YOMEDIA
ADSENSE
PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT
140
lượt xem 18
download
lượt xem 18
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thoát vị não màng não (TVNMN) vùng trán mũi là bệnh lý hiếm gặp trong bệnh lý ngoại thần kinh nhi ở Việt Nam. TVNMN vùng trán mũi làm biến dạng nặng nề vùng sọ mặt, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ. Bốn mươi mốt trường hợp TVNMN vùng trán mũi đã được chẩn đoán, điều trị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Không xảy ra biến chứng hoặc tái phát sau mổ. Nhiều cải tiến kỹ thuật về đường rạch da, cách mở sọ, chuẩn bị trước mổ, trong lúc mổ… lần đầu tiên...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT
- PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT TẠI BV CHỢ RẪY 2001 - 2008 PGS.TS. BS Dương Minh Mẫn TÓM TẮT Thoát vị não màng não (TVNMN) vùng trán mũi là bệnh lý hiếm gặp trong bệnh lý ngoại thần kinh nhi ở Việt Nam. TVNMN vùng trán mũi làm biến dạng nặng nề vùng sọ mặt, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ. Bốn mươi mốt trường hợp TVNMN vùng trán mũi đã được chẩn đoán, điều trị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Không xảy ra biến chứng hoặc tái phát sau mổ. Nhiều cải tiến kỹ thuật về đường rạch da, cách mở sọ, chuẩn bị trước mổ, trong lúc mổ… lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Đặc biệt trong đợt mổ tháng 5/2008, phẫu thuật tái tạo mũi mặt không để lại vết sẹo trên da mặt. 1. Đặt vấn đề: Thoát vị não – màng não (TVNMN) vùng trán mũi là một trong các bệnh lý dị tật sọ mặt (DTSM) thường xảy ra ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Thái Lan, Malaysia, Burmo, tần suất 1/6000 trẻ sơ sinh; chiếm tỷ lệ thấp so với TVNMN vùng chẩm 9,5/2 (1,2) Y văn nói về TVNMN vùng trán mũi ở Việt Nam gần như chưa có, tuy nhiên bệnh lý này được phát hiện khá nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, qua các đợt
- khám bệnh giúp đỡ người dân tộc. Từ năm 2001 đến tháng 4 năm 2008, chúng tôi đã tầm soát được 41 trường hợp TVNMN vùng trán mũi,và đã phẫu thuật các bệnh nhi bị khuyết tật này tại Bệnh viện Chợ Rẫy, với kết quả khá tốt: không có các biến chứng, không tái phát sau mổ. Đã áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật về đường rạch da, mở sọ, chuẩn bị trước mổ, và trong lúc mổ… 2. Hoạt động của nhóm Phẫu thuật dị tật sọ mặt (PTDTSM) BV Chợ Rẫy 2.1. Dấu mốc năm tháng 13/6 – 23/6/2001: Đoàn phẫu thuật Nụ cười Úc - Operation Smile Australia (OSA) đến BVCR mổ các trường hợp biến dạng sọ mặt, không mổ TVNMN vùng mặt.(Khám 10 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 16/4 – 26/4/2004: OSA kết hợp BVCR mổ 4 TVNMN vùng trán mũi.(Khám 14 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 5/2004 – 3/2005: nhóm PTDTSM BVCR mổ tiếp 18 ca TVNMN vùng trán mũi. 22/4 – 02/5/2006: OSA kết hợp với BVCR: mổ 5 ca TVNMN vùng trán mũi. (Khám 16 bệnh nhân, phẫu thuật 6 trường hợp).
- 28/4 – 28/4/2007: OSA kết hợp với BVCR: mổ 4 ca TVNMN vùng trán mũi. (Khám 18 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 19/11/2007 –23/11/2008: nhóm PTDTSM BVCR mổ 06 ca TVNMN vùng trán mũi. 17/5-25/05/2008: OSA kết hợp với BVCR: mổ 4 ca TVNMN vùng trán mũi. (Khám 7 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 2.2. Số liệu BN TVNMN vùng trán mũi: tổng số ca mổ là 41 ca OSA kết hợp BVCR: 17 ca Nhóm PTDTSM BVCR 24 ca Các bệnh lý mặt: 5 ca Đã có 5 đợt phối hợp phẫu thuật giữa OSA – BVCR (2004- 2008) 2.3 Tổ chức hoạt động Tổ chức tốt nhóm phẫu thuật dị tật sọ mặt là chìa khoá quyết định sự thành công. Chúng tôi đã tổ chức và điều phối hiệu quả một ê kíp phẫu thuật có kỷ luật, tuân thủ các quy trình chẩn đoán, điều trị như:
- - Tiếp nhận bệnh nhi: có mẫu bệnh án, chụp hình chân dung có tên tuổi trên hình để tránh nhầm lẫn. - Gây mê – hồi sức: các bệnh nhi được theo dõi kỹ trong lúc mổ và sau mổ; chú ý tới các chi tiết nhỏ nhất, như ủ ấm, theo dõi nhiệt độ thường xuyên,... - Kíp mổ Ngoại thần kinh – Thẩm mỹ mũi mặt phối hợp nhịp nhàng, không để thời gian chết trong lúc mổ, mỗi ca mổ đều có cải tiến kỹ thuật để cuộc mổ tốt hơn, mất ít thời gian hơn. Nhóm PTDTSM đã hình thành các bộ phận chuyên trách cho loại phẫu thuật này như: - Ngoại thần kinh: Mở sàn sọ trước, tái tạo thoát não-màng não. Mở và đóng da – xương sọ. Làm VP shunt - Phẫu thuật tạo hình: Chỉnh hình, tái tạo mũi mặt, hốc mắt… - Gây mê: Chuyên trách gây mê.
- Đặt dẫn lưu dịch não tủy vùng thắt lưng trong lúc mổ. - Hồi sức: sau mổ. - Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT não và Xquang phổi. - Y xã hội: lo lắng chỗ ăn ở - đi về cho bệnh nhân và thân nhân. Từ năm 2004 đến năm 2006: Đoàn OSA qua BVCR gồm 14 người, trong đó có 2 phẫu thuật viên thần kinh và 1 bác sỹ gây mê. Từ năm 2007 đến năm 2008: Đoàn OSA qua BVCR chỉ còn 6 người, không có phẫu thuật viên thần kinh và bác sỹ gây mê do BVCR đã đảm nhận tốt công việc này. Số liệu nghiên cứu: Kết quả số liệu ( TVNMN ) : Tổng số:41 3.1 Phái: Nam:27 Nữ:14 3.2 Dân tộc: Jarai:31 K'Hor:1 ÊĐê:4 Kinh:5 3.3 Tuổi:
- Tuổi 0 1 2 3 4 5 6 Số BN 4. Kết qua: tốt 100%: không biến chứng, không tái phát. 5. Các tiến bộ kỹ thuật đạt được - Áp dụng các vật liệu sinh học: dùng vật liệu tái tạo tự hấp thu. - Vá sọ tự thân: * Chẻ đôi xương sọ. * Dùng lưới sinh học + xương vụn tạo bè xương. - Cải tiến của nhóm PTDTSM BVCR: * 03 lỗ khoan sọ * Kỹ thuật tái tạo thoát vị:
- + Tái tạo màng não thoát vị: ba lớp (màng cứng, cân cơ, màng xương). + Tái tạo lỗ thoát vị bằng mô xơ, xương sọ, xương chậu. 6. Bàn luận 6.1 Tần suất mắc bệnh Các bệnh nhi phần lớn là người dân tộc Gia Rai, Ê Đê ở tỉnh Gia Lai , Daklak; một cháu bé người K'Hor ở Lâm Đồng và có 5 bé người Kinh, nhưng đều sống ở vùng Tây Nguyên; điều kiện sống ở các vùng trên là những vấn đề cần nghiên cứu tiếp. 6.2 Tuổi Chúng tôi mổ tất cả bệnh nhân bị TVNMN vùng trán mũi, lứa tuổi nhiều nhất là 1 đến 8 tuổi có 26 cháu, từ 1 đến 4 tuổi có 8 cháu. Tuổi càng nhỏ phẫu thuật càng dễ so với tuổi lớn, vì xương sọ ở các bệnh nhân tuổi 11 – 16 (10 bệnh nhân) thường cứng, khó uốn gần lại trong điều trị 2 mắt xa nhau (Hypercantholism) và phải làm sọ hóa các xoang khi các bệnh nhân lớn tuổi có xoang trán. 6.3 Các dị tật kèm theo
- Có 2 cháu bị điếc – câm, 01 bệnh nhi bị mù bẩm sinh 1 mắt, khó điều trị tốt các dị tật kèm theo này, nhưng quan điểm chúng tôi là nên trả về gia đình, thôn bản của các cháu, những khuôn mặt mà cộng đồng chấp nhận được. Có vài em từ nhỏ tới khi được mổ gần như không dám ra khỏi nhà, không được vui chơi với trẻ em trong buôn, làng. Sau mổ, các cháu đi học, vui chơi, và sinh hoạt như các bé bình thường. Dị tật sọ mặt mổ năm 2005: sau mổ còn sẹo ở mặt
- Dị tật sọ mặt trước mổ năm Hình sau mổ: không thấy một vết sẹo trên phẫu trường 2008 6.4 Bệnh lý sọ mặt kèm theo 17/41 các bệnh nhi được mổ TVNMN vùng trán mũi có bệnh lý trong não: dãn não thất (11 ca), nang não thất (4 ca), dính khớp sọ sớm (1 ca), não không phát triển (1ca). Chậm phát triển tâm thần - vận động cũng thường gặp ở bệnh lý TVNMN vùng trán mũi. Bệnh lý TVNMN nói chung, ở vùng trán mũi nói riêng, cần được mổ sớm để giảm các di chứng cho các bệnh nhi (1) Các bệnh nhi có kèm dãn não thất, nang não, đều được làm VP shunt. Các bệnh nhi khác được dẫn lưu dịch não tủy vùng thắt lưng, trong lúc mổ và 2 ngày sau mổ. Các kỹ thuật này giúp giảm biến chứng dò dịch não tủy sau mổ.
- 6.5 Các cải tiến kỹ thuật 6.5.1 Sử dụng đường mổ sàn sọ trước : tái tạo triệt để thoát vị, đi tới cổ thoát vị gần lá sàng. Các phẫu thuật bệnh lý TVNMN vùng trán mũi trước đây đều thất bại vì chỉ xử lý (rạch da) ngay vùng da thoát vị ở trán mũi. 6.5.2 Mở cửa sổ xương : để mở nắp sọ trán hai bên thường cần khoan năm – bảy lỗ sọ, chúng tôi chỉ cần 3 lỗ khoan để mở nắp sọ. Vùng nắp sọ được mở xuống xương tháp mũi. Nắp sọ này có lợi điểm: - Phẫu truờng đủ rộng để giải quyết thoát vị não-màng não. - Tới đựơc lỗ thoát vị (thường nằm ở dưới xương chính mũi gần lá sàng), sàn sọ trước được bộc lộ rất rõ. 6.5.3 Tiết kiệm được gần 200USD cho mỗi ca không dùng vật liệu nhân tạo để nâng xương chính mũi và vis cố định, (mỗi vis giá 70 USD), chúng tôi dùng xương sọ và mô xơ tại chỗ để tái tạo xương chính mũi cho 14 cháu. 6.5.4. Không biến dạng sọ mặt theo tuổi : Chúng tôi không dùng vis, plaque bằng kim loại để cố định, tái tạo còn vì các vật liệu này sẽ làm biến dạng sọ và mặt của các cháu khi sọ mặt tiếp tục phát triển theo tuổi lớn của các bé.
- 6.5.5 Sử dụng mô xơ vô trùng ở thoát vị làm nút chặn nơi khuyết sọ, làm vật liệu nâng xương mũi, tái tạo xương chính mũi. Sau 1 năm theo dõi, chúng tôi không thấy có biến chứng gì. 7. Kết luận - Thoát vị não màng não (TVNMN) vùng trán mũi là bệnh lý ngoại thần kinh hiếm gặp, thường có ở vùng Tây Nguyên. - Bệnh viện Chợ Rẫy đã hợp tác với quốc tế, với nhiều bệnh viện, nhiều chuyên khoa, để giải quyết thành công bệnh lý này. - Đường mổ s àn sọ trước, phẫu thuật TVNMN ở nơi xuất phát (sàn sọ) là kỹ thuật quan trọng, có kết quả tốt, không tái phát. - Mở nắp sọ với ba lỗ khoan, dùng xương sọ và mô xơ để tái tạo xương chính mũi, tạo hình không để lại sẹo mặt đã mang tới cho bệnh nhi chất lượng cuộc sống sau mổ. - Nghiên cứu việc dùng acide folique cho phụ nữ mang thai ở các vùng có nhiều dị tật sọ mặt (Tây Nguyên) để phòng ngừa bệnh lý này là cần thiết . Tài liệu tham khảo.
- 1. Charoomsmith, T. et al, 1974. Fronto ethmoidal encephalocele with special reference to plastic reconstruction. Clinics in plastic surgery 1:17-47. 2. Matson D, 1969. Neurosurgery of Infanny and childhood 2nd, Charles C. Thomas, Springfield , 64 – 75. 3. Nakamuma T, et al, 1974. Naso-ethmoidal meningo encephalocele. Archives of otoryngology 100:62 – 64. 4. Rapprk RL, et al. 1981 Anterior encephalocele. Journal of neurosurgery, 54:213 – 219. 5. Sargent LA, et al, 1988, Nasal encephalocele: definitive one stage reconstruction. Journal of Neurosurgery 68: 571 – 575.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn