Phiếu kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm học 2019-2020
lượt xem 1
download
Phiếu kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm học 2019-2020 là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phiếu kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm học 2019-2020
- PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 2020 MÔN: VẬT LÍ 7 Năm học: 2019 – 2020 ( Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Họ tên học sinh: ……………………………………………. Lớp: ……..……. Số báo danh: …………………………. I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi vật đặt ở nơi có ánh sáng. B. Khi có ánh sáng từ nguồn sáng truyền đến vật. C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Khi vật để dưới trời sáng. Câu 2: Môi trường nào sau đây ánh sáng không truyền theo đường thẳng? A. Thủy tinh. B. Nước tinh khiết; C. Không khí; D. Nước sông. Câu 3: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban đêm khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Câu 4: Góc phản xạ là góc hợp bởi A. tia tới và tia phản xạ. B. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. C. tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới. D. tia phản xạ và mặt gương. Câu 5: Chiếu một tia sáng đến vuông góc với bề mặt phản xạ của gương phẳng khi đó góc phản xạ có giá trị là A. 00. B. 900. C. 1800. D. 3600. Câu 6: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng sao cho góc hợp bởi tia tới và mặt gương là 250. Khi đó góc phản xạ có giá trị là A. 250. B. 650. C. 900. D. 1300. Câu 7: Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật; C. Hứng được trên,màn bằng vật; D. Không hứng được trên màn, lớn hơn vật. Câu 8: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm có độ lớn A. nhỏ hơn vật. B. bằng vật. C. lớn hơn vật. D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật. Câu 9: Gương cầu lồi được dùng làm gương chiếu hậu của ô tô là vì:
- A. gương cho ảnh rõ nét. B. gương cho ảnh thật. C. gương cho ảnh ảo lớn hơn vật. D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn so với gương phẳng. Câu 10: Âm thanh được tạo ra nhờ: A. nhiệt. B. dao động. C. điện. D. ánh sáng. Câu 11: Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn; B. Khi vật dao động chậm hơn; C. Khi vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn; D. Khi tần số dao động lớn hơn. Câu 12: Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao dộng mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Khi vật dao động yếu hơn. Câu 13: Trong nhà lưu niệm của một xã có sáo, kèn hơi, khèn. Theo em trong số các nhạc cụ đó nhạc cụ nào phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó? A. Chỉ có sáo. B. Chỉ có kèn hơi. C. Chỉ có khèn. D. Tất cả các nhạc cụ trên. Câu 14: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. B. Tường bê tông. C. Nước biển. D. Không khí. Câu 15: Nhóm vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, sắt, bê tông. C. Lụa, nhung, gốm. D. Vải, bông, tường gạch. Câu 16: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Tường bê tông. B. Cửa kính hai lớp. C. Rèm treo tường. D. Cửa gỗ. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhận được âm phản xạ tức là nghe được tiếng vang. B. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại gọi là tiếng vang. C. Để có được tiếng vang thì âm phản xạ phải đến sau 1/15 giây so với âm phát ra. D. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm. Câu 18: Âm thanh nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng còi xe ô tô. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to và kéo dài. Câu 19: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật. Câu 20: Chiếu một chùm sáng phân kỳ vào một gương cầu lõm. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chùm sáng phản xạ? A. Chùm sáng phản xạ là chùm hội tụ. B. Chùm phản xạ là chùm phân kỳ. C. Chùm phản xạ là chùm tia song song. D. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra. II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (3 điểm). a) Vẽ ảnh của vật AB có dạng mũi tên tạo bởi
- gương phẳng (Hình 2). b) Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh A’B’vuông góc với gương và ngược chiều với vật? c) Ban đầu đặt vật AB cách gương phẳng 30cm. B Sau đó dịch chuyển vật đi 5cm thấy ảnh của vật vẫn cách gương một đoạn 30cm. Vậy em phải dịch Hình 2 chuyển vật như thế nào? Ảnh A’B’ bây giờ cách A vật AB một khoảng bằng bao nhiêu? Bài 2: (3 điểm). a) Nguyệt thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm? Khi đó Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở vị trí như thế nào? b) Để đóng 3 chiếc cọc xuống đất thẳng hàng em có thể áp dụng kiến thức vật lí nào? Giải thích? ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 2020 Môn thi: Vật lý 7 Phần I. Trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C D B C A B A C D B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA D B D A B C A D C D Phần II. Tự luận Bài Nội dung Điểm Bài 1 a) Vẽ được ảnh A’B’ của AB. 1.0 b) Đặt vật vuông góc với gương. 1.0 c) Dịch vật theo phương thẳng đứng (chiều từ dưới lên trên 0,5 hoặc từ trên xuống dưới ). Tính được khoảng cách từ ảnh đến vật bằng 60cm 0,5 Bài 2 a) Xảy ra vào ban đêm. 0,5 Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường 0,5 thẳng (Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt trăng). b) Nói được vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. 0,5
- Giải thích được. 0,5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử
12 p | 400 | 53
-
Đề khảo sát chất lượng giữa HK2 Ngữ văn 6 trường THCS Thái Thành - (Kèm Đ.án)
3 p | 349 | 38
-
24 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học Cao đẳng
7 p | 138 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3
72 p | 63 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
29 p | 26 | 3
-
Phiếu khảo sát chất lượng định kỳ lần 2 toán 2
2 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn