Phẫu thuật chuyển thần kinh phụ đến thần kinh trên vai phục hồi dạng vai bằng đường sau, một phẫu thuật hứa hẹn trong điều trị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Báo cáo ca lâm sàng
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày mục tiêu: Áp dụng phương pháp chuyển thần kinh phụ đến thần kinh trên vai bằng đường sau phục hồi dạng vai trong điều trị tổn thương mức độ rễ đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) để có nhận định bước đầu về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trước khi triển khai rộng rãi hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phẫu thuật chuyển thần kinh phụ đến thần kinh trên vai phục hồi dạng vai bằng đường sau, một phẫu thuật hứa hẹn trong điều trị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Báo cáo ca lâm sàng
- Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học PHẪU THUẬT CHUYỂN THẦN KINH PHỤ ĐẾN THẦN KINH TRÊN VAI PHỤC HỒI DẠNG VAI BẰNG ĐƯỜNG SAU, MỘT PHẪU THUẬT HỨA HẸN TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Trương Trọng Tín1,2, Tăng Ngọc Đạt1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ổn định và phục hồi dạng vai trong tổn thương đám rối thần kinh cánh tay bằng phương pháp phẫu thuật chuyển thần kinh phụ đến thần kinh trên vai theo đường kinh điển phía trước có thể làm yếu một phần cơ thang. Phương pháp phẫu thuật qua đường mổ phía sau do Guan SB và Bahm J khởi xướng từ năm 2004 được mong đợi là khắc phục được một số nhược điểm của phẫu thuật đường phía trước. Đường mổ này bảo tồn chức năng phần trên cơ thang và chuyển thần kinh gần cơ mục tiêu hơn giúp tái phân bố sớm cơ trên gai. Mục tiêu: Áp dụng phương pháp chuyển thần kinh phụ đến thần kinh trên vai bằng đường sau phục hồi dạng vai trong điều trị tổn thương mức độ rễ đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) để có nhận định bước đầu về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trước khi triển khai rộng rãi hơn. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Năm bệnh nhân tổn thương ĐRTKCT mức độ rễ, không phục hồi với điều trị bảo tồn. Kết quả: Thời gian theo dõi ngắn nhất 3,5 tháng dài nhất 14 tháng với sức cơ trên gai M3-4, tầm vận động chủ động dạng vai từ 200 đến 400. Bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vận động dạng vai lúc 2,5 tháng (sức cơ M2). Luôn tìm được thần kinh trên vai, có một trường hợp biến chứng chảy máu. Sức cơ thang hầu như không bị ảnh hưởng đạt sức cơ M4-5. Kết luận: Phẫu thuật chuyển thần kinh phụ tới thần kinh trên vai bằng đường sau hứa hẹn là phương pháp hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng dạng vai trên bệnh nhân tổn thương ĐRTKCT mức độ rễ. Từ khóa: tiếp cận lối sau, chuyển thần kinh, thần kinh phụ, thần kinh trên vai, tổn thương ĐRTKCT ASTRACT DORSAL APPROACH TO TRANSFER THE DISTAL SPINAL ACCESSORY NERVE TO THE SUPRASCAPULAR NERVE FOR RESTORATION OF SHOULDER ABDUCTION, A PROMISING SURGERY IN THE TREATMENT OF BRACHIAL PLEXUS INJURIES: CASE REPORT Truong Trong Tin, Tang Ngoc Dat * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 124 - 130 Background: In the conventional anterior approach to transfer the spinal accessory nerve to the suprascapular nerve for stabilization and restoration of shoulder abduction often results in partial loss of trapezius muscle function. Dorsal approach as described initially by Guan SB and Bahm J in 2004 is expected to overcome some of these drawbacks of the anterior transfers. This approach preserved the function of upper trapezius muscle and the nerve transfer being closer to the target muscle produced an early reinnervation of the supraspinatus muscles. Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Chợ Rẫy 1 Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình -Phục Hồi Chức Năng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trương Trọng Tín ĐT: 0937006006 Email: drtruongtrongtin@yahoo.com.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(1):124-130. DOI: 10.32895/hcjm.m.2024.01.18 124
- Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Objectives: Application of dorsal approach to transfer the distal spinal accessory nerve to the suprascapular nerve for restoration of shoulder abduction in the treatment of brachial plexus injuries at the root level serves as the first assessment of the advantages and disadvantages of the method before wider deployment. Methods: Case series report. Five patients with brachial plexus injuries at the root level lesions, did not recover with conservative treatment. Results: The shortest follow-up period was 3.5 months and the longest was 14 months with supraspinatus muscle strength at M3-4; active range of motion of the shoulder abduction from 200 to 400, indicating recovery of the shoulder movement at 2.5 months (M2 muscle strength in particular) and always finding the suprascapular nerve, while there was one case of bleeding complications, though trapezius muscle strength was almost not affected, reaching M4-5 muscle strength. Conclusions: Surgical transfer of the accessory nerve to the suprascapular nerve by the posterior approach promises to be an effective method in helping restore shoulder abduction function in patients with brachial plexus injury at the root level. Keyword: dorsal approach, nerve transfer, spinal accessory nerve, suprascapular nerve, brachial plexus injuries ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay Đối tượng nghiên cứu (ĐRTKCT) do chấn thương là tổn thương nặng Bệnh nhân (BN) tổn thương hoàn toàn hoặc gây mất chức năng và để lại di chứng lâu dài. thân trên ĐRTKCT mức độ rễ được chẩn đoán Giữ vững kèm với phục hồi chức năng khớp vai dựa trên lâm sàng, cộng hưởng từ, điện cơ đồ và là một trong những mục tiêu điều trị chính(1). Y không phục hồi với điều trị bảo tồn. văn ghi nhận kết quả tốt hơn khi chuyển trực Phương pháp nghiên cứu tiếp phần xa thần kinh phụ vào vào thần kinh Thiết kế nghiên cứu trên vai so với dùng mảnh ghép từ rễ C5(2). Báo cáo hàng loạt ca. Trước đây, phẫu thuật chuyển phần xa thần Đánh giá bệnh nhân trước mổ kinh phụ tới thần kinh trên vai qua đường mổ Những bệnh nhân có tổn thương ĐRTKCT phía trước được sử dụng rộng rãi và được xem đến khám tại khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh là phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị tổn hình (CTCH) bệnh viện Chợ Rẫy được khám, thương thân trên của ĐRTKCT(1). Tuy nhiên, có đánh giá tổn thương vị trí mức độ rễ dựa vào các một cách tiếp cận khác là phương pháp phẫu dấu hiệu: thuật qua đường mổ phía sau do Guan SB và - Lâm sàng: ghi nhận những dấu hiệu gợi ý Bahm J khởi xướng từ năm 2004 được cho là tổn thương mức độ rễ(5). chuyển thần kinh gần các cơ mục tiêu hơn và + Đau rát bỏng ở vùng tay không có cảm giác; ngăn ngừa tổn thương các nhánh gần của thần + Teo mất chức năng các cơ gốc chi, xương kinh phụ phân bố cho cơ thang(3,4). bả vai dang như cánh chim; Mục tiêu + Hội chứng Horner: sụp mi, đồng tử co nhỏ. Áp dụng phương pháp chuyển thần kinh - Cận lâm sàng cộng hưởng từ ĐRTKCT, phụ đến thần kinh trên vai bằng đường sau điện cơ đồ xác định tổn thương mức độ rễ phục hồi dạng vai trong điều trị tổn thương mức ĐRTKCT. độ rễ ĐRTKCT để có nhận định bước đầu về ưu Phương pháp phẫu thuật điểm và nhược điểm của phương pháp trước khi Bệnh nhân được kê nằm trên bàn mổ triển khai rộng rãi hơn. nghiêng 900 về phía bên tay không tổn thương, 125
- Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học đầu được kê nâng lên khoảng 400. Các mốc giải vai, nhánh vào bó dưới cơ thang của thần kinh phẫu được ghi nhận gồm góc mỏm cùng vai, gai phụ theo Colbert và Mackinnon(6,7). Các mốc này vai, bờ trong xương bả vai, đường giữa cột sống được vẽ đánh dấu trên da bệnh nhân (Hình 1). và tính ước lượng vị trí đường đi thần kinh trên A B Hình 1. Các mốc giải phẫu và ước lượng vị trí đường đi thần kinh theo Colbert và Mackinnon (A). Các mốc này được vẽ đánh dấu trên da bệnh nhân (B). Nguồn: Tác giả, bệnh nhân số 4 Trình tự phẫu thuật máy kích thích điện trước khi cắt. Nhánh thần Đường rạch da khoảng 10 - 12cm song song kinh phụ sau đó được nối tận tận với thần kinh với gai vai. Cơ thang được tách khỏi chỗ bám trên vai bằng chỉ Nylon 9.0 dưới kính loup độ trên gai vai theo đường rạch da. Vách gian cơ phóng đại 6X (Hình 3). giữa cơ thang và cơ trên gai được bóc tách để Khâu lại cơ thang vào gai vai với vicryl 2.0. bộc lộ bó mạch thần kinh phụ cho bó dưới cơ Khâu kín da, không dẫn lưu. Sau mổ băng cố thang nằm ở mặt dưới cơ thang. Nhánh thần định tay vào người kiểu Desault. kinh phụ cho bó dưới cơ thang được tách riêng khỏi bó mạch và được bóc tách tới phần xa nơi nó chia nhiều nhánh vào cơ thang. Chúng tôi sử dụng máy kích thích điện để hỗ trợ tìm kiếm và đánh giá tính toàn vẹn của sợi thần kinh trước khi cắt. Tiếp theo sờ dọc theo bờ trên của xương bả vai bằng ngón tay trỏ và tìm thấy khuyết vai. Kéo mạnh cơ thang lên trên và bờ trên cơ trên gai xuống dưới nhìn thấy dây chằng ngang trên vai màu trắng sáng nằm phủ trên khuyết vai (Hình 2). Cột thắt động mạch và tĩnh mạch trên vai nằm ngay trên dây chằng. Ở đây cắt dây chằng ngang trên vai chú ý bảo vệ thần kinh trên vai nằm ngay bên dưới dây chằng trong khuyết vai. Hình 2: Dây chằng ngang trên vai được bộc lộ. Bóc tách, bộc lộ và kiểm tra dây thần kinh với Nguồn: Tác giả, bệnh nhân số 2 126
- Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 nách nách TK trên vai TK trên vai đầu TK Phụ đầu cột sống TK phụ cột sống nơi khâu nối tận-tận A B Hình 3: Bộc lộ thần kinh trên vai, nhánh thần kinh phụ cho bó dưới cơ thang (A) và khâu nối tận- tận (B). Nguồn: Tác giả, bệnh nhân số 2 Chăm sóc hậu phẫu và tái khám - Thời gian khâu nối vi phẫu hai đầu tận Hậu phẫu bệnh nhân được mang đai thần kinh. Desault trong 3 tuần. - Sức cơ trên gai, sức cơ thang, tầm vận Sau đó bắt đầu ngay phục hồi chức năng với động chủ động dạng vai. các bài tập kéo giãn thụ động, tập vận động các - Thời gian bắt đầu có dấu hiệu phục hồi cơ khớp và kích thích điện theo Kelly BM(8). trên gai. Bệnh nhân được hẹn tái khám hàng tháng, KẾT QUẢ mỗi lần tái khám chúng tôi đánh giá trương Đặc điểm tổn thương lực cơ trên gai, mức độ dạng vai, sức cơ thang. Năm bệnh nhân trong nghiên cứu này đa số Để hạn chế các yếu tố gây nhiễu, bác sĩ chuyên là nam, tuổi nhỏ nhất 26 và lớn nhất là 39, đa số khoa phục hồi chức năng sẽ đánh giá sức cơ bị tổn thương bên tay không thuận, thời gian từ trên gai, sức cơ thang và tầm vận động chủ lúc thương tổn tới khi được phẫu thuật sớm nhất động dạng vai. là 5 tháng và muộn nhất là 13 tháng, nguyên Các biến số về phẫu thuật và theo dõi sau nhân đều do tai nạn giao thông (TNGT) với vị trí mổ được thu thập: tổn thương mức độ rễ với kiểu tổn thương giật - Thời gian phẫu thuật. đứt và nhổ rễ. - Thời gian tìm kiếm nhánh vào bó dưới cơ Bốn trường hợp liệt hoàn toàn và một trường thang thần kinh phụ và thần kinh trên vai. hợp liệt thân trên. Có một trường hợp liệt hoàn - Biến chứng chảy máu: chảy máu, cầm toàn kèm theo tắc động mạch dưới đòn. Bảng 1 máu khó khăn trong lúc mổ do tuột nốt chỉ cột mô tả chi tiết đặc điểm của các bệnh nhân trong cầm máu động mạch trên vai. mẫu nghiên cứu. - Tỷ lệ khâu nối được tận tận hai đầu thần kinh không cần mảnh ghép. Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bệnh nhân 1 2 3 4 5 Đặc điểm Giới tính Nam Nam Nam Nam Nữ Tuổi 26 29 28 27 39 Tay tổn thương Trái Phải Trái Trái Trái Tay thuận Phải Phải Phải Phải Phải 127
- Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Bệnh nhân 1 2 3 4 5 Đặc điểm Thời gian từ lúc tổn thương đến khi 5 13 5 5,5 8 phẫu thuật (tháng) Nguyên nhân TNGT TNGT TNGT TNGT TNGT Hoàn toàn, mức Hoàn toàn, Hoàn toàn, mức độ rễ Hoàn toàn, Thân trên, Vị trí và kiểu tổn thương độ rễ mức độ rễ Kèm tắc ĐM dưới đòn mức độ rễ mức độ rễ Kết quả các đặc điểm liên quan đến phẫu thuật Bảng 2. Các đặc điểm liên quan đến phẫu thuật Bệnh nhân 1 2 3 4 5 Đặc điểm Thời gian phẫu thuật 2h00’ 2h30 2h00’ 2h00 2h00’ Thời gian tìm nhánh của thần kinh phụ 30’ 30’ 30’ 30’ 30’ Thời gian tìm thần kinh trên vai 45’ 45’ 45’ 45’ 45’ Có, mất thời gian Biến chứng chảy máu không không không không cầm máu 30’ Khâu nối được tận-tận hai đầu thần kinh Khâu được Khâu được Khâu được Khâu được Khâu được Thời gian khâu nối vi phẫu 15’ 15’ 15’ 15’ 15’ Kết quả phẫu thuật chuyển thần kinh bằng đường sau Bảng 3. Kết quả chức năng khớp vai trong nghiên cứu Bệnh nhân 1 2 3 4 5 Thời gian theo dõi (tháng) 7 14 6 7 3,5 Thời gian bắt đầu có dấu hiệu phục hồi cơ trên gai (M2) 2,5 tháng 2,5 tháng 2,5 tháng 2,5 tháng 2,5 tháng Sức cơ trên gai M4 M4 M4 M4 M3 Tầm vận động chủ động dạng vai 300 400 350 300 200 Sức cơ thang M5 M5 M5 M5 M4 A B Hình 4. Kết quả phục hồi dạng vai với tầm vận động chủ động khoảng 150 sau 3 tháng (A) và đạt 350 sau 6 tháng (B). Nguồn: Tác giả, bệnh nhân số 3 Qua thời gian theo dõi dài nhất là 14 tháng tháng với sức cơ M2, đạt được sức cơ M3 lúc và ngắn nhất 3,5 tháng. Chúng tôi ghi nhận tất khoảng 3,5 tháng, tầm vận động dạng vai đạt cả các bệnh nhân đều phục hồi cơ lực, thời gian cao nhất 400 và thấp nhất 200 (Hình 4). Chi tiết bắt đầu có dấu hiệu hồi phục lúc khoảng 2,5 được ghi trong Bảng 3. 128
- Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 BÀN LUẬN bộc lộ thần kinh phụ và trên vai theo đường sau Phục hồi chức năng khớp vai là một trong luôn tìm được thần kinh và có thể khâu nối tận những mục tiêu điều trị chính ở bệnh nhân có tận mà không cần mảnh ghép. tổn thương ĐRTKCT. Trong đó thần kinh trên Bhandari PS trong báo cáo của mình có đề vai và thần kinh nách giữ vai trò chi phối chính cập cần cẩn thận cột thắt động mạch và tĩnh cho nhóm cơ thực hiện chức năng dạng và xoay mạch trên vai vì dễ gây chảy máu, cầm máu khó ngoài khớp vai, do đó là mục tiêu quan trọng khăn(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi có một trong điều trị. Chức năng của thần kinh phụ khi trường hợp gặp biến chứng chảy máu trong lúc nâng vai có vai trò hiệp đồng với chức năng bóc tách bộc lộ thần kinh trên vai do tuột nốt chỉ dạng vai(9). Vì vậy, thần kinh phụ được ưu tiên cột cầm máu động mạch, tĩnh mạch trên vai, chuyển vào thần kinh trên vai nhằm phục hồi chúng tôi phải mất khoảng 30 phút cẩn thận cầm chức năng khớp vai. Trong một phân tích tổng, máu đồng thời phải bảo tồn thần kinh trên vai Merrell GA ghi nhận chuyển thần kinh phụ vào nằm ngay bên dưới. Vì vậy, cần cẩn thận bộc lộ thần kinh trên vai là lựa chọn thích hợp nhất và cột thắt động mạch, tĩnh mạch trên vai trước trong phục hồi chức năng dạng vai(6). khi cắt dây chằng ngang trên vai. Với đường tiếp cận phía trước truyền Trong nghiên cứu của chúng tôi với năm thống tồn tại một số vấn đề, tác giả Bertelli JA bệnh nhân với thời gian theo dõi khá ngắn, dài ghi nhận trong nhiều trường hợp tổn thương nhất 14 tháng ngắn nhất 3,5 tháng. Thời gian ghi ĐRTKCT thần kinh trên vai bị tuột xuống sâu nhận bắt đầu có dấu hiệu phục hồi cơ trên gai sau dưới xương đòn khiến việc tiếp cận bằng trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,5 tháng. Khi đường trước gặp khó khăn(1). Tác giả Nagano thực hiện phương pháp chuyển thần kinh này A cũng ghi nhận thần kinh trên vai có thể bị theo đường sau khoảng cách từ vị trí chuyển tới tổn thương ở nhiều đoạn khác nhau trên toàn nhóm cơ mục tiêu giảm đáng kể do đó rút ngắn bộ dây thần kinh không phải là hiếm và kết được thời gian tái phân bố thần kinh. Guan SB quả phục hồi cơ trên gai kém là do có thể bị ghi nhận thời gian trung bình để có sự phục hồi tổn thương ở phía xa của thần kinh trên vai. chức năng dạng vai trên lâm sàng là 7,6 ± 2,9 Mikami Y cũng ghi nhận có hai tổn thương tháng sớm hơn có ý nghĩa so với khi chuyển trên dây thần kinh trên vai ở 7/22 bệnh nhân thần kinh bằng đường trước(3). Tác giả Bhandari nghiên cứu(10). Ngoài ra khi tiếp cận bằng PS cũng ghi nhận kết quả tương tự(7). đường trước việc đạt được độ dài của thần Về chức năng khớp vai sau phẫu thuật kinh phụ để có thể khâu nối tận tận có thể chúng tôi ghi nhận sức cơ trên gai đạt M3-4, với khiến mất một số nhánh chi phối cho phần tầm vận động dạng vai chủ động lớn nhất 400 trên cơ thang dẫn tới mất một phần chức năng nhỏ nhất 200. Trong đó bệnh nhân đạt mức dạng cơ thang(1). vai lớn nhất có thời gian theo dõi dài nhất và Phương pháp phẫu thuật qua đường mổ ngược lại. Tác giả Guan SB ghi nhận mức dạng phía sau do Guan SB và Bahm J khởi xướng từ vai trung bình là 62,80 ± 12,60 và chức năng xoay năm 2004 được cho là chuyển thần kinh gần các ngoài khớp vai gần như bình thường(3). Bhandari cơ mục tiêu hơn tạo ra sự tái phân bố thần kinh PS ghi nhận tầm vận động dạng vai trong sớm đến cơ trên gai và ngăn ngừa tổn thương khoảng 70-1700, tầm xoay ngoài đạt 30-800(7). Các các nhánh gần của thần kinh phụ phân bố cho cơ nghiên cứu trên đều có thời gian theo dõi lâu thang(3,4). Báo cáo ghi nhận luôn tìm được thần hơn trong nghiên cứu của chúng tôi như tác giả kinh trên vai bằng đường sau và khâu nối tận Guan SB là 23,5 tháng hay tác giả Bhandari PS là tận hai đầu dây thần kinh không cần mảnh 20 tháng(3,7). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ghép. Trong số năm bệnh nhân của chúng tôi khi trong khoảng thời gian theo dõi không phải quá 129
- Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học dài chức năng khớp vai có dấu hiệu phục hồi tốt 2. Midha R (2004). Nerve transfers for severe brachial plexus injuries: a review. Neurosurg Focus, 16(5):E5. cho thấy khả năng về lâu dài rất khả quan. 3. Guan SB, Hou CL, et al (2006). Restoration of shoulder Tương tự như các tác giả khác chúng tôi cũng abduction by transfer of the spinal accessory nerve to suprascapular nerve through dorsal approach: a clinical study. ghi nhận sức cơ thang không giảm đáng kể so Chin Med J (Engl), 119 (9):707-712. với trước phẫu thuật, tất cả đạt mức M4-5. 4. Bahm J, Noaman H, Becker M (2005). The Dorsal approach to the suprascapular nerve in neuromuscular reanimation for KẾT LUẬN obstetric brachial plexus lesions. Plast Reconstr Surg, 115:240-44. Phục hồi chức năng khớp vai là một trong 5. Mark TJ et al (2012). Peripheral Nerve Injuries. In: S. Terry Canale. Campbell’s Operative Orthopaedics, Edition 12, những ưu tiên hàng đầu ở bệnh nhân tổn Volume 1, COO4, Part XVI, chapter 62, pp3062-3075. thương ĐRTKCT. Phẫu thuật chuyển thần kinh Elsevier/Mosby, Philadelphia. phụ tới thần kinh trên vai qua đường sau là một 6. Merrell GA, Barrie KA, et al (2001). Results of nerve transfer techniques for restoration of shoulder and elbow function in phương pháp hiệu quả trong phục hồi chức the context of a meta-analysis of the English literature. J Hand năng dạng và xoay ngoài khớp vai. Đường tiếp Surg Am, 26(2):303-314. 7. Bhandari PS, Deb P (2011). Dorsal approach in transfer of the cận này cho phép khâu nối thần kinh trực tiếp distal spinal accessory nerve into the suprascapular nerve: mà không cần mảnh ghép từ đó cho phép phục histomorphometric analysis and clinical results in 14 cases of hồi chức năng nhóm cơ nhận sớm hơn, đồng upper brachial plexus injuries. J Hand Surg Am, 36(7):1182- 1190. thời không làm ảnh hưởng tới chức năng cơ 8. Kelly BM (2012). Rehabilitation concepts for adult brachial thang. Qua kết quả đánh giá ban đầu trên 5 bệnh plexus injuries. In: Kevin Chung. Practical Management of nhân chúng tôi nhận thấy phẫu thuật chuyển Pediatric and Adult Brachial Plexus Palsies, section 3, Chapter 21, pp314-315. Elsevier. thần kinh phụ tới thần kinh trên vai bằng đường 9. Vekris MD, Beris AE, et al (2010). Shoulder reanimation in sau hứa hẹn là phương pháp hiệu quả trong việc posttraumatic brachial plexus paralysis, Injury, 41(3):312-318. 10. Mikami Y, Nagano A, et al (1997). Results of nerve grafting for giúp phục hồi chức năng dạng vai trên bệnh injuries of the axillary and suprascapular nerves. J Bone Joint Surg nhân tổn thương ĐRTKCT mức độ rễ nên được Br, 79(4):527-531. triển khai rộng rãi. Ngày nhận bài: 10/05/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày chấp nhận đăng bài: 04/06/2024 1. Bertelli JA, Ghizoni MF (2007). Transfer of the Accessory Nerve to the Suprascapular Nerve in Brachial Plexus Reconstruction. Ngày đăng bài: 06/06/2024 Journal of Hand Surgery, 32:989-998. 130
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GÂY MÊ TĨNH MẠCH TOÀN BỘ
6 p | 168 | 19
-
Dấu hiệu đau đầu do căn nguyên u não (Kỳ I)
6 p | 150 | 16
-
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
18 p | 134 | 13
-
SỬ DỤNG THUỐC TRONG PHẪU THUẬT THẦN KINH
6 p | 94 | 8
-
Kết quả ban đầu của kỹ thuật chuyển vị xương đe tự thân
3 p | 96 | 7
-
Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng thần kinh trên vai và nhánh xa thần kinh phụ
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn