intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng khách - Tại sao là phòng chính

Chia sẻ: A B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, trong thiết kế nhà ở, dù là nhà phố, biệt thự hay căn hộ chung cư, có một không gian mà tôi luôn cảm thấy “lạ lùng” về tên gọi: phòng khách - một không gian luôn “chễm chệ” trong chuỗi trật tự công năng của ngôi nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng khách - Tại sao là phòng chính

  1. Phòng khách - Tại sao là phòng chính Ngày nay, trong thiết kế nhà ở, dù là nhà phố, biệt thự hay căn hộ chung cư, có một không gian mà tôi luôn cảm thấy “lạ lùng” về tên gọi: phòng khách - một không gian luôn “chễm chệ” trong chuỗi trật tự công năng của ngôi nhà. >> Gợi ý 5 phong cách nội thất cho phòng khách rộng /Bài trí phòng khách trong căn hộ chung cư Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao nó lại mang tên như thế, tại sao nó lại có vị trí quan trọng như thế, và chức năng chính của nó là gì?
  2. Để làm gì và dành cho ai? Phòng khách, thường là không gian đầu tiên khi ta bước từ bên ngoài vào bên trong nhà, được dùng để đón tiếp những người không ở trong nhà. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mấy khi nhà có khách. Do đó, tần suất sử dụng cho chức năng theo tên gọi của không gian này rất thấp, mà chủ yếu được dùng làm nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Như thế, có lẽ đây là một không gian chứa đựng “mâu thuẫn về nhu cầu”. Có những gì trong đó? Phòng khách là một không gian đa chức năng. Nó vừa là nơi để bạn tiếp đãi khách khứa - thể hiện sự hiếu khách, vừa là nơi để các thành viên trong gia đình gặp gỡ nhau, là nơi bạn có thể nằm dài vừa nghe nhạc vừa đọc sách, là nơi để xem phim, và đôi khi cũng là nơi bạn “ngủ trọ”. Vì thế, các vật dụng trong phòng khách cũng phải thật đa năng.
  3. Sofa(là thành phần nội thất quan trọng nhất của không gian này). Kiểu dáng của sofa phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách nội thất của không gian nhà ở. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hai điểm: không nên chọn bộ sofa quá lớn so với không gian, và khi ngồi vào phải có cảm giác thật thoải mái. Khi bố trí sofa, bạn cũng cần lưu ý vị trí ngồi phải phù hợp “phong thủy”, dễ dàng quan sát các không gian xung quanh, tránh tình trạng ngồi đưa lưng ra cửa.
  4. Bàn sofa(thường đi kèm với bộ sofa). Một nhược điểm của bàn sofa bán sẵn ngoài thị trường là thiếu tính linh hoạt và thường chiếm chỗ cố định. Nên chọn bàn sofa vừa đủ gọn và nhẹ để có thể di chuyển qua lại khi cần thiết, làm cho không gian linh hoạt hơn. Bàn sofa không có chức năng gì đặc biệt lắm ngoại trừ những lúc “chè nước”. Kệ tivi(là một trong những điểm nhấn quan trọng của phòng khách). Đây là nơi gia chủ trưng bày các “đồ chơi” phục vụ cho nhu cầu nghe nhìn, giải trí của gia đình, và cả khách khứa nữa.
  5. Ngày nay, kệ tivi có xu hướng được thiết kế tinh giản đến mức tối thiểu và mang nặng tính chất sắp đặt trang trí. “Mặt phẳng kỷ niệm”(thường kết hợp với kệ tivi). Đó là nơi trưng bày các hình ảnh mang kỷ niệm của gia đình, hoặc những kỷ vật sau những chuyến đi xa. Đó cũng là nơi tự hào “kể câu chuyện gia đình mình” với những người khách ghé chơi. “Mặt phẳng trang trí” có thể là một mảng tường được trang trí với gam màu đặc biệt, hoặc đôi khi chỉ là một chiếc kệ gỗ đơn giản.
  6. Ánh sáng và đèn trang trí: Ánh sáng trong phòng khách cần đáp ứng được các cung bậc tình cảm của gia chủ và những nhu cầu sử dụng khác nhau. Có khi nó cần phải rực sáng, nhưng đôi khi cũng cần phải ấm áp dịu dàng. Đèn trang trí cũng thế.
  7. Các vật dụng trang trí(chậu kiểng, bình gốm, tượng, phù điêu...). Đây là những thứ có chức năng tô điểm, vì thế cần tránh nhồi nhét làm cho không gian rối rắm. Ngày nay, trong sự phát triển và ảnh hưởng các trào lưu không gian ở đương đại, phòng khách thường liên thông với không gian ăn và bếp. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các căn hộ chung cư hoặc biệt thự. Kiểu phối hợp không gian này cũng có nhiều điểm thú vị, tạo ra cảm giác không gian rộng rãi hơn, liên tục hơn.
  8. Tuy nhiên, nếu là người ưa thích sự riêng tư và ấm cúng, bạn có thể ngăn chia giữa phòng khách và không gian ăn với các vật dụng nội thất, không nhất thiết phải ngăn chia cách biệt hoàn toàn. Trong quá trình làm thiết kế, tôi không thích lắm gọi không gian này là “phòng khách”, vì nó không thật sự là một cái phòng với bốn bức tường ngăn cách nữa, nó mang tính mở nhiều hơn truớc. Nó không còn là một không gian tách biệt với những ngóc ngách khác của ngôi nhà nữa mà tương tác liên tục với những không gian xung quanh. Tôi thích được gọi nó là không gian sinh hoạt chung.
  9. Và cho dù tần suất sử dụng để tiếp khách ít hay nhiều, đây là một không gian cần phải có trong ngôi nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2