Phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng (1930-2015): Phần 2
lượt xem 5
download
Ebook Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng (1930-2015): Phần 2 gồm có 3 chương, sẽ mang lại cho người đọc về tuổi trẻ Lâm Đồng cống hiến và trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (1975-2015).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng (1930-2015): Phần 2
- Phần thứ hai TUỒI TRẺ LÂM ĐỎNG CÓNG HIẾN VÀ TRƯỞNG THÀNH TRONG s ự NGHIỆP XÂY DựNG VÀ BẢO VỆ TỒ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 2015) Chương V TƯỎI TRẺ LÂM ĐÔNG ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG, XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIEN t ỏ c h ứ c đ o à n (1975 - 1985) I. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DựNG CUỘC SỐNG MỚI, THựC HIỆN PHONG TRÀO “BÀ XUNG KÍCH LÀM CHỦ TẬP THẺ” (1975-1980) Quê hương được giải phóng, nhân dân các dân tộc hai tỉnh Lâm Đồng cũ và Tuyên Đức vui mừng phấn khởi bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bộ máy chính quyền cách mạng cơ sở nhiều nơi chưa được thành lập để thực hiện chức năng quản lý xã hội; cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, giao thông chia cắt, đất đai ở các căn cứ quân sự của Mỹ, ngụy trước đây còn nhiều bom mìn nên chưa sử dụng vào sản xuất được, về công nghiệp, tiểu thủ công 135
- nghiệp vốn còn nhỏ bé và lạc hậu, lại thiếu nguồn nguyên vật liệu trầm trọng trọng, phần lớn lao động ở thành thị và nông thôn không có việc làm, nhiều nơi bị thiếu đói. Số đông người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến bị mù chữ, bệnh tật hoành hành; nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sự kỳ thị dân tộc, tôn giáo và các loại tệ nạn xã hội, mầm mống văn hoá đồi trụy, phản động của chế độ cũ để lại rất phức tạp; trong khi đó một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền chưa chịu tập trung cải tạo, còn tìm cách móc nối, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng. Lợi dụng tình hình khó khăn nhiều mặt của ta chưa kịp khắc phục, bọn phản động FULRO, công cụ hậu chiến của đế quốc Mỹ, chúng công khai nổi dậy chống phá quyết liệt chính quyền, khẩn trương xây dựng lực lượng, xúc tiến lập nhiều mật khu tạo thế đứng chân cho bọn đầu sỏ FULRO từ Trung ương xuống các quân khu, tiểu khu, chi khu chỉ đạo lực lượng FULRO đẩy mạnh hoạt động vũ trang tấn công vào cơ quan lãnh đạo của chính quyền cách mạng ở một số huyện, xã, ám sát cán bộ và tiêu hao lực lượng vũ trang của ta. Ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu cách mạng, kích động quần chúng gây bạo loạn, lật đổ, xây dựng cơ sở tiếp tế lương thực cho chúng. Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, các đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh đã nhanh chóng xác định trách nhiệm, tổ chức lại lực lượng tăng cường giữ gìn 136
- bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng chính quyền cơ sở, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Mặc dù còn có một số ngụy quân, ngụy quyền cao cấp, bọn tình báo cảnh sát đặc biệt ngoan cố lẩn trốn không chịu ra trình diện, ngấm ngầm tập hợp chống phá cách mạng nhưng về cơ bản ta đã đập tan âm mưu phục hồi lực lượng chống phá cách mạng của địch, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu gây bạo lo p của tổ chức “Liên tôn chống Cộng” ở Đà Lạt. Các cấp uỷ đã kịp thời tổ chức học tập tuyên truyền nâng cao giác ngộ cho quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc làm phân hoá lực lượng địch, cô lập bọn bên trong và bên ngoài. Đồng thòi, tổ chức truy quét quyết liệt bọn có vũ trang ở ngoài rừng, đẩy lùi và làm thất bại một bước quan trọng âm mưu chống phá cách mạng của địch, giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian này, tố chức Đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thắng lợi của cách mạng, chính sách 7 điểm, 10 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Các phong trào hành động cách mạng, thanh niên học sinh ở các khu phố, xã ấp tham gia tự vệ, lùng bắt bọn tàn binh, tây xóa khẩu hiệu, băng cờ ngụy, làm vệ sinh công cộng, học ca hát những bài ca cách mạng, khu phố nào cũng có đội văn nghệ, phần lớn số ấp có tổ ca nhạc. Trong thời gian 137
- ngắn đã làm sạch đường phố, đường làng, xã ấp, đào 66 hầm, viết vẽ 101 khẩu hiệu, tranh cổ động, lôi cuốn 1.927 thanh niên tham gia vệ sinh công cộng. Hậu quả hết sức nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lựơc của đế quốc Mv để lại là tình hình kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng rất khó khăn. Mặc dù tổ chức Đoàn còn mỏng, phần lớn cán bộ chưa có nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt chưa kịp thời tâm tư nguyện vọng của thanh niên, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, lại có vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên, tuổi trẻ Lâm Đồng đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần yêu quê hương, nghị lực cách mạng phi thường, đã đóng góp tài năng, tinh thần lao động sáng tạo cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh khắc phục nhanh hậu quả chiến tranh, để xây dựng quê hương Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp, văn minh trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện những nhiệm vụ trên, lĩnh vực tư tưởng đã có một bước chuyển đáng kể về phương pháp, nội dung, phát động thanh niên bằng nhiều hình thức linh hoạt. Qua tuyên truyền, học tập đã đưa các quan điểm, tư tưởng cách mạng thâm nhập vào suy nghĩ và cuộc sống của tuổi trẻ, mọi hoạt động xã hội từng bước đi vào chiều hướng tích cực. Công tác xây dựng bộ máy chính quyền, đoàn thể các cấp, trong điều kiện phải nỗ lực triển khai nhiều 138
- mặt công tác nhằm nhanh chóng ổn định tình hình, nên rất khần trương. Đến cuối năm 1975 hầu hệt số cán bộ cơ sở được chọn lọc, bồi dưỡng, một số đoàn thể, ngành được bổ sung cán bộ miền Bắc chi viện, số hội viên trong các đoàn thể tính đến cuối năm 1975 là 108.328 trong đó có 601 đoàn viên Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên tích cực tham gia công tác cải tạo, khôi phục, phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp sản xuất rau, lương thực, khai hoang, phục hóa, dãn dân, định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, làm thủy lợi, chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng các công trình thủy lợi; đạt nhiều kết quả. Đến tháng 7-1976, Đoàn Thanh niên Lâm Đồng đã phát triển thêm 605 đoàn viên, xây dựng thêm 61 chi đoàn, nâng số chi đoàn lên 179 và 1.613 đoàn viên; tập hợp thêm 3.940 hội viên thanh niên giải phóng, lập mới 45 chi hội, nâng tổng số hội viên lên 18.287 hội viên. Đi đôi với công tác xây và củng cố, phát triển tổ chức Đoàn, Hội, các cấp bộ Đoàn đều coi ứọng công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm nội dung cơ bản, tổ chức Đoàn các địa phương đã đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện các em phấn đấu trở thành những con ngoan, trò giỏi, phát triển toàn diện, những cháu ngoan Bác 139
- Hồ. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát triển được 2,683 em, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhờ đó đã không ngừng phát triển cả về tổ chức cũng như chất lượng hoạt động. Đến cuối năm 1976, toàn tỉnh xây dựng được 61 chi đội, nâng tổng số lên 9.200 em13. Thực hiện 4 phong trào lớn do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động: - Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực sản xuất. - Phong trào quyết thắng trong các lực lượng vũ trang. - Phong trào học tập trong các tầng lớp thanh niên; phong trào thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa trong các trường học. - Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới. Tuổi trẻ Lâm Đồng đã tích cực xung phong đi xây dựng các vùng kinh tế mới, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang phục hoá, làm thủy lợi, tham gia cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp. Trong đợt phát động thi đua hoàn thành vượt 13 .Báo cáo của Tinh ủy Lâm Đồng, ngày 05-7-1976 v ề tình hình 6 th á n g đầu năm 1976. 140
- mức kế hoạch lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đã có 9.200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh tình nguyện đăng ký, với 16.286 thanh niên tình nguyện vào các đội thanh niên xung phong và xung kích tham gia lao động sản xuất ở các nông trường Hà Lâm, BlaoSơrê, La Òn, Lâm trường Suối Vàng. Nhiều gương điển hình lao động của thanh niên trong các đội hình thanh niên xung phong xây dựng hồ Chiến thắng; các công trình thủy lợi Định An, Quảng Hiệp, Đạ Me, Đạ Tiên Trang, các khu kinh tế mới Núi Chai, Thiện Chí, Tu Tra... đã góp phần tăng năng suất lao động, hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Từ năm 1975-1977, đã huy động thanh niên các địa phương trong tỉnh tham gia 76.457 ngày công xây dựng các vùng kinh tế mới, đào đắp 68.465m3 đất thủy lợi, trồng trên 100 ha rừng, ngoài ra, mỗi thanh thiếu niên chăn nuôi thêm một con gia cầm tăng một phần đáng kể cho việc phát triển chăn nuôi của tỉnh. 471 thanh niên xung phong của Đà Lạt cùng với 3.000 thanh niên Hà Nội và các tỉnh Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình hăng hái lao động trên các vùng đất khai hoang tại nông trường Hà Lâm, Nam Ban, Di Linh, Bảo Lộc đã mở thêm cho quê hương những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ. Cùng với phong trào thanh niên sôi nổi lên đường tòng quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phong 141
- trào thanh niên tham gia lực lượng Thanh niên xung kích, Thanh niên xung phong lao động trên các công, nông, lâm trường, công trình thủy lợi, vùng kinh tế mới cũng diễn ra hết sức sôi nổi và đầy khí thế. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy, Thành ủy Đà Lạt và các huyện ủy mà đoàn đã tổ chức lực lượng thành các đội hình khác nhau. Tất cả các đội hình đó đã đưa lực lượng trẻ làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, sản xuất lương thực giải quyết tình trạng thiếu đói, khó khăn trong những năm đầu giải phóng và tham gia gìn giữ an ninh chống lại sự xâm nhập của tổ chức phản động FULRO tại các địa bàn đóng quân, các đơn vị tự vệ chuyên trách được trang bị vũ khí đầy đủ, thường xuyên phối hợp cùng các đơn vị bộ đội tham gia truy quét FULRO. Ngày 13-6-1976, Khu đoàn Khu phố I Đà Lạt trực thuộc Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã ra quân; Tiểu đoàn thanh niên xung kích Núi Chai với 300 quân, trong tiếng kèn đồng xuất quân đầy cảm xúc và rất đỗi tự hào (lúc này về hành chính Đà Lạt không có cấp thành phố mà chỉ có 3 khu phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng). Sau 2 tháng khai hoang của tiểu đoàn Thanh niên xung kích, đã đưa dân về làm nhà, nhận đất sản xuất xây dựng nên một vùng kinh tế mới của Đà Lạt (nay là xã Tân Hội - Đức Trọng). Tiếp theo là hàng chục tiểu đoàn Thanh niên xung kích ra đời với hàng vạn thanh niên tham gia. Đặc biệt vào mỗi mùa hè, thanh niên học sinh, sinh 142
- viên sôi nổi lên đường gia nhập đội ngũ Thanh niên xung kích đi lao động trong những tháng hè của thanh niên trường học. Từ thành công của tiểu đoàn Thanh niên xung kích Núi Chai, Ban Chấp hành đoàn Khu phố I Đà Lạt nhận nhiệm vụ thành lập tiểu đoàn thanh niên xung phong do đồng chí Nguyễn Văn Hoàn làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Võ Thanh Tú làm Chính trị viên, đúng ngày 10-02-1977 (tức 23 tháng chạp), trong khi mọi nhà đang cúng đưa Ông Táo và chuẩn bị đón Tết thì tiểu đoàn Thanh niên xung phong mang tên Hà Giang làm lễ xuất quân về nông trường Hà Giang. Sau khi thành lập lại cấp hành chính thành phố, Thành đoàn Đà Lạt đã rút nhiều cán bộ trưởng thành từ tiểu đoàn Hà Giang lập nên các bộ khung chỉ huy mới cho nhiều Liên đội Thanh niên xung phong đứng chân trên các địa bàn khác. Năm 1987, ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập lực lượng Thanh niên xung phong tỉnh Lâm Đồng. Đã có lúc lực lương Thanh niên xung phong toàn tỉnh lên đến trên 4.000 quân với hơn 10 Liên đội kể cả Tiểu đoàn thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ cải tạo, nạo vét hồ Xuân Hương, xây đập thủy lợi Đất Làng, xây dựng khu Du lịch thanh niên ở Đa Thiện14.... 14 . Các Liên đội Thanh niên xung phong tiêu biểu gồm: Liên đội Hà Giang thành lập ngày 10-2-1977; Liên đội Tà In thành lập ngày 17-10- 143
- Với tổ chức quân sự hóa, trong lao động, sinh hoạt và chiến đấu, đoàn nêu cao khẩu hiệu: “Nhanh, gọn, chính xác”; “Đuợc người, được việc, được tổ chức”. Hom 10 năm hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, hai lực lượng Thanh niên xung phong và Thanh niên xung kích đã đi đầu góp phần xây dựng gần 10 vùng kinh tế mới, mở ra những vùng dân cư trù phú như: Tà In, Tu Tra, Tân Dân, Thiện Chí, Santa, Vùng Ba, Bà Sa, B’Nông Rết, Núi Chai... Hàng chục công trình thủy lợi lớn nhổ, trong đó có 3 công trình lớn là Thủy Lợi Đạ Đờn, Quảng Hiệp và hồ Tuyền Lâm. Lực lượng Thanh niên xung phong đã trực tiếp xây dựng và quản lý các nông trường 3/2; Lộc Phước và Tà Nung. Giúp cho dân vùng kinh tế mới, trồng hàng trăm ha cây ãn trái, trà, cà phê, trong đó có các nông trường của Công ty chè Lâm Đồng. Từ thực tiễn phong trào, đã có hàng chục ngàn thanh niên được kết nạp Đoàn, hàng trăm đoàn viên ưu tú được giới thiệu đẻ tổ chức Đảng xem xét kết nạp, nhiều đội viên Thanh niên xung phong, Thanh niên 1977; Liên đội Đạ Đờn thành lập ngày 08-12-1977; Liên đội Pave- Tây Đà thành lập ngày 05- 9 -1978; Liên đội Santa thành lập ngày 12- 4-1978; Liên đội Bà Xa thành lập ngày 12-4-1978; Liên đội Tu tra thành lập ngày 12-4-1978; Liên đội Quyết thắng thành lập năm 1978; Liên đội TNXP XD Nông trường 3/2 lập năm 1978. 144
- xung kích đã trưởng thành và nắm giữ các vị trí quan trọng trong tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể. Trong quá trình lao động sản xuất Ỹà chiến đấu có 4 đội viên Thanh niên xung phong hy sinh được công nhận liệt sĩ15, 2 thương binh và 8 đội viên tử nạn... về tổ chức đoàn cũng được xây dựng và củng cố vững mạnh, nhiều cán bộ chỉ huy Thanh niên xung phong, Thanh niên xung kích trưởng thành từ kinh nghiệm chỉ đạo phong trào. Trên vùng kinh tế mói Lâm Hà, từ tháng 4-1976 đến ngày 05-8-1978 tiếp tục phát huy truyền thống “3 sẵn sàng” thòi chống Mỹ, cứu nước, dũng cảm vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, đoàn kết phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ mở đường xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, đã động viên được 150 đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia đợt công tác đặc biệt, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ và phục vụ đội quy hoạch vào khảo sát vùng Lán Tranh nơi có nhiều FULRO hoạt động, để kịp hoàn thành quy hoạch tồng thể xây dựng Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, có 100 đồng chí đoàn viên, thanh niên được tuyển chọn, huấn luyện và ứang bị vũ khí và dụng cụ hăng hái lên đường 15 . Các liệt sĩ TNXP gồm các đồng chí: Hồ Du Lợi, Nguyễn Thiết, Hồ Thiện và Nguyễn Thị Vy. 145
- làm nhiệm vụ. Các đồng chí đã băng rừng, lội suối, vượt sình lầy, đối mặt với thú dữ và bọn FULRO ngày đêm rình rập, mọi người đều dũng cảm kiên cường, quyêt tâm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, và đảm bảo an toàn tuyệt đối lực lượng sau hơn một tháng tham gia chiến dịch. Tham gia tổ chức sán xuất thử nghiệm, tìm hiểu thời vụ, quy trình kỹ thuật, khả năng phát triển của cây trồng, vật nuôi để chuân bị mở rộng sản xuất đại trà... Đoàn Thanh niên vùng kinh tế mới đã phối họp với phòng kỹ thuật tổ chức nhiều lớp tập huấn quv về trình trồng ngô, lúa, đậu tương cho lao động tiền trạm, tổ chức thao diễn và làm công trình thanh niên cao sản gây phong trào thi đua giành năng suất, chất lượng cao để hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của các tổng đội. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vùng kinh tế mới đã tổ chức vận động đoàn viên, thanh niên các Tổng đội lao động tiền trạm xây dựng được một số công trình thanh niên như Sân vận động trung tâm Nam Ban, hồ Tròn trước trường phổ thông trung học Thăng Long và “Đường cây thanh niên” hai bên đường dài gần 2 km nối trung tâm Tân Hà (Lán Tranh) vào Nông trường Quốc doanh số 3. Cùng với nhiệm vụ khai hoang, phát triển sản xuất, tuổi trẻ vùng kinh tế mới còn xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, thành lập 3 đại đội, 30 trung đội dân 146
- quân tự vệ gồm 1.570 cán bộ, chiến sĩ, phối hợp cùng các lực lượng bộ đội, công an địa phương truy quét bọn phản động có vũ trang FULRO ngoài rừng, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đoàn viên thanh niên trong các lực lượng dân quân tự vệ, các đội thanh niên xung kích an ninh đã hăng hái tham gia tiếp tục truy quét tàn quân địch, bảo vệ chính quyền cách mạng, báo vệ trật tự trị an. Đông đảo đoàn viên thanh niên, ngay từ khi mới giải phóng đã hăng hái tham gia xoá nạn mù chữ, dạy học bổ túc văn hóa, có 610 thanh niên xung kích tình nguyện các đội “Ánh sáng văn hóa”, xóa mù chữ cho 8.020 thanh niên và nhân dân trong tỉnh; phong trào thi đua xây dựng tập thế học sinh xã hội chủ nghĩa được nhanh chóng triển khai rộng rãi trong các trường học. Các phong trào “Rèn luyện thân thể để xây dựng và bảo vệ Tô quốc”, nhất là phong trào tập thể dục buối sáng, các hoạt động thể thao tại các cơ sở Đoàn, Hội thu hút đông đảo thanh niên tham gia; ngoài ra những sinh hoạt tập thể, ca múa hát, xây dựng các đội văn nghệ không chuyên cho từng xã, câu lạc bộ thanh thiếu niên cho từng huyện được quan tâm đầu tư. Phong trào “3 nên“ và “3 không“ được thanh niên hưởng ứng có hiệu quá; những hoạt động trong công tác bài trừ văn hóa phẩm phân động, đồi trụy của tuổi trẻ Lâm Đồng là một mũi tiến công vào mặt trận xây dựng nếp sống mới. Nhiều địa phương trong tỉnh đã tập trang phát 147
- động và tổ chức cho thanh niên thảo luận tọa đàm về cách ăn mặc, tác phong, động cơ học tập cũng như quan niệm về cái đẹp, tình yêu, tự do, hạnh phúc và lẽ sống tiến bộ văn minh lành mạnh của người thanh niên trong thời đại mới. Bốn phong trào hành động cách mạng đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao nhận thức của thanh niên, từ đó thanh niên không quản ngại khó khăn để tham gia thực hiện tốt các chương trình hành động của Đoàn, của Hội, thúc đẩy công tác xây dựng Đoàn và đoàn kết tập hợp thanh niên. Công tác phát triển Đoàn, Hội, Đội, xóa cơ sở trắng, đào tạo cán bộ đã đạt được một số kết quả: tăng 60% đoàn viên, 40% hội viên, 24% đội viên, phát triển thêm 61 chi đoàn, 45 chi hội, 61 chi đội so với cuối năm 1975... Qua các đợt phát động và thực tế của phong trào, sau hơn một năm xây dựng, đoàn thanh niên đã trưởng thành một bước về ý thức chính trị và tổ chức. Công tác phát triển hội viên thu được kết quả khá. Tính đến cuối tháng 7-1976 toàn tỉnh có: 1.647 đoàn viên và 179 chi đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh, 18.287 hội viên thanh niên giải phóng; 9.200 đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.16 16. Ngày 26-3-1976, tại lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn tổ chức trọng thể tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Lao Động Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam thống nhất mang tên: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chi Minh . Tháng 6-1976, Hội nghị lần thứ 22 Ban 148
- Ngày 26-8-1976, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh ra quyết định công nhận 21 đồng chí tham gia Ban chấp hành Tỉnh Đoàn tình Lâm Đồng lâm thời do đồng chí Huỳnh Thanh Phương làm Bí thư, đồng chí Lê Ngọc Cam làm Phó Bí thư. Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên thanh niên cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới là: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lóp người ữẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng” được mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta. Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã quyết định thống nhất sự chi đạo của Đoàn trong cả nước. Tháng 9-1976, Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và đoàn đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng thống nhất tổ chức, lấy tên là Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 149
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, tuổi trẻ Lâm Đồng tiếp tục thực hiện tốt 4 nhiệm vụ cơ bản do Trung ương Đoàn đề ra, đó là: ỉ. Tăng cường giảo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên. 2. Phát huy quyền làm chủ tập thể của thanh niên và vai trò chỉnh trị của Đoàn trong chế độ làm chú tập thể xã hội chù nghĩa. 3. Tổ chức cho thanh niên thành đội quân xung kích cách mạng. 4. Không ngừng xây dựng Đoàn vững mạnh, làm tốt công tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh. Từ ngày 4 đến ngày 12 - 8 - 1977, tại hội trường trường Đại học Đà Lạt, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ I được tiến hành. Đại hội đã nhất trí đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên (từ 4 - 1975 đến tháng 7 - 1977), thông qua phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong ứào thanh niên nhiệm kỳ (1977 -1980). Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tỉnh Đoàn gồm 27 đồng chí; đồng chí Huỳnh Thanh Phương được bầu làm Bí thư, đồng chí Lê Ngọc Cam làm Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đoàn tỉnh lần thứ I, trong 3 năm 1977-1980, tuổi trẻ 150
- Lãm Đồng đã lập thành tích xuất sắc trong các phong trào do Đoàn phát động17. Bằng các hoạt động phong phú như đội hình thanh niên xung phong, thanh niên xung kích, Đoàn đã huy động hàng chục ngàn lượt đoàn viên thanh viên ra quân làm công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa, trồng cây aây rừng, làm phân hữu cơ, lực lượng trẻ thuộc các ngành kinh tế quốc doanh, họp doanh, tiểu thủ công nghiệp đã không ngừng phát triển đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch. Những “Đồi cây nhớ ơn Bác”, “Ngày chủ nhật đỏ”, “Một người làm việc bằng hai” ..., thanh niên các dân tộc trong tỉnh đã góp trên 12 ngàn ngày công, gieo cấy 5.200 ha lúa đông xuân. Tiêu biểu là phong trào thanh niên Đơn Dương tổ chức ra quân khai hoang được 45 ha, Thanh niên Di Linh, Đức Trọng đi đầu trong phong trào trồng lúa nước, làm 1.248 tấn phân xanh. Thanh niên Đức Trọng đảm nhiệm và làm tốt 3 công trình thủy lợi ở Tùng Nghĩa, Hiệp Thạnh, Dạ Đờn. Trong công tác 17. Tháng 1-1978, Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã quyết định phát động phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thề” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ chức đoàn viên thanh niên xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính trị của tuổi trẻ là lao động sản xuất; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới. Tháng 9-1978, Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III), chủ trương đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” và quyết định tổ chức “Lực lượng thanh mên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 151
- phòng chống, chữa cháy rừng mùa khô, Thanh niên Lạc Dương, Di Linh tham gia 1.000 ngày công chữa cháy, cứu được 100 ha rừng... đã góp phần làm sôi động khí thế lao động của thanh niên tỉnh nhà. Trong phong trào thi đua quyết thắng, hăng hái tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, thanh niên không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, tiến công truy quét FULRO, phát hiện, đập tan âm mưu phá hoại của bọn phản động, hưởng ứng phong trào “cả nước đánh giặc”, tình nguyện đăng ký làm nghĩa vụ quân sự chống kẻ thù ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Hơn 4 vạn đoàn viên thanh niên sôi nổi tham gia học tập thảo luận về tình hình và nhiệm vụ mới. Đáp lời kêu gọi của Đảng, hàng ngàn đoàn viên thanh niên đã viết quyết tâm thư bằng máu xin được cầm súng ra tiền tuyến. Trải qua một thời gian dài truy quét bọn FULRO, rất nhiều chiến sỹ, đoàn viên thanh niên đã anh dũng hy sinh vì cuộc sống bình yên, nhiều tấm gương quả cảm đã hiến dâng tuổi xuân và máu xương cho Tổ quốc. Nổi bật là Anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ Lâm Văn Thạnh trong Chuyên án F101 của Công an tỉnh. Nhiệm vụ của đồng chí lúc đó là động vai nhân viên của tổ chức Từ thiện quốc tế móc nối liên lạc với bọn chỉ huy FULRO tại Lâm Đồng. Để thực hiện chuyên án, đồng chí Lâm Văn Thạnh đã 11 lần lọt vào sào huyệt của địch thực hiện kế hoạch câu nhử, bắt 152
- sống bọn chỉ huy vùng IV, anh đã tỏ ra bình tĩnh, vững vàng, thông minh, dũng cảm khéo léo vận dụng tốt các biện pháp nghiệp vụ, đã trực tiếp đi đón 6 lần, bắt sống 53 tên. Trong số bị bắt có 14 tên cấp Trung ương FULRO gồm 1 đại tá đệ nhất Phó Thủ tướng, 5 trung tá, 2 Tổng trưởng, 1 Tổng cục quân huấn, 2 uỷ viên Quốc phòng, 3 thiếu tá... cấp quân khu có 14 tên, cấp tỉnh 6 tên. Lần thứ 7 đột nhập vào sào huyệt của địch, đồng chí đã anh dũng hy sinh vào ngày 23-12-1980. Với những chiến công xuất sắc như trên, năm 1982 liệt sĩ Lâm Văn Thạnh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực vũ trang nhân dân. Nêu cao tinh thần quốc tế, trong 10 năm (1979- 1989) tuổi trẻ lực lượng vũ trang tỉnh đã động viên, tổ chức đưa 1.600 lượt cán bộ, chiến sỹ và dân công đi làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Qua 10 năm chiến đấu, công tác quân tình nguyện Việt Nam đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã chiến đấu vói bọn Khơ Me Đỏ, bọn diệt chủng PolPot, Y Eng sa ri hơn 100 trận, đánh tan nhiều đơn vị cấp trung đội, tiểu đội và toán quân của địch, diệt và bắt sống 4.000 tên, thu 600 súng các loại, trên 8 tấn đạn dược, quân trang, quân dụng xóa 3 vùng căn cứ, cắt đứt 1 hành lang tiếp tế của địch góp phần cùng các đoàn chuyên gia giúp bạn xây dựng chính quyền, hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở. Giúp bạn bảo vệ biên giới, tiếp tục đẩy mạnh giải quyết vân đề FULRO ở các địa phương thuộc tỉnh; 153
- phối hợp với lực lượng cách mạng của nước bạn tại 2 tỉnh Prêt Vi Hia và Xiêm Riệp; tổ chức xây dựng được 3 tiểu đoàn bộ binh, 15 đại đội vũ trang địa phương ỏ tỉnh và huyện, các đoàn chuyên gia (cả chuyên gia về quân sự) đã giúp bạn xây dựng một bộ máy cơ quan quân sự cấp tỉnh, 7 cơ quan quân sự huyện. Qua 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, với những thành tích chiến đấu và công tác, tuổi trẻ lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất, được Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Hữu nghị. Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân khu V đánh giá “Lâm Đồng là một trong những tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế vẻ vang, góp phần giúp bạn Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989”. Kết thúc thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ giúp đất nước Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chúng tàn khốc nhất trong lịch sử hiện đại giữa cuối thế kỷ XX do tập đoàn Khơ Me Đỏ và bọn phản động PolPot, Y Eng sa ri gây nên trên đất nước bạn và một số vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc ta. Trên mặt trận học tập, rèn luyện phong trào “xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” ở các trường học ngày càng lan rộng: các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với những đội văn nghệ xung kích, thể dục buổi sáng... không ngừng phát triển góp 154
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Nam (1927-2011): Phần 1
202 p | 12 | 5
-
Ebook Lịch sử đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Nam (1927-2011): Phần 2
199 p | 7 | 5
-
Phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng (1930-2015): Phần 1
133 p | 34 | 4
-
Tổng hợp câu hỏi và đáp về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Phần 2
43 p | 20 | 3
-
Xây dựng bộ sưu tập tư liệu số lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bến Tre
6 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn