PHIM DÂN TỘC HỌC VÀ PHIM NHÂN HỌC NHƯ LÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
lượt xem 8
download
Phim nhân học ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu nhân học quan trọng khi giới nghiên cứu nhân học ngày càng coi trọng quan điểm: Nhân học không chỉ phân tích, diễn giải văn hóa, xã hội của các tộc người (tức không chỉ có chức năng thông tin) mà còn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHIM DÂN TỘC HỌC VÀ PHIM NHÂN HỌC NHƯ LÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
- PHIM DÂN TỘC HỌC VÀ PHIM NHÂN HỌC NHƯ LÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM TS. Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) Phim nhân học ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu nhân học quan trọng khi giới nghiên cứu nhân học ngày càng coi trọng quan điểm: Nhân học không chỉ phân tích, diễn giải văn hóa, xã hội của các tộc người (tức không chỉ có chức năng thông tin) mà còn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc . Như vậy, trước hết phim nhân học thể hiện được tiếng nói của chủ thể và nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải tham dự vào cuộc sống của cư dân bản địa; Muốn làm được điều đó, nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải hiểu được ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán của người bản địa hay của đối tượng khảo cứu. 1. Thực trạng công tác truyền thông bằng điện ảnh và video ở những vùng sâu vùng xa trong những năm vừa qua.
- Những điều tra xã hội học đều cho thấy một thực tế là: Kênh truyền thông được ưa thích nhất đối với đồng bào các dân tộc ít người không phải là báo viết mà chủ yếu là Tivi, video và xem phim qua các đội thông tin lưu động hay đội chiếu bóng. Xin dẫn vài số liệu để chứng minh cho nhận đinh trên: Huyện Điện Huyện Chư Pả, Huyện Ninh Huyện Vĩnh Các kênh Biên, Tp. ĐB Gia Lai, (người Phước, Ninh truyên thông Châu, Sóc (người Thái) % Giơ Rai) % Thuận (người Trăng (người Chăm) % Kh’mer)% TV 87 79.2 76.6 85.1 Đài pthanh 24.2 13.1 19.2 34.3 Đội TTLĐ 2.5 35.4 9.8 18,7 Truyền thông 4.3 54.6 22.5 21.6 trực tiếp Báo viết 8.1 7,7 17.8 12.2 Nguồn: Số liệu điều tra của dự án "Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân ở
- các vùng trọng điểm, và thực trạng công tác tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng" (Thuộc Chương trình 26: Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường) “ . Viện VHNTVN thực hiện Mặc dù đồng bào dân tộc rất thích xem phim, video nhưng sự đáp ứng của các nhà truyền thông nước ta đối với nhu cầu này là còn quá ít về mặt số lượng (hiện nay, cả nước ta chỉ còn tỉnh Gia Lai là còn đội chiếu bóng lưu động, mà cũng dùng video) và quá hời hợt về mặt chất lượng. Thứ nhất, số lượng phim mà các xưởng phim hay đài truyền hình dành cho đồng bào các dân tộc ít người là quá ít và thiếu hệ thống. Thứ hai, chúng ta chưa có một ngân hàng dữ liệu chuyên dùng cho công tác truyền thông đối với đồng bào các dân tộc ít người (mới chỉ có những chương trình của các đài truyền hình làm theo cách nh ỏ lẻ, thiếu tính hệ thống), hoặc cũng đã có nới bắt đầu xây dựng ngân hàng này (ví dụ như ngân hàng dữ liệu về văn hóa các dân tộc ở Việt nam của viện văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) nhưng chúng chưa được đưa vào khai thác sử dụng một cách rộng rãi và chưa có chiến lược liên kết với các chương trình truyền thông cụ thể. Thứ ba, cách làm phim của chúng ta mấy chục năm nay vẫn đi theo một lối: Người làm phim toàn quyền “nói thay” các chủ thể văn hóa, nhiều khi họ làm phim mà không thấu hiểu nền văn hóa mà họ phản ánh, áp đặt những bình luận chủ quan của cá nhân hoặc của dân tộc kinh vào việc diễn giải cuộc sống, ý nghĩ và văn hóa của các tộc người, thậm chí có khi những biểu tượng văn hóa của các dân tộc bị bóp méo [1] (một cách vô thức) bởi cách diễn giải của các nhà làm phim hay làm truyền hình... tất cả những điều đó đã khiến các phim của chúng ta thiếu
- tính hấp dẫn đối với đồng bào các dân tộc, thậm chí nhiều nới đồng bào đã có những phản ứng mạnh mẽ với những phim phản ánh sai về văn hóa và phong tục của họ hoặc dưa những phim gây phản cảm với nền văn hóa của họ [2]. Thứ tư, do đặt mục đích tuyên truyền chính trị lên hàng đầu nên nhiều phim đã thiếu tính nghệ thuật, thiếu tính sinh động, cụ thể và chúng trở nên khô cứng không hấp dẫn người xem Thứ năm, đại đa số phim được làm bằng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt). Điều này có hai hạn chế: - Nhiều nơi, đa số đồng bào không thể hiểu hết tiếng việt - Tiếng việt nhiều khi không thể chuyển tải, hoặc “phiên dịch” được đầy đủ các sắc thái ngôn ngữ và tình cảm của đồng bào dân tộc Thứ sáu, khâu sản xuất phổ và biến các phim về dân tộc còn yếu: - Số lượng quá hiếm hoi của những video được phát hành bằng tiếng dân tộc đã chứng minh điều đó (có thể nói là gần như chưa có). - Các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc thì mới chỉ dừng lại ở một vài tộc người như Chăm, Kh’mer, Thái, H/mông vả lại thời lượng quá ít, thời gian phát sóng không phù hợp. 2. Những lợi thế của phim dân tộc học và phim nhân học 2.1.No-fiction film
- Đây là thể loại phim tài liệu, phản ánh những câu chuyện có thật, trên những địa bàn cụ thể, thời gian xác định và về những con người cụ thể. Tính chất “người thực việc thực” (không hư cấu, không nghệ thuật hóa) làm cho người xem, nhất là những cộng đồng được đưa vào bộ phim cảm thấy gần gủi, chân thực và đồng cảm. Xem những phim như thế này người xem cảm thấy mình được chia sẻ những suy tư, tình cảm và ước vọng, từ đó nẩy sinh những động cơ cho hành động. Ví dụ: Nếu chúng ta chỉ tuyên truyền cho đồng bào về lợi ích của việc gìn giữ nguồn nước hay bảo vệ rừng một cách khô cứng thì hiệu quả rất hữu hạn, nhưng nếu cho họ xem những kinh nghiệm của đồng bào mình (có thể là ở chính cộng đồng đó, cũng có thể là ở cộng đồng giống như họ ở chỗ khác, thậm chí của những tộc người thiểu số khác) thì tính thuyết phục của những hình ảnh chân thực và cụ thể sẽ cao hơn thuyết lý suống rất nhiều.Họ sẽ thấy một cách toàn vẹn những văn hóa sinh thái của tộc người họ hay của tộc người anh em như thế nào: Thế nào là lễ cúng bến nước? Nó có ích lợi gì? Người ta phải đối xử kính trọng với các thần nước, thần rừng của mình như thế nào?... Đó là chưa kể đến việc đồng bào rất thích xem những hình ảnh của chính mình, những ý kiến của chính mình và cộng đồng mình về một vấn đề nào đó như thế nào? Chỉ riêng những điều đó đã khiến phim dân tộc học và phim nhân học có lợi thế so với những cách tuyên truyền khác. 2.2.Dùng ngôn ngữ bản địa Khác với những phim tài liệu khác, phim dân tộc học và nhân học về tộc người thường được sử dụng ngôn ngữ của chính các tộc người đó. Sở dĩ như vậy là bên cạnh việc giới thiệu văn hóa tộc người cho những người khác trong xã hội và thế
- giới nói chung, phim nhân học còn lấy chính những cộng đồng được làm phim làm đối tượng phục vụ chính. Những phim như vậy rất thu hút được đồng bào đến xem. Họ tiếp nhận những thông điệp từ các phim này mà không bị rào cản nào của ngôn ngữ ngăn cản và tất cả những sắc thái nhạy cảm nhất của ngôn từ được tiếp nhận trọn vẹn. Chúng tôi đã có những kinh nghiệm tốt về vấn đề này: Sau khi quay và dựng xong bộ phim :Lễ tế thần hỏa của người Chăm ở tháp Ponarưga ở Phan Rang, chúng tôi đã trình chiếu cho đồng bào Chăm ở đây xem. Họ dến rất đông và xem từ đầu đến cuối khá thích thú (mặc dầu bộ phim dài gần 2 tiếng đồng hồ). Có người sau khi xem xong đã phát biểu: “Xem phim này xong chúng tôi hiểu hơn về văn hóa của chính dân tộc mình. Bởi nhiều lần đã dự lễ hội này nhưng chưa bao giờ tôi được xem hết các nghi lễ cả, và nhiều khi xem các nghi lễ đó nhưng không hiểu được hết ý nghĩa của chúng”. Có người lại phát biểu: “Xem phim bằng tiếng Chăm thật là dễ hiểu, dễ theo dõi. Tôi chưa bao giờ được xem một bộ phim nói tiếng dân tộc mình như thế này cả, rất thích” Thế mạnh này càng trở nên quan trọng khi đối tượng lại là những người già, không hiểu tiếng Kinh. 2.3.Tiếng nói của chủ thể Như phần đầu chúng tôi đã trình bày, phim tài liệu của chúng ta về văn hóa tộc người thường là những phim sử dụng lời bình của nhà làm phim- nhà nghiên cứu. Những lời bình này thường mang ý nghĩa chủ quan, áp đặt của nhà làm phim- nhà nghiên cứu, bất chấp người dân bản địa hay cộng đồng hiểu về điều đó ra sao. (tức có sự gián cách giữa người dân và nhà nghiên cứu)
- Phim dân tộc học và nhân học đã khắc phục được những nhược điểm trên. Khi mà kỹ thuật làm phim màu và có âm thanh ra đời, đặc biệt là từ khi có kỹ thuật video, ngành nhân học hình ảnh đã thực sự đổi mới, cả về hình thức lẫn nội dung và quan điểm làm phim. Với kỹ thuật mới này, người ta có thể quay phim hàng giờ đồng hồ, có thể quay ở những điều kiện thời tiết, ánh sáng khác nhau, có thể ghi đồng bộ cả hình ảnh lẫn âm thanh, có thể tiến hành những phỏng vấn sâu hoặc những qua sát tham dự... nói chung tất cả những phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học truyền thống đều có thể được “làm mới” ở kỹ thuật nghiên cứu này. Phim nhân học ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu nhân học quan trọng khi giới nghiên cứu nhân học ngày càng coi trọng quan điểm: Nhân học không chỉ phân tích, diễn giải văn hóa, xã hội của các tộc người (tức không chỉ có chức năng thông tin) mà còn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc . Như vậy, trước hết phim nhân học thể hiện được tiếng nói của chủ thể và nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải tham dự vào cuộc sống của cư dân bản địa; Muốn làm được điều đó, nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải hiểu được ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán của người bản địa hay của đối tượng khảo cứu. Chính điều đó tránh được những khái quát hóa dân tộc học (theo trường phái thực chứng) cứng nhắc hoặc khiên cưỡng. (Bởi không thể “phiên dịch” nền văn hóa này sang ngôn ngữ của nền văn hóa khác mà không bị sai lệch, mỗi nền văn hóa có một mã văn hóa riêng...). Cúng xuất phát từ ý đồ tôn trọng tiếng nói của chủ thể mà sự diễn giải của phim dân tộc học và nhân học về đời sống và văn hóa của các nhóm thiểu số ngày càng đa dạng và phong phú hơn và ngày càng hấp dân người xem hơn.
