Phẫu thuật điều trị vô sinh nam
lượt xem 9
download
Bệnh nhân vô sinh nam ngày nay có thể đạt được mong muốn có con bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) và phẫu thuật 3. Phẫu thuật ở đây bao gồm phẫu thuật giải phóng bế tắc trong vô sinh do bế tắc và phẫu thuật giúp cải thiện tinh dịch đồ 4. Trong thực tế, có những bệnh nhân chọn phẫu thuật ngay từ đầu, và cũng có nhiều trường hợp hỗ trợ sinh sản thất bại trong việc giúp bệnh nhân có con và bệnh nhân chuyển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phẫu thuật điều trị vô sinh nam
- Phẫu thuật điều trị vô sinh nam MỞ ĐẦU Bệnh nhân vô sinh nam ngày nay có thể đạt được mong muốn có con bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) và phẫu thuật 3. Phẫu thuật ở đây bao gồm phẫu thuật giải phóng bế tắc trong vô sinh do bế tắc và phẫu thuật giúp cải thiện tinh dịch đồ 4. Trong thực tế, có những bệnh nhân chọn phẫu thuật ngay từ đầu, và cũng có nhiều trường hợp hỗ trợ sinh sản thất bại trong việc giúp bệnh nhân có con và bệnh nhân chuyển sang chọn phẫu thuật. Vì sao bệnh nhân chọn phẫu thuật để điều trị vô sinh? Chúng tôi ch ưa ghi nhận một nghiên cứu về đề tài này tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát ý kiến của bệnh nhân khi lựa chọn phẫu thuật l à phương pháp điều trị vô sinh nam. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tất cả bệnh nhân vô sinh nam chọn phẫu thuật là phương pháp điều trị tại khoa Nam Học bệnh viện Bình Dân từ 1/5/2010 đến 30/6/2010. Nghiên cứu tiền cứu mô tả.
- Bệnh nhân được ghi nhận các thông tin về tuổi, nghề nghiệp, tiền sử điều trị vô sinh, các kiến thức chung về sinh sản và điều trị vô sinh, thái độ của bệnh nhân trong việc điều trị vô sinh và cuối cùng là ghi nhận chẩn đoán của bệnh nhân sau phẫu thuật. KẾT QUẢ Từ 1/5/2010 đến 30/6/2010 có 121 bệnh nhân vô sinh nam được khảo sát. Tuổi trung bình của các bệnh nhân vô sinh nam là 33,45 ± 5,01 (20-48). Chẩn đoán của các bệnh nhân trong cuộc khảo sát là (bảng 1). 14 bệnh nhân đã từng thất bại IUI (3 bệnh nhân thất bại 1 lần, 8 bệnh nhân thất bại 2 lần và 3 bệnh nhân thất bại 3 lần) và 5 bệnh nhân thất bại với TTTON (4 bệnh nhân thất bại 1 lần và 1 bệnh nhân thất bại 2 lần) trước khi đến khám và chọn phẫu thuật điều trị vô sinh nam. 71,9% bệnh nhân hiểu được vô sinh có nguồn gốc từ một trong hai hay cả hai vợ chồng, tuy nhiên 28,1% bệnh nhân được khảo sát cho rằng nguồn gốc vô sinh nam chỉ từ một phía nam. 89% bệnh nhân tán thành việc đi khám hiếm muộn nên đi cả vợ lẫn chồng, tuy nhiên 11% bệnh nhân cho rằng chỉ cần một trong hai vợ chồng đi khám là đủ (5 bệnh nhân cho rằng vợ nên đi khám trước và 8 bệnh nhân cho rằng chồng nên đi khám trước).
- Bảng 1. Chẩn đoán Chẩn đoán n % Vô sinh/ giãn tĩnh mạch tinh 57 47,1 Vô tinh không bế tắc 35 28,9 Vô tinh bế tắc 28 23,1 Không xuất tinh 1 0,9 43% bệnh nhân được khảo sát có tần suất giao hợp chưa đúng để đạt khả năng thụ thai cao nhất (biểu đồ 1).
- Biểu đồ 1. Tần suất giao hợp Ngoài phẫu thuật thì IUI (61,2%) và TTTON (66,1%) là các phương pháp điều trị được bệnh nhân biết đến nhiều nhất. Lý do chọn phẫu thuật: 86,8% bệnh nhân nam tin t ưởng phẫu thuật sẽ giúp hồi phục về bình thường. Ngoài lý do mong con (96%) được sự đồng tình cao nhất thì bên cạnh đó phải kể đến lý do tuổi tác (36%) và lý do vợ đã khám thấy bình thường (28%). Áp lực gia đình chỉ chiếm có 14%. Mong muốn có con tự nhiên sau phẫu thuật là lý do được nhiều bệnh nhân lựa chọn (73,6%) và kế đến là hết bệnh (35,5%). 70% bệnh nhân có khả năng chờ đợi kết quả phẫu thuật trên 6 tháng. Mức độ tin tưởng của các bệnh nhân vào hiệu quả của phẫu thuật là 73,3% ± 17,8%. 83% bệnh nhân mong muốn vừa hết bệnh vừa có con; tuy nhiên 17% bệnh nhân điều trị chỉ cần có con là đủ. 47% bệnh nhân cảm thấy sợ khi lên bàn mổ khiến họ e ngại khi chọn phẫu thuật (biểu đồ 2).
- Biểu đồ 2. Lý do bệnh nhân ngại phẫu thuật BÀN LUẬN Theo Sigman và Jarow 8 sự thành công của các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đã làm cho việc khám và đánh giá nam giới thường bị lãng quên. Với kết quả khảo sát như trên chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số lượng không nhỏ các bệnh nhân nam được đưa vào áp dụng hỗ trợ sinh sản quá sớm mà chưa được đánh giá đúng về bản chất vô sinh. Hội Niệu Khoa Hoa Kì (AUA) khuyến cáo nên điều trị giãn tĩnh mạch tinh đầu tiên ở bệnh nhân nam có bệnh này và vợ của họ hoàn toàn bình thường 1 mà theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh chiếm đến 47,1% bệnh nhân được khảo sát. Hay như trong trường hợp vô tinh bế tắc tại mào tinh thì nối vi phẫu ống dẫn tinh–mào tinh nên là chọn lựa đầu tiên trong điều trị 5.
- Với độ tuổi đi khám hiếm muộn trung bình là 33,45 ± 5,01 và số bệnh nhân vô sinh có độ tuổi trên 24 chiếm đa số 118/121 bệnh nhân (97,52%). Trong khi đó theo Noord Zaastra 7 thì khả năng sinh sản ở cả nam và nữ cao nhất ở độ tuổi 24, sau độ tuổi này thì tỉ lệ có thai giảm dần theo tuổi của cả hai giới. Qua đó cho thấy việc khám và điều trị vô sinh của các bệnh nhân trong nghiên cứu là chậm trễ 2. Vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ (28,1%) bệnh nhân được khảo sát cho rằng nguồn gốc vô sinh nam chỉ từ một phía chồng trong khi tỉ lệ n ày gần tương đương giữa nam và nữ 9. Gần một nửa số bệnh nhân khảo sát (43%) có tần suất giao hợp chưa đúng để đạt khả năng thụ thai cao nhất (d ưới 2 lần và trên 5 lần mỗi tuần). Trong khi đó, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận, nh ưng đa phần các chuyên gia khuyên nên giao hợp mỗi 2 ngày trong khoảng thời gian gần rụng trứng, đảm bảo luôn có tinh trùng sống hiện diện trong khoảng 12 đến 24 giờ quanh thời gian trứng rụng 3,8 vào vòi trứng và có khả năng thụ thai . Qua đó cho thấy các bệnh nhân vô sinh nam vẫn còn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sinh sản và vô sinh. Hầu hết các bệnh nhân nam (86,8%) đều tin tưởng phẫu thuật sẽ giúp hồi phục về bình thường và đặt niềm tin hoàn toàn vào phẫu thuật với mức độ tin tưởng là 73,3% ± 17,8%. Điều này cho thấy khát khao được hồi phục về bình thường của hầu hết bệnh nhân vô sinh nam và cũng thể hiện rõ ở mong muốn có con tự nhiên lên đến 73,6% cũng như vừa hết bệnh vừa có con (83%). Qua đó cho thấy mong muốn có con theo phương pháp tự nhiên được hầu hết nam giới lựa chọn, trong
- khi xin con nuôi hay áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản lại không phải là lựa chọn ưa thích 10. Đa số bệnh nhân có khả năng chờ đợi kết quả phẫu thuật tr ên 6 tháng (70%). Đây cũng là khoảng thời gian mà sự hồi phục các thông số tinh dịch đồ trong vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh 4,6,8, cũng như thời gian đánh giá kết quả sau phẫu thuật giải phóng bế tắc trong vô sinh bế tắc 5. KẾT LUẬN Việc chọn phẫu thuật làm phương pháp điều trị vô sinh dựa trên khát khao mong con, niềm tin vào phẫu thuật và mong muốn được khỏi bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân vô sinh nam cần được tư vấn, trang bị kiến thức đầy đủ hơn về mọi khả năng chữa vô sinh, trong đó ngoài các biện pháp hỗ trợ sinh sản còn có vai trò của phẫu thuật, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AUA (2001). Report on varicocele and infertility. 2. Dunson DB, Baird DD, Colombo B (2004). Increased Infertility With Age in Men and Women. Obstetrics & Gynecology; 103 (1):51 -56. 3. Jequier AM (2000). Male infertility. In a guide for the clinician. Blackwell Science, 36-40
- 4. Lipshultz LI, Thomas AJ Jr., Khera M (2007). Surgical Management of Male Infertility. In Campbell-Walsh Urology, 9th ed, Philadelphia, Saunders Elsevier; 654 - 717. 5. Nguyễn Thành Như, Dương Quang Trí, Trần Văn Sáng (2007). Kết quả phẫu thuật nối ống dẫn tinh mào tinh tận bên kiểu lồng hai mũi trong điều trị vô sinh do bế tắc tại mào tinh. Thời sự y dược học; số 17:11-13 6. Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng (2010). Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngã bẹn bìu: hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Y học thành phố Hồ Chí Minh; số 2, phụ bản tập 14:43-47. 7. Noord-Zaadstra BM, Looman CW, Alsbach H (1991). Delaying childbearing: Effect of age on fecundity and outcome of pregnancy. BMJ; 302:1361-1365. 8. Sigman M, Jarow J (2007). Male Infertility. In Campbell-Walsh Urology, 9th ed. Philadelphia, Saunders Elsevier; 609-653. 9. Thonneau P, Marchand S, Tallec A, Ferial ML, Ducot B, Lansac J, Lopes P, Tabaste JM, Spira A (1991). Incidence and main causes of infertility in a resident population (1.850.000) of three French regions (1988 –1989). Hum Reprod; 6: 811.
- 10. Wiersema NJ, Drukker AJ, Dung MB, Nhu GH, Nhu NT, Lambalk CB (2006). Consequences of infertility in developing countries : results of a questionnaire and interview survey in the South of Vietnam. J Transl Med; 4:54.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn