Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 1
lượt xem 40
download
Năm mới khắp năm châu Phong tục đón năm mới trên thế giới Cho dù không có điều kiện đi du lịch để đón năm mới theo kiểu Châu Âu, Châu Mĩ hay Châu Phi, bạn vẫn biết được người nước ngoài đón năm mới và giao thừa như thế nào... Câu đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày đầu tiên của năm mới, đó là “ Chúc mừng năm mới”. Năm mới đến với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Không phải năm mới ở đâu cũng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 1
- Năm mới khắp năm châu Phong tục đón năm mới trên thế giới Cho dù không có điều kiện đi du lịch để đón năm mới theo kiểu Châu Âu, Châu Mĩ hay Châu Phi, bạn vẫn biết được người nước ngoài đón năm mới và giao thừa như thế nào... Câu đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày đầu tiên của năm mới, đó là “ Chúc mừng năm mới”. Năm mới đến với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị cây thông và tuyết trắng. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới. Mỹ Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày. Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất
- lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống ” Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời. Lễ đón năm mới truyền thống ở đây bắt đầu từ năm 1904. Năm đó, chủ nhân của toà nhà Số 1 trên Quảng trường Thời Đại đã tổ chức một bữa tiệc trên đỉnh của toà nhà này. Hiện nay, nóc của toà nhà vẫn được chọn làm điểm đặt quả cầu thuỷ tinh. Nó chứa hàng nghìn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ. Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng. Khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ, họ ôm hôn nhau, nhảy múa theo những điệu nhạc vui vẻ và cụng ly chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc. Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói… Năm mới được đánh dấu trên trên nền tuyết trắng
- Cảnh quảng trường Thời đại nhìn từ trên cao. Khoảng một triệu người đã tới mừng năm mới 2010 tại đây Mọi người vui sướng hân hoan chúc tụng hoặc hôn nhau, khi quả cầu truyền thống được thả xuống. Khoảng 2 tấn hoa giấy đã được rắc xuống quảng trường, mang theo những lời chúc và ước nguyện
- Khi tiệc tan, mọi người về hết, vẫn có những đôi tình nhân nán lại hôn nhau trong những giờ khắc đầu tiên của năm mới. Ấn Độ Tết ở Ấn Độ kéo dài trong 5 ngày, bắt đầu từ 31/10, ngày thứ tư được coi là ngày đầu tiên của năm mới. Vào dịp Tết, không ai được phép giận dỗi và nổi cáu. Ở một số vùng ở Ấn Độ, buổi sáng đầu tiên của năm mới ai cũng nước mắt lưng tròng để đón mừng năm mới. Một số nơi khác thì lại có tục nhịn ăn một ngày, một đêm. Buổi sáng đầu tiên của năm mới mọi người sau khi chúc tụng nhau, dùng một chiếc túi nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện chúc cho mọi sự may mắn như ý. Thanh niên đổ mực đỏ vào súng phun nước và phun vào bạn bè, người thân. Mọi người trang hoàng các cửa sổ và cửa lớn bằng những bóng đèn nhỏ xinh, trước ngưỡng cửa mỗi nhà trên phố, người ngoài có thể trông thấy các hình vẽ màu sắc khác nhau. Đó là dấu hiệu tượng trưng cho lòng hiếu khách. Để đón năm mới, người ta thức dậy lúc 4 - 5 giờ sáng. Những bóng đèn trang trí được bật lên, mọi người ăn mặc diện và theo tục lệ cũ, họ đi tới thăm nhà những người lớn tuổi để cầu phước lành, sự yên bình trong tâm hồn, cũng như sức khỏe. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người ta nhớ lại quá khứ, nói những lời chúc tốt lành cho tương lai.
- Vào những ngày này, người ta cầu xin vị thần của sự giàu sang và hy vọng cho họ tài lộc dồi dào hơn trong năm mới. Họ đeo những vòng hoa quanh cổ và tay trong những buổi lễ. Mỗi loại hoa tượng trưng cho một màu quan trọng trong tôn giáo. Màu hồng, màu đỏ và màu tím là tượng trưng cho thánh thần của người theo đạo Hindu còn màu vàng tượng trưng cho Chúa Trời. Anh Vương Quốc Anh đã từng được mệnh danh là đất nước “mặt trời không bao giờ lặn”. So sánh này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: đó là một thời kỳ nước Anh phát triển rộng lớn, lãnh thổ của người Anh được đánh dấu trải dài khắp các lục địa…Có lẽ vì thế mà những phong tục, nét văn hóa của người Anh rất đa dạng, độc đáo và cũng được phổ ở rất nhiều nơi. Đặc biệt là những phong tục đón năm mới của người Anh. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với việc đón Giáng sinh là lúc mọi người bắt đầu chuẩn bị chào đón năm mới. Những ngày đầu năm mới đối với người Anh là những ngày hội lớn từng bừng, vui nhộn và “trang trọng”, nó báo hiệu cho một năm mới sẽ khởi đầu ra sao. Vì thế trong ngày đầu năm mới người Anh có những phong tục rất lạ và độc đáo.
- Bước chân đầu tiên Gần giống như tục xông nhà của người Việt Nam, tục lệ “Bước chân đầu tiên” (The First Footing) của người Anh có nguồn gốc từ xứ Scotland ở thời Trung Cổ. Người Anh cho rằng người đầu tiên bước qua cửa nhà nhà mình trong ngày đầu của năm mới sẽ mang lại những điều may mắn. Tuy nhiên, trong ngày đầu năm, người đầu tiên đến “xông nhà” cho người Anh và người Scoland phải lẳng lặng bước vào nhà từ cửa chính. Sau đó người đến xông nhà sẽ lẳng lặng rót một cốc rượu Whiskey hay rượu vang và đổ lên đầu chủ nhà. Làm xong những hành động đó anh ta mới được phép chúc mừng năm mới các thành viên trong gia đình. Sau khi chúc mừng năm mới, vị khách xông nhà sẽ phải ra về bằng cửa sau và không được gây ra nhiều tiếng động lớn.
- Không chọn những người tóc vàng và tóc đỏ xông nhà Theo quan niệm của người Anh, những người có mái tóc vàng và đỏ nếu đến chúc Tết vào ngày đầu tiên của năm mới thì cả năm đó gia đình chủ nhà sẽ gặp phải những điều không may mắn. Chính vì vậy người Anh không bao giờ chọn những vị khách có tóc đỏ hay vàng để xông nhà cho mình theo tục “Bước chân đầu tiên”. Tống tiễn năm cũ qua cửa sau. Theo một phong tục bắt nguồn từ xứ Wales, người Anh sẽ mở cánh cửa hậu của nhà mình sau thời khắc giao thừa để tống tiễn năm cũ đã qua. Người Anh quan niệm rằng nếu làm như vậy những điều không may sẽ biến mất cùng năm cũ và nhường chỗ cho năm mới với nhiều may mắn và sức khoẻ hơn. Mừng tuổi bằng…những cành tầm gửi. Đối mới người dân Anh cây tầm gửi biểu trưng cho sự thịnh vượng và những điều may mắn. Chính vì vậy mà trong những bữa tiệc
- mừng năm mới người Anh thường tặng nhau những cành tầm gửi nhỏ để chúc nhau thành công và may mắn. Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy trên tay một người nào đó có rất nhiều những cành tầm gửi nhỏ trong ngày Tết đón năm mới ở Anh nhé. Không quét dọn nhà cửa Phong tục này của người Anh giống tục lệ kiêng quét nhà của nhiều nước Đông Á đón tết theo lịch mặt trăng (Âm lịch) như Trung Quốc, Việt Nam, Nepal…Người Anh cũng quan niệm rằng nếu quét nhà trong ngày đầu năm có thể năm đó cả gia đình sẽ mất hết may mắn. Mỗi quốc gia có phong tục độc đáo, nét văn hóa riêng. Người Việt Nam có câu “ nhập gia tùy tục” khi bạn đến một nơi nào hay sinh sống trên một đất nước khác, hãy học và tìm hiểu những phong tục, nét văn hóa nơi đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phong tục đón năm mới của một số Quốc gia trên thế giới
6 p | 298 | 125
-
Hội hè đình đám - Nếp cũ (Quyển thượng): Phần 2
129 p | 174 | 70
-
Các trận không chiến trên bầu trời Việt nam
84 p | 318 | 41
-
Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 5
8 p | 150 | 35
-
Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 3
9 p | 130 | 26
-
Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 2
4 p | 130 | 25
-
Phong tục đón năm mới trên thế giới phần 4
4 p | 113 | 24
-
Nét đẹp trong ngày Tết bản làng
2 p | 143 | 15
-
Tết nhảy - Nét văn hoá độc đáo của người Dao Đỏ
5 p | 90 | 13
-
Tưng bừng đón tết Chôl Chnăm Thmây
3 p | 118 | 12
-
Mùa Giáng sinh và những phong tục độc đáo trên thế giới
9 p | 83 | 9
-
Vết xưa di sản - Sài Gòn có lá me bay: Phần 1
123 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn