YOMEDIA
ADSENSE
Phòng ngừa xung đột xã hội
94
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Những luận điểm chung về phòng ngừa xung đột xã hội, pháp luật hóa xung đột xã hội để phòng ngừa xung đột xã hội, cơ chế tác động và điều chỉnh xung đột xã hội bằng quy phạm là những nội dung chính trong bài viết "Phòng ngừa xung đột xã hội". Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng ngừa xung đột xã hội
3 Xã hội học, số 3 - 2009<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG NGỪA XUNG ĐỘT XÃ HỘI<br />
VÕ KHÁNH VINH ∗ F<br />
0<br />
P<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỒ SỸ SƠN ∗ ∗<br />
F<br />
1<br />
P F<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Những luận điểm chung về phòng ngừa xung đột xã hội<br />
Công tác đấu tranh với tình hình xung đột xã hội có hai phương hướng có tác động<br />
hết sức chặt chẽ với nhau: phòng ngừa xung đột xã hội và giải quyết xung đột xã hội đã<br />
xảy ra trên thực tế. Nhìn từ nhiều phương diện, phòng ngừa xung đột xã hội quan trọng<br />
hơn nhiều so với giải quyết xung đột xã hội. Vì vậy, phòng ngừa xung phải được coi là<br />
hướng ưu tiên trong đấu tranh với tình hình xung đột xã hội.<br />
Phòng ngừa xung đột xã hội được hiểu là hệ thống các biện pháp, phương pháp,<br />
hình thức tác động ở những mức độ khác nhau đến các yếu tố của xung đột xã hội như<br />
chủ thể xung đột, động cơ xung đột, khách thể xung đột, các lực lượng và phương tiện<br />
được sử dụng trong xung đột v.v… nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của<br />
xung đột xã hội hoặc vô hiệu hoá (làm suy yếu, hạn chế) chúng để giảm dần và tiến tới<br />
loại bỏ xung đột xã hội ra khỏi đời sống xã hội. Với tính cách là hoạt động có tính định<br />
hướng và tính mục đích rõ ràng, phòng ngừa xung đột xã hội có hình thức đa dạng tùy<br />
thuộc vào tính chất của những xung đột xã hội cụ thể.<br />
Hoạt động phòng ngừa xung đột xã hội thể hiện ở việc giải quyết cả những nhiệm<br />
vụ chung lẫn những nhiệm vụ riêng cụ thể. Tương ứng, phòng ngừa xung đột xã hội<br />
được thực hiện đồng thời ở hai hình thức hay là hai mức độ: mức độ chung toàn xã hội<br />
và mức độ cá nhân.<br />
Ở mức độ chung toàn xã hội, phòng ngừa xung đột xã hội hướng vào khắc phục<br />
hoặc làm vô hiệu những hiện tượng tiêu cực trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn<br />
hoá - xã hội và các lĩnh vực khác “đang bào mòn” tính có tổ chức, tính liên kết thống<br />
nhất của đời sống xã hội và của Nhà nước. Sự trì trệ của nền kinh tế, sự gia tăng<br />
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tính kém hiệu quả của hoạt động quản lý nhà<br />
nước, nạn tham nhũng ít bị đẩy lùi… là những nguyên nhân và điều kiện của những<br />
cuộc xung đột xã hội lớn nhỏ khác nhau. Chính vì vậy, bản chất của phòng ngừa xung<br />
đột xã hội ở mức độ toàn xã hội thể hiện ở chỗ, nó được thực hiện trong quá trình giải<br />
quyết những nhiệm vụ có phạm vi rộng lớn đứng trước xã hội và được đưa vào thực<br />
hiện các nhiệm vụ đó. Bất kỳ một cuộc xung đột xã hội nào cũng đều phản ánh những<br />
<br />
∗<br />
GS.TS Luật học, Phú Chủ tịch Viện Khoa học xó hội Việt Nam<br />
* *<br />
Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
4 Phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
<br />
mâu thuẫn trầm trọng nhất trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống xã hội.<br />
Vì vậy việc phát hiện, phân tích và lý giải một cách thấu đáo những mâu thuẫn làm<br />
phát sinh những xung đột xã hội có tính phổ biến nhất và sau đó tổng hợp chúng lại có<br />
ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phạm vi những vấn đề mang tính kinh tế,<br />
chính trị, văn hoá - xã hội và những vấn đề khác cần được ưu tiên giải quyết. Việc giải<br />
quyết những mâu thuẫn không mang tính chất đối kháng của sự phát triển xã hội,<br />
những vấn đề khó khăn của nó cũng như việc khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm,<br />
lỗ hổng trong quản lý là cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị của việc khắc phục các quá<br />
trình và hiện tượng quyết định xung đột xã hội. Do vậy, để phòng ngừa có hiệu quả<br />
xung đột xã hội, cần xây dựng và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế, chính trị, văn<br />
hoá - xã hội vì lợi ích của toàn xã hội, củng cố và phát triển trật tự pháp luật và pháp<br />
chế, không ngừng nâng cao văn hoá tinh thần cho mọi người. Đồng thời cần có chiến<br />
lược phòng ngừa đã được cân nhắc kỹ phù hợp với sự phát triển xã hội và được các<br />
tầng lớp nhân dân đồng lòng ủng hộ.<br />
Ý nghĩa to lớn của phòng ngừa xung đột xã hội ở mức độ toàn xã hội, xét đến cùng<br />
là hình thành trong nhân dân những định hướng giá trị tôn trọng con người, chống lại<br />
việc dùng vũ lực, không chấp nhận việc can thiệp vào chính kiến của người khác v.v…<br />
Sự khoan dung, công khai minh bạch, biết lắng nghe ý kiến người khác… sẽ trở thành<br />
những hiện tượng xã hội phổ biến và “thấm vào máu và tâm hồn” của mỗi con người.<br />
Thứ “văn hoá dùng sức mạnh” tồn tại ở một số người sẽ nhanh chóng được xoá bỏ và<br />
thay vào đó là văn hoá tôn trọng con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.<br />
Tất thảy những điều đó vừa là tiền đề vừa là kết quả của phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
Ở mức độ cá nhân, phòng ngừa xung đột xã hội hướng vào khắc phục hoặc xoá bỏ<br />
nguyên nhân và điều kiện liên quan đến động cơ xung đột của các bên xung đột, từ đó<br />
đưa ra những phương pháp, biện pháp có tác dụng “bao vây” hoặc kìm hãm ngay từ<br />
đầu ý định “xung đột” của mỗi bên xung đột. Chẳng hạn, từ tranh chấp về ranh giới<br />
vườn rau, Nguyễn Văn A. quyết định sẽ “lấy một phần cà chua thuộc diện tích canh<br />
tác của người hàng xóm”. Biết được ý định của chồng, vợ của Nguyễn Văn A. khuyên<br />
chồng từ bỏ ý định “lấy cà chua” của người hàng xóm bằng cách so sánh chồng với tên<br />
trộm cắp tài sản đã làm cho người chồng hổ thẹn và từ bỏ ý định của mình. Chừng đó<br />
lời nói thôi cũng đủ để ngăn chặn xung đột xã hội xã hội không xảy ra.<br />
Việc khắc phục hoặc xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến động<br />
cơ của những xung đột xã hội mang tính hình sự có yếu tố dùng vũ lực giữa các cá<br />
nhân có ý đặc biệt quan trọng đối với phòng ngừa xung đột xã hội. Vì vậy, theo quy<br />
định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự bắt buộc phải chứng minh<br />
được động cơ phạm tội của người bị tình nghi, của bị can, của bị cáo, tức là phải chứng<br />
minh được “động lực bên trong” của chủ thể mà nội dung tâm lý của nó đã được xác<br />
định tương đối đầy đủ trong các khái niệm, phạm trù pháp lý từ trước đến nay. Việc<br />
phân tích một cách sâu sắc và chính xác các tình huống xung đột xã hội và động cơ<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Võ Khánh Vinh – Hồ Sỹ Sơn 5<br />
<br />
hành vi của các chủ thể khi sự xung đột chưa dẫn họ đến việc sử dụng vũ lực, cho phép<br />
các cơ quan bảo vệ pháp luật tránh được những sai sót trong hoạt động bảo vệ pháp<br />
luật của mình. Kinh nghiệm cho thấy rằng, hoạt động phòng ngừa những hành vi có sử<br />
dụng vũ lực trong đời sống hàng ngày phải được bắt đầu từ việc giám sát các tình<br />
huống có dấu hiệu của những cuộc xung đột xã hội kéo dài. Nói cách khác, hoạt động<br />
phòng ngừa những xung đột xã hội mang tính hình sự phải được gắn với chức năng của<br />
từng cơ quan bảo vệ pháp luật.<br />
Củng cố sự hợp tác giữa mọi người là một trong những hình thức phòng ngừa xung<br />
đột xã hội ở mức độ cá nhân có hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ, trước khi xung đột xã hội<br />
xảy ra, các bên xung đột xã hội ít nhất cũng đã có quan hệ xã hội bình thường và có thể<br />
là đã có quan hệ hợp tác với nhau (trong trường hợp họ là cán bộ, công chức cùng cơ<br />
quan, tổ chức; hàng xóm láng giềng; các thành viên trong gia đình, tổ chức xã hội…).<br />
Trong những trường hợp này, phòng ngừa xung đột xã hội cần hướng vào củng cố và<br />
phát triển sự hợp tác hiện có giữa mọi người bằng một trong những phương pháp sau<br />
