PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA<br />
<br />
VẬT LIỆU LINH KIỆN VÀ ĐIỆN TỬ<br />
<br />
NATIONAL KEY LABORATORY<br />
FOR ELECTRONIC MATERIALS AND DEVICES<br />
<br />
1<br />
<br />
Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Vật liệu và Linh kiện Điện tử được<br />
xây dựng tại Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt<br />
Nam. PTNTĐ được chia thành hai khu công nghệ chính:<br />
1. Khu công nghệ chế tạo và đo đạc các tính chất đặc trưng của vật liệu và linh<br />
kiện điện tử<br />
2. Khu công nghệ chế tạo vật liệu từ tiên tiến<br />
Khu công nghệ chế tạo và đo đạc các tính chất đặc trưng của vật liệu và linh<br />
kiện điện tử được xây dựng tại nhà A2 - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam với tổng diện tích khoảng 800 m2, được bố trí thành các khu chức năng<br />
sau:<br />
- Khu công nghệ chế tạo vật liệu và linh kiện (Tầng 3, nhà A2):<br />
Có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu (khối, màng, hạt<br />
nano) và linh kiện tiên tiến, có triển vọng trong kỹ thuật điện tử như: vật liệu thuỷ<br />
tinh pha đất hiếm, vật liệu quang tử, vật liệu laser rắn, công nghệ Si ở kích thước<br />
giới hạn, công nghệ vi cơ điện tử (MEMS/NEMS).<br />
PTNTĐ đã trang bị các thiết bị công nghệ chế tạo linh kiện, xây dựng phòng<br />
sạch cho phép thực hiện công nghệ quang khắc, hệ thống xử lý hoá, rung rửa siêu<br />
âm, thiết bị quay phủ, tạo nước khử iôn, v.v… Nhiều thiết bị đầu tay như đo độ<br />
pH, đo độ dẫn điện, hệ thống lò nung nhiệt độ cao, lò oxy hoá nhiệt, thiết bị chế tạo<br />
linh kiện trên quang sợi sử dụng laser, hàn chíp sử dụng laser, v.v... đã được trang<br />
bị.<br />
- Khu phân tích cấu trúc và đo tính chất của vật liệu và linh kiện (Tầng 2, nhà A2):<br />
<br />
2<br />
<br />
Có chức năng phân tích cấu trúc, đo tính chất điện, từ, quang của vật liệu, linh<br />
kiện điện tử, quang điện tử. Có thể nói đây là điểm mạnh của PTNTĐ, Viện Khoa<br />
học Vật liệu. So với nhiều cơ sở nghiên cứu trong nước, hệ thống các thiết bị đo và<br />
phân tích cấu trúc của PTNTĐ là đồng bộ và hiện đại với nhiều thiết bị tiên tiến<br />
như: thiết bị hiển vi điện tử quét phân giải cao FESEM và phân tích thành phần<br />
EDX Hitachi S-4800 (phân giải 1.4 nm); thiết bị đo tính chất vật lý PPMS<br />
(Quantum Design) trong từ trường cao đến 7 Tesla, trong giải rộng nhiệt độ; thiết<br />
bị phân tích sử dụng tia X, thiết bị đo phổ tán xạ Raman; thiết bị quét đầu dò đa<br />
chức năng SPM; thiết bị phân tích phổ sợi quang; thiết bị đo phổ hấp thụ hồng<br />
ngoại; thiết bị đo quang phổ phân giải cao; độ nhạy cao; v.v...<br />
- Khu thiết kế chế tạo thử nghiệm và mô phỏng-mô hình hoá (Tầng 2, nhà A2):<br />
PTNTĐ đã xác lập khu thiết kế chế tạo thử và trang bị hệ thống máy tính cho<br />
mô phỏng, mô hình hoá chủ yếu là các hệ vật lý có cấu trúc nano và các hệ thấp<br />
chiều dựa trên các bán dẫn và vật liệu từ.<br />
- Khu công nghệ chân không, CVD (Tầng 1, nhà A2):<br />
Các thiết bị chân không như thiết bị phún xạ cathode chuyên dụng chế tạo các<br />
màng mỏng từ đa lớp; thiết bị chế tạo điện cực kim loại; thiết bị bốc bay bằng laser<br />
được bố trí ở tầng 1 nhà A2. Các thiết bị trên được bổ sung kết hợp với một số thiết<br />
bị chân không có từ trước của Viện KHVL như thiết bị bốc bay bằng chùm điện tử,<br />
thiết bị lắng đọng hoá học pha hơi MPCVD tạo vật liệu kim cương nhân tạo, vật<br />
liệu ống nanô các bon.<br />
<br />
3<br />
<br />
KHU THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ<br />
CHẾ TẠO VẬT LIỆU VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ<br />
<br />
EQUIPMENTS FOR FABRICATION OF<br />
ELECRONIC MATERIALS AND DEVICES<br />
<br />
4<br />
<br />
HỆ BAY HƠI CHÂN KHÔNG<br />
MINI SPUTTER<br />
Nơi đặt máy/Location<br />
P 312, Nhà A2<br />
Cán bộ phụ trách/Administrator<br />
TS. Phan Ngọc Hồng/PGS. Vũ Đình Lãm<br />
ĐT:<br />
Email: hongpn@ims.vast.ac.vn<br />
<br />
- Kích thước bia kim loại: f 50.8 mm<br />
- Diện tích vùng lắng đọng: f 40 mm<br />
- Độ đồng đều của màng: 10%<br />
- Dễ dàng thay bia kim loại<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
Hệ Mini Sputter là thiết bị bay hơi chân không<br />
hiện đại được sử dụng để tạo điện cực, màng<br />
mỏng các vật liệu. Màng mỏng các vật liệu<br />
được lắng đọng bằng kỹ thuật phún xạ Katôt<br />
trong môi trường khí Ar. Bằng kỹ thuật này có<br />
thể chế tạo màng mỏng của hầu hết các vật<br />
liệu kim loại, các hợp chất. Màng mỏng nhận<br />
được bằng phương pháp phún xạ thường có độ<br />
sạch khá cao do không có tương tác của vật<br />
liệu với vật liệu thuyền như trong kỹ thuật bốc<br />
bay nhiệt.<br />
<br />
III. CÁC YÊU CẦU VỀ MẪU VÀ CÁC<br />
KHẢ NĂNG CỦA HỆ<br />
Yêu cầu về mẫu :<br />
- Kích thước mẫu tối đa có đường kính<br />
40mm<br />
- Các đế sử dụng để tạo màng cần đảm bảo<br />
sạch, không có các thành phần nhả khí mạnh<br />
trong môi trường chân không<br />
- Vật liệu nguồn ở dạng đĩa kích thước:<br />
50.8mm×5mm với các vật liệu không từ tính<br />
50.8mm×2mm với các vật liệu từ tính<br />
Khả năng bốc bay :<br />
- Chiều dày của các lớp màng có thể đạt từ<br />
vài nano và cao nhất đạt dưới 1mm<br />
- Có thể tạo được màng mỏng của hầu hết<br />
kim loại hoặc một số các hợp chất.<br />
<br />
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT BỊ<br />
- Kích thước buồng chân không: f 312 mm,<br />
chiều cao 42 mm<br />
- Mức độ chân không tối đa 7x10-5 Pa (5.0<br />
x10-7 torr)<br />
- Nguồn phát xạ RF 200W<br />
<br />
5<br />
<br />