- Lấy một ví dụ về nghi lễ chặt cây to để làm chiếc Kpal của người Ê Đê: Nếu người Kinh (đặc biệt là những người không tin vào thuyết hồn linh) làm phim theo cách nhìn của họ thì việc tin vào sự cho phép của thần cây, hay việc chiếc rìu bị rời ra khỏi thân cây là một sự phi lý, không thể chấp nhận được. Nhưng nếu có sự tham gia diễn giải của các chủ thể, thì không chỉ đồng bào ê đê tin vào những vị thần linh của họ mà ngay cả những người Kinh khác cũng có thể hiểu và chia sẻ được với đức tin dẫn đến hành vi tôn trọng cây rừng của người ê đê. Như vậy, ai cũng nhận thấy văn hóa sinh thái cổ truyền của các dân tộc là một cái gì đó không phải là lạc hậu, mê tín dị đoan mà nó ẩn chứ nhưng triết lý nhân văn sâu sắc và có ích cho công cuộc bảo vệ môi trường của chúng ta trong xã hội hiện đại. 2.4.Sự lựa chọn của cộng đồng Một trong những nguyên tắc làm phim dân tộc học và nhân học hiện nay là: Nhà làm phim phải biết tôn trọng sự lựa chọn của cộng đồng. Sau khi dựng xong một bộ phim, đối tượng phục vụ đầu tiên của nhà làm phim là chính cộng đồng được làm phim. Họ sẽ là người quyết định cần sửa đổi, chỉnh lý hay thậm chí thêm, bỏi đi chi tiết nào trong bộ phim. Điều này có thể giúp cho nhà làm phim tránh được những định kiến hay những sự lựa chọn nặng về kích thích tính hiếu kỳ của người xem, biến văn hóa của các tộc người thành những thứ sản phẩm độc đáo (theo nghĩa man dã, mê tín, hay kỳ ảo kiểu như hiến tế, ma thuật, hay các tục săn đầu người...). Điều đó cũng có nghĩa: bằng phim nhân học, các dân tộc ít người đã bắt đầu có sự bình đẳng và tự tôn về nền văn hóa của mình khi giới thiệu nó cho người khác xem. Đặc điểm này của phim dân tộc học và nhân học kích thích tính tích cực của các cộng đồng tộc người trong việc bảo tồn truyền thống cũng như trong việc tự
- lựa chọn và quyết định tương lai của mình. Vì thế, phim thể loại này hấp dẫn các cộng đồng tộc người. 2.5. Phim nhân học không chỉ nói về xã hội truyền thống Phim nhân học ngày nay đã mở rộng đối tượng nghiên cứu (không chỉ là văn hóa, xã hội của những tộc người ở xã hội bán khai, ‘man dã” nữa, nó đã hướng đến những vấn đề của cuộc sống đương đại, của những con người, dân tộc “văn minh”) Những biến đổi, những xung đột, mâu thuẫn nẩy nở trong cuộc sống hiện đại ở các tộc người cũng được phản ánh trong các phim nhân học. Đây là thế mạnh của thể loại phim này: Nó cập nhật và toàn diện, nó tự nêu vấn đề và tự nêu cách giải quyết để cộng đồng lựa chọn....Những vấn đề như vấn đề môi trường trong xã hội hiện đại rất cần được phản ánh trong những phim nhân học như thế này. Ví dụ: Sẽ là rất thú vị nếu có một bộ phim nhân học nói về câu chuyện vệ sinh môi trường tại buôn Jaka: Tại đây, nhóm người ê đê theo đạo tin lành sống chung với nhóm người kinh. Thế nhưng thực hành vệ sinh môi trường của hai nhóm rất khác nhau, xung đột nhau: Người Kinh vốn luôn tự cho mình là những người văn minh hơn thì lại sống mất vệ sinh hơn những người Ê đê này- Họ sẵn sàng vứt con lợn chết bệnh ra ngoài đường đi, trong khi đó những người Ê Đê kia lại khá ngăn nắp, nề nếp trong nếp sống, họ không vứt rác thải bừa bãi, hàng tuần đều dọn vệ sinh, trước nhà đều có trồng hoa... Nếu người Kinh xem phim này chắc họ phải tự tìm ra câu trả lời cho chính mình và để giải quyết xung đột này người ta có thể sẽ không cần đến sự can thiệp của chính quyền? và như thế mâu thuẫn được gải quyết mà hai nhóm người trên không bị mất đoàn kết (???)
- 3.Một vài khuyến nghị 3.1.Có chương trình quốc gia làm phim dân tộc học và phim nhân học về các hình thái văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. 3.2.Lập ngân hàng dữ liệu về phim dân tộc học và nhân học đồng thời sử dụng tư liệu này để làm phông nền cho các chương trình truyền hình dân tộc, cho các đội thông tin lưu động và các đội chiếu bóng lưu động 3.3. Sản xuất các sản phẩm nghe nhìn (video) để phát cho các cộng đồng tộc người nhằm kích thích vai trò của họ trong việc bảo vệ môi trường. ------------------------------------------------------------------- [1]. Ví dụ: Trong một nghiên cứu về lễ tang của người H’Mông ở Thanh Hoá (một dự án nghiên cứu văn hoá phi vật thể trong chươg trình mục tiêu quốc gia về văn hoá năm 2003), các tác giả đã “gọi” tục người H’Mông đưa xác người quá cố ra giữa sân nhà là tục phơi xác - mang xác của người chết ra ngoài trời, để ngửa họ lên, cho dù trời nắng? Điều này nghe man rợ và thực chất bóp méo nền văn hoá của người H’Mông. Thực ra, những thông tin này được thu thập qua người phiên dịch. Người phiên dịch- rất có thể đã bị nhiễm cách nghĩ của người Kinh, hoặc cũng có thể tiếng kinh của anh ta chưa đủ tinh tế- đã cung cấp cho những nhà nghiên cứu những từ ngữ sai như tục phơi xác (mà đáng ra nó phải được hiểu như cách ứng xử cổ truyền của cộng đồng, tộc họ đối với người chết để người chết có thể nhìn thấy bầu trời xanh, nhìn thấy nơi mà linh hồn họ sẽ bay về với tiên tổ của mình- vùng hương hoả),
- [2]. Chúng tôi xin dẫn vài ví dụ: (1). Đồng bào ở Điện Biên kể lại rằng, có một phim truyện của hãng phim truyện Việt nam đã mô tả việc một cô gái Thái có tôi chửa hoang, và bản làng đã trói cô ta lại, bỏ rọ, cho trôi sông. Thực ra, đây là một hủ tục của người Kinh, nhà làm phim đã áp đặt vào văn hóa Thái. Khi xem đến đoạn này, nhiều người dân phẫn nộ, cho rằng nhà làm phim đã bôi nhọ văn hóa dân tộc mình và đề nghị kiện nhà làm phim (2). Khi đi thực địa ở Gia Lai (xã Ja Ka, huyện Chư Pả), chúng tôi có phỏng vấn một số già làng về việc xem phim ở những buổi chiếu phim của đội chiếu bóng lưu động. Họ nói rằng, nhiều phim của nhà nước không hay, ví dụ có phim (không nhớ tên) nói cảnh bọn sỹ quan Tây (Pháp) tập hợp đồng bào Tây Nguyên lại và bắt đồng bào đứng lên, ngồi xuống (chắc là tập cho dân theo kiểu nhà binh: đứng nghiêm, nghỉ). Xem cảnh này đồng bào không chịu được đứng dạy bỏ về, họ nói rằng: Chúng tôi có phải là súc vật đâu mà bắt đứng bắt nằm như thế...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và các công trình nghiên cứu
542 p | 343 | 89
-
Các công trình nghiên cứu của bảo tàng dân tộc học V - PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
55 p | 222 | 43
-
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và các công trình nghiên cứu (Tập 3): Phần 2
251 p | 147 | 24
-
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ - QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 8
21 p | 135 | 11
-
LÀM PHIM DÂN TỘC HỌC
24 p | 95 | 4
-
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (Tập 7): Phần 2
251 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn