intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI HÀN KHỚP CỔ CHÂN Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Ngọc Thôi I. ĐẠI CƢƠNG Các kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi khớp cổ chân và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo dụng cụ phẫu thuật đã dẫn đến khả năng thực hiện các phẫu thuật vùng cổ chân với sự trợ giúp của nội soi. Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân bắt đầu được thực hiện từ những năm 1980. Kể từ đó, rất nhiều tác giả trên thế giới đã báo cáo kinh nghiệm của mình về loại phẫu thuật này. Hầu hết các tác giả đều đạt được lành xương tương đối nhanh và tỉ lệ khớp giả thấp. II. CHỈ ĐỊNH - Thoái hoá khớp cổ chân còn thẳng trục hoặc không lệch trục nhiều. - Thoái hoá khớp cổ chân sau nhiễm trùng, viêm khớp hemophilie. - Thoái hoá khớp cổ chân trên người bệnh có phần mềm che phủ kém hoặc bệnh lý mạch máu kèm theo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc không lành vết mổ nếu mổ mở. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Thoái hoá khớp cổ chân có lệch trục lớn hơn 50. - Thoái hoá khớp cổ chân có mất xương nhiều hoặc biến dạng nặng - Thoái hoá khớp cổ chân trên người bệnh đã bị cứng khớp cổ chân. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được đào tạo về phẫu thuật nội soi, điều dưỡng, kỹ thuật viên. 2. Phương tiện: Máy garo, hệ thống máy nội soi: màn hình, nguồn sáng, ống kính nội soi 2.7mm hoặc 4.0mm, máy shaver, máy mài, curet, máy bơm nước nội soi. 3. Người bệnh: người bệnh được vệ sinh, nhịn ăn trước phẫu thuật 6 giờ. 4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 184
  2. 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: - Người bệnh nằm ngửa, tê tuỷ sống, garo gốc chi ở đùi với áp lực khoảng 300 mmHg, kê chân mổ trên giá đỡ chân, cẳng chân vuông góc với sàn nhà, xuyên đinh xương gót treo tạ 3-5kg (hoặc kéo cổ chân bằng hệ thống kéo chuyên dụng, cẳng chân song song với sàn nhà). - Bơm 15-20ml nước muối sinh lý vào khớp cổ chân, mở hai cửa nội soi trước ngoài và cửa trước trong. - Lấy bỏ sụn khớp xương chày và xương sên bằng máy mài, curet. - Giữ cho cổ chân trung tính, xuyên 2 đinh Kirschner chéo từ trên hai mắt cá xuống xương sên sát khớp sên gót. Kiểm tra dưới màn tăng sáng (C-arm). - Cố định khớp bằng 2 vít rỗng theo 2 đinh Kirschner dẫn đường. - Khâu da, xả garo, băng thun. - Đặt nẹp bột cẳng bàn chân. VI. THEO DÕI - Người bệnh cần được theo dõi phát hiện sớm các biến chứng sau mổ như chảy máu, chèn ép khoang, chèn ép bột. - Chụp X quang kiểm tra sau mổ, sau 6 tuần, sau hàng tháng tái khám. - Tập đi bằng 2 nạng chịu sức nặng tăng dần. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Cần phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng sớm sau mổ như: chảy máu, chèn ép khoang, chèn ép bột, tổn thương thần kinh. - Các biến chứng khác có thể gặp bao gồm: gãy dụng cụ, gãy xương, không lành xương, lệch trục. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 185
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2