intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

141
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

  Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng  trưởng  và  xoá  đói  giảm  nghèo  (CPRGS)  và  bắt  đầu  quá  trình  triển  khai  thực  hiện  CPRGS  ở  cấp  địa  phương.  Thông  qua  các  chiến  dịch  thông  tin  và  hàng  loạt  các  hội  thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính  quyền  địa  phương  về  các  phương  pháp  sao  cho  các  quy  trình  lập  kế  hoạch  của  địa  phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu  thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ  nguồn lực và được giám sát tốt hơn.     ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long

  1. NHOÏM HAÌNH ÂÄÜNG CHÄÚNG ÂOÏI NGHEÌO Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang song Cuu Long 2003
  2. Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long Tháng 7 – 8 năm 2003  i
  3. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long ii
  4. Lời nói đầu của Nhóm hành động chống đói nghèo   Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng  trưởng  và  xoá  đói  giảm  nghèo  (CPRGS)  và  bắt  đầu  quá  trình  triển  khai  thực  hiện  CPRGS  ở  cấp  địa  phương.  Thông  qua  các  chiến  dịch  thông  tin  và  hàng  loạt  các  hội  thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính  quyền  địa  phương  về  các  phương  pháp  sao  cho  các  quy  trình  lập  kế  hoạch  của  địa  phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu  thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ  nguồn lực và được giám sát tốt hơn.     Năm 2003 Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho các đánh  giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam. Những đánh  giá nghèo này đã sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để  tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà các số liệu định lượng đã không mô tả được hết.  Mục đích của việc làm này là đưa ra một nghiên cứu có thể sử dụng cùng với số liệu  của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ban thư ký  CPRGS về tiến độ thực hiện CPRGS cho tới nay. Đánh giá nghèo cũng được thiết kế  để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu mới về nghèo đói ở các vùng và trên toàn  quốc  và  các  nghiên  cứu  này  cũng  đã  được  công  bố  riêng.  Các  đánh  giá  nghèo  theo  vùng sẽ được sử dụng như những công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình lập kế  hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương.     Tám nhà tài trợ đã đóng góp nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ cho các đánh  giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng, là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này và  các đánh giá nghèo theo vùng bổ sung. Các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,  GTZ, JICA, SCUK, UNDP và Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhà tài trợ đóng vai trò chính ở  một vùng của Việt Nam. Việc phân bố các vùng giữa các nhà tài trợ được tóm tắt ở  Bảng, và dựa trên định hướng hoạt động của các nhà tài trợ trong từng lĩnh vực. Bằng  cách  lựa  chọn  vùng  nào  mình  thấy  quen  thuộc  nhất,  thông  qua  các  dự  án  và  hoạt  động hỗ trợ kỹ thuật, các nhà tài trợ có thể tận dụng hoàn toàn được những hiểu biết  tích luỹ được khi đã làm việc tại vùng đó.     Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43  xã  rải  rác  trên  toàn  quốc.  Trong  số  đó  có  hai  tổ chức  phi  chính  phủ  quốc tế  (Action  Aid và SCUK), các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam,  bao gồm Trung tâm phát triển nông thôn, Viện xã hội học (IOS), Trung tâm Chăm sóc  sức khoẻ ban đầu Long An, Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn (RDSC) và Viet‐ nam Solutions.  Ngoài ra, có hai nhà tài trợ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách lập các  nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia trong nước dưới sự quản lý trực tiếp của nhà  tài  trợ.  Kiến thức  và  kinh  nghiệm của  các  tổ  chức phi  chính  phủ  và  cơ  quan  nghiên  cứu đóng vai trò then chốt đối với chất lượng của công tác này. Một cơ chế phối hợp  đã được hình thành cho công tác đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng. Các  iii
