intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng Và Trị Bệnh Cho Heo Rừng

Chia sẻ: Sunshine_1 Sunshine_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng bệnh cho heo rừng lai Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Để phòng bệnh cho heo rừng, cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ. Thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng Và Trị Bệnh Cho Heo Rừng

  1. Phòng Và Trị Bệnh Cho Heo Rừng
  2. I. Phòng bệnh cho heo rừng lai Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Để phòng bệnh cho heo rừng, cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ. Thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như, vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh… định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng… theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và qui định của cơ quan thú y. Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình “ dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày”, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng 1/2 - 1/3 liều điều trị. II. Điều trị bệnh Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu… Cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5 - 10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… cũng có thể khỏi. - Chấn thương cơ học: chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng vết thương trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline…
  3. -Bệnh sưng phổi: Heo rừng lai bị sưng phổi thường sốt rất cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp -Bệnh táo bón: Heo bị táo bón có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng… -Bệnh Ký sinh trùng đường ruột: Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán, giun cho heo như bệnh giun đũa heo, giun phổi heo. Ký sinh trùng ngoài da: Do ve(bét), mò, ghẻ, ruồi, muỗi.. bám trên da hút máu và truyền bệnh. Bệnh này ít xảy ra do đặc tính hoang dã nên heo rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn công. Tuy nhiên heo bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt đều có tác dụng rất tốt. Để đề phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho heo rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ. -Bệnh ngộ độc thức ăn Heo rừng lai là loài ăn tạp nên dễ mắc bệnh ngộ độc thức ăn, nhất là thức ăn ẩm mốc, ôi thiu. Triệu chứng rõ nhất bệnh này là heo bị đau bụng, nôn mủa, đi đứng lảo đảo, có cón bị bại hai chân sau, mắt mờ… Khi điều trị cần biết rõ nguyên nhân làm cho heo bị ngộ độc thì mới có cách chữa trị hữu hiệu. Việc đầu tiên phải cho heo nôn mửa hết những thức ăn còn chứa trong dạ dầy. Sau đó cho uống thuốc giải độc như sulfate de fe. Cho heo uống thật nhiều nước hoặc sửa để rửa máu. Nếu bệnh nặng thì nên mời thú y chữa trị -Bệnh lãi đũa
  4. Bệnh này thường mắc ở heo con và heo lứa. Nguyên nhân mắc bệnh do trứng lãi bám vào thức ăn và heo ăn vào mắc phải bệnh. Để ngăn ngừa bệnh lãi đũa, cần thực hiện cách bệnh pháp sau đây: + Cần giữa cho chuồng trại khô ráo,sạch sẽ. Nên dọn sạch sẽ phân heo. +Trường hợp nuôi thả trong vườn thì thường xuyên tẩy uế bằng vôi. Phân heo thải ra nên hốt bỏ ra ngoài khu vực nuôi. + Nên cho heo uống thuốc xổ lãi theo định kỳ mỗi tháng một lần Để điều trị bệnh lãi đũa cho heo con, dan gian thường dùng trái cau tươi băm nhỏ rồi trộn với thức ăn cho heo ăn. Còn heo lớn dùng thuốc xổ lãi Huile de ricin hoặc Piperazine. -Bệnh lỡ mồm long móng Đây là bệnh truyền nhiễm siêu vi trùng gây ra. Heo bị bệnh có triệu chứng: + sốt cao, nướu răng, lưỡi, vòm miệng có nhiều mụt nước nhỏ. Sau vài ngày mụt này bể ra gây lở loét làm heo đau nhức. Heo con bị bệnh sẽ bú không được. Heo lớn bị bệnh sẽ ăn không được + Viền và các kẽ móng chân của heo cũng nổi mụt nước khiến chân sưng to, rồi sau đó móng bị long tróc khiến heo nằm liệt một chỗ. Bệnh này lây lan rất nhanh, lây qua nước bọt, phân và nước tiểu của heo bệnh truyền sang heo mạnh. Cách chữa trị bệnh này là sát trùng vết thương ở chân heo bằng thuốc tím pha loãng, hoặc dùng nước muối, nước chanh rữa sạch các vết loét trước khi dùng pommade hay thuốc trụ sinh dạng bột rắc lên các kẽ ngón chân, móng chân cho mau lành.
  5. - Bệnh tụ huyết trùng Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh toi của heo. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, heo mắc bệnh có thể lăn ra chết hàng loạt. Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng Pasteurella gây ra. Vi trùng này sống trong đất, trong nước, cả trong không khí, có khi chúng trú ẩn trong phổi của heo mạnh một cách vô hại, nhưng khi heo bị đau ốm thì vi trùng sẽ bùng phát gây bệnh. Vi trùng lây lan qua máng ăn, máng uống, nước tiểu của heo. Heo bị bệnh thường có biểu hiện: + Thân nhiệt lên tới 400C + Các niêm mạc mắt, mũi, miệng đều tụ máu bầm. Nước mắt, nước mũi và nước dãi đều chảy ra. + Phù cổ, sưng cuống họng, lè lưỡi. + Hàm cứng nên há miệng không được Để phòng bệnh này, ngoài việc lo chủng thuốc ngừa toi theo đúng định kỳ, còn phải diệt trừ các loại kí sinh trùng và để tránh heo bị cảm gió và cảm lạnh. Khi heo mắt bệnh, nên báo cáo cho cơ quan thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2