Phỏng vấn trong lớp học
lượt xem 2
download
Bài viết nghiên cứu với mục tiêu giúp giảng viên, giáo viên những người tham gia giảng dạy hiểu được sinh viên; trao đổi hiệu quả và tích cực với sinh viên; thực hiện phỏng vấn giúp tăng động lực học tập; thiết kế một buổi phỏng vấn thân thiện và cởi mở hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phỏng vấn trong lớp học
- TẠ P CHÍ CÔNG NGHỆ G I ÁO D Ụ C Từ Thực Địa PHỎNG VẤN TRONG LỚP HỌC Nguyễn Khắc Nhật | Giảng viên khoa Quốc tế - ĐH FPT Sử dụng phỏng vấn trong lớp học Phỏng vấn là phương pháp tìm hiểu về một hoặc nhiều người thông qua trao đổi trực tiếp. Một cuộc phỏng vấn thường diễn ra dưới hình thức hỏi-trả lời về một hoặc vài chủ đề. Chúng thường rất hữu ích để đánh giá ứng viên, tìm hiểu năng lực của họ để đưa ra các quyết định. Một số trường học đã áp dụng hình thức phỏng vấn học sinh/sinh viên với nhiều mục đích khác nhau trong quá trình đào tạo, từ tuyển sinh đầu vào, định hướng ngành nghề, đánh giá điểm học, kiểm tra đầu ra sau một học phần… Tuy nhiên, tôi sẽ đưa ra một cách làm mới: phỏng vấn như là một hoạt động trên lớp học. Hiểu sinh viên là yếu tố quan trọng trong giảng dạy Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả học tập của sinh viên, bao gồm đặc tính cá nhân, thói quen, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ,… nhưng trong môi trường học tập thì giáo viên là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn. 36
- L Ư U H À N H N Ộ I BỘ Việc có được mối quan hệ tích cực với sinh viên sẽ giúp cho quá trình giảng dạy thuận lợi hơn. Để có được điều này, giáo viên sẽ phải có những cách tiếp cận khác nhau, giúp cho sinh viên hiểu mình và mình hiểu sinh viên. Chúng sẽ giúp ích cho việc thiết kế bài giảng phù hợp với đối tượng sinh viên của mình. Để có một mối quan hệ tốt thì cả hai bên đều phải thực sự tin tưởng và chia sẻ. Chúng có thể đạt được thông qua việc giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên. Mỗi sinh viên đều có những đặc điểm, thói quen cũng như phương pháp học tập riêng của mình. Khó có thể đạt được kết quả cao khi giáo viên áp dụng một bài giảng cho tất cả sinh viên như cách mà chúng ta vẫn thường làm. Ở đó sinh viên sẽ học cùng một nội dung, cùng một thời gian, cùng một nhịp điệu, cùng một cách đánh giá. Kỹ năng giao tiếp cũng là một sự khác biệt nữa giữa các sinh viên. Do vậy, các cuộc trao đổi ở trên lớp chỉ có thể giúp giáo viên có được những cái nhìn tổng quan, hời hợt về sinh viên của mình. Rất khó để có được sự chia sẻ từ sinh viên ở giữa lớp học. Vậy làm sao giáo viên có thể tiếp cận và tìm hiểu được năng lực, mong muốn, định hướng của từng sinh viên? Trao đổi một-một là chìa khóa Chúng ta thường chỉ chia sẻ với người khác khi có sự đồng cảm, tức là có những điểm chung giữa hai người. Thật khó để tìm được một điểm chung khi chúng ta đứng giữa một lớp học vài chục người. Đó có thể là một lí do ngăn cản sự chia sẻ trong các lớp học. Khi chúng ta có một cuộc nói chuyện một-một thì sẽ dễ dàng hơn để trao đổi về những chủ đề mà cả hai bên cùng quan tâm, từ đó đi đến những chia sẻ có ích cho cả giáo viên và sinh viên. Một cuộc nói chuyện trực tiếp có thể được tiến hành với các bước cơ bản sau: tự mình chia sẻ, lắng nghe, ghi nhớ những điểm quan trọng và đưa ra các hành động phù hợp. Phỏng vấn giúp tăng động lực học tập Sẽ không khó khăn để đạt được sự đồng thuận của các giáo viên rằng họ đã nhiều lần phải đối mặt với tình trạng sinh viên không hứng thú đối với việc học. Có thể ở thời gian đầu sinh viên rất tích cực trong việc học tập, nhưng đến một khoảng thời gian nào đó, có thể vì một số nguyên nhân trong hoặc ngoài lớp học dẫn đến việc sinh viên cảm thấy việc học là buồn chán. Nếu tình trạng này không được giải quyết sớm thì nó có thể sẽ “lây lan” sang các sinh viên khác, và thậm chí có thể gây ảnh hưởng lên cả tinh thần của giáo viên. Việc học là việc của mỗi cá nhân, nó chỉ thành công khi người học thấy điều đó là cần thiết cho họ. Việc giáo viên đề cập đến các vấn đề của sinh 37
- TẠ P CHÍ CÔNG NGHỆ G I ÁO D Ụ C Từ Thực Địa viên và giúp phân tích, giải quyết các vấn đề của họ là cần thiết, nhưng sinh viên cũng cần được lắng nghe, như vậy thì sinh viên sẽ cảm thấy được coi trọng và tôn trọng. Giáo viên không nên giữ toàn quyền quyết định trong quá trình học tập, hãy chia sẻ quyền đấy với sinh viên, điều này sẽ làm tăng tự tin và khích lệ đối với sinh viên. Một cuộc trao đổi trực tiếp chính là cơ hội tốt để cho sinh viên thấy rằng vai trò của họ trong quá trình học tập là không ai có thể thay thế được. Thiết kế một buổi phỏng vấn thân thiện và cởi mở Phỏng vấn, theo nghĩa được đề cập ở đây thì thực chất là một cuộc nói chuyện riêng tư của giáo viên với từng sinh viên. Trước lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn, giáo viên nên chia sẻ với cả lớp về ý nghĩa cũng như mục đích của việc phỏng vấn, như vậy thì sẽ không phải lặp lại điều này đối với từng cá nhân nữa. Nói cách khác, những gì có thể chia sẻ chung với cả lớp thì giáo viên nên chia sẻ trước, còn trong cuộc phỏng vấn thì đề cập đến các vấn đề của từng cá nhân một. Việc làm này giúp sinh viên thấy được sự công bằng ở trong lớp học, tất cả mọi người đều giống nhau, và như vậy sẽ giảm bớt sự căng thẳng khi phỏng vấn. Giáo viên cũng có thể đề cập đến nội dung chính của buổi phỏng vấn để sinh viên suy nghĩ trước, giúp cho việc phỏng vấn nhanh chóng hơn. Hãy chuẩn bị một loạt phiếu được đánh số thứ tự, như khi bạn đến mua vé ở ga tàu vậy, sinh viên sẽ tự chọn lượt phỏng vấn của mình. Địa điểm phỏng vấn là riêng tư, tách khỏi lớp học, ở đó chỉ có giáo viên và sinh viên đang được phỏng vấn. Điều này sẽ giúp cho buổi nói chuyện được tự nhiên hơn. Hãy chuẩn bị danh sách các câu hỏi hay chủ đề mà bạn muốn nói chuyện với sinh viên. Đây là điều rất quan trọng vì nó quyết định nội dung của buổi phỏng vấn. Tùy vào nội dung của môn học hay khóa học mà nội dung phỏng vấn có thể khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ mục đích của việc phỏng vấn là để lắng nghe sinh viên, do vậy hãy thiết kế các câu hỏi sao cho sinh viên có thể trao đổi được nhiều nhất, tránh các câu hỏi mà có thể đưa sinh viên vào thế bí, hoặc các câu hỏi mà sinh viên dễ đưa ra các câu trả lời qua loa do chưa thực sự suy nghĩ. Thời gian dành cho mỗi sinh viên nên là từ 10 đến 15 phút, tùy thuộc vào từng tình huống và số lượng sinh viên. Nếu thời gian ngắn quá thì dễ dẫn đến việc làm qua loa, không đi vào thực chất. Còn nếu thời gian dài quá thì sẽ gây mệt mỏi cho sinh viên, và nhất là đối với giáo viên. Hãy nhớ rằng giáo viên là người vất vả nhất, vì sẽ lần lượt nói chuyện với vài chục sinh viên trong một buổi, một công việc không hề nhẹ nhàng. 38
- L Ư U H À N H N Ộ I BỘ Đừng quên ghi lại tất cả những chia sẻ của sinh viên mà mình cho là hữu dụng trong việc thiết kế bài học, đưa ra các lời khuyên và định hướng. Sinh viên được lợi gì từ phỏng vấn? Ngoài việc sinh viên có cơ hội để trao đổi, chia sẻ những công việc cũng như khó khăn của mình. Phỏng vấn cũng là cơ hội để sinh viên nhìn lại quá trình học, đánh giá lại năng lực cũng như những lỗ hổng có thể có trong quá trình học tập. Sinh viên cùng giáo viên tìm ra những vấn đề lớn nhất cần giải quyết, làm rõ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong từng mốc thời gian cụ thể. Những lời khuyên hữu ích nhất của giáo viên đối với sinh viên đó chính là về phương pháp học tập và làm việc. Đây thường cũng chính là điểm yếu nhất của sinh viên. Tránh đi sâu quá vào từng chi tiết kỹ thuật nhỏ nhặt của môn học. Hãy giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan và tập trung làm rõ phương pháp học tập của mình. Hãy giúp sinh viên nhìn lại xem mình đã làm được những gì, mình đang ở đâu, mình muốn đi đến đâu, mình đang thiếu những gì. Việc này sẽ giúp xác định được các hành động cụ thể sau buổi phỏng vấn. Sau phỏng vấn sẽ làm gì? Điều quan trọng là có các hành động cụ thể sau buổi phỏng vấn. Dựa trên cuộc nói chuyện thì mỗi sinh viên sẽ có được các hành động cụ thể. Công việc của giáo viên là đảm bảo sinh viên đang thực hiện các hành động đó. Như đã nói ở trên, mỗi hành động sẽ có một mốc thời gian cụ thể, như vậy giáo viên có thể theo dõi được quá trình làm việc của sinh viên. Email có thể là một lựa chọn để kéo dài cuộc phỏng vấn, tức là tiếp tục cuộc trao đổi mà hai bên đã bắt đầu trước đó. Hãy mạnh dạn sử dụng phỏng vấn như một hoạt động ở trên lớp học. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà nó mang lại. Không cần phải tiến hành thường xuyên, nhưng hãy đảm bảo rằng mỗi khi chúng ta sử dụng phỏng vấn thì nó phải được thiết kế một cách có chủ ý. Tài liệu tham khảo: http://www.rand.org/education/projects/measuring-teacher-effectiveness/teach- ers-matter.html http://www.csun.edu/~acc50786/Education.html http://www.flaguide.org/cat/interviews/interviews1.php 39
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy học văn miêu tả con vật theo hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 trường tiểu học thực hành - Đại học Hải Phòng
7 p | 148 | 9
-
Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học Tập làm văn nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Thực nghiệm Khoa học Giáo dục
4 p | 100 | 7
-
Cẩm nang hỗ trợ phát triển kỹ năng tâm vận động cho học sinh
30 p | 6 | 5
-
Vấn đề chiêm nghiệm của giảng viên trong giảng dạy tiếng Anh
10 p | 111 | 5
-
Quy trình tổ chức dạy học phân hóa theo phong cách học tập của học sinh trong phần “Sinh học tế bào” cấp trung học phổ thông
5 p | 10 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh
104 p | 34 | 3
-
Vận dụng phần mềm mô phỏng Multisim trong dạy và học môn Công nghệ lớp 12
9 p | 27 | 3
-
Nâng cao hiệu suất làm việc và hứng thú cho trong học tập với OneNote và Skype
9 p | 37 | 3
-
Tạp chí Công nghệ Giáo dục – Số 5/2014
81 p | 80 | 3
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy và học tập học phần Quản trị văn phòng doanh nghiệp
6 p | 53 | 3
-
Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nghiên cứu trường hợp tại một trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội
5 p | 7 | 2
-
Thiết kế chủ đề STEM “Căn phòng yên tĩnh” thuộc mạch nội dung “Âm thanh” (Khoa học 4) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
6 p | 4 | 2
-
Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam
15 p | 42 | 2
-
Nghiên cứu trường hợp về cách giáo viên làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong lớp học
9 p | 69 | 2
-
Sử dụng dữ liệu thực tế khi giảng dạy thống kê
13 p | 38 | 2
-
Tác động của phản hồi đồng cấp trong lớp học thực hành dịch đến người học từ góc nhìn của sinh viên
10 p | 11 | 1
-
Áp dụng thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy các môn lý thuyết nghệ thuật trong môi trường Metaverse
12 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn