nhị phân, thông tin Ďều Ďược truyền dưới dạng số hoá. Mở ra một nền kinh tế số, nền kinh tế cho thời Ďại trí tuệ và kết nối mạng (Trần Thị Ái Cẩm & Đỗ Thuỳ Trinh, 2022). Gần Ďây nhất, năm 2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Ďã Ďưa ra Ďịnh nghĩa mang tính toàn diện hơn nhằm tạo sự Ďồng thuận giữa các quốc gia thành viên G20 trong xác Ďịnh khái niệm thống nhất và Ďo lường kinh tế số: ―Kinh tế số bao gồm tất cả các hoạt Ďộng kinh tế dựa vào hoặc Ďược tăng cường Ďáng kể bằng cách sử dụng các yếu tố Ďầu vào kĩ thuật số, bao gồm công nghệ kĩ thuật số, cơ sở hạ tầng kĩ thuật số, dịch vụ kĩ thuật số và dữ liệu‖ (Thông cáo báo 538
  3. chí kết quả biên soạn chỉ tiêu tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê, 2023). Kinh tế số là hoạt Ďộng kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố Ďầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt Ďộng chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông Ďể tăng năng suất lao Ďộng, Ďổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hoá cấu trúc nền kinh tế. Kinh tế số bao gồm các ngành hỗ trợ kinh tế số (ngành kinh tế số lõi) và các ngành Ďược hỗ trợ bởi ngành kinh tế số (ngành kinh tế Ďược số hoá). Như vậy kinh tế số bao gồm ngành kinh tế số lõi và ngành kinh tế Ďược số hoá. 2.2. Các ngành kinh tế số lõi Các ngành kinh tế số lõi bao gồm 7 ngành cấp 2: (1) Sản xuất sản phẩm Ďiện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; (2) Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; (3) Bán buôn thiết bị và linh kiện Ďiện tử, viễn thông; (4) Bản phần mềm; (5) Viễn thông: Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt Ďộng khác liên quan Ďến máy vi tính; (6) Xử lí dữ liệu, cho thuê và các hoạt Ďộng liên quan; (7) Cổng thông tin; sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; và sửa chữa máy tính và thiết bị liên lạc (Danh mục các ngành kinh tế số lõi theo Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam chi tiết Ďến ngành cấp 5 tại Phụ lục 1). 2.3. Các ngành kinh tế được số hoá Ngành Ďược số hoá là ngành sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí Ďầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có mức Ďộ sử dụng sản phẩm kinh tế số lõi làm chi phí Ďầu vào khác nhau nên có tỉ lệ số hoá khác nhau. Như vậy, có thể thấy bản chất của nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng tri thức, ở Ďó Ďóng vai trò của tri thức Ďược coi là tài nguyên cho sự phát triển của nền kinh tế thì Ďòi hỏi nguồn nhân lực phải Ďược Ďào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về Ďạo Ďức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến Ďổi của công nghệ trong nền kinh tế. - Nguồn nhân lực Xét theo nghĩa Ďen: Nguồn nhân lực ―nguồn nhân lực‖ là nơi phát sinh ra sức lực cho hoạt Ďộng của con người (phát sinh ra sức lao Ďộng trong hoạt Ďộng kinh tế). Ở góc Ďộ cá nhân: nguồn nhân lực chính là bản thân con người. Ở góc Ďộ xã hội thì nguồn nhân lực chính là toàn bộ dân cư. Xét theo nghĩa bóng: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, Ďược biểu hiện thông qua số lượng và chất lượng nhất Ďịnh tại một thời Ďiểm nhất Ďịnh. 539
  4. Ở khía cạnh chung nhất: ―Nguồn nhân lực là một phạm trù Ďể chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy Ďộng con người tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai‖ (Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, 6-7). Từ khái niệm trên cho thấy: Nguồn nhân lực là nguồn vốn con người (hay là tổng thể số lượng và chất lượng con người) có thể lực, trí lực và tâm lực của một quốc gia, vùng, lãnh thổ Ďã, Ďang và sẽ sử dụng hoặc Ďược sử dụng Ďể tạo ra những lợi ích cho xã hội (dưới dạng vật chất và tinh thần). Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người, là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, Ďược biểu hiện thông qua số lượng và chất lượng tại một thời Ďiểm nhất Ďịnh. Số lượng nguồn nhân lực Ďược phản ánh qua quy mô nguồn nhân lực và tốc Ďộ tăng nguồn nhân lực theo thời gian. Chất lượng nguồn nhân lực Ďược phản ánh qua mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành lên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bảng thống kê: Bảng thống kê Ďược sử dụng trong bài báo này có vai trò quan trọng trong phân tích thống kê. Các dữ liệu Ďã thu thập Ďược sắp xếp khoa học trong bảng thống kê Ďể so sánh, Ďối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm Ďánh giá thực trạng tiềm năng của kinh tế số, thực trạng nguồn nhân lực trong nền kinh tế số của Việt Nam trong giai Ďoạn từ năm 2017 Ďến năm 2023. Phương pháp so sánh: Được dùng Ďể Ďối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế Ďã Ďược lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính các chỉ số, so sánh thông tin từ các nguồn, so sánh theo thời gian, không gian Ďể Ďưa ra những nhận xét sát với tình hình thực tế của vấn Ďề nghiên cứu. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Tiềm năng phát triển của kinh tế số tại Việt Nam Kinh tế số là nền kinh tế Ďược thúc Ďẩy bởi dân số trẻ và sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Dân số Việt Nam là Ďất nước có tháp dân số trẻ và những người trong Ďộ tuổi lao Ďộng chiếm tỉ trọng lớn, là những người tiêu dùng hiểu biết công nghệ cũng dễ dàng chuyển Ďổi sang các dịch vụ tiêu dùng trực tuyến. Đây chính là một lợi thế giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế số trong tương lai. Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Statista công bố vào tháng 5/2021, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. 540
  5. Bảng 1. Top 10 quốc gia có số lƣợng ngƣời sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới STT Quốc gia Số ngƣời dùng smartphone (triệu ngƣời) 1 China 911,92 2 India 439,42 3 United States 270 4 Indonesia 160,23 5 Brazil 109,34 6 Russia 99,93 7 Japan 75,77 8 Mexico 70,14 9 Germamy 65,24 10 Việt Nam 61,37 (Nguồn: STATISTA (2021)) Lượng người dùng Ďiện thoại thông minh tại Việt Nam nằm trong top 10, cho thấy lượng người dễ dàng tiếp cận công nghệ, cập nhật các ứng dụng công nghệ tại Việt Nam rất cao, so với khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ Ďứng sau Indonesia về số lượng người sử dụng Ďiện thoại thông minh. Đặc biệt, số lượng người sử dụng Internet, mạng xã hội tại Việt Nam chiếm một tỉ lệ lớn. Đây là những người dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Bảng 2. Tình hình sử dụng Internet, mạng xã hội và điện thoại di động của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 Năm 2021 2022 2023 Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ (triệu ngƣời) (%) (triệu ngƣời) (%) (triệu ngƣời) (%) Chỉ tiêu Tổng dân số 98,5 100 99,5 100 100,3 100 Số người sử dụng 71,9 73 72,83 73,2 74 74 Internet Số người sử dụng 72 73,1 76,95 77,3 78 77,7 mạng xã hội (Nguồn:Tổng cục Thống kê và báo cáo thương mại điện tử năm 2023) 541
  6. Qua Bảng 2, dễ dàng nhận thấy số người sử dụng Internet tăng dần qua các năm từ năm 2021 là 71,9 triệu người, chiếm 73%, tăng Ďến 74 triệu người, chiếm 4 năm 2023. Bên cạnh Ďó, thấy Ďược số lượng người sử dụng mạng xã hội cũng tăng dần qua các năm từ 2021 Ďến 2023 (tăng từ 73,1 Ďến 77,7 ). Đây chính là tiền Ďề giúp cho chuyển Ďổi số phát triển ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo báo cáo thương mại Ďiện tử năm 2023 của Cục Thương mại Ďiện tử và kinh tế số thì thời gian trung bình của một người Việt Nam sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày là 6 giờ 23 phút và 2 giờ 32 phút, Ďứng thứ 6 toàn cầu. Cũng theo như báo cáo thương mại Ďiện tử năm 2023 thì có tới 57,6 người dùng Internet mua hàng hoá dịch vụ trực tuyến. Bên cạnh Ďó, dưới sự tác Ďộng của Ďại dịch COVID-19 Ďã Ďẩy nhanh tốc Ďộ chuyển Ďổi số khi các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly phòng dịch Ďược áp dụng, Ďã hình thành nên thói quen tiêu dùng mới, thúc Ďẩy mọi người tìm kiếm hàng hoá, dịch vụ hay thông qua các ứng dụng trên mạng, chuyển dần từ mua sắm trực tiếp qua mua sắm trực tuyến. Khi Ďại dịch qua Ďi, việc mua sắm trực tuyến Ďã trở thành thói quen khó thay Ďổi của người tiêu dùng, góp phần thúc Ďẩy thương mại Ďiện tử phát triển, Ďiều này Ďược thể hiện rõ trong Bảng 3 dưới Ďây. Bảng 3. Một số thông tin về tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Dự báo 2023 Ước tính số lượng người tiêu dùng mua 59 - 62 33,6 39,9 44,8 49,3 54,6 57 sắm trực tuyến (triệu người) Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của 186 202 225 240 251 260 300 - 320 một người (USD) (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam các 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, báo cáo thương mại điện tử năm 2023) Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam năm 2017 còn tương Ďối ít, chỉ có 33,6 triệu dân. Qua từng năm, số lượng người biết tới và tham gia mua sắm trực tuyến Ďã tăng lên rất nhiều, Ďến năm 2022 Ďạt 57 triệu dân (chiếm hơn 50 dân số cả nước), Ďặc biệt Ďến năm 2023, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng Ďến 59 - 62 triệu người. Điều này cho thấy càng ngày có càng nhiều người dân biết tới và sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến. Giá trị hàng hoá mà một người tiêu dùng mua cũng tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2017, trung bình một người chỉ mua 186 USD hàng hoá/dịch vụ, thì Ďến năm 2023, trung bình mỗi người Ďã mua 300 - 320 USD. Tỉ lệ người mua sắm trực tuyến tăng dần qua các năm, góp phần thức Ďẩy thương mại Ďiện tử của 542
  7. Việt Nam ngày càng phát triển, Ďóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế số trong tương lai của Việt Nam. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, ngành viễn thông của Việt Nam cũng Ďứng trước thách thức khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là khách hàng Ďang chuyển từ thực hiện các cuộc gọi thoại, tin nhắn thông thường có mất phí sang gọi qua các ứng dụng miễn phí hoặc chỉ trả cước theo data gói cước. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thì năm 2024 toàn ngành sẽ có những chuyển dịch quan trọng: chuyển dịch từ cơ sở hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số. Hạ tầng số thì dung lượng phải siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải Ďược ưu tiên Ďầu tư, hiện Ďại hoá và Ďi trước một bước Ďể thúc Ďẩy chuyển Ďổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Bên cạnh Ďó, các nhà mạng ưu tiên Ďầu tư trung tâm dữ liệu, cáp quang và 5G. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất Ďược thiết bị hạ tầng 5G. Có thể nói, dựa vào công nghệ Ďể phát triển kinh tế số là một trong những khâu Ďột phá quan trọng Ďể phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, góp phần giảm bớt khoảng cách tụt hậu của nước ta so với các nền kinh tế trên thế giới. Từ những cơ sở trên góp phần giúp nền kinh tế số tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của Ďất nước. Điều này Ďược thể hiện trong Bảng 4 sau Ďây: Bảng 4. Kết quả đo lƣờng đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm 2020 - 2023 2020 2021 2022 2023 Tổng số 12,66 12,87 12,63 12,33 1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 0,05 0,05 0,05 0,05 2. Khu vực công nghiệp và xây dựng 6,08 6,22 5,97 5,63 3. Khu vực dịch vụ 6,53 6,60 6,61 6,65 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020 - 2023 lần lượt là 12,66%, 12,88% 12,63% và 12,33%. Trung bình, tỉ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP các năm 2020 -2023 Ďạt khoảng 12,62 và năm 2023 là 12,33 , trong Ďó ngành kinh tế số lõi Ďóng góp 7,42 (chiếm 60,19%), số hoá các ngành khác Ďóng góp 4,91 (chiếm 39,81 ). Điều này thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc Ďẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hoạt Ďộng số hoá của các ngành kinh tế ngày càng Ďược tăng cường, Ďặc biệt là các ngành dịch vụ có xu hướng số hoá ngày càng tăng giúp tỷ trọng Ďóng góp giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ trong GDP từ 6,53 (năm 2020) lên 6,65 (năm 2023). 543
  8. 3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam Chuyển Ďổi số, kinh tế số là xu hướng tất yếu của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Muốn nền kinh tế phát triển ổn Ďịnh, bền vững thì cần quan tâm Ďến kinh tế số, Ďể kinh tế số phát triển thì cần chuẩn bị rất nhiều yếu tố, trong Ďó có nguồn nhân lực. Khi khoa học công nghệ phát triển, máy móc dần thay thế cho vị trí của con người, bên cạnh Ďó lại cần bổ sung thêm nhiều lao Ďộng Ďể sử dụng, Ďiều khiển, hỗ trợ máy móc trong quá trình làm việc. Có nghĩa là khi kinh tế số càng phát triển thì nhiều vị trí việc làm bị mất Ďi (Ďặc biệt là những công việc thủ công, gia công) và cũng có nhiều việc làm mới xuất hiện, có nghĩa là kinh tế số sẽ làm thay Ďổi cơ cấu lao Ďộng trong tương lai. Kinh tế số cũng là cơ hội mà cũng là thách thức cho thị trường lao Ďộng, do vậy những người lao Ďộng cần chuẩn bị cho mình những kĩ năng và năng lực phù hợp với những công việc trong tương lai. Nên Ďể phát triển kinh tế số góp phần phát triển bền vững nền kinh tế thì vấn Ďề Ďặt ra là cần hiểu rõ nguồn nhân lực hiện tại như thế nào Ďể có những chuẩn bị tốt nguồn lực Ďáp ứng phát triển kinh tế số ở nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai. - Số lƣợng nguồn nhân lực Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng dân số của nước ta năm 2020 là 97,582 triệu người, năm 2022 là 99,474 triệu người. Bảng 5. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2022 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2020 Năm 2022 Triệu % so Triệu % Triệu % Triệu % so Chỉ tiêu ngƣời tổng ngƣời so ngƣời so ngƣời tổng dân tổng tổng dân số dân dân số số số Tổng 38,545 100 50,473 100 54,842 100 51,704 100 Từ 15 - 24 tuổi 8,289 21,5 9,251 18,3 6,061 11,1 5,22 10,1 Từ 25 - 49 tuổi 25,474 66,1 30,988 61,4 34,622 69,1 32,669 63,18 50 tuổi trở lên 4,782 12,4 10,234 20,3 14,159 25,8 13,815 26,72 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Theo bảng số liệu và so sánh với tổng dân số của Việt Nam thì lực lượng lao Ďộng của từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam chiếm hơn 50 , cụ thể năm 2020 là 56,2 , năm 2022 là 51,98 . Đặc biệt, nhóm lao Ďộng dưới tuổi 50 chiếm 73,28% so với tổng lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên (tương Ďương chiếm khoảng 38% tổng dân số vào năm 2022). Đây là Ďiều kiện thuận lợi góp phần thúc Ďẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. Vì Ďây chính là Ďộ tuổi mà dễ dàng tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin mới, tiếp thu khoa học, kĩ thuật 544
  9. và linh hoạt hơn trong việc chuyển Ďổi công việc. Cơ cấu dân số của Việt Nam Ďang trong thời kì cơ cấu ―dân số vàng‖, nhưng theo như dự báo thì Ďến năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kì cơ cấu dân số vàng. Nên chúng ta dễ dàng nhận thấy tỉ lệ những người từ 50 tuổi trở lên Ďang có xu hướng gia tăng. Do vậy trong giai Ďoạn này, Việt Nam cần có nhiều biện pháp Ďể tận dụng tối Ďa nguồn lực trẻ, dồi dào, dễ dàng tiếp cận với các công nghệ như hiện nay Ďể phát triển kinh tế, Ďặc biệt là kinh tế số. Liên quan Ďến nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế số thì theo khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông thì Ďến năm 2021, toàn nước có 242 trường Ďại học Ďào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, Ďiện tử, viễn thông và an toàn thông tin. Nhân lực ngành công nghệ thông tin năm 2020 Ďạt 1.030.000 lao Ďộng. Như vậy, tỉ lệ nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam chỉ chiếm 1,1% tổng số lao Ďộng của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các Ďất nước phát triển trên thế giới: với Mỹ là 4%, Hàn Quốc là 2,5% hay với Ấn Độ là 1,78%. Tuy Việt Nam Ďang trong thời kì dân số vàng nhưng lao Ďộng ngành công nghệ thông tin phục vụ cho nền kinh tế số vẫn Ďang thiếu hụt. Tuy tỉ lệ lao Ďộng ngành công nghệ thông tin trên tổng số lao Ďộng của Việt Nam chưa cao và cần Ďược cải thiện trong tương lai Ďể Ďáp ứng tốt hơn nhu cầu lao Ďộng cho nền kinh tế số, nhưng nhìn chung mức sẵn sàng về công nghệ thông tin Ďược cải thiện qua các năm. Cụ thể, theo xếp hạng của diễn Ďàn kinh tế thế giới (WEF) về chỉ số mức Ďộ sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam năm 2017 xếp hạng 83/136 quốc gia, Ďến năm 2021 chỉ số này của Việt Nam là hạng 54/117 quốc gia. Qua số liệu trên, chúng ta thấy mức Ďộ sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thộng của Việt Nam cải thiện Ďáng kể tăng 29 bậc. - Chất lƣợng nguồn nhân lực + Thể l c: Yếu tố thể lực của nguồn nhân lực Ďược xem xét trên khía cạnh chiều cao và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam Chiều cao trung bình: Theo kết quả từ báo cáo của Cục Điều tra dinh dưỡng của Việt Nam giai Ďoạn 2019 - 2020 thì chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới tại Việt Nam lần lượt là 168,1 cm và 156,2 cm. So với giai Ďoạn 10 năm trước (năm 2009 - 2010), chiều cao trung bình của nam Ďã tăng 3,7 cm và nữ Ďã tăng 1,4 cm. Sự tăng lên về chiều cao Ďã phần nào phản ánh Ďược nhận thức của người Việt về việc Ďầu tư cho cuộc sống và Ďầu tư cho bản thân. Dựa theo báo cáo, có thể nhận thấy nhu cầu dinh dưỡng và Ďáp ứng dinh dưỡng của người Việt Ďã tăng lên. Đây là một Ďiểm quan trọng Ďối với sự thay Ďổi chiều cao của người Việt hiện nay. Đây là một dấu hiệu Ďáng mừng góp phần gia tăng thể lực của lao Ďộng Việt Nam. Tuy chiều cao của người Việt Nam Ďã Ďược cải thiện nhưng theo bảng xếp hạng chiều cao trung bình năm 2020 do NCD Risk Foctor Collaboration (một dự án liên kết với Đại học Hoàng gia London (Anh)) thống kê thì Việt Nam lọt top 545
  10. 15 nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Đây là một hạn chế rất lớn liên quan Ďến thể lực của nguồn nhân lực tại Việt Nam. Để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho nền kinh tế số thì chúng ta cần cải thiện chiều cao của người dân Việt Nam. Tuổi thọ trung bình: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2023, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong Ďó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam Ďứng thứ 4, thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunei (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi). Tuổi thọ của Việt Nam so với các nước trong khu vực tương Ďối cao, tăng dần qua các năm, phần nào thấy Ďược thể lực của lao Ďộng Việt Nam cũng có xu hướng tăng dần, Ďây là dấu hiệu Ďáng mừng khi mà tốc Ďộ già hoá dân số của Việt Nam Ďược Ďánh giá là nhanh so với các nước phát triển trên thế giới. + Trí l c Để Ďánh giá yếu tố trí lực của nguồn nhân lực chủ yếu dựa vào trình Ďộ chuyên môn nghiệp vụ của người lao Ďộng. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét tỉ lệ người lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên có việc làm và Ďã qua Ďào tạo tại Việt Nam giai Ďoạn 2010 - 2022. Bảng 6. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm và đã qua đào tạo tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022 2010 2020 2021 2022 Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ ngƣời (%) ngƣời (%) ngƣời (%) ngƣời (%) Lao Ďộng từ 15 50,473 100 54,842 100 50,560 100 51,704 100 tuổi trở lên Lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên có 49,124 97,33 53,609 97,75 49,072 97,06 50,604 97,87 việc làm Lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên có 14,7 29,12 24,05 43,85 26,12 51,66 26,44 51,14 việc làm và Ďã qua Ďào tạo (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Qua số liệu Bảng 6, ta thấy, lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm tỉ lệ cao (trên 97% so với tổng số lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên). Đặc biệt, số lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo Ďược cải thiện rõ rệt, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của nước ta, cụ thể năm 2010, số lao Ďộng qua Ďào tạo chỉ chiếm 29,12% tổng số lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên, nhưng Ďến năm 2022 thì con số này Ďã tăng thành 546
  11. 51,14%. Cụ thể về tỉ lệ lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật Ďược thể hiện trọng Bảng 7 dưới Ďây. Bảng 7. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022 2010 2020 2021 2022 Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ Triệu Tỉ lệ ngƣời (%) ngƣời (%) ngƣời (%) ngƣời (%) Tổng số 14,4 100 24,05 100 26,12 100 26,44 100 Sơ cấp 1,9 13,19 4,71 19,58 6,78 25,96 7,13 26,97 Trung cấp … … 4,4 18,3 4,11 15,74 3,72 14,07 Cao Ďẳng 2,0 13,89 3,82 15,88 3,57 13,66 3,72 14,07 Đại học trở lên 5,6 38,89 11,12 46,24 11,67 44,64 11,87 44,89 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Qua Bảng số liệu 7, ta thấy Ďược chất lượng nguồn nhân lực Ďược cải thiện rõ rệt trong giai Ďoạn từ năm 2010 Ďến năm 2022. Tuy nhiên, trình Ďộ Ďào tạo từ bậc Ďại học trở lên chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số người có việc làm Ďã qua Ďào tạo, cụ thể, năm 2010 trình Ďộ Ďại học trở lên là 38,89 nhưng Ďến 2020 là 46,24 , năm 2022 là 44,89 . Trong khi Ďó lao Ďộng có trình Ďộ trung cấp, sơ cấp chỉ chiếm khoảng 40 . Điều này phần nào thể hiện nghịch lý trên thị trường lao Ďộng Việt Nam Ďó là ―thừa thầy, thiếu thợ‖. Qua những phân tích trên, ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam Ďang dần Ďược cải thiện. Thể hiện rõ Ďiều này khi chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục Ďược cải thiện qua các năm giai Ďoạn 2016 - 2020. Bảng 8. Tổng hợp chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Tăng bình 2016 2017 2018 2019 2020 quân năm (%) HDI 0,682 0,687 0,693 0,703 0,706 0,87 Chỉ số sức khoẻ 0.822 0,823 0,823 0,825 0,826 0,12 Chỉ số giáo dục 0,618 0,621 0,625 0,641 0,640 0,88 Chỉ số thu nhập 0,624 0,634 0,648 0,659 0,664 1,57 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, báo cáo chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020) Chỉ số HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp Ďo lường sự phát triển của con người trên 3 phương diện: sức khoẻ, giáo dục và thu nhập của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc Ďịa bàn Ďịa phương của quốc gia. Thông qua chỉ số HDI giúp 547
  12. chúng ta thấy Ďược chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ năm 2016 Ďến năm 2020, chỉ số HDI của Việt Nam liên tục Ďược gia tăng từ 0,682 (năm 2016) Ďến 0,706 (năm 2020). Theo như báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020 của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc thì chỉ số HDI của Việt Nam xếp thứ 117/189 vào năm 2019. Đến năm 2021, chỉ số HDI của Việt Nam xếp thứ 115/191 quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam Ďang dần Ďược cải thiện qua các năm. Là thành phần không thể thiếu góp phần phát triển nền kinh tế số ngày càng lớn mạnh và bền vững. 3.2. Đánh giá Những mặt tích cực của nguồn nhân lực Việt Nam: - Lực lượng lao Ďộng trong Ďộ tuổi lao Ďộng chiếm tỉ trọng cao, cùng với Ďó là tỉ lệ lao Ďộng từ 15 Ďến 49 tuổi chiếm tỷ trọng lớn, Ďây là những người trẻ, dễ dàng tiếp cận với công nghệ, linh hoạt trong việc thay Ďổi công việc. - Số lượng lao Ďộng trong ngành công nghệ thông tin không ngừng gia tăng qua các năm góp phần bù Ďắp thiếu hụt lao Ďộng trong ngành công nghệ thông tin, góp phần thúc Ďẩy nền kinh tế số phát triển. - Chiều cao cũng như tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục gia tăng qua các năm, góp phần cải thiện chất lượng lao Ďộng tại Việt Nam. - Tỉ lệ lao Ďộng qua Ďào tạo tăng dần qua các năm, Ďáp ứng ngày càng tốt nhu cầu lao Ďộng lành nghề Ďã qua Ďào tạo, thích ứng nhanh hơn với sự thay Ďổi của thị trường lao Ďộng. Những mặt hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam: - Số lượng lao Ďộng trong Ďộ tuổi lao Ďộng của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhưng tốc Ďộ già hoá dân số của Việt Nam lại nhanh, nếu không tận dụng Ďược nguồn nhân lực trong thời kì ―dân số vàng‖ thì Việt Nam dễ mắc phải bẫy ―chưa giàu Ďã già‖, ảnh hưởng Ďến việc phát triện nền kinh tế số tại Việt Nam. - Chiều cao của Việt Nam có tăng qua các năm, nhưng nước ta vẫn lọt top 20 nước có chiều cao thấp nhất trên thế giới, Ďây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp Ďến chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam. - Tỉ lệ lao Ďộng qua Ďào tạo tăng qua các năm nhưng lại xảy ra hiện tượng mất cân Ďối khi số lượng lao Ďộng qua Ďào tào từ trình Ďộ cao Ďẳng trở lên chiếm tỷ trọng hơn hẳn so với lao Ďộng trung cấp và sơ cấp, gây ra hiện tượng ―thừa thầy thiếu thợ‖ tại Việt Nam. Đề xuất một vài giải pháp: - Các cơ sở Ďào tạo cần rà soát chương trình dạy học, sao cho Ďảm bảo Ďầu ra của cơ sở phù hợp với Ďầu vào của các cơ sở tuyển dụng lao Ďộng. - Quan tâm Ďến chế Ďộ dinh dưỡng cho lao Ďộng tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ vấn Ďề vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho người lao Ďộng. Đặc biệt, 548
  13. tuyên truyền cho người dân hiểu rõ chế Ďộ dinh dưỡng Ďầy Ďủ cũng như tạo ra các sân chơi thể thao cho trẻ em, giúp cải thiện chiều cao cũng như sức khoẻ cơ bắp cho thế hệ lao Ďộng trong tương lai. - Điều chỉnh lại sự mất cân Ďối trong Ďào tạo trình Ďộ chuyên môn, giảm trình Ďộ cao Ďẳng Ďại học, gia tăng thêm trình Ďộ sơ cấp, trung cấp. 4. Kết luận Trong thời kì công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nền kinh tế số là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Để phát triển bền vững nền kinh tế thì cần phát triển nền kinh tế số. Để phát triển nền kinh tế số thì cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố, trong Ďó không thể thiếu yếu tố về nguồn nhân lực, Ďặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua bài viết, tác giả Ďã nêu ra Ďược tầm quan trọng, tiềm năng phát triển của nền kinh tế số cũng như thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay Ďể phát triển nền kinh tế số góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nói chung. Từ Ďó, Ďưa ra những Ďánh giá về thuận lợi, hạn chế của nguồn nhân lực tại Việt Nam giai Ďoạn hiện nay, và Ďưa ra một vài kiến nghị Ďể phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế số Việt Nam góp phần phát triển bền vững nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Xuân Cầu (2014). Chương 1, giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 6-7. 2. Trần Thị Ái Cẩm, Đỗ Thuỳ Trinh (2022). Kinh tế số, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 3. Bộ công thương (2017). Sách trắng thương mại Ďiện Ďiện tử Việt Nam năm 2017, Nxb Công Thương. 4. Bộ Công Thương (2018), Sách trắng thương mại Ďiện Ďiện tử Việt Nam năm 2018, Nxb Công Thương. 5. Bộ Công Thương (2019). Sách trắng thương mại Ďiện Ďiện tử Việt Nam năm 2019, Nxb Công Thương. 6. Bộ Công Thương (2020). Sách trắng thương mại Ďiện Ďiện tử Việt Nam năm 2020, Nxb Công Thương. 7. Bộ Công Thương (2021). Sách trắng thương mại Ďiện Ďiện tử Việt Nam năm 2021, Nxb Công Thương. 8. Bộ Thông tin và Truyền thông, https://mic.gov.vn 9. Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn 549
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2