intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

phía đông vườn Địa đàng: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm 11 chương. phía đông vườn địa đàng là câu truyện của những người mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỷ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: phía đông vườn Địa đàng: phần 1

Bạn đang đọc ebook PHÍA ĐÔNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG của tác giả John<br /> Steinbeck do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook<br /> (Making Ebook Project).<br /> Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay,<br /> giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố<br /> gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có<br /> lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang<br /> mong muốn.<br /> Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi<br /> nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với<br /> chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc – người Việt.<br /> Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước<br /> hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây<br /> dựng nền Văn hóa đọc.<br /> Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn<br /> phẩm sách.<br /> <br /> Mục lục<br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM<br /> Chương I<br /> Chương II<br /> Chương III<br /> Chương IV<br /> Chương V<br /> Chương VI<br /> Chương VII<br /> Chương VIII<br /> Chương IX<br /> Chương X<br /> Chương XI<br /> Chương XII<br /> Chương XIII<br /> Chương XIV<br /> Chương XV<br /> Chương XVI<br /> Chương XVII<br /> Chương XVIII<br /> Chương XIX<br /> Chương XX<br /> Chương XXI<br /> Chương XXII<br /> Chương XXIII<br /> <br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Cách đây mấy năm, tôi có dịp nói chuyện với một giáo sư người Mỹ. Ông<br /> được giới thiệu là một nhà Việt Nam học. Trong lúc trò chuyện, tôi đặt một<br /> câu hỏi: “Tôi không hiểu tại sao nhà văn John Steinbeck lại ngồi trên phi cơ<br /> bay trên trời Việt Nam và ca ngợi những phi công ném bom nhân dân nước<br /> tôi?” Ông trả lời: “Đừng nói đến John Steinbeck nữa. Bây giờ thanh niên Mỹ<br /> không ai đọc ông ta nữa. Ông ta lẩm cẩm rồi”.<br /> Nói thế, không biết vì muốn làm vui lòng tôi, hay vì là nhà Việt Nam học,<br /> tự nhiên ông đứng về phía Việt Nam. Tôi chắc lý do thứ hai đúng hơn, ông<br /> tỏ ra là một người thẳng thắn.<br /> Nhưng câu trả lời không khiến tôi vui, mà làm tôi suy nghĩ. Tôi hiểu rằng<br /> thanh niên Mỹ bây giờ không đọc John Steinbeck nữa không phải vì họ bất<br /> bình về việc nhà văn ủng hộ ném bom Việt Nam. Chính ông giáo sư Việt<br /> Nam học ấy đã nói thanh niên Mỹ thuộc thế hệ sau chiến tranh Việt Nam hầu<br /> như không ai biết Việt Nam là gì. Vậy thì, không đọc John Steinbeck nữa, ấy<br /> là vì họ cho rằng nhà văn đã cổ lỗ rồi, không hợp thời nữa. Thanh niên Mỹ<br /> ưa chạy theo “mốt<br /> Nếu đúng như thế, thật đáng buồn. Vì tác giả của Chùm nho uất hận,<br /> Chuột và người và Phía đông vườn Địa đàng mà chúng ta đang đọc đây là<br /> một nhà văn nhân văn chủ nghĩa. Các tác phẩm vừa kể mang giá trị nhân đạo<br /> cao cả. Đó là những tác phẩm làm vinh dự cho dân tộc Mỹ. Nếu thanh niên<br /> Mỹ bây giờ thấy những tư tưởng ấy là “lẩm cẩm” thì thật đó là một điều<br /> không hay. Nhưng tôi không tin là có điều ấy. Tôi vẫn thấy tác giả Chùm<br /> nho uất hận là đáng kính mến.<br /> Bây giờ nói về Phía đông vườn Địa đàng.<br /> Nghĩ về người Mỹ, người ta nghĩ ngay đến chủ nghĩa thực dụng. Phương<br /> Tây cho là như thế. Đích thân người Mỹ cũng tự cho mình như thế. Tất<br /> nhiên là có nhiều cách hiểu chủ nghĩa thực dụng khác nhau.<br /> Ta thì nói: chủ nghĩa thực dụng Mỹ, với ý phê phán. Đại khái như thế<br /> này: người Mỹ cái gì cũng tính toán bằng tiền. Ngồi với nhau, ai có thuốc lá<br /> thì lấy ra hút, không mời người khác. Bàn việc, hỏi ngay phần tôi bao nhiêu,<br /> phần anh bao nhiêu. Bố con mượn tiền nhau cũng là vay trả sòng phẳng. Đến<br /> những việc lớn hơn, Mỹ sản xuất vũ khí, buôn bán vũ khí, chỉ nhằm thu lợi<br /> nhuận, bất cần nhân nghĩa, đạo lý “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”. Đối<br /> <br /> với Mỹ chẳng có gì thiêng liêng hết, họ đem tất cả ra làm quảng cáo, để bán<br /> hàng v.v...<br /> Ta nhìn nhận Mỹ như vậy là có lý do. Ta thù ghét Mỹ. Ta và Mỹ đã gặp<br /> gỡ nhau trong những trường hợp không có gì vui vẻ. Những người Việt Nam<br /> ở miền Bắc, ở các vùng kháng chiến miền Nam đã bị bom đạn Mỹ gây cho<br /> biết bao nhiêu đau thương tang tóc. Những người trong các vùng đô thị thì<br /> căm giận các cuộc bố ráp, những cuộc tra khảo, những tai nạn lính Mỹ gây<br /> ra trên đường phố, những phụ nữ bị lính Mỹ xúc phạm đến nhân phẩm,<br /> những thanh niên hư hỏng vì “lối sống Mỹ”.<br /> Tất cả những cái đó ta quy tội cho chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Nó đồng<br /> nghĩa với bần tiện, tham lợi, tàn nhẫn, phi nhân. Cũng có thể đó là những<br /> biểu hiện sai xấu của chủ nghĩa thực dụng nhưng không nên hiểu chủ nghĩa<br /> thực dụng chỉ là như vậy.<br /> Nói một cách cô đúc thì nội dung căn bản của chủ nghĩa thực dụng là ở<br /> điểm, chỉ thừa nhận các chân lý của một lý thuyết sau khi đã thể nghiệm nó<br /> trong ứng dụng vào thực tế. Nguyên lý này được dùng cho cả khoa, triết lý,<br /> đạo đức, tôn giáo. Chỉ được coi là chân lý, một nền triết lý, một nền đạo đức,<br /> một tôn giáo có tác dụng cải thiện cuộc sống.<br /> Như vậy chủ nghĩa thực dụng là một triết học vị nhân sinh. Nước Mỹ là<br /> một nước mới, lịch sử chỉ có hơn 200 năm. Những người dân ở Âu châu, Á<br /> châu, Úc châu đến đây tổ chức một xã hội mới. Ở xứ sở của họ, họ sống<br /> trong những khuôn khổ đã định hình từ bao nhiêu đời trước. Họ suy nghĩ<br /> phán đoán theo những nếp cũ, theo truyền thống. Đến vùng đất mới này, mọi<br /> cái đều mới mẻ. Những người đến đầu tiên tập mình làm trọng tài cho mình.<br /> Họ không có cách nào khác là lấy hiệu quả để đánh giá những chủ trương,<br /> những việc làm của mình và điều này trở thành một lối tư duy của người Mỹ.<br /> Rõ ràng là trong tiểu thuyết Phía đông vườn Địa đàng John Steinbeck đã<br /> chấp nhận lối tư duy ấy và khẳng định nó. Tác phẩm của ông đầy sức thuyết<br /> phục.<br /> Giả sử ông là triết gia và trình bày chủ nghĩa thực dụng bằng triết học<br /> chưa chắc ông thuyết phục được mạnh mẽ. Nhưng ông là nhà văn, và tiểu<br /> thuyết chính là bức tranh phản ánh cuộc sống cho nên chính cuộc sống<br /> chứng minh và như thế không ai chối cãi được. Tuy nhiên, để điều vừa nói<br /> không bị nghi ngờ, tôi cần phải nói về bút pháp của Steinbeck.<br /> Tiểu thuyết Mỹ, chí ít là tác phẩm của tiểu thuyết gia tiêu biểu, thể hiện<br /> một tính hiện thực rất trội. Có những cuốn có giá trị như một công trình<br /> nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học (tất nhiên là bằng văn chương cho<br /> nên có thể còn rõ ràng hơn là khoa học nữa vì sinh động hơn, cụ thể hơn, tỉ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0