intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trị bệnh cho cá mú, cá giò, cá hồng mỹ

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

379
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bệnh nguy hiễm nhất thường xảy ra đối với cá sông(cá mú) giai đoạn ấu trùng và chuyển biến thái. Triệu chứng: cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Đối với bệnh do virus cá thường có tỷ lệ chết cao và nhanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trị bệnh cho cá mú, cá giò, cá hồng mỹ

  1. Phòng trị bệnh cho cá mú, cá giò, cá hồng mỹ Nguồn: vietlinh.com.vn Bệnh do virus Đây là bệnh nguy hiễm nhất thường xảy ra đối với cá sông(cá mú) giai đoạn ấu trùng và chuyển biến thái. Triệu chứng: cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Đối với bệnh do virus cá thường có tỷ lệ chết cao và nhanh. Phòng trị: chưa có biện pháp chữa bệnh, chủ yếu là phòng bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh cần áp dụng là: kiểm tra virus cho đàn cá bố mẹ và cá giống để có giống sạch bệnh, hạn chế lây truyền theo chiều dọc. Đảm bảo môi trường nuôi trong sạch, tiệt trùng các bể và các dụng cụ khác trước khi sử dụng để hạn chế lây truyền theo chiều ngang. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá, tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả cá giống, nuôi với mật độ vừa phải, tránh thả cá quá dày tăng khả năng kháng bệnh cho cá. Bệnh do vi khuẩn Dấu hiệu thường gặp là: lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không. Bệnh này thường xảy ra với cá Mú và có Hồng Mỹ, cá thường chết ở đáy. Nguyên nhân: Do vi khuẩn tồn tại trong nước biển gây nên, khi nào điều kiện môi trường xấu làm suy giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây thành bệnh.
  2. Phòng bệnh: Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống ương nuôi, thức ăn nuôi hoặc nhân tạo phải được bảo quản tốt. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Trị bệnh: Dùng kháng sinh Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50-100gr/m3 nước trong 1 giờ. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Bệnh do ký sinh trùng Thường gặp ở cá giống của cả 3 loài. Các cơ quan bị nhiễm thường là mang và các bề mặt thân. Biểu hiện: Mang có màu nhạt, cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Ký sinh trùng sẽ phá huỷ các mô của ký chủ, tạo dịch nhầy bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể chết hàng loạt. Nguyên nhân: Do loại vi trùng bánh xe Trichodia sp sống ký sinh trong mang và da cá. Điều trị: Tắm cá với dung dịch Formalin 70-150ppm trong 30-60 phút, sục khí mạnh hoặc tắm cá với dung dịch formalin 25ppm trong 1-2 ngày kèm sục khí mạnh .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2