Phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục đích chính của bài viết này là tập trung vào: (1) Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam; (2) Phân tích thực trạng cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam; (3) Đánh giá tổng quan về trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam; (4) Đề xuất giải pháp phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam
- Phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam Lê Đình Hải Trường Đại học Kỉnh tế, ĐHQGHN 1. MỞ ĐẦU Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có nền công nghiệp nội thất năng động nhất thế giới và cũng là quốc gia xuất khẩu đồ nội thất lớn thứ hai ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thứ năm trên toàn cầu, sau Trung Quốc, Đức, Ý và Ba Lan (CSIL Centre for Industrial Studies, 2019). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ ngày càng tăng nhanh và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12,371 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Vì vậy nhu cầu về gỗ nguyên liệu ngày càng tăng cao. Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các công ty Việt Nam phải nhập khẩu 4-5 triệu m3 gỗ mỗi năm từ hơn 100 quốc gia. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng. Vì vậy, việc phát triển nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng gỗ lớn trong nước là một yêu cầu cấp thiết cần được đẩy mạnh. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để phát triển trồng rừng gỗ lớn, cụ thể đã ban hành Quyết định số 156 QĐ- BNN-TCLN (Bộ NN & PTNT 2013), Nghị định số 774/QĐ-BNN-TCLN (Bộ NN & PTNT 2014) và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTG (Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 2016) về thúc đẩy luân canh rừng, trồng rừng, chuyển rừng từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ chuyển từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn còn chậm, chưa đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Các chủ rừng lo ngại về chi phí và rủi ro 292
- của việc tăng tuổi luân canh, chẳng hạn như bão, sâu bệnh và giá thị trường giảm. Họ cũng thiếu thông tin về các kết quả tài chính khác nhau từ các chiến lược quản lý thay thế (Maraseni và cộng sự, 2017). Hơn nữa, do hầu hết các diện tích đất rừng được giao có quy mô nhỏ và các hộ gia đình hạn chế về năng lực kỹ thuật, rừng luân canh kéo dài hơn khiến chi phí sản xuất và giao dịch cao hơn. Những lý do này khiến chủ rừng chọn khai thác rừng với luân kỳ ngắn hơn (Nguyễn Vinh Quang và CS, 2018). Mục đích chính của bài viết này là tập trung vào: (1) Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam; (2) Phân tích thực trạng cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam; (3) Đánh giá tổng quan về trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam; (4) Đề xuất giải pháp phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành Gỗ đã có nhiều khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành Gỗ trong giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 3,4%/năm (Hình 1). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2020 đạt 12.372 triệu USD, chiếm 4,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và gấp 1,8 lần kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2016. Những tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, ngành Gỗ tiếp tục duy trì tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành Gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 2.441 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 01/2021 tăng cao 26,4%; tháng 02/2021 giảm 15%. Hiện nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm xấp xỉ 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành trong năm. Trong các thị trường này, Mỹ là thị trường lớn nhất (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2020). Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục mang lại cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành gỗ, chủ yếu tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro về gian lận thương mại và đầu tư trong ngành gỗ vẫn song hành cùng với các cơ hội này. 293
- Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2018, 2020, 2021) Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Gỗ Việt Nam trong thời gian qua có đóng góp lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật kinh doanh trong nước, cùng với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định dối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các hiệp định thương mại tự do này có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp Gỗ Việt Nam tiệm cận hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến người mua hàng tiềm năng, từ đó góp phần tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các khu vực, quốc gia trên thế giới. 3. THỰC TRẠNG CUNG CẤP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng về nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam Hiện nay, do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ để chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm nước ta phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài. Trong hoạt động xuất 294
- khẩu, mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trò rất lớn của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. 3,000 2,549 2,550 2,500 2,343 2,178 2,000 1,832 1,500 1,000 500 0 2016 2017 2018 2019 2020 Hình 2. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Tỷ USD) (Nguồn: Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2018, 2020, 2021) Năm 2017, các doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư trên 2,1 tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ và sản phẩm gỗ (Hình 2). Kim ngạch này tương đương với 28,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong cùng năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 tăng khoảng 345 triệu USD, tăng 18,8% so năm 2016. Tốc động tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn hơn so với tốc động tăng tưởng về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này (xuất khẩu tăng trưởng 12,6% giai đoạn 2016-2017). Điều này có nghĩa rằng nếu nhập khẩu và xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, cán cân thăng dự thương mại của ngành sẽ có thể giảm trong tương lai. Năm 2019, giá trị kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ về Việt Nam đạt 2,54 tỉ USD, tăng 9% so với kim ngạch năm 2018. Giá trị nhập khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,55 tỷ USD trong năm 2020, giữ mức ổn định so với năm 2019. Các mặt hàng chính nhập nhiều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất như gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sợi, gỗ dán. Trung 295
- Quốc, các nước thuộc Châu Phi Mỹ, EU và Thái Lan là các nguồn cung lớn của Việt Nam. 3.1.2. Các sản phẩm gỗ chính nhập khẩu Bảng 1 đã chỉ ra giá trị và xu hướng nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có giá trị cao trong những năm vừa qua. Gỗ tròn/đẽo vuông thô, gỗ xẻ là 2 nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Số liệu từ Bảng 1 cho thấy xu hướng nhập khẩu đều tăng nhanh cả lượng và kim ngạch. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng gỗ chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 2016 2017 2018 2019 2020 Mặt Triệu Triệu Triệu Triệu Triệu hàng m3 m3 m3 m3 m3 USD USD USD USD USD Gỗ tròn/đẽo 1,888 537,3 2,242 668,4 2,281 698,1 2,322 649,5 2,020 563,1 vuông thô Gỗ xẻ 1,844 749,0 2,180 879,0 2,410 928,9 2,577 927,8 2,540 842,1 (Nguồn: Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2018, 2020, 2021) Đến nay, nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một trong những yếu tố then chốt, tạo ra sự lớn mạnh của ngành gỗ Việt cho đến nay. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu bình quân 4-5 triệu m3 gỗ tròn và xẻ nhằm phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Lượng nhập ngày càng có xu hướng tăng. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2 đến 2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới từ châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea, tương đương từ 40 đến 50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu. Thông điệp ngành gỗ Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều nguồn gỗ nguyên liệu có tính pháp lý rõ ràng và ngày càng ít lượng gỗ rủi ro cao một lần nữa được nhấn mạnh. Lượng gỗ nguyên liệu nhập từ các nguồn ‘sạch’ như Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Úc, Canada, New Zealand vẫn tiếp tục tăng cao. Nguồn gỗ này không những hiện đang được đưa vào sử dụng trong các nhà máy chế biến của Việt Nam nhằm phục vụ xuất khẩu mà còn phục vụ cho thị trường nội địa. Đã có một số tín hiệu cho thấy thị trường nội địa 296
