GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT HUY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN <br />
NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI<br />
TS. BÙI QUANG XUÂN<br />
<br />
<br />
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình đầu tư <br />
phát triển của xã hội. Đây còn là nguồn lực đặc biệt bởi nó vừa là nhân tố tạo ra của <br />
cải vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng cũng lại chính là đối tượng tiêu dùng những <br />
sản phẩm đó. Hơn nữa, tài nguyên con người là nhân tố cần có cách quản lý và khai <br />
thác khác hẳn so với những tài nguyên khác. Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển nguồn <br />
nhân lực cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư phát triển nói <br />
chung. Việc nghiên cứu về đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những <br />
vấn đề cần thiết cấp bách, vì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với xã hội nói <br />
chung, và sự sống còn của các doanh nghiệp nói riêng.<br />
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư phát <br />
triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội <br />
dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công <br />
tác chăm sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của <br />
người lao động.<br />
1. Nguồn nhân lực từ giáo dục đào tạo là động lực phát triển kinh tế xã <br />
hội<br />
Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết <br />
định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội ở nước ta. <br />
Chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực <br />
khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Không <br />
thể không khẳng định vai trò của con người trong việc sáng tạo ra công cụ lao động, <br />
rồi vận hành và cải tiến chúng trong quá trình lao động, từ đó thúc đẩy quá trình sản <br />
xuất. Nguồn lực của con người chính là tổng hợp năng lực được huy động vào trong <br />
quá trình sản xuất. Năng lực đó chính là động lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc <br />
biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, với dân số đông,và dân số trẻ là <br />
tiềm năng cho nguồn nhân lực dồi dào. Nếu biết khai thác hợp lý nó sẽ tạo nên một <br />
động lực to lớn cho sự phát triển. <br />
Có thể khẳng định, khả năng cạnh tranh cũng như thu hút đầu tư của nền <br />
kinh tế đất nước phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Và giáo dục – <br />
đào tạo có vai trò quyết định đối với việc hình thành quy mô và chất lượng nguồn <br />
nhân lực. <br />
Riêng với tỉnh Đồng Nai, mặc dù con số thống kê cho thấy tỷ lệ lao động qua <br />
đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 65% (trong đó đào tạo nghề là 50%). Tuy <br />
<br />
<br />
1<br />
nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được <br />
cho nhu cầu phát triển. <br />
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND tỉnh đã ban hành “Chương trình <br />
Tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai”. Mục đích của chương <br />
trình là đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ về số lượng, <br />
đảm bảo chất lượng và sự hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành chủ lực, mũi nhọn của <br />
tỉnh, tạo bước đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc <br />
tế của tỉnh trong giai đoạn 2016 2020. Có 7 mục tiêu chính được đề ra trong chương <br />
trình, bao gồm:<br />
Một là: Ðào tạo lao động kỹ thuật có tay nghề cao theo chuẩn quốc gia, khu <br />
vực và quốc tế phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh <br />
tế xã hội trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động kỹ <br />
thuật đảm bảo xu thế hội nhập quốc tế.<br />
Hai là: Ðào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, chất lượng cao, <br />
hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi (trước đây là chương trình 2 đào tạo sau đại học).<br />
<br />
Ba là: Ðào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở trong nước, nước <br />
ngoài về thể thao thành tích cao hướng đến mục tiêu giành huy chương tại Ðại hội <br />
thể dục thể thao toàn quốc và Ðại hội thể thao Ðông Nam Á.<br />
<br />
Bốn là: Ðào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực hoạt <br />
động thực hiện nhiệm vụ, công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội <br />
nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.<br />
<br />
Năm là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông đảm <br />
bảo chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu giữa các cấp học, giữa <br />
các bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ <br />
thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.<br />
<br />
Sáu là: Ðào tạo, bồi dưỡng nhân lực Bệnh viên Ða khoa Ðồng Nai và đào tạo <br />
y, dược theo địa chỉ sử dụng cùa ngành Y tế.<br />
<br />
Bảy là: Ðào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Ðồng Nai có năng lực, trình <br />
độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh <br />
tranh cao.<br />
Với quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được khẳng định từ <br />
nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong quá trình phát triển đất nước, là nhân tố <br />
quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Việc đầu tư cho giáo dục – đào <br />
tạo sẽ thực hiện theo các hướng: đầu tư cho chương trình giảng dạy bởi đây là những <br />
nội dung, kiến thức mà người học sẽ trực tiếp thu nhận. Đầu tư cho chương trình <br />
<br />
2<br />
giảng dạy nên bắt đầu ngay từ cấp giáo dục mầm non xuyên suốt cho đến chương <br />
trình giáo dụ đại học và sau đại học. Nội dung quan trọng nữa trong đầu tư cho giáo <br />
dục – đào tạo chính là đầu tư đội ngũ cán bộ giảng dạy có đầy đủ kiến thức chuyên <br />
môn, trình độ sư phạm, và đạo đức nghề nghiệp; và phương pháp dạy học phù hợp. <br />
Đầu tư về đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy là nhân tố quan trọng cho việc <br />
phát triển giáo dục đào tạo, rất cần sự quan tâm của nhà nước. Bên cạnh đó, quan tâm <br />
đến đào tạo chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.<br />
Một số giải pháp đầu tư cho giáo dục – đào tạo cần tập trung thực hiện đó là: <br />
đổi mới chương trình giảng dạy, chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang <br />
mô hình giáo dục mở, tạo ra nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học. Trong <br />
đó đối với giáo dục đại học, đầu tư thay đổi chương trình giảng dạy phù hợp với yêu <br />
cầu nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, ngoài các kiến thức cần giảng dạy thêm kỹ <br />
năng nghề nghiệp; đồng thời có các chính sách khuyến khích đối với sinh viên giỏi, <br />
sinh viên nghèo vượt khó như: chế độ học bổng , miễn giảm học phí cho các đối <br />
tượng thuộc chính sách xã hội, học bổng cho các sinh viên học giỏi... Ngoài ra, chăm <br />
lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; đổi mới mới <br />
cơ chế tài chính của nền GD, thực hiện xã hội hoá; thực hiện phân cấp quản lý <br />
theo tiêu chí chất lượng<br />
2. Giải pháp củng cố, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai<br />
Từ thực trạng nguồn nhân lực cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội <br />
của tỉnh Đồng Nai hiện nay thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh để từ đó <br />
phát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH <br />
HĐH và đặc biệt là vấn đề tái cấu trúc lại nền kinh tế sau khủng hoảng là một yêu <br />
cầu cấp thiết. Trong các chương trình và chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân <br />
lực, một mặt cần phải bảo đảm nguồn nhân lực từ trình độ thấp chuyển sang nguồn <br />
nhân lực có học vấn, có kỹ năng và có chuyên môn kỹ thuật cao. Nhà nước cần có <br />
chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các ngành đang chịu sự tác <br />
động lớn của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực đào tạo, nâng cao <br />
chất lượng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. <br />
Mặt khác, nguồn nhân lực làm công tác giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo <br />
dục quốc dân phải được đặc biệt quan tâm và phát triển, đây là yếu tố quyết định tới <br />
chất lượng của nguồn nhân lực nói chung. Nguồn nhân lực làm chức năng quản lý nhà <br />
nước, quản lý kinh tế, quản lý văn hóa xã hội phải được đào tạo cơ bản, toàn diện, <br />
đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng, có phẩm chất đạo đức trong sáng để hoàn thành <br />
tốt chức năng và trách nhiệm của mình; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với <br />
nâng cao vai trò quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. <br />
Đồng Nai hiện có 5 trường đại học, 9 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 8 <br />
trường trung cấp và 10 trung tâm đào tạo nghề làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực <br />
phục vụ quá trình CNH – HĐH của tỉnh. Phát triển các hình thức đào tạo nghề theo <br />
<br />
<br />
3<br />
hướng liên kết với các cơ sở liên doanh. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, <br />
cung cấp đội ngũ công nhân tay nghề tinh thông, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sự <br />
gắn kết giữa đào tạo nghiên cứu sản xuất, kinh doanh; thiết lập quan hệ hợp tác <br />
giữa các tổ chức KH&CN trong vùng theo mô hình 3 nhà “Nhà nước, nhà trường và <br />
nhà đầu tư” sẽ góp phần khắc phục điểm yếu hiện nay là đào tạo không có địa chỉ <br />
cũng như khó khăn về kinh phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu <br />
mới của nhà đầu tư. Mô hình này đang được áp dụng khá tốt tại các trường lớn là Đại <br />
học Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng, Đại học Công nghệ Đồng Nai và Cao đẳng <br />
Vinatex, đặc biệt là sự gắn kết giữa nhà trường và đào tạo nhân lực cho các khu công <br />
nghiệp tại Tỉnh. Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và trung tâm dạy nghề, có <br />
phương án liên doanh với nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và <br />
chuyển giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế qua việc xây dựng Đại <br />
học Công nghệ Nai. Cao đẳng Sonadezi … là nơi cung cấp nhân lực trình độ cao cho <br />
Tỉnh và cả vùng Đông Nam Bộ. <br />
Đông Nam bộ là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo nên lượng sinh viên học tập <br />
trên địa bàn là rất lớn, nhưng chủ yếu ở TP.HCM. Vùng này có nhiều cơ hội làm việc, <br />
do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nguyện vọng làm việc tại một số địa phương <br />
có nền kinh tế phát triển như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai nên Tỉnh cần thực <br />
hiện cơ chế phát hiện nhân tài ngay khi còn là sinh viên trong các trường trung học <br />
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu. <br />
Tỉnh cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo nhân tài đặc biệt là nguồn <br />
học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, đầu tư và nâng cấp trường THPT <br />
Long Khánh thành trường chuyên và xây dựng các trường THPT chất lượng cao tại các <br />
huyện. Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước, việc <br />
chú trọng thúc đẩy quá trình đào tạo ngoài nước, đưa các sinh viên xuất sắc, giáo viên, <br />
cán bộ quản lý học tập, tu nghiệp ở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế có <br />
uy tín sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ <br />
đất nước trong tương lai. <br />
Tiếp tục tăng cường đào tạo giáo dục đại học, ưu tiên các ngành khoa học và <br />
công nghệ (bao gồm cả nông nghiệp). Giáo dục trung học tập trung vào việc tăng <br />
cường chất lượng và hướng nghiệp hơn là việc đơn thuần dành nhiều chỗ cho những <br />
học sinh đã tốt nghiệp tiểu học. Giáo dục tiểu học cần được nâng cao chất lượng và <br />
mở rộng để đạt yêu cầu phổ cập giáo dục. <br />
Thực hiện giáo dục và đào tạo trên những nguyên tắc mới: xã hội hóa, dân chủ <br />
hóa và nhân văn hóa. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục và thị trường, đặc <br />
biệt là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, khắc phục cách thị trường hoá nhà trường và <br />
dạy học kiếm lợi nhuận. <br />
Hình thành thị trường đào tạo nhân lực gắn với thị trường lao động việc làm. <br />
Xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp. Bảo đảm sự <br />
thích ứng giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Tăng cường đầu tư <br />
<br />
<br />
4<br />
cho giáo dục từ nhiều nguồn. Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế, tính đủ <br />
chi phí đào tạo các loại hình để bảo đảm chất lượng. <br />
Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục <br />
ngoài công lập. Tăng cường sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội <br />
nghề nghiệp trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là trong công tác hướng <br />
nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp. Khuyến khích phát triển lao động kỹ thuật <br />
Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nghề (bán lành nghề, lành nghề, <br />
trình độ cao), bậc đào tạo từ sơ cấp đến trung học, cao đẳng và đại học nghề, củng <br />
cố, sắp xếp hệ thống đào tạo nghề hiện có của Đồng Nai cần phải đi tiên phong trong <br />
việc liên kết và tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật gắn với nhu cầu sử dụng của <br />
các khu công nghiệp. <br />
Thực hiện tốt đào tạo liên thông trong hệ thống đào tạo nghề và liên thông với <br />
các bậc đào tạo khác, để tạo điều kiện cho công nhân hiện có ở các khu công nghiệp <br />
nâng cao trình độ cũng như khả năng tiếp cận với kỹ thuật ngày càng hiện đại của các <br />
dây chuyền công nghệ. <br />
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu khách quan của <br />
quá trình CNH HĐH ở tỉnh Đồng Nai. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa khai <br />
thác được lợi thế trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của <br />
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển theo <br />
chiều sâu và nâng cao năng lực cạnh tranh của cả tỉnh. Các sở, ban, ngành tỉnh Đồng <br />
Nai cần phối hợp để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng <br />
nguồn nhân lực Tỉnh: Sở Lao động – thương binh và xã hội, cục Thống kê Đồng Nai <br />
cần có những điều tra nhu cầu nguồn nhân lực hằng năm để xây dựng đề án phát triển <br />
nguồn nhân lực chính xác, có quy hoạch và phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển <br />
của quá trình CNH – HĐH. <br />
Sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải gắn việc <br />
đào tạo với nhu cầu lao động của xã hội. Xây dựng chương trình học tập thực tế sâu <br />
sát đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài việc dạy nghề, cần phải chú <br />
trọng đào tạo nhân cách người lao động, nâng cao tác phong công nghiệp, các kĩ năng <br />
xã hội để sản phẩm đào tạo sẵn sàng hòa nhập cùng sự phát triển của xã hội. UBND <br />
Tỉnh cần chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thể lực và phẩm chất, đạo đức của <br />
người lao động, có những chương trình, đề án cụ thể để phát triển nguồn nhân lực <br />
toàn diện vì đây là điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói <br />
riêng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Kỷ yếu hội thảo văn hoá, con người và phát triển nguồn nhân lực Việt <br />
Nam trong thế kỷ XXI (Hội đồng lý luận TW và Viện KHXH Việt Nam, Hà <br />
Nội 2004)<br />
<br />
5<br />
2. Kỷ yếu Đại hội lần thứ nhất Hội Khoa học và phát triển nguồn nhân lực <br />
và nhân tài Việt Nam, Hà Nội 2005<br />
3. Tạp chí Nghiên cứu con người, các số năm 2006,2007<br />
4. Website tổng cục thống kê Việt Nam.<br />
5. Website Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
6. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2009), Báo cáo thực trạng cung – <br />
cầu lao động và những giải pháp, Hà Nội. <br />
7. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2010), Tổng quan dân số và nhà ở tỉnh <br />
Đồng Nai năm 2009, Đồng Nai. <br />
8. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2010, 2012), Niên giám thống kê tỉnh Đồng <br />
Nai 2010, 2012, Đồng Nai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />