intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ bệnh khô cành chết nhánh trên cây hoa lài

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

199
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây hoa lài, tên khoa học Jasminum sambac Ait., là loại cây lâu năm, dạng cây bụi nhỏ, hoa màu trắng và có hương thơm. Hoa lài có tác dụng làm thuốc, được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biến trà xuất khẩu, ngoài ra tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ bệnh khô cành chết nhánh trên cây hoa lài

  1. Phòng trừ bệnh khô cành chết nhánh trên cây hoa lài
  2. Cây hoa lài, tên khoa học Jasminum sambac Ait., là loại cây lâu năm, dạng cây bụi nhỏ, hoa màu trắng và có hương thơm. Hoa lài có tác dụng làm thuốc, được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biến trà xuất khẩu, ngoài ra tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm. Ở xã Tân Thanh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, cây hoa lài đã được nhiều nông dân đưa về trồng, vì hiệu quả kinh tế khá cao nên diện tích ngày càng nhân rộng và đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho bà con. Nhưng gần đây, cây hoa lài thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, đã gây thiệt hại đáng kể cho nông dân. Trong đó bệnh khô cành chết nhánh và bệnh chết bụi là hai bệnh thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng trên diện tích trồng lài ở xã này. Qua khảo sát nhận thấy, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật để quản lý các loại bệnh, từ đó đã làm bệnh phát triển và lây lan trên diện rộng. Cụ thể là nông dân chỉ chú trọng bón phân N (uré), cành bệnh ngắt bỏ rải rác khắp vườn, vườn trồng dày, không thông thoáng… Do đó, để phòng trừ bệnh hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế,… bà con nông dân trồng lài cần lưu ý. 1. Đối với bệnh khô cành chết nhánh
  3. Cành bệnh bị khô một đoạn Do nấm Gloesporium sp., Colletotrichum sp., bệnh xuất hiện quanh năm, thường cao điểm từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, các nhánh héo và khô dần, có thể khô một đoạn hoặc khô cả cành. Biện pháp phòng trị gồm cắt tỉa cành tạo cho cây thông thoáng và loại bỏ những cành bị bệnh ra khỏi vườn, bón phân cân đối, có thể sử dụng các loại thuốc sau Ridomil , Score 250 EC, Aliette 800 WG, thuốc trừ bệnh gốc Đồng… 2. Đối với bệnh chết bụi
  4. Cây lài bị bệnh chết bụi. Do nấm Pythium sp., Fusarium sp. thường xuất hiện vào mùa mưa, cao điểm bệnh vào tháng 8, bệnh thường nặng sau thời điểm ruộng bị ngập nước do mưa và triều cường, triệu chứng cây bị vàng lá và từ từ chết cả cây. Biện pháp phòng trị cần kết hợp biện pháp canh tác như xử lý đất bón vôi, tăng cường lân và kali giảm lượng đạm trong mùa mưa, tránh ngập trong mùa mưa, đồng thời có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc gốc đồng, Score, Aliette,… tưới gốc và phun lên cây.
  5. Đối với các loại nấm bệnh này thì việc phòng ngừa là quan trọng nhất. Trong đó sử dụng phân hữu cơ có nấm Trichoderma là một biện pháp phòng trừ bệnh trong đất rất hiệu quả và an toàn (an toàn cho người sử dụng và cả môi trường). Chú ý là không nên xử lý nấm Trichoderma chung với các loại thuốc trừ bệnh (thời gian cách ly với thuốc ít nhất 20-30 ngày)./. Lan ưa phân bón qua lá Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoa lan. Lan cần bón đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) và kali (K). Đạm (N) giúp cây sinh trưởng tốt, lá to và xanh đậm, nhưng nếu bón nhiều, cây sẽ cao, mềm yếu, lá mỏng, dễ phát sinh bệnh. Còn bón thiếu đạm, lá sẽ nhỏ vàng, cây cằn cỗi, ra hoa sớm, nhưng cành hoa nhỏ. Kali (K2O) quan trọng trong thời kỳ nghỉ của cây giúp cho cây cứng cáp, cành hoa lớn, màu sắc tươi, tăng khả năng kháng sâu bệnh. Lân (P2O5) kích thích cho việc phân hóa ra hoa sớm, bộ rễ giai đoạn cây con phát triển nhanh.
  6. Cách bón phân NPK có thể sử dụng bón vào giá thể hoặc pha vào nước để phun qua lá có kết hợp với các yếu tố trung, vi lượng, DAP, Basfoliar Combistiff. Liều lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn: Giai đoạn cây con 3 tháng bón NPK 15-5-20 định kỳ 1 lần/tháng theo liều lượng 1g/cây/lần. Biện pháp tốt nhất là tưới phun qua lá. Giai đoạn cây sinh trưởng (từ tháng thứ 4 – 10): lúc này cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh, cây yêu cầu hàm lượng đạm cao nên sử dụng NPK 20-10-20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần. Khi cây phân hóa chồi hoa xuất hiện ở nách lá (từ tháng thứ 6 – 10) là giai đoạn cây cần hàm lượng lân ở đầu giai đoạn, kali ở cuối giai đoạn. Sử dụng NPK 20-20- 20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần, bón thêm lân ở dạng bón lá. Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển chồi để cắm cây đỡ chồi và uốn nắn chồi nhẹ nhàng để chồi hoa phát triển theo ý muốn. Khi cây ra hoa (từ tháng thứ 11 đến 2 năm sau) là giai đoạn hoa vươn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 – 2. Thời kỳ này yêu cầu lượng phân bón và nước giảm, lượng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%, cây yêu cầu NPK 6-30-30, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần.
  7. Ngoài bón các loại phân chủ yếu trên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, việc bổ sung các loại dinh dưỡng trung vi lượng theo cách bón thông qua lá với hàm lượng có ghi trên bao bì gồm: Sunlfat Magiê, Nitrat Bor, MnSO4, Zineb, ZnSO4, Axit Boric, CuSO4, Champion, Coc85, Fetrilon Combi, Pro-Plant,… Sau khi nở hoa hoàn toàn, cây lan đi vào giai đoạn nghỉ và bắt đầu cho một chu kỳ tái sinh lặp lại cho vụ kế tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2