Tham khảo tài liệu 'phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - phần 2 kết hợp màu sắc', văn hoá - nghệ thuật, chụp ảnh - quay phim phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2 Kết hợp màu sắc
- Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2 Kết
hợp màu sắc
- Màu vàng và tím:
Cặp màu thứ 3 này cho độ tương phản lớn nhất về độ sáng giữa 2 màu, kết
quả rất rực rỡ nhưng đây là một sự kết hợp hiếm gặp. Do sự tương phản lớn,
nên để đạt được cân bằng thì tỉ lệ diện tích phải đạt được 1:3, màu vàng rất
sáng nên chỉ chiếm 1/3 diện tích. Sự hiếm gặp của màu tím trong thiên nhiên
làm cho cặp màu này không phổ biến, hơn nữa để đạt được tỉ lệ tối ưu thì
màu tím phải chiếm một diện tích quan trọng. Các bông hoa là một nguồn tự
nhiên của sự kết hợp 2 màu này, ảnh close-up bông hoa "Violette" dưới đây
là một ví dụ kinh điển
- Sự kết hợp đa màu sắc:
Sự kết hợp giữa 3 màu hoặc hơn nữa trở nên rất phức tạp và các sắc màu
phải mạnh để không chìm mất trong tổng thể. Các màu trong ảnh càng nhiều
thì chúng càng tạo thành một khối không nhận dạng được. Đến một giới hạn
nào đó thì chúng ta cảm nhận như mộc bức tranh ghép mảnh màu
(mosaïque) và các màu sắc đó mất đi tính cá biệt của chúng.
Sự pha trộn các màu tươi mạnh nhất là màu Đỏ-Vàng-Xanh dương, nhưng
sự kết hợp các màu khác ít cân bằng hơn cũng có thể cho ra hiệu quả rất hài
hòa. Như ta nhận thấy trong các bức ảnh dưới đây, có sự khác biệt giữa
nhóm màu tươi và màu pastel. Các màu tươi đang lôi cuốn mạnh mẽ sự chú
ý của người xem, một màu thứ tư lại thêm vào đó sự thừa thãi. Thay vì làm
tăng giá trị của sự phối hợp thì việc quá nhiều màu sắc sẽ làm tiêu tan hiệu
- quả về tương phản.
Dù gì đi nữa thì nhóm các màu tươi tạo nên cho bức ảnh sức lôi cuốn mạnh
mẽ. Trong một loạt série các ảnh chụp, sự phối hợp các màu tươi tạo nên
hình ảnh tự nhiên và trực tiếp, chúng tô điểm một loạt các bức ảnh ít rực rỡ
hơn. Nhưng nếu chúng ta nhóm lại toàn các bức ảnh tươi thì sẽ mau chóng
bị "quá tải".
Ta có thể phát triển thêm nguyên tắc cân bằng các cặp màu bổ sung cho
nhóm 3 màu hoặc hơn nữa. Sự pha trộn giữa 3 màu cách đều nhau trên vòng
tròn màu sắc cho ra màu trung tính (trắng, đen hoặc xám). Trong một bức
ảnh, hiệu quả màu sắc phụ thuộc vào độ bão hòa và tỉ lệ của chúng, sự phân
bố đều ra cho một kết quả cân bằng hơn.
- Một điểm xuyết màu:
Một điểm xuyết màu rực rỡ, tương phản với phông nền, chiếm một vị trí
quan trọng trong hài hòa màu sắc và có một tầm vóc đặc biệt trong nhiếp
ảnh. Khi có một sự khác biệt lớn trong tỉ lệ màu sắc, có nghĩa là một trong
số đó rất nhỏ so với tổng thể, thì động lực của bức ảnh là động lực của cái
điểm nhỏ đó. Nó tương tự như một điểm đen trên nền trắng, khi đó tỉ lệ phối
hòa giữa các màu không còn ý nghĩa nữa, một trong các màu trở thành điểm
xuyết và sẽ thu hút mắt nhìn. Khi một màu trọng tâm "tiến" gần lại trên một
nền "lùi" ra xa thì hiện quả trên sẽ tăng lên gấp bội (một điểm màu vàng/đỏ
trên nền Xanh dương/Xanh lá cây).
