Tài liệu "Phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm
- PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU SỤN CHÊM
Lê Tường Viễn
I. ĐẠI CƢƠNG
Rạch sụn chêm khớp gối là rất thường gặp trong chấn thương chỉnh hình.
Điều trị rách sụn chêm bao gồm: bảo tồn, cắt sụn chêm, khâu sụn chêm.
Khâu bảo tồn sụn chêm giúp hạn chế dẫn đến diễn tiến thoái hóa khớp về sau.
II. CHỈ ĐỊNH
Xem xét chỉ định khâu sụn chêm dựa vào nhiều yếu tố:
- Rách sụn chêm gây triệu chứng đau hoặc kẹt khớp
- Người bệnh còn nhu cầu vận động nhều hoặc < 60 tuổi.
- Vị trí rách: vùng có máu nuôi (1/3 ngoài và 1/3 giữa)
- Loại rách: có thể khâu được.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Rách vùng 1/3 trong
- Rách do thoái hóa mạn với chất lượng mô kém
- Rách dọc < 1cm
- Rách ngang (radial tears) không hoàn toàn, chưa lan ra 1/3 ngoài
- Người bệnh > 60 tuổi
- Người bệnh không tuân thủ chương trình tập phục hồi sau mổ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào
tạo về phẫu thuật nội soi khớp gối.
2. Phương tiện:
- Dàn máy nội soi khớp
- Bộ dụng cụ nội soi khớp gối
- Kim, chỉ hoặc dụng cụ dùng trong khâu sụn chêm.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 161
- 3. Người bệnh:
- Giải thích chỉ định, phương pháp mổ, nguy cơ phẫu thuật, và chương trình
tập sau mổ.
- Xét nghiệm trước mổ, vệ sinh thân thể, nhịn ăn 6 giờ trước mổ.
4. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn thành hồ sơ theo qui định
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, chân mổ để trên bàn hoặc được đặt trên
dụng cụ giữ chân.
- Có thể dùng garo đùi hoặc không
- Chuẩn bị vùng mổ: rửa, sát trùng,
- Lắp đặt dụng cụ nội soi
- Rạch da: vào khớp bằng hai đường trước ngoài và trước trong
- Thám sát các khoang trong khớp gối, đánh giá thương tổn của sụn chêm và
các tổn thương phối hợp.
- Khâu sụn chêm có thể theo các kỹ thuật sau tùy vào vị trí và kiểu rách:
- Kỹ thuật khâu từ ngoài vào (outside in): đâm kim từ ngoài vào khớp
- Kỹ thuật khâu từ trong ra (inside out): đâm kim từ trong khớp ra ngoài
- Kỹ thuật hoàn toàn bên trong (all inside): dụng các dụng cụ như neo hoặc
chỉ neo khâu với thao tác hoàn toàn trong khớp
- Rửa khớp, có thể dẫn lưu hoặc không
- Khâu vết mổ.
VI. THEO DÕI
- Kháng sinh dự phòng: một liều trước mổ và 24g sau mổ.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 162
- - Giảm đau sau mổ: thuốc, chườm lạnh
- Rút dẫn lưu 24g sau mổ (nếu có)
- Chương trình tập phục hồi sau mổ: đi nạng chống chân đau một phần trong
3 đến 6 tuần sau mổ, hạn chế gập gối quá 900 trong 3 đến 6 tuần đầu, không chạy
trong 3 tháng đầu.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Tổn thương các cấu trúc mạch máu thần kinh
- Nhiễm trùng
- Thuyên tác tĩnh mạch sâu
- Viêm khớp
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 163