  5. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành  viên  của  hầu  hết  các  nhóm  nghiên  cứu  đã  tham  gia  xây  dựng  khung  nghiên  cứu và đi đến thống nhất về mục tiêu cần đạt được trong công tác nghiên cứu thực  địa. Công tác thực địa đã được một số nhóm tiến hành thí điểm, và đề cương nghiên  cứu cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với những bài học kinh nghiệm được rút ra.  Khuôn khổ nghiên cứu cuối cùng bao quát những lĩnh vực nghiên cứu như sau:  • Nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn tới nghèo và  khả năng dễ bị tổn thương;  • Tiến bộ trong công tác tăng cường dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt là mức độ các  hộ nghèo có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quy trình xây dựng kế  hoạch và lập ngân sách;  • Những  thách  thức  trong  việc cung  cấp  các  dịch vụ  cơ  bản,  tập  trung  vào  sự  tương tác của các hộ gia đình nghèo với các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ  nghèo có thể được tăng cường quyền lực như thế nào để có thể yêu cầu quyền  lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản một cách hiệu quả hơn;  • Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay (liên quan tới công tác xác định đối tượng  ưu tiên ở trên) và cách thức cải thiện các cơ chế này;   • Tình hình cải cách hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương;  • Những thách thức trong vấn đề di dân và mối liên hệ giữa sự di chuyển của  hộ gia đình, nghèo đói và tiếp cận với dịch vụ; và,  • Thông tin về môi trường đối với người nghèo và sự thay đổi của tình hình này.    Những Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang được công bố  thành bộ. Một báo cáo tổng hợp các kết quả của cả 43 xã và phân tích một cách tổng  hợp hơn các chủ đề này cũng sẽ được công bố. Cũng sẽ có một báo cáo khác tóm tắt  phương  pháp  tiếp  cận,  phương  pháp  nghiên  cứu  được  sử  dụng  và  những  câu  hỏi  nghiên cứu chi tiết.   iv
  6. Bảng: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng Vùng Những tỉnh trong Các nhà tài trợ chịu Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân Nhóm nghiên cứu chịu vùng trách nhiệm về đánh trách nhiệm đánh giá nghèo giá nghèo cấp vùng Tỉnh Huyện Xã có sự tham gia Bảo Thắng Bản Cầm Miền núi Đông Bắc Hà Giang , Cao Bằng, Lào Cai Phong Niên Tư vấn Ageless Lào Cai, Bắc Kạn, (tài trợ của DFID) Mường Khương Pha Long Lạng Sơn, DFID Tả Gia Khâu Tuyên Quang, và Yên Bái, Thái Nguyên, UNDP Vị Xuyên Cao Bồ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thuận Hoá Action Aid Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Giang (tài trợ của UNDP) Đồng Văn Sang Tung Quảng Ninh Thai Pin Tung Miền núi Tây Bắc Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Hải Dương Nam Sách Nam Sách Đồng bằng Hà Nội, Hải Phòng, Nam Trung Sông Hồng Hà Tây, Hải Dương, RDSC Đan Phượng Thọ An (tài trợ của WB) Hưng Yên, Hà Nam, WB Liên Hà Nam Định, Thái Bình, Hà Tây Ninh Bình Mỹ Đức Tế Tiêu Phúc Lâm Nghi Lộc Nghi Thái Viện Xã hội học Bắc Trung bộ Thanh Hóa, Nghệ An, Nghệ An (tài trợ của JICA) Tương Dương Tam Đinh Hà Tinh, Quảng Bình, GTZ Quả Trị, và Hải Lăng Hải Sơn Nhóm nghiên cứu gồm Bộ Thừa Thiên Huế JICA Quảng Trị Hải An LĐTBXH, Viện KHLĐXH, và các nhà nghiên cứu độc lập Gio Linh Gio Thành (tài trợ của GTZ) Linh Thường Sơn Hà Sơn Bá Giải pháp Việt Nam Duyên hải miền Trung Đà Nẵng, ADB Quảng Ngãi Sơn Cao (tài trợ của ADB) Quảng Nam, Tứ Nghĩa Nghĩa Thọ Quảng Ngãi, Nghĩa An Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa v
  7. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Bảng: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng (tiếp theo) Vùng Những tỉnh trong Các nhà tài trợ chịu Đánh giá nghèo có sự tham gia Nhóm nghiên cứu chịu vùng trách nhiệm về đánh trách nhiệm đánh giá giá nghèo cấp vùng Tỉnh Huyện Xã nghèo có sự tham gia của người dân Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak Đak Lak EaHleo Eaheo Action Aid ADB Ea Ral (tài trợ của ADB) Dacrlap Đao Nghĩa Quang Tân Thành phố Buôn Ma Thị trấn Ea Tam Thuột Đông Nam bộ TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Huyện Bình Chánh Thị xã An Lạc Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh Ninh Thuận, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh Tân Tạo (tự tài trợ) Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ngân hàng Thế giới Quận 8 Phường 4 Bà Rịa - Vũng Tàu Phường 5 Ninh Phước Phước Hải Trung tâm phát triển Ninh Thuận Phước Dinh nông thôn (tài trợ của Ninh Sơn Lương Sơn Ngân hàng Thế giới) Mỹ Sơn Long An, Đồng Tháp, Tam Nông Phú Hiệp Trung tâm chăm sóc sức Đồng bằng Sông An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp Phú Thọ khoẻ ban đầu Long An Cửu Long Vĩnh Long, Bến Tre, UNDP và AusAid (tài trợ của UNDP và Tháp Mười Thanh Lợi Kiên Giang, Cần Thơ, AusAid) Trà Vinh, Sóc Trăng, Thanh Phú Mỹ Hưng Bạc Liêu, Cà Mau Bến Tre Thới Thanh Mỏ Cày Thành Thới vi
  8. Tóm tắt Báo cáo Những chữ viết tắt BHYT  Bảo Hiểm Y tế  CCB  Cựu Chiến binh  CLB  Câu lạc bộ  CTĐ  Chữ thập Đỏ  ĐBSCL  Đồng bằng sông Cửu Long  GDSK  Giáo dục sức khỏe  HĐND  Hội đồng Nhân dân  LĐTBXH  Lao Động, Thương Binh và Xã Hội  MTQGXĐGN  Mục tiêu Quốc gia Xóa đói Giảm nghèo   MTTQVN  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  ND  Nông dân  PHHS  Phụ huynh học sinh  PN  Phụ nữ  PPA  Khảo sát nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng  PVCN  Phỏng vấn cá nhân  TLN  Thảo luận nhóm  TN  Thanh niên  UNDP  Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc  UBND  Ủy ban Nhân dân  XĐGN  Xóa đói giảm nghèo                                                vii
  9. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long           viii
  10. Tóm tắt Báo cáo Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở Y  tế, Sở GD&ĐT, Mặt trận tổ quốc và Hội phụ nữ tỉnh, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bến Tre;  UBND  và  các  phòng  TCLĐTB&XH,  Phòng  KH&ĐT,  Phòng  GD&ĐT,  Phòng  NN&PTNT,  Trung  tâm  Y  tế,  Trạm  Khuyến  nông,  Hội  phụ  nữ,  trường  học  và  nhân  dân xã Mỹ Hưng, xã Thới Thạnh, Huyện Thạnh Phú và xã Thành Thới B, huyện Mỏ  Cày (tỉnh Bến Tre), xã Phú hiệp, Phú thọ, huyện Tam Nông và xã Thạnh Lợi, huyện  Tháp Mười (Đồng Tháp) về thời gian, lòng mến khách và sự giúp đỡ nhiệt tình dành  cho nhóm nghiên cứu trong thời gian làm việc tại tỉnh.    Cuộc đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp, do  UNDP  và  AUSAID  tài  trợ,  do  một  nhóm  cán  bộ của  Trung  tâm  Chăm  sóc  sức  khoẻ  ban đầu Long An – Bs. Lê Đại Trí, Trần Triêu Ngõa Huyến, Nguyễn Nhật Quang, Tô  Thùy Hương, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Công Minh, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Lê  Hạnh; với sự hỗ trợ của các cán bộ xoá đói giảm nghèo của các cấp tại địa phương. Bs.  Lê  Đại  Trí  chịu  trách  nhiệm  viết  bản  báo  cáo  này.  Cảm  ơn  Ngân  hàng  Thế  giới,  bà  Carrie Turk và Thanh Hòa, đã hỗ trợ dàn xếp việc in Báo cáo này.                                                          ix
  11. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long   x
  12. Tóm tắt Báo cáo Mục Lục Lời nói đầu của nhóm hành động chống đói nghèo............................................................. iii  Những từ viết tắt ....................................................................................................................... vii  Lời cảm ơn  ....................................................................................................................................ix  Tóm tắt Báo cáo  ............................................................................................................................ 1  1.    Hiểu biết về nghèo đói  .................................................................................................... 1  2. Dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch                                          và quản lý ngân sách  ....................................................................................................... 1  3. Cung cấp dịch vụ giáo dục, y t ế và khuyến nông. ...................................................... 2  4. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội. ........................................................................... 3  5. Cải cách hành chính công. ............................................................................................... 3  6. Vấn đề môi trường............................................................................................................ 3  Tổng quan về Nghiên cứu........................................................................................................... 4  1.1. Địa bàn nghiên cứu........................................................................................................... 4  1.1.1.     Đồng bằng sông Cửu Long. ................................................................................. 4  1.1.2.     Bến Tre..................................................................................................................... 4  1.1.3. Đồng Tháp.............................................................................................................. 5  1.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................. 6  1.2.1.    Nhóm nghiên cứu................................................................................................... 6  1.2.2.    Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 7  1.2.3.   Giới hạn nghiên cứu. ............................................................................................... 8  Các Phát hiện. .............................................................................................................................. 10  A. Hiểu biết về nghèo đói........................................................................................................... 10  1.1.   Nhận thức về nghèo đói............................................................................................... 10  1.2.   Công bằng xã hội. ......................................................................................................... 12  1.3.   Hỗ trợ có mục tiêu. ....................................................................................................... 15  1.4.    Tạo việc làm và thị trường lao động. ......................................................................... 22  B.  Sự tham gia và vai trò của người dân trong quá trình ra quyết định. ............................ 25   Sự tham gia của cán bộ xã, ấp vào việc lập kế hoạch và ngân sách hàng năm.............. 25   Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. ... 25   Sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án và hoạt động                                  tại địa phương......................................................................................................................... 26   Về mối quan hệ với chính quyền địa phương.................................................................... 27   Khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin ........................................................................ 27   Những nhân tố đang ảnh hưởng đến việc thi hành Nghị định 29 ở cấp xã................... 28  C. Tình hình cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và khuyến nông............................................. 29   Cung cấp dịch vụ giáo dục. .................................................................................................. 29   Cung cấp dịch vụ y tế. ........................................................................................................... 32   Cung cấp dịch vụ khuyến nông. .......................................................................................... 33  D. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội. ................................................................................. 38   Hỗ trợ đột xuất. ...................................................................................................................... 38   Trợ cấp thường xuyên. .......................................................................................................... 40   Quản lý các quỹ hỗ trợ xã hội. .............................................................................................. 40  E.  Cải cách hành chính. .............................................................................................................. 41   Dịch vụ một cửa...................................................................................................................... 41   Phân cấp quản lý. ................................................................................................................... 42   Luật doanh nghiệp. ................................................................................................................ 42  xi
  13. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Pháp lệnh công chức. .............................................................................................................. 42  F. Môi trường. .............................................................................................................................. 44  Đồng Tháp................................................................................................................................ 44  Bến Tre. ..................................................................................................................................... 45  Kết luận và Khuyến nghị. ......................................................................................................... 46  Phần 1: Hiểu biết về nghèo đói.............................................................................................. 46  Phần 2: Quy chế dân chủ và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và                  quản lý ngân sách. ..................................................................................................... 47  Phần 3: Thực hiện các dịch vụ y tế, giáo dục và khuyến nông. ........................................ 47  Phần 4: Các hỗ trợ xã hội........................................................................................................ 49  Phần 5: Cải cách hành chính. ................................................................................................. 50  Phần 6: Vấn đề và môi trường. .............................................................................................. 50  Các Phụ lục................................................................................................................................... 52  Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 57  xii
  14. Tóm tắt Báo cáo Tóm tắt Báo cáo Đợt PPA này được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2003 tại huyện Tam Nông,  huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.  Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề chính: hiểu biết về nghèo đói, các mô hình hiện  tại về sự tham gia và trao quyền trong các quá trình ra quyết định tại địa phương, tình  hình cung cấp dịch vụ hiện nay trong giáo dục, y tế và khuyến nông, chất lượng và  mục tiêu hỗ trợ xã hội, cải cách hành chánh công, môi trường và di dân.    1. Hiểu biết về nghèo đói Trong những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng khá lên. Cuộc sống của  người nghèo cải thiện chậm hơn so với người trung bình và khá giả. Những hộ khá  lên thường là hộ có buôn bán, kinh doanh, có đủ tư liệu sản xuất, có mối quan hệ xã  hội rộng và công chức nhà nước. Trong khi đó, những hộ nghèo hơn và yếu thế hơn  thường là những hộ không/ ít đất, thiếu kỹ thuật và có vấn đề về sức khỏe. Động lực  lớn tạo nên những thay đổi này là tác động của chương trình tín dụng và sự phát triển  cơ sở hạ tầng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thêm vào đó là tình trạng thiên tai,  lũ  về  sớm  ít  xảy  ra  và  giá  cả  sản  phẩm  nông  nghiệp  ổn  định  ở  mức  có  lợi  cho  nhà  nông.     Nhóm hộ nghèo được hưởng lợi từ chương trình XĐGN và điều này đã giúp họ cải  thiện phần nào cuộc sống. Tuy nhiên, những hỗ trợ này vẫn chưa đủ mạnh để giúp họ  có được mức thu nhập ổn định và tự mình thoát nghèo.    Tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người của Bộ LĐTBXH đang được chính quyền  địa phương sử dụng để xác định tình trạng nghèo. Các tiêu chuẩn của người dân là  đất ruộng, tài sản trong nhà, việc làm và tình trạng sức khỏe của các thành viên trong  gia đình. Có sự khác nhau đáng kể giữa tình trạng tình trạng nghèo đói (ví dụ như số  hộ nghèo) nếu xét theo hai tiêu chuẩn nêu trên. Sự tham gia của cộng đồng vào quá  trình xét hộ nghèo còn nhiều hạn chế do phương pháp tiếp cận từ trên xuống và áp  lực của chỉ tiêu giảm nghèo được giao.    Người nghèo dường như có rất ít cơ hội để thoát nghèo một cách bền vững. Trở ngại  lớn  nhất  trong  công  tác  XĐGN  ở  ĐBSCL  là  tình  trạng  phần  lớn  hộ  nghèo  không  có  hoặc có rất ít đất trong khi việc làm phi nông nghiệp có ít và các cơ sở sản xuất kinh  doanh tại địa phương phát triển chậm.    2. Dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và quản lý ngân sách Các quy tắc dân chủ cơ sở chưa được người dân và cán bộ điạ phương hiểu một cách  đầy đủ. Phần lớn cho rằng dân chủ cơ sở giống như là thông tin cho người dân biết  những gì đã được quyết định và họ sẽ thực hiện hoặc đóng góp những gì. Người dân  không biết rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện,  theo dõi giám sát các chương trình dự án tại địa phương.  1
  15. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Hầu hết các chương trình, dịch vụ XĐGN đều được các các bộ tỉnh, huyện và xã quyết  định. Ngân sách của địa phương và của các chương trình, dự án chưa được dán công  khai, hoặc công khai chưa đầy đủ ở xã. Mối quan hệ giữa thành viên hội đồng nhân  dân và người nghèo vãn còn hạn chế. Vai trò của thanh tra nhân dân còn mờ nhạt và  chưa thể thực hiện được chức năng hỗ trợ, tăng cường dân chủ cơ sở tại địa phương.    3. Cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và khuyến nông Giáo dục Trong những năm qua, nhiều trường học và phòng học đã được xây dựng. Việc học  hành của trẻ cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính sách miễn giảm học phí đã giúp  đỡ  người  dân  đáng  kể  trong  việc  cho  con  em  đến  trường.  Tuy  nhiên,  những  hỗ  trợ  này  vẫn  chưa  đủ  mạnh  để  giúp  trẻ  học  cao  hơn  sau  khi  hết  tiểu  học,  đặc  biệt  là  hộ  nghèo. Các khoản tiền học sinh phải đóng và chi tiêu ở cấp trung học vẫn còn cao và  là gánh nặng cho những hộ nghèo. Các lớp xóa mù cho người lớn không còn và kinh  phí cho việc xóa mù nói chung vẫn còn hạn chế.     Nghiên cứu phát hiện có sự khác nhau đáng kể giữa con số mù chữ ở người lớn theo  báo cáo của Phòng Giáo Dục và con số thực tế ở các điểm nghiên cứu. Điều này cho  thấy  những kế  hoạch  phát  triển  giáo dục có  thể  đã  không  theo  sát  với  thực  tế và  vì  vậy, các hoạt động xóa mù cho người lớn đã không được coi trọng.  Y tế Phần lớn những hộ nghèo đều có thẻ bảo hiểm y tế và được điều trị miễn phí ở bệnh  viện huyện, tỉnh. Việc khám chữa bệnh miễn phí đã giúp đỡ hộ nghèo rất nhiều, đặc  biệt  là  trong  trường  hợp  hộ  có  người  bệnh  nặng.  Tuy  nhiên,  hiệu  quả  của  chương  trình khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo vẫn chưa cao vì người nghèo ít có xu  hướng đến bệnh viện nếu bệnh chưa nặng và việc khám chữa bệnh và điều trị ngoại  trú với thẻ bảo hiểm y tế vẫn chưa được thực hiện hiệu quả và rộng rãi ở các trạm y tế  xã và các phòng khám khu vực liên xã. Bên cạnh đó, còn có nhiều hộ nghèo chưa hiểu  đầy đủ quyền lợi và cách sử dụng thẻ BHYT. Quyết định 139 đã được thực hiện khác  nhau ở 2 tỉnh nghiên cứu. Không phải tất cả những hộ nghèo đều có thẻ BHYT.    Khuyến nông Đã  có  khá  nhiều  chương  trình  khuyến  nông  đang  được  thực  hiện  để  khuyến  khích  sản xuất nhưng những chương trình này có mức độ bao phủ rất thấp và số hộ hưởng  lợi còn ít. Cán bộ khuyến nông tuyến huyện còn thiếu và hiện vẫn chưa có mạng lưới  khuyến  nông,  khuyến  ngư,  bảo  vệ  thực  vật  ở  tuyến  xã.  Hệ  thống  cung  cấp  dịch  vụ  khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu  thực tế của người dân. Có những dịch vụ, chương trình mang đến lợi ích cho những  hộ trung bình và khá, giàu hơn là những hộ nghèo.     Các dịch vụ khuyến nông hiện tại chỉ thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật chứ chưa  cung cấp cây con giống và thông tin về giá cả đầu ra, thị trường cho người dân. Trong  lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật, các buổi tập huấn còn quá ít và nội dung tập huấn còn  chưa  sát  với  nhu  cầu  thực  tế.  Trong  thời  gian  vừa  qua,  các  buổi  tập  huấn  chưa  tập  trung  cho  người  nghèo,  những  hộ  đang  vay  vốn  để  chăn  nuôi  trọt.  Phần  lớn  người  2
  16. Tóm tắt Báo cáo dân có được các thông tin và lời khuyên về khuyến nông thông qua các chủ đại lý bán  thức ăn, phân bón và thuốc trừ sâu. 4. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội Hỗ trợ khẩn cấp tập trung vào những hộ nghèo trong những trường hợp như lũ về  sớm hoặc cháy, sập nhà đã giúp họ giảm bớt phần nào khó khăn. Tuy nhiên, do tuyến  xã  hiện  không  quản  lý  các  quỹ  hỗ  trợ  xã  hội  nên  việc  thực  hiện  còn  tốn  nhiều  thời  gian và chưa kịp thời. Vào mùa lũ hàng năm ở Đồng Tháp Mười, các cán bộ ấp, xã là  người chọn danh sách hộ khó khăn để cứu trợ theo phương thức xoay vòng. Mặc dù  các cứu trợ này đã giúp người nghèo cầm cự được trong một thời gian ngắn nhưng nó  cũng tạo ra thái độ trông chờ, ỷ lại khi lũ không lớn và không về sớm.    Việc  thực  hiện  trợ  cấp  thường  xuyên  được  thực  hiện  khá  giống  nhau  ở  hai  địa  bàn  nghiên cứu, dựa theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Tính công bằng phụ  thuộc vào tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở từng địa phương. Mức hỗ trợ  còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống.    5. Cải cách hành chính công Các  thủ  tục  hành  chánh  đã  đơn  giản  hơn.  ở  hai  điểm  nghiên  cứu  đều  chỉ  mới  thực  hiện mô hình một cửa. Tuy nhiên, phần lớn người dân không biết rõ về mô hình, vì  vậy những quyền của họ với vai trò là các khách hàng đã không được biết và hiểu đầy  đủ. Các thủ tục liên quan đến dịch vụ ngân hàng, hộ khẩu, đất đai đang được thực  hiện ở tuyến huyện.    Các cán  bộ huyện  xã  cho  rằng  việc  thay  đổi  từ  cán bộ  địa  phương  thành công chức  nhà nước sẽ khiến cho các cán bộ tuyến xã làm việc hiệu quả và có trách nhiệm hơn.  Người dân không hiểu về sự khác nhau và ít quan tâm đến sự thay đổi này.     6. Vấn đề môi trường   Tình  trạng  phổ  biến  về  môi  trường  là  ô  nhiễm  nguồn  nước  do  chất  thải  sinh  hoạt,  thuốc trừ sâu và phân người. Thêm vào đó, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang ngày  càng cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Người dân  sống nhờ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa nhận thức đầy đủ về việc  bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên này. Các cán bộ địa phương cho rằng khó có thể  giải  quyết được  những vấn  đề  nói  trên.  Một  số khu  vực ở  Đồng  Tháp Mười  đã  xây  dựng  những  cụm  dân  cư  để  sống  chung  với  lũ.  Vấn  đề  đang  đối  mặt  là  nguy  cơ  ô  nhiễm môi trường do tập trung nhiều hộ một khu vực dân cư nhỏ.  3
  17. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tổng quan về Nghiên cứu 1.1. Địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Đồng bằng sông Cửu Long Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều lần sáp nhập và chia tỉnh, đồng bằng sông Cửu  Long  (ĐBSCL)  hiện  nay  bao  gồm  12  tỉnh  với  diện  tích  gần  40.000  km2  và  dân  số  khoảng 17 triệu người. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi và kinh đào chằng chịt. Khí hậu  nhiệt  đới  gió  mùa  với  2  mùa  mưa  nắng  rõ  rệt,  lượng  mưa  dồi  dào  và  ít  gió  bão.  ĐBSCL được hình thành trên lớp phù sa cổ và tiếp tục được sông ngòi bồi đắp hàng  năm. Đất trồng trọt ở ĐBSCL bao gồm 4 loại chính là đất phù sa, đất phù sa nhiễm  mặn,  đất  phèn  và  đất  cát  giồng.  Hầu  hết  các  tỉnh  đều  có  những  huyện  ven  biển  bị  nước mặn xâm lấn khiến năng suất trồng trọt bị ảnh hưởng nhưng chứa nhiều tiềm  năng nuôi trồng thủy sản.  Đồng Tháp Mười là một vùng đất trủng rộng lớn trải rộng trên địa bàn của 4 tinh An  Giang,  Long  An,  Đồng  Tháp  và  Tiền  Giang,  đất  đai  có  nhiều  phèn,  mỗi  năm  chịu  ngập lụt khoảng 3 tháng. Trong hai thập niên gần đây, Đồng Tháp Mười được khai  phá và trở thành khu vực sản xuất lúa quan trọng của ĐBSCL.  Ngày  nay,  nguồn  tài  nguyên  thiên  nhiên  của  ĐBSCL  không  còn  dồi  dào  như  trước  nữa. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển nhanh, đa dạng và sự phân hóa  kinh tế ngày càng rõ rệt. Một trong những đặc điểm về nghèo khổ của ĐBSCL là ngày  càng có nhiểu người nghèo không đất.  Nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  tại  Bến  Tre  và  Đồng  Tháp,  là  hai  tỉnh  đại  diện  cho  vùng  ven biển và Đồng Tháp Mười của ĐBSCL.    1.1.2. Bến Tre Bến Tre được hợp thành từ ba cù lao lớn là An Hóa, Bảo và Minh. Phía Đông của Bến  Tre là biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có diện tích tự nhiên 231.501 ha,  dân số 1.316.356 người. Về hành chánh, tỉnh Bến Tre gồm có thị xã Bến Tre và 7 huyện.  Trong những năm gần đây giao thông đường bộ phát triển mạnh. Cống đập Ba Lai là  một công trình ngọt hoá quan trọng cho nhiều huyện của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có  22.718  hộ  nghèo,  chiếm  tỉ  lệ  7,46%.  Nghiên  cứu  tiến  hành  ở  xã  Mỹ  Hưng,  xã  Thới  Thạnh của huyện Thạnh Phú và xã Thành Thới B của huyện Mỏ Cày.     Huyện Thạnh Phú, xã Mỹ Hưng và xã Thới Thạnh Huyện Thạnh Phú cách trung tâm tỉnh khoảng 50 km, ở phía cuối Cù lao Minh và tiếp  giáp với biển Đông. Diện tích tự nhiên của huyện 41.179 ha. Về hành chính, huyện có  1 thị trấn và 17 xã. Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác  thủy sản. Toàn huyện có 4.536 hộ nghèo trong tổng số 29.606 hộ, tỉ lệ 15.32%. Phần lớn  nghèo là do thiếu đất (60%) và không có việc làm (30%)  Xã Mỹ Hưng có 4 ấp với diện tích tự nhiên là 5.125 ha, trong đó 47 ha đất nông nghiệp.  Trồng  lúa  và  nuôi  trồng  thủy  sản  là  hai  ngành  kinh  tế  chính  của  xã.  Hiện  có  319  hộ  nghèo trong số 1.718 hộ của xã, tỉ lệ 7,84%. Thiếu đất chiếm phân nữa các nguyên nhân  4
  18. Tổng quan về Nghiên cứu nghèo. Các nguyên nhân còn lại là không có việc làm và không đủ sức lao động. Quốc  lộ 57 chạy xuyên qua xã. Còn lại, các trục lộ chính đều là đường đất. Tỉ lệ hộ nghèo ở 2  ấp nghiên cứu Thạnh Khương và Thạnh Mỹ là 18,75% và 12,78%.   Xã Thới Thạnh có 5.125 ha diện tích tự nhiên. Kinh tế chủ yếu của xã là trồng lúa kết  hợp với chăn nuôi và kinh tế vườn. Nguyên nhân nghèo chủ yếu là thiếu đất (44%) và  đông con (42%). Toàn xã có 6 ấp, 1.778 hộ với 370 nghèo, tỉ lệ 20,81%. Việc đi lại ở 2 ấp  nghiên cứu là Xương Long và Xương Thạnh A tương đối khó khăn do đường đất và  đá đỏ. Tỉ lệ hộ nghèo ở 2 ấp là 9,9% và 10,42%.     Huyện Mỏ Cày và xã Thành Thới B Huyện Mỏ Cày nằm ở giữa Cù lao Minh, cách trung tâm tỉnh khoảng 15 km. Diện tích  tự nhiên của huyện là 35.351 ha. Huyện có 1 thị trấn và 27 xã. Kinh tế chính của huyện  là trồng lúa, cây ăn trái và tiểu thủ công nghiệp.Toàn huyện có 64.430 hộ, trong đó hộ  nghèo chiếm tỉ lệ 7,95%, 5.043 hộ. Các nguyên nhân nghèo chính của huyện được kể  ra là thiếu đất (42%), thiếu kinh nghiệm sản xuất (33%), thiếu việc làm (23%) và thiếu  vốn sản xuất (22,5%)    Xã Thành Thới B có 4 ấp với diện tích tự nhiên là 1.820 ha. Các nguồn lợi chính của xã  là trồng lúa, mía, cây ăn trái và tiểu thủ công nghiệp. Toàn xã có 286 hộ nghèo trong  tổng số 2.025 hộ, tỉ lệ 14,12%. Thiếu đất sản xuất là nguyên nhân chính (78%) gây ra  tình trạng nghèo, còn lại là do bệnh tật. Tỉ lệ hộ nghèo ở An Thiện và An Trạch Tây là  11,52% và 16,83%.    1.1.3. Đồng Tháp Đồng Tháp là một trong những tỉnh nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười. Diện tích  tự  nhiên  của  huyện  là  323.800  ha.  Dân  số  là  1.558.182  người.  Về  hành  chánh,  tỉnh  Đồng  Tháp  gồm  có  2  thị  xã  và  9  huyện.  Trồng  lúa  và  trồng  tràm  là  hai  nguồn  thu  nhập chính. Trong khoảng 10 năm qua Đồng Tháp đang phát triển thêm nghề nuôi cá.  Với hệ thống kinh đào chằng chịt, giao thông đường thủy vẫn đang chiếm vai trò chủ  yếu mặc dầu hệ thống đường bộ đang phát triển. Nhà cửa thường tập trung dọc theo  bờ kinh và các gò đất cao. Đồng Tháp hiện có 35.247 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 10,31% số  hộ  trong  tỉnh.  Tại  Đồng  Tháp,  các  điểm  nghiên  cứu  là  xã  Phú  Hiệp,  Phú  Thọ  thuộc  huyện Tam Nông và xã Thạnh Lợi thuộc huyện Tháp Mười.    Huyện Tam Nông, xã Phú Hiệp và xã Phú Thọ Huyện Tam Nông nằm ở phía Tây bắc và cách trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp khoảng  35 km.  Diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.915 ha, trong đó trong đó phần lớn là  diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Về hành chánh, huyện có 1 thị trấn và 11 xã. Toàn  huyện có 21.929 hộ, trong đó có 3.715 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 16,94%. Trồng lúa và trồng  tràm là hai ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Tam Nông được biết đến với vườn quốc  gia  Tràm  Chim  có  hệ  thống  sinh  thái  động  thực  vật  phong  phú  và  quý  hiếm.  Giao  thông liên xã là đường thủy.    Xã Phú Hiệp cách trung tâm huyện khoảng 12 km, có 4 ấp với diện tích đất tự nhiên  là 6.054 ha. Kinh tế chủ yếu của xã là trồng lúa và trồng kiệu. Xã hiện có 478 hộ nghèo,  chiếm 27,08% trong tổng số 1.765 hộ. Các nguyên nhân nghèo được kể đến là do thiếu  vốn (83%), do thiếu đất (50%) và do không việc làm (19%). Hai ấp nghiên cứu ở xã là  K10 và K12 có tỉ lệ hộ nghèo là 23,94% và 17,8%.  5
  19. Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long Xã Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên là 4.836 ha và cách trung tâm huyện 8 km. Trồng  lúa và nuôi cá lóc là hai ngành kinh tế chính của xã. Cả xã có 5 ấp với 2.228 hộ, trong  đó có 412 hộ nghèo, tỉ lệ 18,49%. Xét về nguyên nhân nghèo, 50% là do thiếu vốn, 43%  là do thiếu đất và 26% là do thiếu lao động. Nghiên cứu tiến hành ở ấp Long Phú và  Phú Thọ B với tỉ lệ hộ nghèo là 12,77% và 14,36%.    Huyện Tháp Mười và xã Thạnh Lợi Tháp Mười là huyện trọng điểm về trồng lúa của tỉnh, cách trung tâm tỉnh chừng 40  km về phía Đông bắc. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 51.766 ha. Về hành chánh,  huyện có 1 thị trấn và 12 xã. Toàn huyện có 2.608 hộ nghèo trong tổng số 16.025 hộ,  chiếm tỉ lệ 10,02%.    Xã  Thạnh  Lợi  nằm  cách  trung  tâm  huyện  khoảng  30  km,  mới  được  thành  lập  vào  tháng 11 năm 1997. Toàn xã có 5 ấp. Diện tích đất tự nhiên của xã là 6.776 ha. Kinh tế  chủ yếu là độc canh cây lúa. Hiện xã có 159 hộ nghèo, chiếm 18,97% trong tổng số 838  hộ  của  xã.  Thiếu  vốn  (83%),  thiếu  đất  (72%)  và  thiếu  lao  động  (35%)  là  các  nguyên  nhân  nghèo  chính  của  xã.  ấp  1  và  ấp  2  là  hai  ấp  nghiên  cứu,  có  tỉ  lệ  hộ  nghèo  là  20,05% và 32,14%. Giao thông chính của xã là đường thủy. Một số khu vực gần trung  tâm xã đã bê tông hóa đường giao thông nông thôn.    1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Nhóm nghiên cứu Bs. Lê Đại Trí, Trung tâm Truyền thông GDSK Long An, là nhóm trưởng của nhóm  nghiên cứu nòng cốt. Nhóm này gồm có 8 thành viên và được chia làm 2 đội để thực  hiện nghiên cứu tại 2 tỉnh.    Họ và tên Chức vụ Cơ quan Bác sĩ Trung tâm Truyền thông GDSK Lê Đại Trí Trưởng nhóm nghiên cứu Long An Bác sĩ Tư vấn độc lập Trần Triêu Ngừa Huyến Đội trưởng Đồng Tháp Bác sĩ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Nhật Quang Nghiên cứu viên Đồng Tháp Kỹ sư Nông nghiệp Trung tâm Truyền thông GDSK Tô Thùy Hương Nghiên cứu viên Đồng Tháp Long An Cử nhân Ngôn ngữ học Trung tâm Truyền thông GDSK Nguyễn Thị Thanh Bình Nghiên cứu viên Đồng Tháp Long An Cử nhân y tế công cộng Trung tâm Truyền thông GDSK Lê Công Minh Đội trưởng Bến Tre Long An Thạc sĩ xã hội học Trường Đại mở Bán công TP Nguyễn Thị Nhẫn Nghiên cứu viên Bến Tre HCM Cử nhân y tế Trung tâm Truyền thông GDSK Nguyễn Lê Hạnh Dung Nghiên cứu viên Bến Tre Long An   Nhóm nghiên cứu viên địa phương bao gồm 21 thành viên ở mỗi tỉnh. Đó là cán bộ  của các cơ quan, ban ngành đoàn thể ở các cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan đến việc  thực hiện chương trình XĐGN ở địa phương.   6
  20. Tổng quan về Nghiên cứu 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên nguyên tắc có sự tham gia của người dân và các cơ  quan,  tổ  chức,  cá  nhân  có  liên  quan  đến  các  nội  dung  nghiên  cứu.  Nghiên  cứu  sử  dụng  phương  pháp  định  tính  với  bảng  câu  hỏi  bán  cấu  trúc  và  các  kỹ  thuật  như:  phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm tập trung, nghiên cứu trường hợp, quan sát, xếp  hạng ưu tiên, giản đồ Venn, phân loại kinh tế hộ, vẽ biểu đồ xu hướng, vẽ bản đồ xã  hội...     Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tam giác để phân tích các vấn đề dưới những  góc độ khác nhau từ phía người dân, từ phía các nhân vật chủ chốt và từ các nguồn  thông tin thứ cấp.     Bến Tre và Đồng Tháp là hai tỉnh được chọn đại diện cho vùng đồng bằng ven biển và  vùng Đồng Tháp Mười. Có 6 ấp của 3 xã thuộc 2 huyện ở mỗi tỉnh được chọn để tiến  hành nghiên cứu theo tiêu chuẩn:    đã thực hiện đợt điều tra mức sống hộ dân cư năm 2002  đại diện cho địa phương về tình trạng nghèo khổ, địa lý, văn hóa và phong tục  tập quán...     Người dân cung cấp thông tin cho nghiên cứu thuộc hộ nghèo có sổ, hộ nghèo không  sổ, hộ đã thoát nghèo, hộ có xu hướng thoát nghèo, hộ có nguy cơ rớt xuống nghèo,  hộ kinh tế trung bình/khá, các phụ huynh học sinh, chủ nhiệm Hợp tác xã và những  mạnh  thường  quân  trong  xóm  ấp.  Về  phía  các  nhân  vật  chủ  chốt,  nghiên  cứu  chọn  phỏng vấn các lãnh đạo và cán bộ của cơ quan, ban ngành địa phương có liên quan  đến các chủ đề nghiên cứu ở các cấp huyện, xã và ấp.    Đối tượng cung cấp thông tin cho nghiên cứu Số lượng Tổng số đối Số lượng thảo luận nhóm phỏng vấn cá tượng cung Đối tượng cung cấp nhân cấp thông tin thông tin Nhóm Nhóm Nhóm Nam Nữ Nam Nữ nam nữ nam nữ Đồng Tháp 22 11 9 48 37 170 115 Cán bộ huyện, xã và ấp 8 0 3 9 1 50 6 Người dân 14 11 6 39 36 120 109 Bến Tre 12 7 15 56 32 156 132 Cán bộ huyện, xã và ấp 6 0 3 6 0 40 7 Người dân 6 7 12 50 32 116 125 Cộng 68 36 48 208 138 326 247 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0