Vì chỉ là những diện tích nhỏ nên ta có thể cho kết hợp điểm màu chính với
một vài điểm màu khác. Mối quan hệ giữa chúng sẽ trở nên phức tạp hơn vì
có sự tương tác lẫn nhau. Khi phông nền trở nên trung tính và các điểm màu
đó chiếm những diện tích nhỏ nhất định thì hiệu quả đạt được sẽ rất ấn
- tượng. Họa sĩ Delacroix và Ingres sử dụng hiệu quả này để đạt được sự hài
hòa trong phần lớn các tác phẩm của họ, bằng cách đưa vào những điểm
màu bổ sung. Kiểu tương phản màu sắc này cho thêm trọng lượng cái mà
các họa sĩ gọi là "màu cục bộ".
- Sự lạc điệu màu sắc:
Sự lạc điệu là trái ngược với hài hòa, tất cả đều mang tính chủ quan và nó là
chủ đề của sự thay đổi. Chói, dung tục tầm thường, lủng củng là một số
trong nhiều tính chất của sự lạc điệu. Ta có thể đồng ý là một số kết hợp
màu sắc gây nên "chướng" rất gai mắt, nhưng việc khẳng định này còn phải
bàn cãi vì cũng như hài hòa, sự lạc điệu dựa trên cảm nhận tùy thuộc vào
văn hóa và thị hiếu. Trên định nghĩa, các màu xung khắc nhau không nằm
chung một vùng trong vòng tròn màu sắc, chúng có thể đối nghịch nhưng
không bổ sung cho nhau.
Ngoài nguyên lí thị giác cơ bản, sự lạc điệu còn phụ thuộc vào giá trị văn
hóa và thị hiếu. về mặt văn hóa thì việc chỉ trích trên hơi nặng vì thành kiến
cho rằng chúng trái ngược với cảm giác an toàn, dễ chịu. Dù là phối màu
trong ăn mặc hay trang trí, đó chỉ là do "gu" tốt hay xấu thôi, giá trị tuyệt đối
không tồn tại. Trong quảng cáo sự lạc điệu được sử dụng khá nhiều vì chúng
gây nên chú ý. Trong nghệ thuật sự lạc điệu được dùng để khiêu khích sự
phản ứng, đánh thức người xem. Van Gogh dùng các màu chõi nhau trong
tác phẩm "Café de nuit" để truyền tải ý về mối quan hệ mà người ta có thể
bỏ qua lí tính, lẽ phải: "Tôi thử thể hiện sự đam mê cuồng nhiệt của con
người bằng các sắc Đỏ và Xanh lá...". Trong toàn bộ bức tranh là sự lạc điệu
về màu sắc (màu xanh lá hơi ngả sang vàng tái chứ không phải màu xanh bổ
sung cho đỏ).
Trong nhiếp ảnh trước đây, rất ít các nhiếp ảnh gia dùng các màu lạc điệu
- trong tác phẩm của họ vì đơn giản người được chụp ảnh thường tránh ăn
mặc lạc điệu nên chúng không phổ biến. Từ khi kỹ thuật số ra đời cho phép
người ta tự do sửa đổi màu sắc trong tác phẩm thì sự lạc điệu trở thành lĩnh
vực đang được thăm dò. Nhà nhiếp ảnh Martin Parr là một trong vài người
thích sử dụng màu sắc lạc điệu bởi vì chúng gắn với chủ đề ưa thích của
ông: sự tầm thường dung tục của dân Anh khi nghỉ hè.
Trái ngược với sự hài hòa, sự lạc điệu có thể gây nên một vài vấn đề vì lí do
thành kiến xấu. Nói là màu lạc điệu có nhĩa là chúng không là một lựa chọn
tốt, nên tránh, vì vậy chúng ta phải có một lý do chính đáng khi sử dụng,
nhất là khi chúng gây khó chịu thị giác cho bức ảnh. Nhưng việc khẳng định
thành kiến trên cũng nguy hiểm vì như vậy ta sẽ tuân thủ theo một trật tự
định sẵn, bóp chết sáng tạo.