intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân (BN) sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Sự sa sút này đủ nhiều để có thể ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và hoạt động sinh hoạt thường ngày của BN. Những biểu hiện của sa sút trí tuệ Không phải ai có giảm trí nhớ cũng bị sa sút trí tuệ. Người cao tuổi bình thường cũng có thể quên, gọi là “hội chứng quên lành tính”. Trong quên lành tính, BN thường chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

  1. Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Tập các môn thể thao trí tuệ như đánh cờ. Bệnh nhân (BN) sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Sự sa sút này đủ nhiều để có thể ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và hoạt động sinh hoạt thường ngày của BN.
  2. Những biểu hiện của sa sút trí tuệ Không phải ai có giảm trí nhớ cũng bị sa sút trí tuệ. Người cao tuổi bình thường cũng có thể quên, gọi là “hội chứng quên lành tính”. Trong quên lành tính, BN thường chỉ quên các thông tin không quan trọng, có thể nhớ lại khi được gợi ý, khi họ chủ tâm nhớ họ có thể nhớ được, không kèm theo các rối loạn nhận thức khác và không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Ngược lại trong sa sút trí tuệ, BN quên cả những thông tin quan trọng, dù có gợi ý hay chủ tâm nhớ cũng không thể nhớ được, luôn kèm theo giảm khả năng suy luận và tính toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của BN. Trong giai đoạn đầu của bệnh thì việc mất trí nhớ có thể không được nhận ra hoặc có thể chỉ cho là cái tính hay quên vô hại. Dần dần, những vấn đề về nhận thức bắt đầu gây cản trở những hoạt động thường nhật, chẳng hạn như trong việc tiếp xúc với tiền bạc, trong việc lái xe, đi mua hàng và trông nom nhà cửa... Một số BN không nhận ra những khó khăn này nhưng có những BN lại rất biết bệnh của mình, đâm ra thất vọng và lo lắng. Ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng, nhất là việc hiểu ra và gọi tên các đối tượng, các sự vật. Những khó khăn trong tìm từ ngữ và việc nói lòng vòng cũng hay gặp. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cần loại trừ với những căn bệnh khác gây sa sút trí tuệ có thể điều trị được như: bệnh tuyến giáp, bệnh thiếu hụt vitamin, u não,
  3. nhiễm độc chất ma túy hoặc dược liệu, nhiễm khuẩn mạn tính và trầm cảm nặng (sa sút trí tuệ giả). Trong giai đoạn sau của bệnh, một số BN vẫn đi lại được nhưng đi lang thang không mục đích và có thể mất hoàn toàn khả năng phán đoán, nhận thức. Kiểu thức - ngủ chập chờn có thể gây khó chịu và việc đi lang thang trong đêm tối có thể gây rất nhiều phiền hà cho những người trong gia đình. BN có thể cần được giúp đỡ trong những việc đơn giản nhất như: cho ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh... BN thường bị tử vong do suy dinh dưỡng, bội nhiễm hay do bệnh tim mạch. Tiến trình của bệnh thường kéo dài từ 8 - 10 năm. Phòng ngừa sa sút trí tuệ Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này, chủ yếu dùng thuốc chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh. Vì thế, phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều hơn. Giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer thì các biện pháp hỗ trợ cho trí nhớ như sổ tay, máy nhắc công việc hàng ngày là rất hữu ích. Những người trong gia đình nên tạo ra các hoạt động vui vẻ và tránh những chuyện gây mất vui. Bếp núc, nhà
  4. tắm, phòng ngủ nên giữ cho an toàn. Giao lưu trò chuyện và duy trì tâm trạng bình thản là rất cần thiết. Điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu cần phải tập trung vào những nguyên nhân nền như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Việc phục hồi chức năng nhận thức là rất khó. Chế độ ăn điều độ, hợp lý như: ăn nhiều rau, hoa quả, đậu, lượng cá vừa đủ, giảm các chế phẩm sữa, ít thịt,bổ sung dầu ô-liu... giảm ăn muối; bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein; bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia... Tập thể dục đều đặn, tăng cường hoạt động trí óc, tham gia các hoạt động xã hội... sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ. Để có thể chăm sóc BN sa sút trí tuệ tại nhà, người chăm sóc phải có những kiến thức nhất định thông qua sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa. Ví dụ như: học cách tiếp xúc với BN sa sút trí tuệ, những kỹ năng chăm sóc thông thường như: cho ăn, tắm rửa..., kỹ năng ứng xử khi BN có những bất thường về hành vi, các biện pháp đảm bảo an toàn cho BN... Giai đoạn cuối, khi BN có những rối loạn về tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang hoặc các biến chứng khác... thì cần cho BN nhập viện điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2