- đang có sự thay đổi về thói quen tiêu dùng, với các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ nhập khẩu từ các nguồn ‘sạch’, giá cả hợp lý được ưa chuộng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong giới trẻ. Đảm bảo bền vững trong chuỗi cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu đòi hỏi phải có các bước tăng cường kiểm tra giám sát tại các điểm nhập khẩu, sự phối hợp của các cơ quan quản lý và các cơ quan khoa học trong việc xác định loài, chủng loại nhập khẩu, chính sách chặt chẽ trong việc kiểm soát chuỗi cung. Điều này cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản của Việt Nam và của các nước khu vực Châu Phi cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu bền vững. Truyền thông khuyến khích nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội địa và các công trình phục vụ mục tiêu công sử dụng gỗ hợp pháp, bao gồm gỗ nhập khẩu từ các nguồn ‘sạch’ và từ gỗ rừng trồng có thể tạo ra sự thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ nội địa. Với vai trò quan trọng này, các nguồn lực cần thiết của nhà nước nên được cấp cho truyền thông, nhằm tạo động lực trong việc thay đổi nhu cầu và thị hiếu thị trường, góp phần đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu bền vững. Để kiểm soát nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu, Nghị định 102/2020- NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và các quyết định đi kèm đưa ra các tiêu chí xác định loại gỗ có thể có rủi ro nhập khẩu, từ đó đưa ra các cơ chế nhằm kiểm soát rủi ro. Theo nghị định này, gỗ nhập khẩu được thực hiện thông qua thiết lập cơ chế kiểm soát nguồn gỗ nhập khẩu và các loài gỗ nhập khẩu. Gỗ rủi ro là gỗ được nhập khẩu từ các vùng địa lý không tích cực và là các loài rủi ro. Đồng thời nghị định này cũng quy định khi nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cần bổ sung giấy tờ để minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 3.2. Thực trạng cung cấp gỗ nguyên liệu trong nước cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa 297
- chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng (Keo, Tràm) và từ gỗ Cao su. Bình quân mỗi năm, nguồn gỗ rừng trồng cung khoảng 24 triệu m3 gỗ ra thị trường, trong đó có 60 - 70% gỗ được đưa vào làm dăm, phần còn lại được đưa vào chế biến đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh gỗ rừng trồng, nguồn cung gỗ từ các khu vườn cao su thanh lý mỗi năm đạt trên 3 triệu m3, và lượng cung ngày càng ra tăng, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến nay, hầu hết nguồn cung gỗ cao su đều được đưa vào chuỗi cung, chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu là vấn đề then chốt của ngành xuất khẩu đồ gỗ, thế nhưng hiện nay ta chưa kiểm soát được chất lượng của nguyên liệu. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm: Thứ nhất về giống cây lâm nghiệp không được quy hoạch rõ ràng, đã làm chất lượng giống cây càng ngày càng kém đi; vì vậy diện tích vùng nguyên liệu có thể tăng, nhưng năng suất và chất lượng gỗ lại thấp đi. Thứ hai là tuổi khai thác hiện nay ở các vùng đều chưa được kiểm soát. Phần lớn tại các vùng nguyên liệu, rừng trồng mới 5 năm tuổi đã khai thác, diện tích rừng từ 7 đến 10 năm tuổi còn tương đối ít so với tiềm năng. Mặc dù Bộ NN-PTNT và các tỉnh có chủ trương phát triển trồng rừng gỗ lớn, thế nhưng chính sách hỗ trợ còn gặp nhiều bất cập và khó khăn trong việc triển khai. 4. TỔNG QUAN VỀ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI VIỆT NAM 4.1. Khái niệm trồng rừng gỗ lớn Gỗ lớn và gỗ nhỏ có thể được phân loại theo các mục đích sử dụng khác nhau hoặc theo sự chênh lệch về đường kính, chiều cao của cây hoặc gỗ tròn đối với một số loài nhất định. Theo Hiệp hội Rừng Phần Lan, có hai loại gỗ tròn cho mỗi loài cây: gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ bột giấy, hoặc gỗ có đường kính nhỏ. Bột giấy có nguồn gốc từ những cây có đường kính nhỏ và thân của những cây lớn. Gỗ lớn không đảm bảo chất lượng cũng được sử dụng làm gỗ bột giấy. Ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy khái niệm khác nhau về gỗ lớn trong một số văn bản quy phạm pháp luật: a) Gỗ lớn được xác định là gỗ tròn có đường kính bằng hoặc lớn hơn 15cm (theo Quyết định 744/QĐ-BNN-TCLN: Đã phê duyệt Kế hoạch hành 298
- động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020). b) Theo Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 11567-1: 2016 - đối với các loài cây đặc thù như Keo lai (Bảng 4). Bảng 4: Tiêu chuẩn xác định gỗ nhỏ và gỗ lớn của Keo lai Chỉ số Gỗ nhỏ Gỗ lớn Luân kỳ trồng
- triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đề ra các mục tiêu: (i) Năng suất rừng trồng bình quân 20 m3/ha/năm; (ii) Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 8,0-8,5 tỷ USD; (iii) trồng mới và trồng rừng sau khai thác 200.000 ha rừng trồng thâm canh; (iv) cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 100.000 ha rừng/năm; (v) chuyển đổi rừng trồng và kinh doanh gỗ nhỏ thành 90.000 ha rừng trồng luân canh. Bên cạnh đó, hiện nay, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC còn ít và một số khó khăn trong việc xin cấp chứng chỉ như: chi phí cấp chứng chỉ cao, thiếu thông tin tin cậy về hiệu quả tài chính của chứng chỉ rừng trồng FSC. 4.3. Chính sách và khung pháp lý hỗ trợ phát triển trồng rừng rừng gỗ lớn - Quyết định số 147 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; - Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 147; - Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; - Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng giai đoạn 2014- 2020; - Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích cho các Công ty Nông, Lâm nghiệp; - Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2020; - Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021- 2025. 300
- 4.4. Kết quả bước đầu trồng rừng thâm canh gỗ lớn tại Việt Nam Năm 2014, cụm từ “Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn” lần đầu tiên được đưa ra tại Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ NN- PTNT về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng. Theo đó trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020 cả nước sẽ chuyển 110.000ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, với 2 loài cây chủ yếu là keo lai và keo tai tượng. Luật Lâm nghiệp năm 2017 khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi thích hợp. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT giao cho Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thực hiện Dự án Trồng rừng thâm canh gỗ lớn (keo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn được thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2019 tại các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị và Cà Mau với quy mô chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 1.120ha (trong đó 360ha keo lai, 760ha keo tai tượng). Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn là 1.140ha đạt 101,8% kế hoạch, tại 86 xã, 58 huyện. 451 hộ tham gia. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Việt Nam (VNCAE), từ năm 2016, một dự án thí điểm tại 10 tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chuyển đổi khoảng 1000 ha rừng gỗ nhỏ (540 hộ) thành rừng gỗ lớn. Sau năm thứ ba thực hiện, 100% hộ gia đình cam kết thực hiện có lợi ích của việc trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ dài hơn (IUCN 2018). Ngoài ra, trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ dài có lợi hơn về dịch vụ môi trường so với rừng gỗ nhỏ chu kỳ ngắn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc hỗ trợ các dịch vụ hệ sinh thái (nước, chất dinh dưỡng trong đất) và giảm thiểu khí hậu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chu kỳ rút ngắn và tích cực bởi chu kỳ dài (Baral và cộng sự, 2016, Roberge và cộng sự, 2016). Hiện tại, một số tỉnh miền Trung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và xây dựng kế hoạch phát triển trồng rừng gỗ lớn trong thời gian tới, cụ thể: 301
- - Tỉnh Quảng Trị có mục tiêu đến năm 2030 phát triển được 60.000 ha rừng gỗ lớn FSC, gấp gần 3 lần so với hiện nay - Tỉnh Thừa Thiên - Huế có kế hoạch phát triển thêm 9.900 ha rừng gỗ lớn đến năm 2025. - Thành phố Đà Nẵng cũng đang xây dựng mục tiêu hình thành được vùng nguyên liệu gỗ chất lượng cao từ trồng rừng gỗ lớn với diện tích 1.200 ha. - Tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch phát triển thêm được 30.000 ha rừng gỗ lớn trong 5 năm tới. 4.6. Lợi ích mang lại từ trồng rừng gỗ lớn so với trồng rừng gỗ nhỏ 4.6.1. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ Maraseni và CS (2017) đã nghiên cứu điển hình tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải (SFC) bằng cách so sánh hiệu quả tài chính từ rừng trồng keo theo các chu kỳ kinh doanh lần lượt là 5, 6 và 10 năm. Luân kỳ kinh doanh 5 năm chỉ nhằm mục đích duy nhất là sản xuất dăm gỗ trong khi vòng quay 6 năm và 10 năm sản xuất cả gỗ và dăm gỗ. Kết quả cho thấy cả ba loại rừng trồng đều cho lợi nhuận dương nhưng lợi nhuận từ rừng trồng luân canh 10 năm (về NPV - Net Present Value và IRR - Internal Rate of Return) cao hơn nhiều so với các loại rừng trồng khác. Bằng cách tăng tuổi luân canh lên 1 năm (tổng cộng 6 năm) và 5 năm (tổng cộng 10 năm) so với thông lệ 5 năm, giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng NPV từ rừng trồng mô hình sẽ tăng lần lượt xấp xỉ 1,57 lần và 4,24 lần. Nghiên cứu của Võ Thị Hải Hiền và CS (2019) đã khảo sát 134 hộ ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, trong đó có 55 hộ trồng lấy gỗ lớn và 79 hộ không trồng lấy gỗ lớn. Bằng cách áp dụng phương pháp “Phân tích lợi ích chi phí”, kết quả nghiên cứu cho thấy rừng trồng gỗ lớn Keo lai (Chu kỳ kinh doanh 10 năm) mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương hơn trồng rừng gỗ nhỏ (Chu kỳ kinh doanh 5 năm) với giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV) của rừng trồng gỗ lớn cao gấp 2,9 lần rừng trồng gỗ nhỏ. 302
- 4.6.2. Các hiệu quả khác của trồng rừng gỗ lớn Ngoài hiệu quả tài chính tăng gấp nhiều lần so với trồng rừng gỗ nhỏ thì việc trồng rừng gỗ lớn còn giúp giảm số lần khai thác, giảm xói mòn đất, tăng khả năng hấp thụ cácbon, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trồng rừng gỗ lớn còn góp phần công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Lợi ích lớn nhất của phát triển rừng gỗ lớn là chủ động tạo nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ, hàng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu 70 - 80% gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu đồ nội thất và mỹ nghệ của nước ta đều yêu cầu sản phẩm sản xuất từ gỗ được cấp chứng chỉ. Để có chứng chỉ này, bắt buộc phải là gỗ khai thác từ những nơi có chứng chỉ rừng FSC, mà để được cấp chứng rừng thì phải là rừng gỗ lớn. Vì thế, để chủ động nguồn cung trong nước cho chế biến đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ, không có cách nào khác, phải phát triển rừng gỗ lớn. 4.5. Những khó khăn thách thức đối với việc phát triển trồng rừng gỗ lớn Nghiên cứu của Võ Thị Hải Hiền và CS (2018) và các nghiên cứu khác ở Quảng Trị đã chỉ ra rằng ra rằng các yếu tố, bao gồm: Sự am hiểu của hộ gia đình đối với các chính sách trồng rừng gỗ lớn, thiếu vốn đầu tư năm thứ 4 - 5, sự đảm bảo về nguồn gốc của cây giống, sự tham gia của hộ gia đình vào dự án chứng chỉ rừng bền vững, và sự ủng hộ của cộng đồng đối với các hoạt động trồng rừng gỗ lớn, có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định trồng rừng gỗ lớn của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Kinh nghiệm từ các dự án thí điểm cũng cho thấy nhận thức về kinh doanh gỗ lớn của người dân còn rất hạn chế. Các hộ gia đình có xu hướng ưa chuộng rừng gỗ nhỏ hơn do chi phí đầu tư thấp hơn, ít rủi ro hơn và dễ tiêu thụ tại chỗ. Trong khi đó, trồng rừng gỗ lớn phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, việc giám sát các dự án rừng trồng khó khăn do đặc thù chu kỳ dài, công tác quản lý và xây dựng chính sách hỗ trợ còn nhiều vướng 303
- mắc. Dưới đây là một số thực tế và khó khăn trong quá trình phát triển rừng trồng quy mô lớn ở các địa phương: - Nhận thức của người dân về hiệu quả trồng rừng gỗ lớn: Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn mới được triển khai thực hiện nên các chủ rừng, nhất là hộ dân chưa nhận thức hết được những lợi ích kinh tế lâu dài mà rừng gỗ lớn mang lại. - Đất đai: Nhiều dự án trồng rừng gỗ lớn triển khai trên địa bàn không có điều kiện thuận lợi về đất đai. Các hộ trồng rừng luân canh còn nhỏ lẻ, phân tán và phân tán, bình quân chỉ 1-2 ha. Sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ có nghĩa là dễ bị tổn thương hơn trước thảm họa và rủ ro. - Giống và kỹ thuật: Trong các dự án trồng rừng gỗ lớn hiện nay, loại gỗ khá đơn điệu, chủ yếu là Keo; thiếu giống tốt đảm bảo tiêu chuẩn để làm gỗ lớn. Việc quản lý chất lượng cây giống cũng bị xóa bỏ. Một số giống mới đã được Bộ NN & PTNT công nhận nhưng chưa được cung cấp cho sản xuất quy mô lớn vì đang trong thời gian khảo nghiệm. Ngoài ra còn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chuyển rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn. - Vốn, tín dụng và thị trường: Trồng rừng gỗ lớn cần vốn đầu tư lớn, chu kỳ dài, thời gian hoàn vốn lâu. Trong khi thủ tục vay vốn ngân hàng phức tạp và lãi suất cao (nếu vay ngân hàng thương mại). Khó dự đoán về nhu cầu và giá gỗ dài hạn do đang trong thời kỳ khai thác gỗ lớn. Nếu không có doanh nghiệp bao tiêu đầu ra thì người dân không muốn trồng gỗ lớn. - Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp phục vụ diện tích rừng thâm canh, trồng rừng còn thiếu và xuống cấp. - Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia trồng rừng ngày càng ít, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu kiến thức mới, tham gia chuỗi liên kết, tuân thủ các yêu cầu về chứng chỉ rừng bền vững, khả năng tiếp cận thị trường... - Rủi ro về thiên tai như bão lũ, cháy rừng và sâu bệnh hại. 304
- - Ngoài ra, diện tích đất trồng rừng của các hộ dân hiện nay phần lớn là manh mún, nhỏ lẻ và nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động trồng rừng gỗ lớn. 5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG GỖ LỚN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 5.1. Định hướng chiến lược của chính phủ - Các nội dung ưu tiên đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ chủ trương đầu tư Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, bên cạnh các nhiệm vụ chủ yếu để phát triển lâm nghiệp bền vững, Chính phủ nêu rõ, các nội dung ưu tiên đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 về phát triển giống cây lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn: “Đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp và lâm sản ngoài gỗ, gồm: chọn, tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống theo hướng công nghiệp, hiện đại, tạo đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, rừng chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn”. 5.2. Các giải pháp phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam - Làm rõ khái niệm “gỗ lớn” để thống nhất quản lý; ban hành hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng thâm canh, cung cấp nguyên liệu gỗ lớn, chuyển rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. 305
- - Rà soát đất trống, rừng sản xuất là rừng trồng hiện có để xác định diện tích rừng chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn, diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh kinh doanh rừng gỗ lớn. Trên cơ sở đó qui hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn ổn định cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Cụ thể cần điều chỉnh cơ cấu rừng trồng cho phù hợp, ổn định khoảng 3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất, nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn. Xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ để cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận. - Xây dựng qui hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với các cơ sở chế biến lâm sản, tạo chuỗi giá trị liên kết sản xuất - chế biến - tiêu dùng. - Đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển cây giống lâm nghiệp, nhằm cung cấp giống chất lượng tốt, cho năng suất cao, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. - Rà soát và phát triển hệ thống các chính sách toàn diện về đất đai, vốn, lâm nghiệp, bảo hiểm, đầu tư lâm sinh. - Xây dựng các biện pháp kiểm soát để đảm bảo lợi ích công bằng cho người trồng gỗ lớn. - Xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính, chính sách thuế để hỗ trợ các hộ tham gia trồng rừng luân canh lâu dài gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC, đẩy mạnh quản lý nguồn gỗ hợp pháp công khai. Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ. - Mở rộng các mô hình liên kết chủ rừng - công ty lâm nghiệp - hộ trồng rừng - công ty chế biến gỗ. 306
- - Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hỗ trợ người dân tham gia nghề rừng, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp tạo điều kiện cho người dân cũng như cho công tác khai thác cơ giới, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. - Ðẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác theo dõi, giám sát tài nguyên rừng, xây dựng bản đồ thiên tai và thông tin rộng rãi cho các chủ rừng. - Nghiên cứu chính sách bảo hiểm cây lâm nghiệp, nghiên cứu, đề xuất thành lập quỹ quản lý rủi ro rừng trồng. - Nghiên cứu về việc chi trả cho các dịch vụ hấp thụ carbon cho các rừng trồng quy mô lớn và dài hạn. - Tạo điều kiện tăng cường hội nhập quốc tế để tiếp cận khoa học và công nghệ lâm nghiệp tiên tiến cũng như nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp... KẾT LUẬN Sản xuất, kinh doanh rừng trồng cung cấp gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để từng bước chuyển đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay, phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Nhằm phát triển trồng rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường, ngành lâm nghiệp nước ta cần có những định hướng cụ thể từ công tác quy hoạch phát triển rừng đến công tác giống cây trồng lâm nghiệp, kỹ thuật lâm sinh và những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các chủ rừng trong hoạt động trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. 307
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Baral, H., M. R. Guariguata and R. J. Keenan (2016). "A proposed framework for assessing ecosystem goods and services from planted forests." Ecosystem Services 22: 260-268. CSIL Centre for Industrial Studies (2019). The furniture industry in Vietnam, Market Research Report. CSIL Centre for Industrial Studies. IUCN (2018). Strenthening Policies and Financing for Sustainable Development of Longer Rotation Forest Plantation in Vietnam. Da Nang, Vietnam, IUCN National Committee of the Netherlands: 2-7. Maraseni, T. N., H. L. Son, G. Cockfield, H. V. Duy and T. Dai Nghia (2017). "Comparing the financial returns from acacia plantations with different plantation densities and rotation ages in Vietnam." Forest policy and economics 83: 80-87. MARD (2013). Decision 1565/QD-BNN-TCLN. Decision on approving the "Forestry Sector Reform Proposal". Vietnam Ministry of Agriculture and Development. Hanoi. MARD (2014). Decision 774/QD-BNN-TCLN. Decision on Approved action plan for improving production forest, quality, and value for 2014-2020. Vietnam Ministry of Agriculture and Development. Hanoi. MONRE (2012). Decision 1482/WD-BTNMT, Vietnam Ministry of Nature Resources and Environment, Hanoi. Nguyen Vinh Quang, To Xuan Phuc, N. B. Treanor, Nguyen Ton Quyen and C. T. Cam (2018). "Linking Smallholder Plantations to Global Markets: Lessons from the IKEA model in Vietnam." Forest Trends, Washington, DC, USA. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (2020), Việt nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thực trạng 2019 và xu hướng 2020. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (2021), Việt nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thực trạng 2020 và xu hướng 2021. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh (2018), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triền bền vững. Triệu Văn Hùng, Phạm Thu Thủy and Đào Thị Linh Chi (2020). Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và đề xuất nội dung Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, CIFOR. 308
- Vietnam Prime Minister (2016). Decision 38/2016/QD-TTg. Decision on issuance of a some policies on forest protection, development and investments in infrastructure support, also policies for agriculture and forestry companies, Vietnam Prime Minister, Hanoi. Vo Thi Hai Hien, Le Dinh Hai, and Lưu Thi Van (2019). "Small-sized timber or large-sized timber plantation: a case study in Vinh Linh district, Quang Tri province. 309
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trồng thâm canh cây gỗ lớn trong các mô hình Nông lâm kết hợp
11 p | 350 | 124
-
Báo cáo Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ năm 2017
35 p | 67 | 12
-
Hướng dẫn trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững phục vụ vùng nguyên liệu
132 p | 22 | 9
-
Báo cáo Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam
31 p | 65 | 5
-
Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030
11 p | 40 | 5
-
Một số biện pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2 p | 33 | 3
-
Đánh giá thực trạng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
13 p | 33 | 3
-
Chọn lọc cây trội Đinh đũa (Stereospermum colais) cho mục tiêu phát triển rừng trồng bản địa gỗ lớn
10 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
9 p | 8 | 2
-
Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ
9 p | 60 | 2
-
Nhận diện các trở ngại trong phát triển rừng gỗ lớn của nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
10 p | 21 | 2
-
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và chế độ che sáng đến sinh trưởng và phát triển cây con Re gừng (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) giai đoạn vườn ươm
10 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống thông 5 lá (Pinus dalatensis) tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
9 p | 4 | 1
-
Biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth.) tại khảo nghiệm tại Nam Đàn, Nghệ An
12 p | 1 | 1
-
Thực trạng và giải pháp phát triển rừng trồng Keo lai theo hướng kinh doanh gỗ lớn quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị
13 p | 3 | 1
-
Giải pháp quản lý rừng theo hướng bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh
8 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib) tại 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
10 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn