intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ sâu khoang trên hoa cúc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

122
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do có nhiều đợt mưa bão nên tại nhiều nhà vườn, các trà hoa cúc đang bị sâu bệnh phá hoại, đặc biệt làsâu khoang (một loại sâu ăn tạp). Sâu gây hại cho bộ lá của cây cúc là chủ yếu, ngoài ra còn hại trên cả nụ hoa và hoa. Nếu bị hại nặng, cây cúc sẽ xấu xí không thể chơi làm cảnh được. Sâu khoang là loại sâu tương đối lớn, con trưởng thành có chiều dài15-20 mm, sải cánh rộng 35-40 mm, đầu màu đen, ngực có nhiều lông màu vàng rơm. Chúng thích mùi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ sâu khoang trên hoa cúc

  1. Phòng trừ sâu khoang trên hoa cúc Do có nhiều đợt mưa bão nên tại nhiều nhà vườn, các trà hoa cúc đang bị sâu bệnh phá hoại, đặc biệt làsâu khoang (một loại sâu ăn tạp). Sâu gây hại cho bộ lá của cây cúc là chủ yếu, ngoài ra còn hại trên cả nụ hoa và hoa. Nếu bị hại nặng, cây cúc sẽ xấu xí không thể chơi làm cảnh được. Sâu khoang là loại sâu tương đối lớn, con trưởng thành có chiều dài15-20 mm, sải cánh rộng 35-40 mm, đầu màu đen, ngực có nhiều lông màu vàng rơm. Chúng thích mùi chua ngọt và thường hoạt động, bắt cặp vào ban đêm; ban ngày ẩn nấp ở mặt dưới của lá cúc hoặc ở bụi cỏ, lùm cây. Sâu khoang thường đẻ trứng thành từng ổ dưới mặt lá. Sau khi nở, sâu non sống tập trung quanh ổ trứng, ăn vỏ trứng và gặm biểu bì lá. Lớn lên sâu phân tán dần ra xung quanh, khả năng cắn phá tăng dần làm lá bị lủng lỗ chỗ, xơ xác chỉ còn trơ lại gân lá. Để phòng trị sâu, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây: - Nếu vụ trước đã trồng cây hoa cúc hoặc những loại rau màu cũng là ký chủ của sâu ăn tạp thì trước khi trồng, cần cày cuốc đất phơi ải kỹ để diệt sâu, nhộng còn đang sống trong đất. Có thể rải một số loại thuốc bột như Vibasu 5H hoặc 10H, Diaphos 10G… sau đó trộn đều thuốc vào đất để diệt sâu. - Kiểm tra ruộng cúc thường xuyên để phát hiện và thu gom ổ trứng, ổ sâu non vừa nở chưa kịp phân tán đem tiêu
  2. hủy. Nếu sâu đã lớn, mật độ sâu nhiều, diện tích trồng cúc không quá lớn thì có thể soi đèn bắt sâu vào ban đêm. - Cũng có thể làm bẫy bả chua ngọt để nhử con trưởng thành đến tiêu diệt bằng cách dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này trộn thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Vicarp 95BHN (hoặc Padan 95SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa... mỗi chậu khoảng 0,25-0,5 lít, đặt cao khỏi mặt đất 0,5 - 1m nơi đầu gió, mỗi công ruộng (1.000m2) có thể đặt 1-2 bả, mỗi tuần thay bả mới một lần. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bả độc bằng cách dùng một phần thuốc Sumicidin 10EC với 10- 15 phần mồi cám, bột bắp, thấm nước cho nhão rồi đặt rải rác trong ruộng vào buổi tối để nhử sâu tuổi lớn ban đêm chui từ đất lên gây hại (những ruộng áp dụng cách làm này không được cho gà vịt... chui vào ruộng dễ bị ngộ độc). - Kiểm tra ruộng cúc thường xuyên để phát hiện và có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Nếu ruộng có nhiều sâu có thể luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Videci 2,5ND; Diaphos 50EC; Visher 25ND; Sumicidin 10EC/20EC… Nên xịt thuốc lúc sâu còn nhỏ tuổi chưa kịp phân tán rộng, khi sâu đã lớn nên xịt thuốc vào lúc chiều mát để đến đêm sâu bò lên cắn phá dễ bị trúng thuốc hơn. Do sâu có tính kháng thuốc rất mạnh, không nên sử dụng một loại thuốc liên tục 3 lần (dù thuốc đó tốt). Nếu ruộng đã bị sâu hại nặng, sau khi xịt thuốc bón bổ sung thêm phân giúp cây mau hồi phục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2