intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá quy trình thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ quần chúng nhân dân, tăng cường sự đoàn kết gắn bó cũng như tạo sự khắng khít về tình làng, nghĩa xóm, tình thân họ hàng. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác hòa giải tranh chấp đất đai, đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao nhận thức về pháp luật, phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam. Tổ hòa giải của phường Phú Cường đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trên cơ sở những quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai để mọi người dân có thể yên tâm sử dụng đất đai theo đúng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá quy trình thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG PHÚ CƯỜNG, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Bùi Thị Ngọc Bích 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Công tác hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ quần chúng nhân dân, tăng cường sự đoàn kết gắn bó cũng như tạo sự khắng khít về tình làng, nghĩa xóm, tình thân họ hàng. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác hòa giải tranh chấp đất đai, đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao nhận thức về pháp luật, phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam. Tổ hòa giải của phường Phú Cường đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trên cơ sở những quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai để mọi người dân có thể yên tâm sử dụng đất đai theo đúng pháp luật. Từ khóa: công tác hòa giải, đất đai, phường Phú Cường, quy trình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tranh chấp đất đai là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm khá nhiều của dư luận xã hội ở nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị nên vấn đề tranh chấp đất đai có xu hướng diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất đai nói riêng và gây những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội. Nhìn chung, các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án nhân dân đã giải quyết thỏa đáng được một số lượng lớn các vụ tranh chấp đất đai với mức độ phức tạp ngày càng tăng. Việc hạn chế xảy ra tranh chấp đất đai trong thực tiễn rất khó khăn, nên việc hòa giải tranh chấp đất đai có vai trò rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp đất đai vì đây là cơ quan cấp cơ sở giúp hòa giải tranh chấp giúp người dân hiểu rõ và các vấn đề của tranh chấp. Hòa giải là một biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, vẫn còn một số hạn chế nên hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự hiệu quả như kỳ vọng. Nguyên nhân là do pháp luật chưa có sự đồng bộ, thống nhất, nhiều quy định chưa phù hợp với đời sống xã hội, đội ngũ những người giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự nhận thức đầy đủ về tính chất đặc thù của các vụ tranh chấp đất đai. Từ đó, việc giải quyết các tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế. Bên cạnh đó, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, công tác hòa giải tranh chấp đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tòa án nhân dân chưa đạt kết quả tích cực. Có nhiều vụ tranh chấp đất vì hòa giải mà kéo dài trong nhiều năm, khiếu kiện kéo dài, làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. 565
  2. Do đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá quy trình thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại tại phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Phú Cường, thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: phường Phú Cường, tỉnh Bình Dương. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về diện tích đất đai, công tác hòa giải tranh chấp trên địa bàn phường Phú Cường, TDM, Bình Dương. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và công tác hòa giải qua các thời kỳ từ cấp trung ương tới địa phương. + Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu của các tác giả đã nghiên cứu và công bố, đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu và tài liệu, số liệu các phòng ban của phường Phú Cường, TDM, Bình Dương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Theo báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2019 phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính trong năm 2019 là 244,47ha, trong đó: - Nhóm đất nông nghiệp: 2,45ha, chiếm 1,00% tổng diện tích tự nhiên của phường; - Nhóm đất phi nông nghiệp: 242,01ha, chiếm 99,0% tổng diện tích tự nhiên của phường; - Nhóm đất chưa sử dụng: đến thời điểm kiểm kê trên địa bàn phường không còn loại đất chưa sử dụng. Hình 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2019 (Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Cường, 2019) 566
  3. ❖ Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp Diện tích nhóm đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2019 của phường là: 2,45ha, cụ thể như sau: - Đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 0,34ha, chiếm 13,95% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm diện tích 2,11ha, chiếm 86,05% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. ❖ Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp đến ngày 31/12/2019 của phường là 242,01ha, cụ thể như sau: Theo mục đích sử dụng - Đất ở có diện tích là 119,24ha, chiếm 49,27% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất chuyên dùng có diện tích là 95,13ha, chiếm 39,31% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích là 7,34ha, chiếm 3,03% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có diện tích là 0,0ha, chiếm 0,0% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích là 20,30ha, chiếm 8,39% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất phi nông nghiệp khác có diện tích là 0,0ha, chiếm 0,0% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Theo đối tượng sử dụng - Hộ gia đình cá nhân trong nước sử dụng 118,86ha, chiếm 49,11% tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. - Tổ chức kinh tế sử dụng 8,53ha, chiếm 3,52% tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. - Cơ quan, đơn vị của Nhà nước sử dụng 42,92ha, chiếm 17,74% tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. - Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 7,23ha, chiếm 2,99% tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. - Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 7,52ha, chiếm 3,11% tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Theo đối tượng quản lý - Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 11,07ha, chiếm 4,57% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. - Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác quản lý 45,87ha, chiếm 18,96% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. 567
  4. Trong quá trình quản lý sử dụng đất, Ủy ban nhân dân phường cũng đã phối hợp các nghành cấp trên kiểm tra, thu thập các thông tin, xử lý các trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sử dụng đất không đúng mục đích của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xử lý theo đúng pháp luật. Ủy ban nhân dân phường quản lý quỹ đất công trên địa bàn phường theo đúng Quyết định đã được phê duyệt, đồng thời thường xuyên cập nhật, kiểm kê bổ sung quỹ đất công trên địa bàn phường. Thường xuyên hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Luật Đất đai để thi hành đúng pháp luật. Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Một số hạn chế trong quá trình quản lý đất đai tại phường Phú Cường: Người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật liên quan đến đất đai và quản lý đất đai của Nhà nước dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp không đáng có. Hệ thống pháp luật về đất đai và quản lý đất đai còn khá phức tạp dẫn đến việc quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc đào tạo nhân sự mới đáp ứng công tác hòa giải tốn nhiều thời gian. 3.2 Quy trình công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường Phú Cường - Tiếp nhận hồ sơ và các công việc phải thực hiện của UBND cấp phường - Về hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Người dân Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải bao gồm: Đơn yêu cầu hòa giải quyết tranh chấp đất đai; và các tài liệu, chứng cứ khác (nếu có) như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bản sao: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục thửa đất; giấy tay mua bán, sang nhượng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy Chứng minh nhân dân của người yêu cầu. Cán bộ địa chính UBND phường Phú Cường Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có), UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Đây là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho việc hòa giải mang lại hiệu quả và thuyết phục. Công việc này thường do công chức tư pháp hoặc địa chính thực hiện và sau đó lập báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tranh chấp đất đai. Nội dung báo cáo có các nội dung chủ yếu sau: + Xác định rõ quan hệ tranh chấp mà các bên yêu cầu giải quyết là gì: ai tranh chấp với ai (cá nhân với cá nhân hay hộ gia đình tranh chấp, lưu ý phân biệt vì hệ quả pháp lý khác nhau); diện tích, loại đất tranh chấp, yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu của bị đơn. + Nguồn gốc và quá trình sử dụng. + Thông tin hồ sơ địa chính qua các thời kỳ (tờ bản đồ, diện tích, loại đất, sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính). 568
  5. + Hiện trạng sử dụng đất đang tranh chấp (phải kiểm tra hiện trường, lưu ý thủ tục kiểm tra hiện trường phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định); so sánh thông tin địa chính qua các thời kỳ và phải có lý giải sự biến động (nếu có). + Nguyên nhân và diễn biến phát sinh tranh chấp và kết quả hòa giải ở cơ sở, tự hòa giải. + Tình trạng sử dụng đất hiện nay của các bên tranh chấp (hoàn cảnh về đất ở, đất sản xuất của các bên tranh chấp). Thứ hai, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. So với quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 có điểm mới về thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, đó là bổ sung thêm tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng ấp, khóm và đại diện của ít nhất 02 hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó. Thứ ba, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trước khi tổ chức cuộc họp hòa giải, UBND cấp xã phải gửi thư mời đến tất cả các bên tranh chấp và thành viên tổ hòa giải. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp, tại cuộc họp hòa giải có một bên tranh chấp hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì phải hoãn cuộc họp hòa giải và tổ chức lại cuộc họp hòa giải lần thứ hai. Việc hoãn cuộc họp hòa giải phải lập thành biên bản và ghi rõ lý do hoãn cuộc họp. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Lập biên bản hòa giải khi giải quyết tranh chấp Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. Trường hợp, sau khi thông qua biên bản hòa giải mà một trong các bên đương tranh chấp không đồng ý ký tên vào biên bản hòa giải thì phải lập biên bản để lưu vào hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. 569
  6. Giải quyết trong trường hợp hòa giải không thành Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể là: + Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. + Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Sơ đồ quy trình hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Hình 2. Sơ đồ quy trình hòa giải tranh chấp đất đai 570
  7. Mặc dù tổ hòa giải tranh chấp thực hiện đúng quy trình theo các văn bản pháp luật của nhà nước, nhưng khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nên hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự hiệu quả như kỳ vọng. Nguyên nhân là do pháp luật chưa có sự đồng bộ, thống nhất, nhiều quy định chưa phù hợp với đời sống xã hội, đội ngũ những người giải quyết tranh chấp đất đai chưa thật sự nhận thức đầy đủ về tính chất đặc thù của các vụ tranh chấp đất đai Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai tại phường Quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở Ở nước ta thì việc thực thi chính sách về hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở được quy định tại các văn bản pháp lý như sau: - Luật hòa giải ở cơ sở 2013. - Nghị định 15/2014/NĐ - CP ngày 27 tháng 2 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hòa giải cơ sở. Các văn bản hướng dẫn luật đất đai về hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở Hiện nay, theo quy định tại điều 202 và 203 Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở, nền tảng pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này. Luật đất đai 2013 đã quy định tại điều 202 và 203 đã tạo ra cơ chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở nói chung. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động có hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, một số Nghị định hướng dẫn đã được những cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở thông qua một số văn bản sau: Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Nghị định 01/2017/NĐ - CP ngày 06 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Đánh giá chung, phường Phú Cường tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến công tác hòa giải tranh chấp đất đai. Quy trình thủ tục được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch và đúng theo quy định của pháp luật. Tất cả các kết quả hòa giải tranh chấp đất đai đều được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: + Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; + Thành phần tham dự hòa giải; + Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); 571
  8. + Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; + Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải đều có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và đóng dấu của UBND phường; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND phường. Đối với trường hợp sau khi thông qua biên bản hòa giải mà một trong các bên đang tranh chấp không đồng ý ký tên vào biên bản hòa giải thì phải lập biên bản để lưu vào hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai. 3.3. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hòa giải tranh chấp đất tại UBND cấp phường, cần bổ sung hoàn thiện: - Thứ nhất, cần hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp phường. Hòa giải tranh chấp đất đai là vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Điều này đòi hỏi các thành viên trong Tổ hòa giải phải tìm hiểu quá trình mâu thuẫn cũng như là nắm bắt chính xác tâm tư, nguyện vọng của các bên. Quá trình hòa giải, Tổ hòa giải phải tỏ ra hết sức mềm dẽo, vừa giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định pháp luật nhưng cũng vừa có tình, có lý trên cơ sở tình nghĩa láng giềng, họ hàng, thân tộc. Để làm được việc này đòi hỏi thành viên Tổ hòa giải phải được trang bị một số kỹ năng cần thiết. - Thứ hai, cần tăng cường công tác tổ chức tập huấn về công tác hòa giải về tranh chấp đất đai. Ngoài việc trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc hòa giải tranh chấp dất đai thì đòi hỏi cán bộ làm công tác tham mưu, giúp việc cần phải có hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật có liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp phường. Có như vậy, mới hạn chế được những sai sót trang quá trình hòa giải. - Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai của Tổ hòa giải. Cần có sự quan tâm thích đáng của nhà nước thông qua việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải. - Thứ tư, cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Việc tranh chấp đất đai xuất phát từ nhiều nguyên nhận, trong đó có một nguyên nhân là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế. Do đó, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Để làm được việc này cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua tủ sách pháp luật. 4. KẾT LUẬN Với việc phát triển kinh tế - xã hội không ngừng, tranh chấp liên quan đến đất đai là một trong những nội dung tranh chấp vô cùng phức tạp. Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã có những 572
  9. quan tâm, nỗ lực trong việc xây dựng các quy định pháp luật nhằm hỗ trợ cho UBND cấp xã trong giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, thực tiễn công tác hòa giải ở phường Phú Cường cho thấy công tác hòa giải tại UBND còn nhiều khó khăn và tồn tại. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, trong tương lai việc nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp cũng như vai trò của UBND cấp xã nói chung cần phải được nâng cao. Trong đó, các quy định pháp luật cụ thể hóa và nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND cấp xã cần phải được thực hiện trước tiên. Với quy luật phát triển của xã hội, các quy định của pháp luật liên quan cần phải thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ủy ban nhân dân phường Phú Cường, 2020. Báo cáo số 160 về tình hình kinh tế xã hội – quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. 2. Ủy ban nhân dân phường Phú Cường, 2018. Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2018 phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. 3. Điều 88 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. 4. Luật Đất Đai 2013. NXB Chính Trị Quốc Gia. 573
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2