PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TỪ ĐẤT HIỆU QUẢ
lượt xem 35
download
Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm hiện nay là việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang nỗ lực tiến tới. Để góp phần hạn chế tồn tại trên, nhiều chế phẩm BVTV có nguồn gốc sinh học đã được đăng ký sử dụng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TỪ ĐẤT HIỆU QUẢ
- PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TỪ ĐẤT HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN BẰNG “BIỆN PHÁP 3 SINH HỌC” Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm hiện nay là việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang nỗ lực tiến tới. Để góp phần hạn chế tồn tại trên, nhiều chế phẩm BVTV có nguồn gốc sinh học đã được đăng ký sử dụng. Tuy vậy, trong thực tế sản xuất, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh còn nhiều hạn chế. Một trong những lý do chủ yếu là các chế phẩm sinh học thường chỉ được sử dụng riêng lẻ với mục tiêu diệt trừ ngay sâu bệnh khi chúng đã phát sinh gây hại. Kết quả là trong đa số các trường hợp hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tỏ ra không bằng so với sử dụng thuốc hóa học nên chưa được nhiều nông dân chấp nhận. Để hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại của các chế phẩm sinh học thể hiện rõ, các chế phẩm sinh học cần phải được sử dụng theo quy trình xác định trong từng điều kiện cụ thể. Biện pháp “3 sinh học” được đề xuất trên cơ sở phối hợp sử dụng đồng bộ 3 chế phẩm sinh học nhằm phòng trừ hiệu quả một số bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất. 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của phương
- pháp “3 sinh học” 1.1. Phù hợp với những nguyên lý cơ bản của quan điểm quản lý dịch hại tổng hợp. Sâu bệnh chỉ có thể gây hại được cho cây trồng khi chúng phát triển tích lũy đến số lượng cao vượt quá khả năng chống chịu của cây. Vì vậy muốn hạn chế tác hại của sâu bệnh có hiệu quả một mặt phải hạn chế số lượng sâu bệnh phát sinh, mặt khác phải tăng sức chống chịu cho cây. Hai mục tiêu này có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau trong sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Nguyên lý này được thể hiện trong toàn bộ nội dung của IPM. Kết quả từ nhiều đế tài khoa học đã khẳng định, các loại bệnh hại trong đất thường phát sinh gây hại nặng khi có 3 điều kiện. ( 1) Trong đất có mật độ cao vi sinh vật gây bệnh. (2) Có tác nhân gây vết thương tạo điều kiện cho VSV gây hại xâm nhập vào rễ cây (tuyến trùng, rệp sáp…). (3) Cây có sức chống chịu kém. Để phòng trừ các loại bệnh hại trong đất, thực tế nông dân thường sử dụng đơn lẻ một trong các biện pháp. - Chỉ sử dụng thuốc hóa học để tưới xuống gốc cây nhằm tiêu diệt nấm bệnh. Biện pháp này có hể có hiệu quả nhưng không lâu dài vì nấm bệnh tiếp xúc với thuốc có thể bị tiêu diệt nhưng sau đó mật số lại phục hồi ở mức độ cao hơn. Lý do là môi trường đất (có xử lý thuốc trước đó) lại thuận lợi hơn cho sự phát triển của nấm bệnh. Hậu quả là các vườn có xử lý thuốc có thể sẽ bị bệnh
- hại nặng hơn ở vụ sau. - Biện pháp sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp vi sinh vật đối kháng để phòng bệnh. Biện pháp này tuy tác động trực tiếp vào nguyên nhân cơ bản làm bệnh phát sinh gây hại, nhưng trong thực tế sản xuất rất ít vườn áp dụng được đầy đủ, triệt để quy trình này nên vẫn bị bệnh tấn công gây hại khiến nông dân phải sử dụng tiếp theo những biện pháp tiêu cực khác (như sử dụng thuốc hóa học đổ xuống gốc). - Biện pháp sử dụng các chất kích kháng nhằm tăng sức đề kháng của cây với bệnh, thực tế biện pháp này đã có hiệu quả ở mức độ hạn chế thiệt hại của bệnh, nhưng nếu chỉ thực hiện duy nhất biện pháp này thì chưa đủ để khống chế bệnh. Trong nhiều trường hợp khi áp lực bệnh lớn, sức chống chịu bệnh của cây đã bị phá vỡ. Nội dung của “biện pháp 3 sinh học” là sử dụng đồng bộ, cùng lúc 3 sản phẩm sinh học với mục tiêu chặn đứng đồng thời 3 nguyên nhân làm bệnh phát triển gây hại là: (1) Làm giảm mật số VSV gây bệnh. (2) Tiêu diệt các sinh vật gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. (3) Tăng sức đề kháng cho cây trồng. 1.2. Tác dụng của các thành phần trong “biện pháp 3 sinh học” Trong “biện pháp 3 sinh học” có sử dụng 3 thành
- phần chính là bột rễ cây derris, nấm đối kháng Trichoderma và chất Chitosan, đều là những thành phần có nguồn gốc sinh học. Trong rễ cây Derris có chất Rotenon, diệt được nhiều loại sâu hại và tuyến trùng trong đất. Ngoài ra trong rễ cây Derris còn chứa một hàm lượng khá cao chất Cytokinin là một hormon điều hòa sinh trưởng thực vật vừa có tác dụng kích thích rễ cây phát triển vừa góp phần hạn chế được tuyến trùng. Sử dụng bột rễ cây Derris bón vào đất tận dụng được ưu thế này, vì thế hiệu quả phòng trừ các sinh vật gây hại trong đất cao hơn dùng Rotenon chiết xuất. về độ an toàn thì rõ ràng bột rễ cây Derris ít gây ô nhiễm đất và nguồn nước hơn nhiều so với sử dụng thuốc hóa học tưới hoặc rải xuống đất. Nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng cũng đã được sử dụng để trừ các loại nấm hại trong đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora… là những nấm gây nhiều bệnh cho cây trồng. Những loại nấm này tích lũy nhiều và tồn tại lâu trong đất, khả năng chống chịu với các thuốc hóa học rất cao, được coi là những nấm gây bệnh khó phòng trừ. Chitosan (Oligo-sacarit) là chất hữu cơ được thủy phân từ chất Chitin có trong vỏ tôm, cua và các loài giáp xác, một số loài rong biển cũng có chất này. Chitosan hoàn tòa không độc với người và môi trường. Chất Chitosan dược dùng trong các lĩnh vực y dược, nông nghiệp và công nghiệp. Trong nông nghiệp, chế phẩm chứa Chitosan được dùng để xử lý hạt giống, bón vào đất và phun lên cây để thúc đẩy sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Khi phun lên cây chất Chitosan được cây hấp thụ nhanh, kích thích sự sinh trưởng của cây, kích
- thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Với cơ chế trên, Chitosan có khả năng phòng trừ được nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và virus. Riêng với virus, Chitosan có tác dụng như một vắc xin thực vật. Với sự phối hợp tác động của 3 thành phần trên đây, “biện pháp 3 sinh học” là một biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng có hiệu quả cao và an toàn, phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay. 2. Khả năng ứng dụng “biện pháp 3 sinh học” trong sản xuất “Biện pháp 3 sinh học” có thể áp dụng phòng trừ sâu bệnh cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt hiệu quả cao đối với các loại bệnh có nguồn gốc từ đất, là các loại bệnh mà biện pháp hóa học có hiệu quả rất hạn chế. “Biện pháp 3 sinh học” đã được thử nghiệm trên cây hồ tiêu và rau cải bước đầu có kết quả tốt. Cây hồ tiêu thường bị rệp và tuyến trùng hại rễ, nhiều trường hợp làm chết cả cây lớn. Rệp và tuyến trùng còn mở đường cho các loài nấm xâm nhập gây hiện tượng chết nhanh và chết chậm rất phổ biến và nguy hiểm. Ngoài ra còn có virus gây hiện tượng tiêu điên, tiêu cằn cũng rất phổ biến. Các sâu bệnh trên là những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với cây tiêu, chúng thường lên kết tác động cùng gây hại tiêu làm nhiều vườn tiêu bị suy thoái hoặc chết hàng loạt. Các sâu bệnh trên nếu đã biểu hiện triệu chứng trên cây để nhận biết được thì hấu như không còn khả năng cứu chữa. Cũng không thể dùng thuốc hóa học để tưới hoặc
- rải xuống đất do hiệu quả không cao và gây ô nhiễm. Sử dụng “biện pháp 3 sinh học” (bằng cách rải bột rễ cây derris và chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma xuống đất và phun Chitosan lên cây) trên một số vườn tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) và huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho thấy những cây tiêu bị hại nhẹ đều hồi phục tốt. Trên các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi, rau dền, cà chua, ớt, dưa leo, dưa hấu, đậu cô ve… trồng ở các vùng chuyên rau của Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Các loại nấm đất, tuyến trùng và virus đang có xu thế phát triển gây hại nặng. Với những đối tượng này, sử dụng thuốc hóa học hiệu quả không cao, còn gây ô nhiễm rau. Sử dụng “biện pháp 3 sinh học” bước đầu cho kết quả khả quan trên một số vườn rau huyện Củ Chi. Ngoài các cây hồ tiêu và rau cải đã được thực nghiệm có kết quả, “biện pháp 3 sinh học” có thể áp dụng cho nhiều cây khác như nho, cà phê, cà chua, ớt, dưa leo…Hiện Công ty phân bón Bình Điền đã có chế phẩm Chitosan với tên thương mại là Olicide 9DD. Nguồn nấm Trichoderma và bột rễ cây derris cũng đã có, đang nghiên cứu phối trộn chất phụ gia để tăng cường hiệu lực và thuận tiện khi sử dụng. Biện pháp 3 sinh học do một số nhà khoa học của Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam) và Công ty phân bón Bình Điền cùng nghiên cứu đề xuất. Rất mong được sự góp ý, hợp tác của các nhà khoa học và bà con nông dân để biện pháp ngày càng hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA
65 p | 448 | 142
-
Phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu
6 p | 408 | 125
-
BỆNH TIÊM ĐỌT SẦN Brown left spot of rice
5 p | 131 | 24
-
Một số bệnh hại trên cây ớt và biện pháp phòng trừ
3 p | 141 | 20
-
Phòng trừ bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ ở Bắp - Ngô
3 p | 256 | 19
-
Một số yếu tố phát sinh bệnh đạo ôn và cách phòng trừ
5 p | 135 | 16
-
Một vài gợi ý phòng bệnh chết nhanh cây tiêu
2 p | 104 | 13
-
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cây trồng
9 p | 184 | 11
-
Sâu bệnh hại mùa màng và cách phòng trừ
39 p | 88 | 9
-
Kiến thức trồng cây vải
4 p | 90 | 8
-
Công nghệ tách chiết Cinnamylacetate từ vỏ cây quế và sản xuất chế phẩm sinh học làm thuốc bảo vệ thực vật - Nguyễn Đăng Minh Chánh
144 p | 32 | 7
-
Cách phòng trừ bệnh hại rau do nấm trong đất
7 p | 151 | 6
-
Sâu bệnh hại hồ tiêu và biện pháp phòng trừ
7 p | 51 | 6
-
Pha chế và thử nghiệm chế phẩm phòng chống bệnh nấm, rám quả ở cây bưởi trên cơ sở ứng dụng các hợp chất nano
4 p | 89 | 3
-
Nghiên cứu khả năng sử dụng chủng Streptomyces XK3.1 và tra trong phòng trừ Fusarium oxysporum và Corynespora cassiicola
8 p | 22 | 3
-
Tuyển chọn nấm Trichoderma spp. có khả năng đối kháng với tác nhân gây bệnh thán thư trên cây xoài
11 p | 25 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) gây hại trên cây chanh (Citrus aurantifolia)tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
7 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn