intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - Lưa chọn và sử dụng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

135
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - lưa chọn và sử dụng', văn hoá - nghệ thuật, chụp ảnh - quay phim phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - Lưa chọn và sử dụng

  1. Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - Lưa chọn và sử dụng - Màu như một chủ thể: Một bức ảnh mà màu sắc có mặt trong đó một cách ngẫu nhiên rất khác biệt với một bức ảnh mà màu sắc đựợc chọn như một chủ thể và đóng vai trò quan trọng. Đây là một lĩnh vực hơi nguy hiểm và đầy rẫy những cạm bẫy sáng tạo. Sẽ dễ dàng lôi cuốn sự chỉ trích nếu ta thử phân biệt giữa màu sắc và một chủ thể "bằng xương bằng thịt". Do tính trừu tượng và không chính xác của các phương tiện đánh giá nên có rất nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ trong giới hạn nào mà màu sắc có thể trở thành chủ thể trong một bức ảnh, đó thực sự là một vấn đề quan điểm. John Szarkowski nghĩ rằng một trong 2 "thất bại" chính là ưu tiên "mối liên hệ hòa hợp giữa các màu đẹp" (thất bại thứ 2 đơn giản là không quan tâm đến, giống việc chụp hình màu như chụp trắng đen). Ta không chắc là một bức ảnh "đẹp" và "hài hòa dễ chịu" là một điều không tốt, nhưng ít ra các phẩm chất này không bị các lời chỉ trích "nhòm ngó" tới. Để kết luận thì một mảng màu đẹp không đủ làm nên một bức ảnh vì kết quả sẽ cho ra, giống như Bob Morley một giám đốc nghệ thuật nói, "một bức ảnh tìm kiếm chủ đề". Mệnh đề có lẽ hơi rộng nhưng vấn đề là hiện hữu. Chúng ta có thể xác định được mức độ quan trọng của màu sắc trong những bức ảnh đi từ trắng đen cho đến những bức ảnh tồn tại bởi vì màu và nếu không có màu thì chúng không có lí do đề tồn tại. Ta dễ dàng thử nghiệm
  2. bằng các phầm mềm sửa ảnh như photoshop bằng cách biến chúng thành đơn sắc hay désaturation. Vậy ai có thể phán xét? tất nhiên là các nhà nhiếp ảnh. Nhưng các quan điểm về màu rất đa dạng và không giới hạn. Một lời bình luận trịch thượng của Szarkowski "Phần lớn trong các bức ảnh màu hoặc không có hình thể, hoặc đẹp" cũng phản ánh được quan điểm của ông. Nhà nhiếp ảnh Magnum Ian Berry thì cho rằng ông chỉ chụp hình trắng đen ngay cả khi dùng các cuộn phim màu (cần cho các tạp chí). Là một nhiếp ảnh gia phóng sự, ông ta không quan tâm đến màu sắc. Không qua tâm đến màu sắc không phải là một sự thất bại, mà chỉ là một thái độ. Nhưng nếu bạn nhạy cảm với màu, thì nên tìm trước tiên những hình ảnh thích đáng. Giống như những khoảnh khắc tương tác giữa con người trong phóng sự, các tổ hợp màu thú vị chỉ thỉnh thoảng mới có mặt, và sức lôi cuốn của chúng tùy thuộc vào gu của bạn. - Một phong cách màu (style): Trong lĩnh vực màu sắc, phong cách là sử dụng một số bảng màu nào đó (palette) và dùng một số cách xử lý. Nếu trung thành với một phong cách, chúng ta có nguy cơ tự đóng khung trong sự bó buộc. Trong màu sắc cũng như trong đa số lĩnh vực sáng tác, phong cách được coi như quân chủ bài vì đó là dấu hiệu của việc ta đã đạt đến một độ chín chắn nào đó. Nhưng sự định nghĩa của nó rất rộng và cách biệt cũng rất mong manh với kiểu cách. Sự kiểu cách dễ được xác định hơn khiến chúng ta dễ dàng phạm phải khi quá mong muốn tạo dựng một phong cách cho mình. Phần đông các nhiếp ảnh gia tìm tòi thử nghiệm các kĩ thuật mới, hoặc lúc bấm máy chụp, hoặc lúc xử lí hình sau đó, nhưng nên tránh bị đóng khung trong một kĩ thuật
  3. riêng biệt, ví dụ như bầu trời chuyển nhạt dần. Điều đó nói lên, phong cách là một ngôn từ có định nghĩa rất rộng, nhất là khi nó làm nên tính cách của một họa sĩ hay một nhiếp ảnh gia như một cá nhân. Nó dễ dàng hơn khi áp dụng vào các tác phẩm mang tính tập thể, các tác phẩm trong các trường đào tạo, hoặc của các trào lưu. Đối với tôi (Michael Freeman), hãy giới hạn định nghĩa của phong cách ở cách thức mà các nhiếp ảnh gia xử lý màu sắc. Điều quan trọng là phải biết thử nghiệm và phân biệt với "phong cách của kĩ thuật", nó dễ xác định hơn và thường xuyên bị lẫn lộn với phong cách. Tôi nói là hãy thử nghiệm vì cả hai đều không được định nghĩa rõ ràng và kĩ thuật (ví dụ dùng flash để giảm bóng đổ, tăng cường các vùng màu tươi) là gốc của việc xây dựng một phong cách. Trong nhiếp ảnh, kĩ thuật để xử lí màu sắc rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Một số là kết quả của trình tự xử lí trong Photoshop, lựa chọn và biến đổi các màu. Số khác là thành quả của việc quan sát-cách thức chọn lựa các tổ hợp màu trong bố cục. Bất kể các kĩ thuật được dùng, chúng hình thành nên phong cách qua các bài tập về chọn lựa và đánh giá sáng tạo. Các họa sĩ như Van Gogh, Matisse hay Francis Bacon là các ví dụ tốt. Trong số các nhiếp ảnh gia, có nhiều người chuyên gia về màu nổi tiếng mà ta nhìn nhận ngay các tác phẩm của họ. Theo trật tự chung, hoặc họ tự tạo cho mình một phong cách màu riêng, hoặc họ lựa chọn một phong cách phù hợp. Trong những người nổi tiếng, dẫn ra vài người như Joel Meyerowitz, Jan Groover, Ernst Haas, Martin Parr, Alex Webb và Eliot Porter, tất cả đều có một phong cách khác biệt.
  4. Cuối cùng, ta có thể nói là các phong cách có giới hạn của nó, một nhiếp ảnh gia tài năng phải biết trừu tượng hóa chúng và cặm cụi chăm chỉ trong nhiều kĩ thuật khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và công việc đòi hỏi. Phong cách nhiều khi đơn giản trong cách nhìn của người xem nhiều hơn là trong cảm nhận của người chụp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1