intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh tay chân miệng cho con

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh tay chân miệng cho con

  1. Phòng bệnh tay chân miệng cho con Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo. Nguyên nhân: Virus, trẻ em và mùa hè Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt
  2. enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Bệnh có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc nhau, và đặc biệt trẻ càng nhỏ thì càng có thói quen đưa tay vào miệng. Khi mắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé “nhiệt tình” lây bệnh nhất. Tuy nhiên, chúng ta đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh, bởi vì virus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và tiếp tục lây qua người khác. Bệnh thường xảy ra theo mùa nóng ấm. Ở vùng ôn đới, bệnh phổ biến ở mùa hè và đầu thu. Còn ở các nước khí hậu nhiệt đới, hầu như bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mùa hè vẫn có tần suất cao nhất. Rất dễ nhận biết Bệnh thường phát triển sau 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây
  3. bệnh. Đầu tiên bé bị sốt, một hoặc hai ngày sau, bắt đầu có các dấu hiệu lở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân… Trẻ có thể có tất cả hoặc chỉ vài dấu hiệu sau: Sốt: Thường bé chỉ sốt nhẹ và cảm giác khó chịu - mệt mỏi. Đau họng: Xuất hiện những vết loét, bóng nước, đỏ, đau trên lưỡi, nướu và bên trong má. Nổi mụn nước: Các đốm đỏ nhỏ (2 mm- 3 mm) sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay – bàn chân và khoang miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông – sinh dục. Các mụn nước thường xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt và có thể kéo dài 2-7 ngày. Ăn uống kém: Tổn thương răng miệng thường kết hợp với đau họng và mất cảm giác ngon miệng, làm cho trẻ nhỏ không chịu ăn uống. Bệnh thường tự khỏi, nhưng cũng có thể vô cùng nghiêm trọng
  4. Bệnh tay – chân – miệng thường nhẹ, phục hồi hoàn toàn trong 5 đến 7 ngày, không có điều trị cụ thể, chủ yếu là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng ta có thể sử dụng các thuốc tê, thuốc paracetamol để làm giảm đau do loét miệng, hạ sốt. Thuốc kháng sinh thường không cần thiết. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu vực nổi bóng nước, rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm, rồi lau khô. Có thể thoa một chút thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng. Nên ăn uống thế nào? Cần cho bé uống nhiều nước, nhất là khi còn sốt. Không nên cho bé uống các loại nước ép và soda bởi vì hàm lượng axit cao, sẽ gây ra đau rát ở vết loét. Tránh thức ăn mặn hoặc cay. Cho bé dùng các thực phẩm lạnh như sữa lạnh, kem sẽ giúp bé bớt đau khi nuốt. Chọn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.
  5. Súc miệng bằng nước ấm pha muối: hòa ½ muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm (240ml). Khi nào cần đến bác sĩ? Một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, gây các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất là mất nước do bé sốt, bỏ ăn uống vì nuốt đau. Biến chứng hiếm gặp hơn nhưng rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong là viêm màng não và viêm não do virus. Hãy đưa bé đến bệnh viện gấp nhé, nếu có một trong các dấu hiện sau: Sốt cao, thậm chí gây co giật. Bé không chịu uống nước. Các dấu hiệu mất nước xảy ra: Da khô và mắt trũng, giảm cân, trẻ khó
  6. chịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu. Giữ sức khỏe cho bé thật tốt! Luôn rửa tay cẩn thận: Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử - dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống. Khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể dùng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn. Dạy bé thói quen giữ vệ sinh. Giải thích cho bé hiểu lý do tại sao - không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng. - Cách ly người đang truyền nhiễm. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian bị bệnh. Thời gian cách ly tối thiếu là cho đến khi các mụn nước đã khô hẳn, thường là 1 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2