YOMEDIA
ADSENSE
Phòng tránh loãng xương từ hôm nay
97
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bệnh loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu vì gánh nặng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và gia tăng chi phí điều trị, trong khi bệnh có thể phòng ngừa được.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng tránh loãng xương từ hôm nay
- Phòng tránh loãng xương từ hôm nay Bệnh loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu vì gánh nặng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và gia tăng chi phí điều trị, trong khi bệnh có thể phòng ngừa được. Vận động và thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu calci để xương chắc khỏe Loãng xương là gì? Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Loãng xương dẫn đến khả năng chịu lực của xương giảm đi, đặc biệt ở những vị trí như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay. Nguy cơ gãy xương ở những vị trí này rất cao, thậm chí khi vấp ngã nhẹ hoặc gãy tự nhiên không do chấn thương. Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Gãy xương do loãng xương làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong. Nguyên nhân
- Loãng xương có thể do quá trình lão hóa tự nhiên, thường xảy ra ở người già (loãng xương tiên phát), có đặc điểm là tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương. Nguyên nhân do các tế bào sinh xương (osteoblast) bị lão hóa, sự hấp thụ calci và vitamin D ở ruột bị hạn chế, sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam). Bên cạnh đó, còn có loãng xương sau mãn kinh mặc dù quá trình tạo xương bình thường nhưng do tăng quá trình hủy xương. Ngoài ra, còn có loãng xương thứ phát khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ làm thúc đẩy nhanh quá trình loãng xương: - Kém phát triển thể chất từ nhỏ, đặc biệt còi xương suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D… làm khối lượng xương đỉnh khi trưởng thành thấp. - Ít hoạt động thể lực, cơ thể không thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành, ít hoạt động ngoài trời, thiếu các tiền vitamin D nên ảnh hưởng việc hấp thụ calci. - Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, suy tuyến sinh dục, khớp,… các bệnh mãn tính đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…), làm hạn chế hấp thụ calci, vitamin D, protein… hoặc sử dụng dài ngày một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, đặc biệt là nhóm corticoid sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương. - Một số yếu tố khác như sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không cung cấp đủ protein và calci, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá làm tăng thải calci… Biểu hiện của loãng xương Là một bệnh có diễn tiến âm thầm nên các biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, không đặc hiệu, đôi khi người bệnh không thấy bất cứ dấu hiệu gì cho đến khi xảy ra hiện tượng gãy xương. Những biểu hiện có thể gặp:
- - Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ… - Đau cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…). - Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở. - Gù lưng, giảm chiều cao. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Hậu quả - Đau kéo dài do chèn ép thần kinh. - Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực… - Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi. - Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi. Phát hiện loãng xương Nên đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ… Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra: chụp X-quang xương hoặc cột sống, đo khối lượng xương (Bone Mass Density - BMD), làm các xét nghiệm kiểm tra, khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ để xác định và điều trị cũng như dự phòng. Phòng ngừa loãng xương từ khi nào?
- Bệnh loãng xương và các biến chứng nặng như gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay, gãy xẹp đốt sống… là gánh nặng đối với người bệnh về chất lượng sống cũng như chi phí điều trị. Tuy nhiên, phòng bệnh sẽ kinh tế hơn chữa bệnh rất nhiều. Cần có ý thức phòng bệnh trong suốt cuộc đời, không nên đợi đến khi loãng xương mới phòng chống. Theo TS-BS Lê Anh Thư, nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy, hãy phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ hôm nay, cho bản thân, cho con cái và gia đình càng sớm càng tốt. Hãy bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa vào khẩu phần hàng ngày của mọi người trong gia đình bạn nếu có thể. Nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy, hãy phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ hôm nay, cho bản thân, cho con cái và gia đình càng sớm càng tốt. Biện pháp phòng ngừa
- Dinh dưỡng tốt, đảm bảo nhu cầu calci, vitamin D cho bà mẹ mang thai, cho con bú, lứa tuổi nhũ nhi, thiếu niên và người trưởng thành. Nhằm tạo nên bộ khung xương đầy đủ lượng khoáng chất cần thiết, đạt khối lượng xương đỉnh tốt nhất. Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt là calci. Vì vậy sữa và các chế phẩm từ sữa là những thức ăn lý tưởng cho sự khỏe mạnh khung xương của bạn. Chế độ sinh hoạt, tập luyện, tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khỏe góp phần làm tăng độ chắc của xương. Duy trì lối sống năng động, tránh các thói quen xấu như uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá… Chế độ này cần được duy trì suốt cuộc đời mỗi người. Bên cạnh đó cần kiểm soát tốt các bệnh lý ảnh hưởng và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Việc tìm hiểu bệnh loãng xương, những hậu quả và biết cách phòng tránh giúp bạn có một khung xương khỏe mạnh cho cả cuộc đời, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt Thành viên HĐQT Công ty NutiFood Vai trò dinh dưỡng trong dự phòng bệnh loãng xương Ngay từ lúc nhỏ chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo đủ canxi với vitamin D để tránh còi xương.
- Ảnh: sưu tầm Chuyển hóa cacxi trong cơ thể Canxi thuộc loại những chất khó đồng hóa. Khi đưa vào cơ thể canxi dưới dạng các liên kết khó tan hoặc không tan trong nước, dưới ảnh hưởng của độ toan dạ dày, một phần các liên kết canxi không tan chuyển thành hòa tan được, nhưng do hâp thụ calci ở dạy dày ít nên quá trình trên không có ý nghĩa đáng kể. Môi trường kiềm của ruột non tạo điều kiện các hình thành liên kết canxi khó tan và chỉ nhờ tác dụng của các acid mật kèm thao tạo thành nhiều chất phúc tạp khác cho phép chuyển canxi sang dạng hấp thu được. Hấp thu canxi chủ yếu ở đoạn trên ruột non dưới dạng các muối đơn của acid phosphoric. Bài xuất canxi tùy theo chế độ ăn. Khi các yếu tố toan chiếm ưu thế trong khẩu phần (thịt, ngũ cốc…) canxi chủ yếu ra theo nước tiểu. Khi khẩu phần nhiều yếu tố gây kiềm (nhiều sản phẩm từ sữa, rau quả…) canxi chủ yếu ra theo đường phân.
- Đồng hóa canxi phụ thuộc vào tương quan của nó với các yếu tố khác của khẩu phần trước hết là protid, lipid, magie và phospho. - Lượng protid trong khẩu phần nên vừa phải chế độ ăn nhiều protid làm tăng đào thải canxi theo nước tiểu. - Hạ thấp lượng canxi hoặc nâng cao lượng lipid đều ảnh hưởng bất lợi đến hấp thụ canxi. Một lượng thừa magie ảnh hưởng bất lợi tới hấp thụ canxi. -Lượng phospho trong khẩu phần là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hấp thu canxi. Một lượng thừa phospho trong khẩu phần dẫn tới tăng tạo thành triphosphat canxi. Các acid mật rất ít khản năng tăng độ hòa tan và đông hóa các triphosphat canxi cho nên tăng số lượng các chất này ảnh hưởng tới hấp thụ canxi. Tương lươngquan sinh lý thích hợp giữa canxi và phospho trong khẩu phần nên là 1,5-2. - Lượng muối kali và natri trong khẩu phần cao làm giảm hấp thụ canxi và tăng đào thải canxi vì chúng cản trở sự tạo thành các liên kết phức tạp của canxi với acid mật. - Một số acid tạo thành với canxi những acid không tan và hòan tòan không đông hóa được. Thuộc loại này có acid inozito-phosphoric (acid fitic) có nhiều ở ngũ cốc và acid oxalic có nhiều ở một số loại rau như rau dền. - Vitamin D tham gia điều hòa tương quan hợp lý của canxi và phospho trong máu. - Việc duy trì mức canxi ổn định trong máu là mức quan trọng, cơ thể giám sát mức canxi huyết một cách chặt chẽ.Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ canxi, mức canxi huyết sẽ hạ thấp cơ thể sẽ điều hòa các hormon để điều hoạt động canxi từ xương vào máu nhằm đảm bảo canxi huyết ở mức ổn định Bình thường. Ngay từ lúc nhỏ chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo đủ canxi với vitamin D để tránh còi xương. Lúc tuổi thanh niên cần đảm bảo đủ 2 yếu tố trên để bộ xương phát triển tốt và đạt tới đỉnh cao độ tập trung canxi(mật độ xương) vào tuổi 25-30 , sau đó giảm xuống ở nữ tuổi mãn kinh và nam giới sau 55 tuổi. Những người khi còn trẻ có độ đặc
- xương(mật độ xương) thấp khi về già dễ bị loãng xương. Những người gầy nhỏ bé cũng dễ bị loãng xương. (Ảnh minh họa) Các triệu chứng lâm sàng của loãng xương. Các triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ (ngã ngồi, VA chạm nhẹ, đi ô tô xóc, mang nách một vật gì…) có thể xuất hiện từ từ tăng lên. Đau xương: thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống, thắt lưng, chậu hông) đau nhiều nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động đi lại đứng ngồi lâu, giảm khi nằm nghỉ. Hội chứng kích thích rễ thần kinh.
- Đau có kèm với dấu hiệu chèn ép, kích thích rễ thần kinh như đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc các dây thần kinh đùi, đau tăng khi ho, hắt hơi nín thở. Lún nứt hoặc loãng xương Lún đốt sống, gù còng, nứt hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay cổ tay xảy ra sau một vụ VA chạm mạnh hay chấn động nhẹ. Chế độ ăn phòng bệnh loãng xương Nhu cầu canxi: Trẻ em dưới 15 tuổi cần 600-700mg canxi/ngày. Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn cần 1000mg canxi/ngày Phụ nữ mang thai cho con bú cần nhiều canxi hơn 1200mg canxi/ ngày. Người già cần nhiều canxi hơn vì khăn năng hấp thụ canxi ở họ thấp hơn. Với người trên 50 tuổi cần 1200mg/ngày. Nguyên tắc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng và đủ canxi: Đảm bảo nhu cầu về năng lượng Đảm bảo cân đối về năng lượng Đảm bảo cân đối về protid: tỷ lệ protid động vật / protid thực vật ở người lớn từ 30%/70% đến 50%/50%; trẻ em từ 60%/40% đến 70%/30%. Đảm bảo cân đối về lipid: tỷ lệ lipid động vật/ lipid thực vật ở trẻ em và người trưởng thành là 70%/30%.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn