Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue có 4 typ huyết thanh (D1, D2, D3, D4) gây nên. SXHD là bệnh thường gặp do cùng 1 hoặc nhiều typ virus Dengue gây nên. Nếu SXHD có các dấu hiệu tiền sốc (cảnh báo nặng) thường diễn biến nặng,
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phòng ngừa tốt, phát hiện sớm: Không tử vong vì sốt xuất huyết
- Phòng ngừa tốt, phát hiện sớm: Không tử
vong vì sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus
Dengue có 4 typ huyết thanh (D1, D2, D3, D4) gây nên. SXHD là bệnh thường gặp
do cùng 1 hoặc nhiều typ virus Dengue gây nên. Nếu SXHD có các dấu hiệu tiền
sốc (cảnh báo nặng) thường diễn biến nặng, luôn có khuynh hướng cô đặc máu do
hiện tượng thoát huyết tương qua lòng mạch, nếu không được điều trị đúng và kịp
thời, bệnh nhân SXHD dễ bị sốc dẫn đến tử vong. Hàng năm, người ta ước tính có
khoảng 50 triệu người bị nhiễm bệnh. Virus Dengue truyền từ người bệnh sang
người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. Bệnh lưu
hành quanh năm ở nước ta nhưng dịch thường xảy ra vào cuối mùa hè, đầu mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) với chu kỳ khoảng 4 - 5 năm/lần. Bệnh có thể gặp ở
mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em và người trẻ.
- Làm vệ sinh dụng cụ đựng nước thường xuyên để muỗi không có môi trường sinh
sản.
Phòng ngừa và xử trí ra sao?
Trong vụ dịch, mọi trường hợp SXHD đều phải được các y bác sĩ khám bệnh và
phân loại để điều trị, đặc biệt cần phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nặng như
đau bụng, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, gan to và đặc biệt là tăng hematocrit,
giảm nhanh tiểu cầu.
Trong thực tế, SXHD nhẹ chiếm tỷ lệ lớn trong vùng có dịch. Người bệnh SXHD
nhẹ có thể điều trị tại nhà, các bậc cha mẹ, người thân cần có những chú ý sau đây:
Chỉ hạ sốt khi nhiệt độ >390C, bởi vì sốt là phản ứng của cơ thể chống lại sự nhân
lên của virus Dengue. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol (efferalgan,
dologin, panadol…).
Không được dùng các thuốc hạ nhiệt nhóm aspirin, aspegic… vì các thuốc này có
thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Bù nước bằng đường uống: oresol là dung dịch có thành phần nước và điện giải
thích hợp với SXHD. Tuy nhiên, dịch oresol khó uống (nhất là với bệnh nhi), có
thể thay thế bằng nước cháo muối, nước hoa quả…
- Không nên tự ý cho dùng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng đối với
virut, mặt khác, đôi khi gây các tác dụng có hại cho người bệnh, chỉ sử dụng kháng
sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
- Điều quan trọng là phải theo dõi người bệnh nhằm phát hiện các dấu hiệu nặng
để kịp thời đưa đến bệnh viện như:
+ Sốt quá cao
+ Không uống được do nôn và tiêu chảy
+ Chân tay lạnh
+ Vật vã, kích thích, lơ mơ
+ Đái ít
- + Xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng
+ Đau bụng
Nếu người bệnh SXHD không được chẩn đoán, điều trị và theo dõi, nhất là khi
người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo nặng, bệnh sẽ tiến triển nặng, đe dọa đến
tính mạng như sốc, rối loạn đông máu, xuất huyết nội tạng, đặc biệt xuất huyết não,
người bệnh có thể tử vong.
Hiện nay chưa có vaccin để phòng nhiễm virus Dengue và cũng không có thuốc
điều trị đặc hiệu. Vì vậy, biện pháp phòng chống SXHD chủ yếu dựa vào phòng
chống muỗi A.aegypti, tức là cắt đứt con đường lây truyền của bệnh. Các biện
pháp phòng chống A.aegypti bao gồm:
- Không cho muỗi A.aegypti có điều kiện sinh sản và phát triển.
- Không cho muỗi A.aegypti tiếp xúc với bệnh nhân và đốt người (bảo vệ cá nhân).
- Tiêu diệt muỗi A.aegypti bằng các biện pháp hoá học, sinh học.
Sử dụng hoá chất để tiêu diệt trung gian truyền bệnh nên kết hợp với các biện pháp
làm giảm sự sinh sản và phát triển của muỗi A.aegypti. Trong giai đoạn không có
dịch, các biện pháp thường xuyên là làm giảm nguồn sinh sản, phát triển của
A.aegypti kết hợp với hoá chất diệt bọ gậy và các biện pháp sinh học.
Dấu hiệu nhận biết
SXHD thường mở đầu bằng triệu chứng sốt đột ngột nhanh chóng, đạt tới 39 -
400C. Cùng với sốt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu (nhất là nhức 2 hốc mắt),
đau mỏi các cơ khớp... Sốt liên tục, thường kéo dài 5 - 7 ngày (có 1 số ít trường
hợp có thể sốt tới 8 - 10 ngày).
Xuất huyết: Ðây là triệu chứng giúp chúng ta dễ nhận biết được trên lâm sàng.
Xuất huyết thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sốt trở đi. Dấu hiệu xuất huyết rất
đa dạng, từ dấu hiệu dây thắt dương tính đến xuất huyết dưới da dạng nốt, chấm
(đỏ như tôm luộc), xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, nôn ra máu, rong kinh…).
Ðôi khi có thể gặp xuất huyết nội tạng (chảy máu não). Cùng với xuất huyết, ở
bệnh nhi thường thấy gan to dưới bờ sườn, mềm. Người ta giải thích cơ chế chảy
máu trong SXHD do 3 yếu tố: giảm tiểu cầu, giãn thành mạch và rối loạn yếu tố
- đông máu.
Cô đặc máu: cũng từ ngày thứ 3 sau sốt, thành mạch máu giãn nở (do phức hợp
kháng nguyên - kháng thể hình thành) làm cho nước thoát ra khỏi lòng mạch. Nếu
đo hematocrit, người ta nhận thấy tỷ lệ tế bào máu (hữu hình) với thể tích huyết
tương (vô hình) tăng lên dần. Hiện tượng thoát mạch này dẫn đến tình trạng cô đặc
máu do giảm thể tích huyết tương và dẫn đến sốc. Sốc nhẹ (sớm) thường thấy trẻ
vật vã, huyết áp hạ hoặc kẹt (chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
lớn hơn hoặc bằng 20mmHg), chân tay lạnh, đái ít. Nặng hơn, người bệnh lơ mơ,
mê sảng, huyết áp không đo được, vô niệu.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên đây (đủ để chẩn đoán ở cộng đồng), ở các cơ
sở y tế, người bệnh thường được làm các xét nghiệm máu (số lượng tiểu cầu
thường hạ nhỏ hơn hoặc bằng 100 x 109/l). Ở các bệnh viện lớn có thể làm xét
nghiệm MAC - ELISA để xác định chẩn đoán.