đây:<br />
a) Phương pháp hoà hợp: Bản chất của phương pháp phòng ngừa này thể hiện ở<br />
việc lôi cuốn những người có thể sẽ là đối phương của nhau cùng thực hiện công việc<br />
nào đó;<br />
b) Phương pháp “thân thiện”: Phương pháp này thể hiện ở việc “đặt” những người<br />
có thể là đối phương trong tương lai “vào hoàn cảnh của nhau” để họ thấu hiểu, thông<br />
cảm và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn;<br />
c) Phương pháp bảo vệ uy tín cho nhau: Theo phương pháp này, những người có<br />
thể là đối phương trong tương lai tôn trọng danh dự, không làm mất uy tín của nhau<br />
mặc dù tại thời điểm đó họ có lợi ích rất khác nhau;<br />
d) Phương pháp bổ sung cho nhau: Thực chất của phương pháp này thể hiện ở việc<br />
các bên có thể là đối phương trong tương lai “tiếp nhận” cá tính (đặc điểm) của nhau,<br />
nhờ đó mà sự tôn trọng và sự hợp tác giữa họ được cũng cố và phát triển;<br />
đ) Phương pháp loại bỏ sự phân biệt về mặt xã hội: Theo phương pháp này, những<br />
người có thể là đối phương trong tương lai không thể hiện sự khác biệt về mặt xã hội cũng<br />
như không khẳng định sự ưu việt của mình so với người khác (dù rằng điều đó là có thể<br />
có). Có thể nói một cách ví von rằng, nếu như các anh làm việc có hiệu quả hơn những<br />
người khác, cũng không nên thể hiện mình là người chiến thắng;<br />
e) Phương pháp phân chia thành tích chung. Bản chất của phương pháp này thể hiện ở<br />
việc cùng được hưởng thành tích vốn là thành quả chung của những người cùng thực hiện<br />
công việc này hay công việc khác. Điều này cho phép mọi người tôn trọng lẫn nhau và cởi<br />
bỏ những tâm trạng tiêu cực như là cảm giác hổ thẹn, hận thù v.v…;<br />
g) Phương pháp khuyên răn về mặt tâm lý: Thực chất của phương pháp này là tác<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
6 Phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
<br />
động đến tâm lý bằng những lời phân tích nhẹ nhàng giúp cho người được phân tích<br />
nhận thức ra vấn đề. Chẳng hạn, khi nghe được thông tin về người đồng hành phản bội<br />
vợ (hoặc chồng) hoặc có thể thực hiện sự phản bội đó trong tương lai, cần thảo luận<br />
nhẹ nhàng về những hậu quả của những việc làm đó v.v…;<br />
h) Phương pháp “xoa dịu” về mặt tâm lý: Phương pháp này thể hiện ở những hoạt<br />
động giúp cho con người duy trì được trạng thái tâm lý ổn định, phẩm chất tốt đẹp,<br />
giảm bớt căng thẳng, thân thiện với mọi người.<br />
Những phương pháp nêu trên đây, xét đến cùng đều có vai trò củng cố và phát triển<br />
sự hợp tác giữa con người và con người trong xã hội. Tất nhiên, không chỉ có những<br />
phương pháp trên đây mới có vai trò đó. Bất kỳ một phương pháp nào nếu hướng vào<br />
củng cố niềm tin và sự tôn trọng con người đều có thể cũng cố và phát triển sự hợp tác<br />
giữa mọi người trong xã hội, đều góp phần phòng ngừa xung đột xã hội và khi xung<br />
đột xảy ra đều có thể góp phần giải quyết nó một cách nhanh chóng và có hiệu quả.<br />
2. Pháp luật hoá xung đột xã hội để phòng ngừa xung đột xã hội<br />
Một trong những phương thức phòng ngừa xung đột xã hội có hiệu quả là pháp luật<br />
hoá xung đột xã hội. Chính vì vậy, vấn đề pháp luật hoá xung đột xã hội được nhiều<br />
quốc gia quan tâm giải quyết. Vậy, đâu là thực chất của vấn đề? Vấn đề là ở chỗ, trước<br />
sự gia tăng của các cuộc xung đột xã hội vốn rất đa dạng về tính chất, phạm vi, quy<br />
mô… nhiều quốc gia trong vai trò là người đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của<br />
công dân cố gắng tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết tận gốc vấn đề xung đột xã<br />
hội. Một trong những giải pháp đó là pháp luật hoá xung đột xã hội; thành lập các tổ<br />
chức trung gian mang tính chất trung lập, dân chủ, phi chính trị để tham gia giải quyết<br />
xung đột xã hội; thành lập cơ quan nghiên cứu có chức năng thuần tuý là thực nghiệm<br />
và tư vấn về xung đột xã hội. Cần lưu ý rằng, việc thành lập các tổ chức và cơ quan nói<br />
trên cũng quyết định nhu cầu pháp luật hoá xung đột. Chẳng hạn, thiếu các quy định<br />
pháp luật về trật tự hoá diễn biến xung đột, các cơ quan và tổ chức đó không có cơ sở<br />
pháp lý để có thể giải quyết một cách thấu đáo mọi khía cạnh của cuộc xung đột, không<br />
thể phân tích và đánh giá một cách tường tận xung đột xã hội để có thể đưa ra những<br />
kiến nghị có cơ sở và tính khả thi nhằm phòng ngừa và giải quyết tận gốc xung đột xã<br />
hội. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ của tình hình xung đột xã hội mới là yếu tố quyết<br />
định mạnh mẽ nhất đối với nhu cầu pháp luật hoá xung đột xã hội để phòng ngừa xung<br />
đột xã hội.<br />
Pháp luật hoá xung đột xã hội được hiểu là việc trật tự hoá bằng pháp luật diễn<br />
biến của xung đột xã hội nhằm điều chỉnh” hay “quản lý” xung đột xã hội, thông qua<br />
đó phòng ngừa và giải quyết nó một cách dễ dàng và có hiệu quả.<br />
Khi được ban hành và bảo đảm thực hiện, các quy định pháp luật về xung đột xã<br />
hội có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc phòng ngừa xung đột xã hội bởi pháp luật hoá<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Võ Khánh Vinh – Hồ Sỹ Sơn 7<br />
<br />
xung đột xã hội như đã nhấn mạnh, tạo ra những khả năng cho việc trật tự hoá diễn<br />
biến của xung đột xã hội và sau đó là điều chỉnh (quản lý) xung đột xã hội một cách dễ<br />
dàng và có hiệu quả hơn.<br />
Quá trình pháp luật hoá xung đột xã hội, một mặt tạo ra khả năng trật tự hoá diễn<br />
biến của xung đột xã hội làm cơ sở cho việc điều chỉnh (quản lý) nó một cách dễ dàng<br />
hơn, mặt khác cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho việc giải quyết xung<br />
đột xã hội bởi lợi ích được pháp luật hoá có thể “nhỏ hơn”cũng như có thể khác với lợi<br />
ích của đại bộ phận những người tham gia xung đột xã hội. Vì vậy, khi xây dựng các<br />
quy định pháp luật hướng vào phòng ngừa xung đột xã hội cần tính đến tính phức tạp<br />
của vấn đề pháp luật hoá xung đột xã hội. Cần lưu ý rằng không có xã hội mà ở đó bất<br />
kỳ một đòi hỏi nào có tính chất đối kháng lại được thừa nhận ngay lập tức mà không hề<br />
bị cản trở. Chẳng hạn, việc một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân vin cớ cho rằng đối với<br />
con người “không có gì là không được phép làm” đã cố gắng “quậy phá” để đạt được<br />
điều không thể có hay như tình trạng hoạt động kém hiệu quả của chính quyền không<br />
thể dẫn đến pháp luật hoá xung đột mà là dẫn đến tình trạng gia tăng xung đột không<br />
thể kiềm chế được. Cũng cần lưu ý rằng, việc xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm<br />
giải quyết xung đột xã hội có thể đem lại hiệu quả điều chỉnh từng phần. Tính chính<br />
xác của ý kiến này được khẳng định bởi sự thất bại của một số nước trong kế hoạch<br />
chấm dứt xung đột sắc tộc bằng một loạt sắc lệnh cho phép dân cư được trang bị vũ khí<br />
hoặc ban bố và thực hiện tình trạng đặc biệt. Có thể khẳng định rằng, xây dựng các quy<br />
định pháp luật nhằm phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội là công việc có tính<br />
chất lâu dài, khó khăn và phức tạp. Cố nhiên, đây là công việc không thể không thực<br />
hiện dù phải tính đến các điều kiện và hoàn cảnh của từng vùng, từng dân tộc trong giai<br />
đoạn quá độ lịch sử nhất định.<br />
3. Cơ chế tác động và điều chỉnh xung đột xã hội bằng quy phạm<br />
Khi bàn về pháp luật hoá xung đột xã hội, trước hết không thể không đề cập đến ý<br />
nghĩa của cơ chế tác động và điều chỉnh xung đột xã hội bằng quy phạm. Các quy<br />
phạm được coi là các bộ phận cấu thành của chế định vì trong mọi trường hợp, không<br />
có các quy phạm thì các chế định cũng không tồn tại.<br />
Cũng như các quan hệ xã hội, xung đột xã hội ở mức độ này hay mức độ khác<br />
được điều chỉnh bằng những quy phạm xã hội vốn khác nhau về tên gọi và nội dung:<br />
các quy phạm pháp luật, các quy tắc đạo đức, các quy phạm tôn giáo, các quy phạm<br />
chính trị v.v… Tất nhiên, việc sử dụng quy phạm nào để điều chỉnh xung đột xã hội là<br />
tuỳ thuộc bản chất của quy phạm, hoàn cảnh xã hội cũng như tính chất của xung đột xã<br />
hội.<br />
Các quy phạm đạo đức tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người vì vậy, chúng<br />
có ý nghĩa đối với việc điều chỉnh (quản lý) xung đột xã hội. Bất kỳ một cuộc xung đột<br />
xã hội nào cũng thể hiện các quan niệm về cái thiện và cái ác, hành vi đúng đắn và<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
8 Phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
<br />
hành vi sai trái, về danh dự, nhân phẩm, về công bằng, về tặng thưởng và xử phạt v.v…<br />
Ở đây, bản thân xung đột xã hội cũng như những người tham gia xung đột xã hội bị<br />
đánh giá là phù hợp hay không phù hợp với các quy phạm đạo đức. Tất nhiên, sự đánh<br />
giá của các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội, các cá nhân về khía cạnh đạo đức<br />
của xung đột xã hội và của những người tham gia xung đột thường là không giống<br />
nhau và đôi khi là trái ngược nhau bởi thứ nhất, dù không bị loại trừ nhưng đạo đức<br />
của nhân loại chỉ “lan toả” đến hành vi và quan hệ nhất định, như “không giết người”,<br />
“không trộm cắp”… và thứ hai, không phải tất cả mọi người trên trái đất này đều tiếp<br />
nhận như nhau về các giá trị của nhân loại vì nếu tiếp nhận như nhau thì đâu có quá<br />
nhiều cuộc xung đột xã hội đến như vậy.<br />
Hậu quả cũng như nguyên nhân của xung đột xã hội được những người xung đột<br />
và những người liên quan đến xung đột đánh giá khác nhau. Đến lượt mình, sự đánh<br />
giá khác nhau đó góp phần “mở rộng” phạm vi của xung đột xã hội, thậm chí là “tạo”<br />
ra xung đột xã hội mới. Chẳng hạn, dân chúng một số vùng trên thế giới nhìn thấy<br />
trong các vụ thanh trừng sắc tộc sự vi phạm quyền con người và thậm chí là nạn phân<br />
biệt chủng tộc, trong khi đó một bộ phận dân chúng khác lại nhìn thấy tính hợp pháp<br />
của chính quyền và danh dự dân tộc của họ.<br />
Thường thì các quy phạm đạo đức, trong đó có cả những quy phạm liên quan đến<br />
xung đột xã hội, dù ở đâu cũng không được viết thành văn và nói chung là không được<br />
xác định rõ ràng về mặt hình thức. Tuy nhiên, đối với luật quyết đấu thì khác vì nó quy<br />
định cơ sở và trình tự quyết đấu cũng như các quy tắc tiến hành việc quyết đấu. Cơ sở<br />
của luật quyết đấu là các quan niệm về danh dự, nhân phẩm, đạo đức… của tầng lớp<br />
quý tộc.<br />
Tiếc rằng, khá nhiều người chưa quan tâm đến các quy phạm đạo đức và các quan<br />
niệm về đạo đức. Do vậy, khi xem xét giải quyết các cuộc đình công của công nhân,<br />
một số cơ quan và cá nhân có thẩm quyền chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế mà chưa chú<br />
ý đến khía cạnh đạo đức của vấn đề đình công. Có thể khẳng định rằng, các quyết định<br />
giải quyết các vụ đình công có kết quả và sức thuyết phục cao hơn nếu kết hợp được<br />
khía cạnh phân phối công bằng các nguồn vật chất và khía cạnh đạo đức trong các yêu<br />
sách của những công nhân đình công.<br />
Các quy phạm tôn giáo (các tín điều tôn giáo) cũng được sử dụng để điều chỉnh<br />
xung đột xã hội. Đối với những tôn giáo, chẳng hạn như Đạo Hồi, ngoài những quy tắc<br />
tôn giáo thuần tuý điều chỉnh các quan hệ nhà thờ, còn có những quy tắc tôn giáo điều<br />
chỉnh cả những quan hệ thuộc lĩnh vực đời sống dân sự ( hôn nhân, gia đình, học tập<br />
v.v…). Trên thế giới có những vùng thường xảy ra xung đột xã hội mang tính chất liên<br />
tôn giáo (ví dụ, quan hệ giữa các tín đồ chính thống giáo với các tín đồ Cơ đốc giáo ở<br />
vùng Trung Á và vùng Kavkaz). Tại những vùng đó, việc điều chỉnh xung đột xã hội<br />
gặp những khó khăn nhất định vì không có sự tuân thủ đầy đủ và chính xác các quy<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Võ Khánh Vinh – Hồ Sỹ Sơn 9<br />
<br />
phạm tôn giáo.<br />
Các quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng ngừa và giải<br />
quyết xung đột xã hội. Với các thuộc tính như tính quy phạm phổ biến, tính chặt chẽ về<br />
mặt hình thức, tính được đảm bảo bằng sức mạnh nhà nước và với các chức năng thông<br />
tin (giao tiếp), điều chỉnh, bảo vệ… pháp luật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc<br />
điều chỉnh xung đột xã hội. Khác với các quy phạm đạo đức và các quy phạm tôn giáo,<br />
các quy phạm pháp luật chỉ có một nghĩa và được ghi nhận trong các văn bản do Nhà<br />
nước ban hành theo trình tự thủ tục nhất định. Do vậy, sự đánh giá về mặt pháp luật đối<br />
với xung đột xã hội là sự đánh giá mang tính chính thức và không thể bị thay đổi bởi áp<br />
lực của một bên xung đột hoặc bởi áp lực của dư luận xã hội. Điều đó cũng hoàn toàn<br />
đúng đối với xung đột được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật quốc tế.<br />
Các quy phạm chính trị (không mang tính pháp lý) được nhắc đến khi cuộc xung<br />
đột quốc tế này hay cuộc xung đột quốc tế khác được cho là có thể và cần phải được<br />
dàn xếp (giải quyết) bằng các phương tiện chính trị, hoà bình thông qua các cuộc đàm<br />
phán, các cuộc gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia có sự nhượng bộ lẫn nhau hoặc<br />
bằng những phương thức khác không được ghi nhận trong pháp luật quốc tế. Bàn đến<br />
quy phạm chính trị, không thể không đề cập đến các quy tắc hoạt động của Đảng, của<br />
các tổ chức chính trị - xã hội. Trong số những quy phạm chính trị, có cả những thoả<br />
thuận bằng lời nói giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia.<br />
Các quy tắc xử sự được hình thành trong các cộng đồng xã hội để điều chỉnh các<br />
quan hệ xã hội nhất định cũng có tính quy phạm. Tất nhiên không phải mọi các quy tắc<br />
xử sự đó đều được xếp vào số các quy phạm đạo đức. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thể<br />
thao tồn tại các quy tắc tiến hành các môn thi đấu khác nhau. Có một số môn thi đấu<br />
mà xét về hình thức gần giống với xung đột xã hội (như đấm bốc, cờ tướng, bóng đá<br />
v.v…). Bản thân sự tham gia của các bên vào các môn thi đấu này là mang tính chất tự<br />
nguyện (và cổ động viên của họ cũng vậy). Các quy tắc tiến hành thi đấu, mặc dù vậy,<br />
phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Đồng thời xung đột giữa các cá nhân và<br />
giữa các nhóm cá nhân cũng được cảnh báo trước là có thể xảy ra.<br />
Để phòng ngừa xung đột xã hội, một số quốc gia quy định các điều khoản đặc biệt mà<br />
chủ các hãng sản xuất hoặc các cá nhân phải đưa vào hợp đồng nhằm ràng buộc các bên<br />
khi xảy ra tranh chấp. Các mục đó được thể hiện rất chi tiết. Việc ghi nhận trong hợp đồng<br />
các mục (điều kiện) cho phép phòng ngừa được xung đột, kiềm chế hai bên đã ký kết hợp<br />
đồng không thực hiện những hành vi mà trước đây họ chưa nghĩ tới.<br />
Phân tích cơ chế tác động của quy phạm đến hành vi của các chủ thể xung đột, có<br />
thể thấy rằng, cũng như bất kỳ một quy phạm xã hội nào khác, quy phạm pháp luật tác<br />
động đến hành vi của con người thông qua một số hình thức (kênh) tác động mà trước<br />
hết là hình thức tác động thông tin. Sự tồn tại (hiện diện) của quy phạm pháp luật đem<br />
đến cho cho cá nhân (nhóm cá nhân) mệnh lệnh của Nhà nước về các cách xử sự mà<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
10 Phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
<br />
Nhà nước mong muốn và ủng hộ, đồng thời cho họ biết trước hậu quả pháp lý đối với<br />
hành vi này hay hành vi khác. Thông qua hình thức tác động thông tin, quy phạm pháp<br />
hình thành ở cá nhân (nhóm cá nhân) sự định hướng đúng đắn về các giá trị và tiếp đó<br />
là mô hình lý tưởng của hành vi lối sống theo pháp luật. Vì vậy, đôi khi người ta gọi<br />
hình thức tác động này là “hình thức tác động giáo dục” của pháp luật.<br />
Bàn về cơ chế tác động của quy phạm pháp luật đến hành vi của các chủ thể xung<br />
đột, không thể không đề cập đến chế tài pháp lý. Chế tài pháp lý (hay là biện pháp<br />
cưỡng chế nhà nước) là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật. Vấn đề là ở<br />
chỗ, chế tài pháp lý được quy định trong quy phạm pháp luật để áp dụng đối với những<br />
ai vi phạm yêu cầu của nó. Khi xảy ra vi phạm quy phạm pháp luật, các cơ quan và cá<br />
nhân có thẩm quyền bắt đầu thực hiện cơ chế áp dụng pháp luật nhằm xử lý vi phạm<br />
phạm pháp luật và người vi phạm pháp luật.<br />
Thông qua các hình thức (kênh) tác động đó, quy phạm pháp luật tác động đến: a)<br />
các nguyên nhân và điều kiện của xung đột xã hội; b) tình huống tiền xung đột xã hội;<br />
c) diễn biến của xung đột xã hội; d) giải quyết xung đột xã hội, trong đó có hậu quả của<br />
việc chấm dứt xung đột, kể cả số phận của các chủ thể xung đột. Sự tác động của quy<br />
phạm pháp luật được xem xét ở mức độ cụ thể hơn như sau: quy phạm pháp luật tác<br />
động đến các nguyên nhân và điều kiện của xung đột xã hội thông qua điều chỉnh động<br />
cơ xung đột và các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự xuất hiện của xung đột xã hội.<br />
Thí dụ sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó:<br />
A cãi nhau với thủ trưởng của mình là B vì cho rằng mình không được khen<br />
thưởng là không đúng. Trong cơ quan, nơi họ làm việc, trình tự thủ tục khen thưởng<br />
không được quy định và các quyết định khen thưởng của lãnh đạo cơ quan thường bị<br />
phản ứng một cách gay gắt. Rõ ràng, chính việc quy định rõ ràng căn cứ cũng như trình<br />
tự thủ tục khen thưởng cho phép cởi bỏ căng thẳng trong tập thể. Chính vì vậy, không<br />
phải ngẫu nhiên mà các văn bản có tính quy phạm về vấn đề khen thưởng có trong hầu<br />
hết các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.<br />
Quy phạm pháp luật tác động đến tình huống tiền xung đột xã hội thông qua “điều<br />
chỉnh” hay “quản lý” các mối quan hệ tiền xung đột để chúng không vượt đến ngưỡng<br />
xung đột.<br />
Xung đột xã hội có thể được giải quyết thông qua các thủ tục khác nhau: trọng tài,<br />
Toà án, trung gian, tự giải quyết…<br />
Giải quyết xung đột xã hội (tranh chấp) tại cơ quan trọng tài là “con đường” hợp<br />
pháp và tương đối có hiệu quả khi mà các trọng tài viên do các bên xung đột (tranh<br />
chấp”) nhất trí lựa chọn. Cũng có nhiều trường hợp, các bên xung đột không muốn<br />
“kéo nhau ra toà” hoặc không cần sự giúp đỡ của “người trung gian” mà tự giải quyết<br />
xung đột để có thể có lợi cho mình.<br />
Những dạng xung đột xã hội như vậy không hiếm trong các quan hệ giữa một bên<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Võ Khánh Vinh – Hồ Sỹ Sơn 11<br />
<br />
là các thanh tra viên giao thông với bên kia là các lái xe vi phạm các quy định về an<br />
toàn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ…). Các công trình nghiên cứu khoa<br />
học, trong đó có xã hội học đều cho thấy rằng, việc không tuân thủ các quy tắc giao<br />
tiếp xã hội cũng dẫn đến xung đột xã hội. Những xung đột xã hội thuộc loại này mang<br />
dáng dấp của cái gọi là giao tiếp “duy lợi” không trên cơ sở quy phạm pháp luật cũng<br />
không trên cơ sở đạo đức mà là những hình thức xử sự tuỳ tiện tuỳ thuộc vào hoàn<br />
cảnh giao tiếp và tính chất giao tiếp. Chúng ta thường gặp loại giao tiếp này giữa người<br />
thợ cắt tóc và người cắt tóc, giữa người bán hàng và người mua hàng, giữa cảnh sát<br />
giao thông và người vi phạm các quy định về an toàn giao thông v.v…Có thể khẳng<br />
định rằng, cũng là giao tiếp “ duy lợi” song với giao tiếp giữa các thành viên trong gia<br />
đình, sự điều chỉnh của pháp luật đối với giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội<br />
chiếm tỷ trọng lớn hơn.<br />
Khi tham gia vào những quan hệ xã hội dù hoàn toàn mang tính chất cá nhân, con<br />
người cũng cân nhắc đến những quy tắc xử sự (hành vi) đã hình thành và tồn tại trong<br />
lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đối với nhiều người, những giới<br />
hạn khác nhau về mặt xã hội mà ai cũng nhận biết được là cơ sở để họ lựa chọn cách<br />
giao tiếp. Chẳng hạn, khi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, người<br />
lái xe sẽ không giao tiếp với cảnh sát giao thông để tham vấn về kỹ thuật trồng hoa<br />
hoặc về một loại hình nghệ thuật nào đó. Rõ ràng mục đích giao tiếp xác định nội dung<br />
của giao tiếp cụ thể. Khi tiến hành sự giao tiếp “duy lợi”, con người mong muốn có<br />
được “sự quan tâm, sự chú ý và sự thân thiện” từ người mà mình giao tiếp.<br />
Diễn biến của xung đột xã hội cũng như hậu quả của cuộc xung đột xã hội được<br />
đánh giá về mặt pháp luật trong những trường hợp một bên hoặc cả hai bên xung đột bị<br />
thiệt hại do việc giải quyết xung đột trên thực tế gây ra hoặc khi lợi ích Nhà nước hoặc<br />
của xã hội bị vi phạm. Chẳng hạn, nếu A sách nhiễu để có tiền thưởng, vì thế mà B là<br />
Thủ trưởng của A đã ký quyết định khen thưởng A mặc dù không có căn cứ để thưởng,<br />
thì quyết định khen thưởng đó phải bị huỷ bỏ.<br />
Cũng theo cách đó người ta giải quyết vấn đề về số phận của những người tham gia<br />
xung đột. Trong các vụ tranh chấp quốc tế, hậu quả pháp lý bất lợi đối với những quốc<br />
gia có hành vi bất hợp pháp gây xung đột và tiến hành xung đột được xem xét trên cơ<br />
sở các quy phạm pháp luật quốc tế (về bồi thường chiến tranh, nhượng bộ về lãnh thổ<br />
v.v…).<br />
Bên cạnh những ưu điểm đối với phòng ngừa xung đột xã hội, pháp luật cũng có<br />
nhược điểm là không mềm dẻo, không linh động và đôi khi còn kéo theo những cuộc<br />
xung đột mới. Không phải ngẫu nhiên mà các bên xung đột thường sử dụng những<br />
phương thức phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội như hiểu biết lẫn nhau, đàm<br />
phán, tiếp xúc thông thường trong các lĩnh vực quan hệ như gia đình, láng giềng, môi<br />
trường xung quanh, bảo vệ xã hội chứ không khởi kiện trực tiếp ra Toà án. Để giải<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
12 Phòng ngừa xung đột xã hội.<br />
<br />
quyết các loại tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ trên đây, các bên tranh chấp thường<br />
không nhờ các luật gia mà nhờ người trung gian, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu, nhà tâm<br />
lý học đứng ra giúp đỡ. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã quan tâm đến các chương<br />
trình giảng dạy những vấn đề về những điểm khác biệt về văn hoá, chủng tộc, dân<br />
tộc… cho các công dân của mình. Các cuộc đàm phán dựa trên cơ sở của các học<br />
thuyết về trò chơi, về giải quyết bằng tâm trạng và tâm lý v.v… cũng được tiến hành<br />
thường xuyên hơn.<br />
Đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình, phòng ngừa xung đột bằng phương thức<br />
phi pháp luật lại tỏ ra có hiệu quả hơn. Giải quyết xung đột xã hội đã xảy ra tất nhiên là<br />
công việc của các cơ quan xét xử. Vấn đề ly hôn, vấn đề tài sản và những vấn đề khác<br />
được giải quyết theo thủ tục quy định và theo nguyên tắc khi có xung đột giữa vợ và<br />
chồng. Nhưng phòng ngừa xung đột xã lại hội đòi hỏi các cách giải quyết khác. Việc<br />
nghiên cứu các gia đình khác dân tộc và các gia đình đa dân tộc cho thấy có tính xung<br />
đột “cố hữu” của các tộc người (các dân tộc khác nhau). Một trong những nguyên nhân<br />
phá vỡ sự ổn định của các gia đình đa dân tộc là các gia đình trẻ vốn rất cần sự chuẩn<br />
mực trong quan hệ vợ chồng nhưng lại chưa được giúp đỡ đầy đủ về mặt tâm lý. Các<br />
quan hệ mang tính chất cá nhân trong gia đình đa dân tộc đặt ra trước các cặp vợ chồng<br />
nhiều vấn đề mà họ không đủ sức giải quyết một khi thiếu sự giúp đỡ của các chuyên gia<br />
tâm lý cũng như sự ủng hộ của những người khác trong xã hội.<br />
Từ những điều phân tích trên đây, có thể thấy, tư tưởng xây dựng đạo luật về đạo<br />
đức của xung đột xã hội cần được cân nhắc thực hiện bởi nó được rút ra từ kết quả<br />
nghiên cứu phòng ngừa xung đột xã hội. Cùng với các tài liệu nghiên cứu về phòng<br />
ngừa và giải quyết xung đột xã hội, đạo luật về đạo đức xung đột xã hội, chắc chắn tác<br />
động tích cực đến hoạt động phòng ngừa xung đột xã hội. Đồng thời, xung đột học với<br />
tính cách là ngành khoa học tổng hợp có một trong những đối tượng nghiên cứu là<br />
xung đột xã hội cũng đóng góp không nhỏ vào hoạt động phòng ngừa và giải quyết<br />
xung đột xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn